Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảnh chùa Huế

10/04/201313:58(Xem: 5264)
Cảnh chùa Huế

Cảnh chùa Huế

Nguyễn Hứu Thái

---o0o---

Cố đô Huế trông giống như một khu vườn lớn, trong đó có những khoảng không gian uy nghi, quan cách, lộng lẫy của những cung điện, đền đài, có những khoảng êm đềm, ấm cúng, thân thiết của những nếp nhà vườn, ngôi đình dân dã và cũng có cả những khoảng tĩnh tại, thanh thoát, lặng lẽ của những cảnh chùa. Ngôi chùa đó gắn liền vào tổng thể kiến trúc Huế, hài hòa như chính đạo Phật đã hòa tan vào lòng đời, lòng người xứ Huế. Tìm hiểu về những ngôi chùa Huế cũng chính là tìm về một phần quan trọng làm nên văn hóa xứ Huế.

NÉT RIÊNG CỦA NẾP CHÙA HUẾ

Chưa có một vùng đất nào trên đất nước ta lại có một mật độ chùa chiền cao như Huế. Quanh Huế có trên một trăm ngôi chùa lớn nhỏ, nhiều ngôi nguy nga có sự đóng góp công sức của triều đình, tầng lớp quý tộc, nhưng cũng không ít ngôi chùa mộc mạc gắn với làng quê của dân gian.

Theo sử sách thì chùa Huế xuất hiện từ thế kỷ XVI, nhưng phải từ khi Nguyễn Hòang vào trấn đất Thuận Hóa và các chúa Nguyễn tiếp theo muốn xây dựng một xứ Ðàng Trong biệt lập với triều đình vua Lê - chúa Trịnh ở phía Bắc, thì các hoạt động văn hóa xã hội được thúc đẩy và chùa được xây dựng nhiều để làm chỗ sinh hoạt tinh thần.

Có thể kể ra đây một số ngôi chùa tiêu biểu: Thiên Mụ (1601), Báo Quốc (1674), Từ Ðàm (1683), Thuyền Tôn (1709), Từ Hiếu (1843), Diệu Ðế (1844), Phước Thọ Am (1831), Trúc Lâm (1909)...

Chùa chiền ở Huế, ngay cả những ngôi chùa triều đình góp công sức xây dựng cũng không bao giờ đồ sộ, xây cất tốn kém, sử dụng quá nhiều công của nhân dân như các ngôi chùa lớn ở phía Bắc: ví như chùa Trăm Gian, chùa Dâu, quy mô to lớn như Quỳnh Lâm (Ðông Triều), Sài Nghiêm (Chí Linh), Hồ Thiên (Kinh Bắc)...

Nếp chùa Huế về cơ bản vẫn tiếp nối truyền thống ngôi chùa Việt, nhưng tinh tế, không đồ sộ, khoa trương, ít rườm rà, không nhiều gian. Ngôi chùa là ngôi nhà rường bình dị, thân thiết, gần gũi dân gian.

Chánh điện thường chỉ khiêm tốn có 3 - 5 gian, 2 chái, cắt mái 2 tầng nên nhẹ nhàng, thanh thóat hơn mái chùa nặng nề phía Bắc. Chái nhà hai bên dành cho phương trượng, trụ trì, giám tự. Tiếp theo chánh điện là chiếc sân trong bao quanh bởi thiền đường, Tăng xá. Vườn chùa trồng cây ăn trái, bố trí tháp mộ các vị Tổ, trụ trì, Tăng chúng. Sau vườn là khu canh tác, trồng hoa màu.

Nội thất chùa bình dị, cân đối và không trang trí sặc sỡ. Ngoài bộ tượng Phật Tam Thế truyền thống, bên tả có Quan Công, bên hữu là Thánh Mẫu Thiên Y A Na. Về sau, vào thời chấn hưng Phật giáo những năm 1950-63, có cải cách lại hệ thống thờ tự: trước Tam Thế đặt thêm tượng Phật Thích ca, gian tả có Bồ tát Ðịa Tạng, gian hũu có Bồ tát Quan Thế AÂm, tả hữu thì vẫn đặt Kim cang, Hộ pháp.

Từ chùa Huế cũng phát xuất ra các món ăn chay Huế khá phong phú. Nghề đúc chuông ở đây cũng rất độc đáo, cung cấp cho cả các vùng phía Nam và các chùa người mình ở nước ngoài.

DANH LAM XỨ HUẾ

Chùa Thiên Mụ

Tháp Phước Duyên vươn lên trên dòng sông Hương từ lâu đã là biểu tượng xứ Huế. Thực ra tháp chỉ là một phần của cả một tổng thể chùa tháp, tọa lạc trên một khu đồi lớn. Tháp này cao 21m, có 7 tầng, xây cất thời vua Thiệu Trị (1844). Chiếc chuông ở đây cũng rất lớn và cổ kính, đúc vào năm 1710, nặng 2.052kg và cao 2,35m. Chùa Thiên Mụ được sắp vào chùa xây dựng sớm nhất ở Huế, vào năm 1601. Thời vua Gia Long sáng lập triều Nguyễn có vời Hòa thượng Mật Hoằng (chùa Ðại Giác ở thành Gia Ðịnh) về làm Tăng cang tại chùa Thiên Mụ. Hòa thượng Ðôn Hậu nổi tiếng cả nước thời chống Mỹ đã trụ trì chùa này từ năm 1945.

Chùa Báo Quốc

Khu Tổ đình xây dựng từ năm 1674 với một cái am nhỏ, sau nhiều đợt trùng tu của các đời chúa và triều đình Nguyễn đã trở thành một cảnh chùa xây dựng theo hình chữ “khẩu” quy mô khang trang trên diện tích 2ha, nằm ngay sau ga Huế. Từ lâu nay ngôi chùa vẫn được xem như là nơi phát xuất phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam từ những năm 30 của thế kỷ qua, do Hòa thượng Trí Ðộ lãnh đạo. Học đường Linh Quang chuyển về đây vào năm 1948 đã biến chùa thành nơi un đúc Tăng tài cho cả nước. Từ năm 1957, chùa được xây lại mới nhưng bố cục vẫn theo truyền thống.

Chùa Từ Ðàm

Ra đời từ năm 1683, gốc phái Thiền Lâm Tế. Chùa nay xây dựng lại hiện đại, cơ bản vẫn tôn trọng lối bố cục truyền thống nhưng các bộ phận sinh hoạt đã có đổi mới, logic hơn với đầy đủ sân lễ, giảng đường, nhà Tổ, nhà Tăng, nhà khách. Từ lâu, nơi đây đã nổi tiếng với phong trào chấn hưng Phật giáo, từng làm nơi đặt trụ sở của Tổng hội Phật giáo Việt Nam, năm 1945 là trụ sở của Phật giáo Cứu quốc. Tổ chức Gia đình Thanh niên Phật tử cũng ra đời tại đây. Từ năm 1963, chùa Từ Ðàm trở thành trung tâm đấu tranh của phong trào Phật giáo yêu nước suốt thời gian chống Mỹ ở phía Nam. Tên tuổi Hòa thượng Thích Trí Quang gắn liền với ngôi chùa này qua các mùa pháp nạn.

Chùa Từ Hiếu

Xây dựng từ năm 1843 ở phía Tây cố đô, vị trí gần các lăng tẩm triều Nguyễn, trên một khuôn viên rộng đến 4,5ha. Nguyên là am An Dương, vào năm 1848 các thái giám góp công tu tạo để ký thác tuổi già. Tổng thể chùa khá hoàn chỉnh với nào hồ bán nguyệt, nhà bia, tiền đường, chánh điện, nhà Tổ... Trước cổng chùa có tháp Bồ Ðề dựng từ năm 1896 để chứa những kinh tượng hỏng cho tự hủy. Dãy nhà chư Tăng nghỉ ngơi, nghiên cứu kinh kệ gọi là “Tả Lạc Thiên” và nhà tiếp khách thập phương gọi là “Hữu Ái Nhật”. Nay chùa còn xây mới thêm Thiền đường dành cho người ở xa đến có chỗ nghiên cứu, tu tập.


---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/05/2013(Xem: 12484)
Trong suốt gần hai nghìn nămhiện diện trên quê hương, chưa bao giờ Phật giáo Việt Nam phải đối diện vớinhững đe dọa và thách thức trầm trọng như trong gần bốn mươi năm giữa thế kỷthứ 20. Đó là giai đoạn mà Phật giáo phải chịu tác động của 3 cuộc khủng hoảnglớn
26/05/2013(Xem: 11561)
Càng ngày nhu cầu học Phật của Phật tử đủ mọi lứa tuổi càng lớn, ngôi Chùa ở Billstedt trở thành quá nhỏ. Có những buổi lễ lớn Phật tử phải quỳ lạy cả ở từ sân Chùa nên đến năm 2006 Sư Bà và Ni Chúng Chùa cũng như chư Phật Tử quyết định mua hảng sửa chữa tàu tại Billbrook Hamburg để sửa thành Chùa. Một cơ duyên lành khác cho Phật tử Hamburg là sau khi hoàn tất xong thủ tục hành chánh mua xưởng sửa tàu là bắt đầu Khóa Giáo Lý Âu Châu tại Đức từ 27.07 đến 05.08. Nhân dịp này Chư Tôn Đức từ các Châu Úc, Á, Mỹ, Âu gồm có Chư Hòa Thượng Minh Tâm, Bảo Lạc, Tánh Thiệt, Trí Minh, Như Điển v.v..., chư Thượng Tọa Hạnh Tuấn, Nguyên Tạng ..., quý Sư Bà Như Tuấn, Ni Sư Diệu Phước v.v... và một số Chư Tôn Đức Tăng Ni khác đã bỏ thì gìờ rất hạn hẹp trong khuôn khổ Khóa Giáo Lý đến thăm và nhiếp tâm hiệp lục cầu nguyện cho công trình xây dựng ngôi Chùa Bảo Quang được thành tựu.
23/05/2013(Xem: 10549)
Nhớ lại 50 năm trước: Đêm trăng tròn hoa ngát chín tầng mây, niềm vui chưa kịp nở Ngày Phật Đản hương bay ngàn cõi mộng, cảnh thảm đã hiện bày: Nào ngờ đâu thường kỳ vía Phật, lệnh chánh quyền triệt hạ Phật Giáo kỳ Xôn xao bừng dậy thấu đất trời, nổi lòng đau khôn tả cùng non nước.
23/05/2013(Xem: 4544)
Vào tối ngày 12 tháng Tư năm Quý Tỵ (tức 21 tháng 5 năm 2013) tại không gian Đài Thánh Tử Đạo, chư tôn đức Tăng, Ni và Phật tử đã lắng đọng lòng mình cùng hướng về lễ Tưởng niệm chư Anh Linh Thánh Tử Đạo đã hy sinh trong đêm Rằm tháng Tư Phật Đản 1963. Nơi mà năm chiếc xe bọc sắt của chế độ bạo tàn Ngô Đình Diệm đã bắn nát bảy em bé áo lam.
23/05/2013(Xem: 4326)
Lời tòa soạn: Lễ Phật Đản năm nay 2013, kỷ niệm đúng 50 năm xảy ra cuộc tranh đấu Phật Giáo và phong trào Phật Giáo tranh đấu này dẫn đến cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng kéo dài nửa năm và kết thúc bằng cuộc đảo chánh lật đổ chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm.
18/05/2013(Xem: 3595)
Lịch sử Phật giáo Việt nam, từ ngày du nhập vào đến nay, có thể nói giai đoạn những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ trước, là khoảng thời gian gian nan nhất, có nguy cơ bị loại khỏi dòng chảy văn hóa Việt; đồng thời cũng là dịp “thử lửa” Phật giáo Việt nam.
18/05/2013(Xem: 3662)
Tượng chẳng cần tạc dù tạc bằng ngọc hay đá, sắt hay đồng vì tượng ấy đã và sẽ hằng in dấu trong triệu triệu tâm khảm người, bất kể tôn giáo nào, không tính quốc gia nào. Sự kiện không cần miêu tả ghi chép bởi ghi mấy cũng không đủ, chép bao nhiêu cũng không thể chuyển tải hết được ý nghĩa của hành động. Tượng đó là tượng Bồ tát Thích Quảng Đức. Sự kiện đó là sự kiện tự thiêu của Bồ tát Thích Quảng Đức. Cả hai điều ấy, tượng và sự kiện, được khởi đầu bằng lời nguyện thiêng liêng và kết thúc với trái tim bất diệt của Ngài.
29/04/2013(Xem: 4195)
Ba biến cố cao điểm của phong trào tranh đấu Phật Giáo năm 1963—cái chết của tám Phật tử đêm 8/5/1963 tại đài phát thanh Huế, cuộc tự thiêu của HT. Quảng Đức ngày 11/6/1963 tại Sài Gòn và chiến dịch “nước lũ” tổng tấn công chùa chiền toàn quốc đêm 20 rạng ngày 21/ 8/1963.
12/04/2013(Xem: 30337)
50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam - HT Thích Thiện Hoa soạn GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT VIỆN HÓA ĐẠO ---oOo--- 50 NĂM CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM Sa mônTHÍCH THIỆN HOA soạn Tập 1: 50 NĂM (1920-1970) CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM hay là “GHI ƠN TIỀN BỐI” I –Lời Nói Đầu II –Diễn Văn III -Quyết định số 0176–V. H. Đ IV –Ghi ân Tiền Bối V –Di ảnh và tiểu sử Chư Thánh Tử Đạo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]