Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Giáo Việt Nam trước nỗi đau của Dân Tộc

15/12/201607:41(Xem: 4813)
Phật Giáo Việt Nam trước nỗi đau của Dân Tộc

chuamotcot

Phật Giáo Việt Nam trước nỗi đau của Dân Tộc
Thích Đức Trí


Phật giáo Việt Nam đã thể hiện tinh thần đồng hành với dân tộc qua nhiều thời đại. Các Tăng sĩ Việt Nam đã từng thẩm thấu nỗi khổ của nhân dân dưới ách thống trị giặc ngoại xâm và đã hết lòng giúp vua giữ nước. Ở đây, chúng ta trở về những hình ảnh tiêu biểu Phật Giáo Đinh, Lê, Lý, Trần để thẩm định tinh thần đạo Phật trong vận mệnh đất nước lâm nguy. Tư tưởng và hành trạng các thiền sư giúp vua giữ nước, an dân là bài học cao quý.  Chúng ta cần lắng lòng quán chiếu sâu sắc nỗi khổ của người dân trong hiện tại để có thái độ sống yêu thương và hiểu biết của người con Việt.

Trước hết, nói về tính chủ quyền quốc gia, Việt Nam là một quốc gia độc lập, dù ngàn năm đô hộ giặc Tàu nhưng tổ tiên chúng ta cũng từng xả thân bảo vệ để giữ gìn non sông xã tắc. Đối trước một quốc gia đông dân số mạnh như Trung Quốc, nhưng nhiều lần bị thất bại trước tinh thần đấu tranh bảo vệ lãnh thổ của người dân Việt. Tư tưởng chủ đạo vượt qua mọi thế thống trị đó là tinh thần yêu nước và sức mạnh hòa hợp ý chí toàn dân. Vua hay chính quyền lãnh đạo cũng vì quyền lợi thiết thực của người dân để thi hành mọi lĩnh vực bao gồm đạo đức, chính trị, văn hóa, kinh tế, an ninh quốc phòng… Một xã hội tốt đẹp là đáp ứng nguyện vọng mưu cầu hạnh phúc của người dân. Chính vì quyền lợi chung cho dân tộc mà tạo được niềm tin quần chúng, ý chí toàn dân là sự tổng hợp sức mạnh lớn nhất để quyết định tồn vong của đất nước trước nạn ngoại xâm. Đức Phật dạy rõ trong kinh Tăng Chi về bảy pháp gồm bảy điều kiện để một quốc gia hưng thịnh. Trong pháp ấy, nhấn mạnh tinh thần: Hòa hợp, tôn trọng dân chủ, dân quyền, xây dựng luật pháp nhân bản, tôn trọng quyền sống, quyền bình đẳng, tôn trọng các bậc hiền trí trong đời. (Xem Kinh Tăng Chi Bộ-Phẩm Vajji, HT. Thích Minh Châu dịch).  Khi dân chúng ở Vajji thực hành bảy pháp để tổ chức sức mạnh một quốc gia cho nên vua A Xà Thế không dám dùng âm mưu đánh chiếm mà phải chịu rút lui.  Phật giáo Nguyên Thủy đã sớm có tư tưởng hộ quốc an dân theo tinh thần Phật dạy. Các kinh điển Đại thừa phát triển mà các thiền sư ứng dụng phong phú hơn, như Kinh Kim Cang, Bát Nhã, quan điểm: Tất cả pháp là Phật Pháp (Nhất thiết pháp giai thị Phật Pháp). Tinh thần từ bi vô ngã là thể nhập vào xã hội để bảo hộ đời sống hòa bình nhân loại, là tư tưởng chủ đạo dấn thân giúp đời.

Vua Đinh Tiên Hoàng (924-979), có công dẹp loạn 12 sứ quân, nội loạn này cũng có nguyên nhân từ việc giặc Tàu gieo rắc từ trước. Nhà vua chính thức mời thiền sư Khuông Việt nhậm chức Tăng Thống, cố vấn hành chính cho triều đình. Thiền sư cũng giúp Vua Lê Đại Hành trong công tác chính trị và ngoại giao. Điều mà các nhà lãnh đạo quốc gia ngày nay cần quan tâm, dùng đạo đức cảm hóa nhân dân, thương dân mới giữ vững đất nước. Lòng dân mến thuận thì mọi thế lực ngoại xâm không còn có chỗ dựa để thôn tín, đồng hóa hay chiếm đoạt đất nước.

Vua Lê Đại Hành (980-1005), vị vua thời tiền Lê, có công chống giặc Tống phương bắc, dẹp quân Chiêm Thành phương nam để cũng cố đất nước Đại Cồ Việt.  Khi Vua hỏi thiền sư Đỗ Thuận (914-990) về vận nước, thiền sư đã trả lời như sau: “Vận nước như dây quấn. Trời Nam ôm thái bình. Đạo đức ngự cung điện. Muôn xứ hết đao binh”[1] (Quốc tộ như đằng lạc. Nam thiên lý thái bình. Vô Vi cư điện các. Xứ xứ hết đao binh). Bài: Vận Nước (Quốc Tộ), được xem như bản tuyên ngôn hòa bình của dân tộc Việt Nam. Vua được xem là thiên tử, người lãnh đạo muôn dân trăm họ, trong tổ chức pháp quyền phong kiến, Vua đứng trên cả thầy và cha mẹ, với tư tưởng “Quân-Sư-Phụ”. Toàn dân ví như mây quấn lại, hướng về Vua lãnh đạo, vua và dân cùng lý tưởng sống vì dân tộc thì quốc gia hùng mạnh, thanh bình.

Thời vua Lý Thái Tổ, tức Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên sáng lập triều đại nhà Lý. Vị Vua anh minh này được thiền sư Vạn Hạnh (938-1025) đào tạo ngay thuở bé và cùng triều thần lập ngôi vua. Thiền sư Vạn hạnh đã từng cố vấn cho vua Lê Đại Hành đánh Tống, thống nhiếp quân Chiêm Thành. Thiền sư năng động, học rộng hiểu nhiều, làm việc đại sự giúp vua bình trị đất nước với lòng bi mẫn của hạnh Bồ Tát. Thiền sư ra đi đã để lại cho hậu thế những lời dạy cao quý của bậc thấu đạt lẽ có không và thịnh suy ở đời: “Thân như bóng chớp chiều tà. Cỏ xuân tươi tốt thu qua rụng rời. Sá chi suy thịnh việc đời. Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành”.[2] (Thân như điện ảnh hữu hoàn vô. Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô. Nhậm vận thịnh suy vô bố úy. Thịnh suy như lộ thảo đầu phô). Các nhà sư xem thân như huyễn, dấn thân cõi đời như huyễn để cứu khổ ban vui.

Trần Thái Tông (1218-1277) là vị vua đầu tiên của thời đại nhà trần, văn võ song toàn, cũng là một thiền sư lỗi lạc, mang tinh thần nhập thế. Năm 1258, đích thân nhà vua đã đích thân lãnh đạo quân đội đánh bật quân Nguyên Mông ra khỏi đất nước.  Ông vận dụng tư tưởng : “Lấy tâm thiên hạ làm tâm của mình”.(Dĩ chúng tâm vi kỷ tâm). Tư tưởng Thái Tông trong vai trò lãnh đạo quốc gia, phát huy đạo lý giải thoát trong mọi hoàn cảnh, làm nền tảng cho hình thành phái thiền Trúc Lâm sau này. Thời đại Nhà Trần với các vị vua kế tiếp đều đem hết sức mình cứu nước, cứu dân, đó là niềm tự hào muôn đời cho thế hệ người Việt Nam.

Ngày nay, Đất nước chúng ta đang bị quân Trung Quốc lấn chiếm biển đảo, chiếm dụng đất đai biên giới và hình thức đồng hóa qua các hợp đồng lãnh thổ xây dựng khu dân cư trong lòng đất Việt. Đằng sau quan hệ kinh tế là nạn đe dọa về môi trường sinh thái, nguồn tài nguyên thực phẩm cũng bị nhiễm độc. Vô số món hàng giả, thực phẩm giả đã ồ ạt xâm chiếm thị trường Việt Nam, người dân đang chịu cảnh sống lo âu và bế tắc. Sự phân hóa rõ rệt trong mọi tầng lớp người dân, một dân tộc hiện tại không còn tự tin về chủ quyền dân tộc thì tương lai đất nước sẽ đi về đâu? Vậy bài học vì dân vì nước mà dấn thân bảo vệ là sức mạnh thiêng liêng vốn có ngàn đời của dân tộc Việt Nam, nếu bỏ dân sẽ mất nước.  Ngay trong tiếng nói trung thực để đòi quyền sống người dân hôm nay là thông điệp định hướng cho hành động cứu nguy dân tộc. Đáng lý xem đó là sự nỗ lực đáng khích lệ thay vì đàn áp và ngược đãi.

Hãy hướng về truyền thống cao thượng của tổ tiên, của các bậc anh hùng ái quốc để sống có trách nhiệm với dân tộc. Hãy thương dân, hãy quý dân, hãy vì dân, hãy đồng cảm với nỗi khổ của dân, hãy đồng hành với dân. Không phân biệt tôn giáo, địa vị, ai là người con dân Việt, người có lương tri và ân nghĩa hãy tự nhận thức trước thảm họa giặc Tàu trên đất Việt. Mọi người dân vô tội như đàn cá nhốt trong chảo lớn khi lò lửa nung nóng và cơn đau quằn quại sẽ diễn ra trong vài giây phút sau đó. Dân tộc chúng ta trước thảm họa xâm lược của Trung Quốc hôm nay cũng như thế.

Trong giáo lý Tứ đế, bốn chân lý chắc thực trên hai phương diện chân đế và tục đế thuyết minh cho đạo đức giải thoát trong hiện thực nhân sinh. Truy tìm nguyên nhân khổ đau để loại bỏ là phương pháp nhất quán cho lập trường Phật giáo trong xã hội hiện tại. Một nhà lãnh đạo, một chủ thuyết mù quáng mới chọn lựa con đường xâm lấn, cướp giựt để xây dựng hạnh phúc cho dân tộc, cho đất nước là điều không thể có được. Sự đàn áp, sự che đậy nỗi đau, nỗi khổ của dân là hành động đê hèn vô lương tâm tiếp tay nối giáo cho giặc, nhấn chìm tổ quốc trong lầm than và trong niềm tủi nhục là tội bán nước hại dân.

Người dân là bảo vật của đất nước, người dân cùng khổ đáng được bảo bọc và che chở trước mọi chướng nạn cuộc đời. Tiếng kêu thương của dân là tiếng gọi của hồn thiêng sông núi nhắc nhở mọi người dân Việt có lương tâm nòi giống hãy vươn lên trước mọi cường quyền ngang trái để giữ gìn đất nước tổ tiên lâu đời gầy dựng và bảo vệ. Đất nước thực sự độc lập và tự do là chiếc nôi kỳ diệu nuôi lớn mọi thế hệ con cháu chúng ta hôm nay và muôn đời./.

 

 



[1]Bài Quốc Tộ-Thiền Sư Đỗ Thuận, Nguyễn Lang dịch, Việt Nam Phật giáo Sử luận I, NXB. Lá Bối, in lần thứ 1, S, 1973

[2] Vạn Hanh Thiền Sư “Thị Đệ Tử”, HT. Thích Mật Thể dịch

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4431)
Bạn có biết ! đâu chỉ có Mécca là thánh địa mà mọi người Hồi giáo đều mơ ước hành hương một lần trong đời. Người Phật giáo, không chỉ mơ ước được hành hương về chốn "tứ động tâm" (Đản sinh – Thành đạo – chuyển Pháp luân – nhập Niết bàn), mà các đệ tử của Ngái ở xứ An Nam còn muốn noi gương Đường Tăng Trần Huyền Trang thân hành đến đất Phật để học hỏi, nghiên tầm và tu tập ngay chính nơi đức Bổn sư ghi dấu tích.
10/04/2013(Xem: 5014)
Học viện Phật giáo Việt nam tại TP HCM toạ lạc số 716, Nguyễn Kiệm, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh. Đây là một cơ sở giáo dục cấp đại học Giáo hội Phật giáo Việt Nam ( Học viện PG Việt Nam tại Hà Nội, Học viện PG Việt Nam tại Tp Huế), được thành lập từ ngày 25 tháng 02 năm 1982 theo nghị quyết phiên họp thứ nhất của Ban thường trực Hội đồng trị sự Trung Ương và theo quyết định 0160/ QĐ ngày 17 tháng 03 năm 1983 của Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh.
10/04/2013(Xem: 4503)
Giữa thế kỷ thứ VII và thứ X Phật giáo Việt nam đã là chủ đề thi vịnh cho một số nhà thơ Trung Quốc, như đã cảm nhận và vang dội trong tâm hồn họ. Thế mà những bài thơ đó đã không bao giờ được những cuốn sử nước ta – Phật giáo hay không Phật giáo – kể tới, cho tới lúc Lê Quý Đôn tìm thấy và ghi lại trong Kiến Văn Tiếu Lục , quyển 9 tờ 13a4-b9. Cho đến nay, chỉ có bốn bài thơ xướng họa do Lê Quý Đôn và những người sau như Thích Mật Thể trích dẫn trong Việt nam Phật giáo Sử lược, nhưng không những các tác giả này đã không ghi nhận đầy đủ vì còn có thêm tối thiểu là ba bài nữa, mà còn chứa đựng nhiều sai lầm và thất lạc đáng tiếc.
10/04/2013(Xem: 5817)
Khi đề cập đến báo Phật giáo các nhà nghiên cứu lịch sử báo chí đều lấy mốc thời gian thập niên 30-45 làm khởi điểm và phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam làm nền cho hoạt động của báo chí Phật giáo trong giai đoạn mà giáo lý của Đức Phật được những nhà nghiên cứu quan tâm tranh luận trên diễn đàn ngôn luận. Có thể nói báo Phật giáo chỉ xuất hiện trong giai đoạn cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh...
10/04/2013(Xem: 4564)
Năm 1920 phong trào chấn hưng Phật giáo khởi phát tại Trung Quốc do Thái Hư Đại sư lãnh đạo, rồi lan tỏa đến một số nước lân cận trong đó có Việt Nam. Từ những ảnh hưởng đó các Hội Nghiên cứu Phật học, Hội Phật giáo, các Phật học đường, các tổ chức xã hội từ thiện ra đời và An Nam Phật học tại Huế được thành lập. Hội chú trọng việc giáo dục cho tầng lớp thế hệ thanh thiếu niên. Xuất phát từ đó năm 1940 các lớp dạy về Phật học, Khổng học, Lão học dành cho thanh thiếu niên tân học cũng được Bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám mở ra hướng dẫn, sau đó lớp học này trở thành đoàn thanh niên Phật học Đức Dục.
10/04/2013(Xem: 6102)
Du nhập là đi vào hay truyền vào. Đạo Phật du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu Tây lịch, khi nước ta lúc bấy giờ gọi là Giao Chỉ, còn bị nước Trung Hoa đô hộ. Nhưng Đạo Phật hội nhập vào nền văn hóa Việt Nam là cả một quá trình kéo dài mãi cho đến ngày nay, và vẫn tiếp tục chừng nào mà đạo Phật còn tồn tại trên đất nước này. Đó là sự hòa mình của Đạo Phật, với tư thế là một luồng văn hóa ngoại lai vào nền văn hóa của dân tộc Việt Nam. Có thể nói, đó là quá trình Đạo Phật dần dần được bản địa hóa, Việt Nam, biến thành một phần của cơ thể văn hóa và xã hội văn hóa Việt Nam.
10/04/2013(Xem: 5216)
Văn chương bình dân-nhất là ca dao, là một cuộn phim ghi lại những sinh hoạt hàng ngày, những tư tưởng, tình cảm diễn biến qua nhiều thời kỳ của nhân dân, một cách trung thực và đầy đủ nhất. Nói rằng ca dao là một tấm gương lớn phản ánh lại nét mặt của mọi người trong cuộc sống với nhiều khía cạnh, cũng là một ví dụ khá chính xác. Bởi vì, hơn đâu hết, văn chương bình dân, là một loại văn hiện thực chân xác: Văn tức là người. Văn chương bình dân được sản sinh, lưu truyền lại, cũng chính nhờ yếu tố có liên hệ máu thịt với đời sống của tất cả mọi người, được mọi người chấp nhận và giữ gìn.
10/04/2013(Xem: 5973)
Mới đây, Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin cùng cư sĩ Võ Văn Tường hợp tác với Công ty Tin học Tin Việt (là một công ty chuyên phát triển phần mềm multimedia, có khả năng cung cấp những dữ liệu thông tin trên máy vi tính cá nhân bằng hình ảnh, âm thanh và phim video) để sản xuất "cuốn sách điện tử" với tựa đề NHỮNG NGÔI CHÙA NỒI TIẾNG VIỆT NAM qua ba ngôn ngữ Việt Anh và Pháp nằm gọn trên một đĩaCD–ROM.
10/04/2013(Xem: 8508)
Chùa Đậu vốn là Thành Đạo Tự nằm ở cuối làng Gia-Phúc xã Nguyễn Trãi huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây, cách Hà-Nội 21 km về phía Nam. Chùa có 5 tên gọi : 1. THÀNH ĐẠO TỰ 2. PHÁP VŨ TỰ 3. CHÙA VUA 4. CHÙA BÀ 5. CHÙA ĐẬU
10/04/2013(Xem: 5108)
Đạo Phật được truyền bá vào đất Việt từ buổi đầu công nguyên và tồn tại, diễn tiến, lúc thăng lúc trầm, từ đó cho đến tận ngày nay. Đạo Phật tới đất Việt chủ yếu theo ba con đường sau : - Con đường ven biên trực tiếp từ Ấn Độ qua, đến Nam Bộ, Trung Bộ tới Bắc Bộ nước ta.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]