Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 2

10/06/201520:13(Xem: 13077)
Tuần 2
                                         TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
                                          (TUẦN THỨ 2 THÁNG 6, 2014)
 
                                                 Diệu Âm lược dịch
 

 

ẤN ĐỘ: Đạo diễn Ấn Độ S. Haricharan sẽ làm phim về Đạt ma Sư tổ

Đạo diễn S. Haricharan, người Ấn Độ, đã được mời đến Trung quốc để làm một bộ phim về cuộc đời của Bồ đề Đạt ma, sư tổ thứ 28 của Phật giáo.

Haricharan , một đạo diễn từ bang Tamil Nadu của Ấn Độ, đã được cấp giấy phép để quay phim trong khuôn viên của một ngôi chùa Thiếu Lâm tại Trung quốc. Theo truyền thuyết, chính Bồ đề Đạt ma đã dạy Kung Fu cho các nhà sư Thiếu Lâm. Ngày nay, Thiếu Lâm tự là một trong số những tu viện nổi tiếng nhất thế giới, các kỹ năng Kung Fu của chư tăng chùa này đã được mô tả trong các tài liệu và phim khác nhau.

Đạo diễn Haricharan sẽ có sự cộng tác của nhà quay phim Sharon, và sẽ được sự hỗ trợ từ một nhóm người Trung quốc trong thời gian quay phim tại chùa.

Đạo diễn Haricharan nói, “Tôi xem đây là một đặc ân hiếm có và thậm chí là một vinh dự lớn lao hơn nữa khi được phép quay phim bên trong chùa Thiếu Lâm tại Tung sơn ở tỉnh Hà Nam của Trung quốc. Đây có lẽ là lần đầu tiên một đạo diễn phim từ Tamil Nadu được tiếp cận để quay phim bên trong chùa Thiếu Lâm”.

(Buddhist Art News – June 8, 2014)

blank

Bồ đề Đạt ma
Photo: Digital Journal
 

 

ĐÀI LOAN: Chương trình Khóa tu Phật giáo Phật Quang dành cho sinh viên toàn thế giới

Khóa tu Phật giáo Phật Quang dành cho sinh viên toàn thế giới sẽ được tổ chức vào mùa hè này tại nam Đài Loan.

Hai tuần đầu của chương trình 28 ngày sẽ được tổ chức theo hướng định hướng cho sinh viên trong cuộc sống tu viện, thông qua các buổi thiền định buổi sáng, các lớp về Phật giáo, từ Phật giáo Ấn Độ thời kỳ đầu đến Phật giáo Trung Hoa hiện đạị, cũng như tư tưởng và thực hành Phật giáo. Phần thảo luận sẽ được hướng dẫn bởi đội ngũ giảng dạy tu học có nhiều kinh nghiệm. Họ sẽ truyền đạt những sự phức tạp và nền văn hóa của Phật giáo Trung Hoa cho các học viên chủ yếu là người phương Tây của họ. Cao trào cuả khóa tu sẽ là một đại hội thanh niên Phật giáo hiện đại với hơn 1.000 sinh viên khắp thế giới tham dự, sau đó là 3 ngày tham quan đảo Đài Loan, hấp thụ nền văn hóa địa phương và ở lại tại các tự viện khác nhau trên đường đi.

Khóa tu Phật Quang được thành lập bởi Sư nữ Tiến sĩ Yifa, một sư cô và là học giả nổi tiếng. Chương trình này được thực hiện để thúc đẩy sự hiểu biết giữa các tôn giáo, phát huy sự phát triển tinh thần của mỗi các nhân, và tạo ra một cộng đồng sinh viên quốc tế có chung mục tiêu là những người đại diện cho hòa bình và lòng từ bi trên thế giới.

(Mahabhodi IP – June 9, 2014)

 

blank

Chùa Phật Quang Sơn, Đài Loan, nơi tổ chức Khóa tu Phật Quang

Photo: Mahabhodi IP

 

 

THÁI LAN: Tỉnh Ayutthaya sẽ xây ngôi chùa Tích Lan đầu tiên tại Thái Lan

Tỉnh miền trung Ayutthaya của Thái Lan đang lên kế hoạch để cộng tác với Tích Lan trong việc xây dựng ngôi chùa Tích Lan đầu tiên tại Thái Lan nhằm tăng cường sự liên kết tôn giáo giữa 2 nước.

Tỉnh trưởng tỉnh Ayutthaya, ông Witthaya Pewpong, nói rằng tỉnh này cùng với Cục Mỹ thuật và chính phủ Tích Lan sẽ xây ngôi chùa trên diện tích khoảng 36 rai (1 rai = 1.600 m2) giữa một đồng lúa gần ngôi chùa bỏ hoang Wat Kra Chai ở tiểu huyện Baan Pom thuộc huyện Phra Nakhon Sri Ayutthaya.

Mục đích chính của việc xây chùa là để kỷ niệm 260 năm quan hệ Phật giáo giữa 2 nước.

Việc xây dựng ngôi chùa sẽ được thực hiện theo sự thỏa thuận của 2 thành phố kết nghĩa  Ayutthaya của Thái Lan và Kandy của Tích Lan. Khi hoàn thành, các nhà sư Tích Lan sẽ đến chùa này để tu tâp trong Mùa Chay Phật giáo.

Hai bên cũng đã đồng ý sẽ xây một ngôi chùa Thái tại Tích Lan.

(tipitaka.net – June 12, 2014)

 

 

NEPAL: Phòng trưng bày Nghệ thuật Phật giáo tại Bảo tàng Quốc gia

Phòng trưng bày Nghệ thuật Phật giáo tại Bảo tàng Quốc gia Nepal  trưng bày những hiện vật khảo cổ học và hình tượng học quý hiếm. Điều quan trọng đáng chú ý là Phòng này được thành lập bằng Chương trình tài trợ Văn hóa vào năm 1995, với sự tài trợ dành cho dự án cơ sở (1996) từ chính phủ Nhật Bản và được khánh thành vào ngày 28-2-1997.

Nội thất của phòng trưng bày được thiết kế rất đẹp, gồm tầng trệt và tầng một.

Tầng trệt gồm 3 phần: Khu Tarai – nơi sinh và khu cung điện của Đức Phật – trưng bày nghệ thuật và cổ vật cực kỳ quý hiếm và có giá trị, vốn phát hiện được từ việc khai quật Lâm Tì ni và Kapilvastu; khu Thung lũng Kathmandu – trung tâm của Phật giáo – trưng bày một số tác phẩm điêu khắc quan trọng bằng đá, đồng và gỗ, cùng nhiều hiện vật nghi lễ của Phật giáo Newar của Thung lũng Kathmandu; và khu Bắc Hi Mã Lạp Sơn – trưng bày những mô hình thu nhỏ các phụ kiện của các hiện vật nghi lễ bằng đồng.

Tầng một được đặt tên là Phòng Trưng bày Mạn Đà La, được thiết kế đặc biệt bởi Giáo sư Tachikawa của bảo tàng Dân tộc học Osaka, Nhật Bản.

(Buddhist Art News – June 13, 2014)

blank

Bảo tàng Quốc gia Nepal
Photo: buddhistartnews

 

 

HOA KỲ: Thư viện Harvard tải 10 triệu trang văn học Phật giáo Tây Tạng vào Hệ thống Kho lưu trữ Kỹ thuật số

Cambridge, Masachusetts - Thư viện Harvard đã công bố một dự án hợp tác với Trung tâm Tư liệu Phật giáo Tây Tạng (TBRC) để tải lên hơn 10 triệu trang văn học Phật giáo Tây Tạng vào Hệ thống Kho lưu trữ Kỹ thuật số của mình – như một phương tiện để cung cấp một “nơi an toàn” cho kho lưu trữ của TBRC.

TBRC được thành lập vào năm 1999 bởi Gene Smith, với sự ủy quyền quét và lập danh mục cho bộ sưu tập cá nhân của ông, gồm hơn 12.000 tập từ kinh điển Phật giáo Tây Tạng mà ông đã nhận được từ những người tị nạn Tây Tạng chạy trốn khỏi bất ổn chính trị tại quê hương họ.

Các chuyên gia của Thư viện Harvard sẽ bắt đầu tải lên vào tháng 7 và dự kiến sẽ mất một năm để hoàn thành. Sau đó, bộ sưu tập này sẽ được cung cấp cho những người sử dụng Thư viên Harvard thông qua danh mục HOLLIS của thư viện. Dan Hazen, thủ thư phụ tá về việc phát triển bộ sưu tập, đã gọi quan hệ đối tác với TBRC để bảo tồn nền văn học Tây Tạng là một trong những “dự án chuẩn” của Thư viện Harvard.

(Buddha Dharma - June 13, 2014)

blank

Bộ sưu tập kỹ thuật số kinh điển Phật giáo Tây Tạng của TBRC

Photos: Harvard Magazine

 

 

 

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi
 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/07/2017(Xem: 5492)
Tôi viết “Chấn hưng Phật giáo Việt Nam” không phải từ một nhà học giả, nhà nghiên cứu, mà từ trái tim. Tôi lớn lên dưới nhịp thở mái chùa, dưới bóng Từ Bi, Trí Tuệ và Hùng lực của Đức Phật. Và đây là những gì tôi từng được học hỏi, từng nghe thấy và từng cảm xúc tận đáy lòng. Lịch sử đất nước và lịch sử Phật giáo Việt Nam không thể nào quên những bậc Tăng già chống thiền trượng kiến lập những triều đại vàng son thịnh trị. Chúng ta không thể nào không nhớ đến những bậc tiền bối nhìn thấy sự suy đồi Đạo Pháp mà lên tâm nguyện chấn hưng Phật giáo Việt Nam; không thể nào không nhớ đến cố Hòa Thượng Thích Quảng Đức mà ngọn lửa, trái tim đã thành hào quang và sự bất diệt trong lòng dân tộc, nhân loại. Chúng ta không thể nào quên hình ảnh chư tôn Hòa thượng trưởng lão khi bước xuống đường, nói vào một chính quyền tàn bạo rằng: tăng ni và phật tử Việt Nam nhất quyết bảo vệ đạo - pháp bằng con đường dân tộc, bất bạo động.
16/06/2017(Xem: 5397)
Ảnh Hưởng của Phong Trào Chấn Hưng PGVN (1920)
06/06/2017(Xem: 8549)
Câu chuyện ly kỳ về việc thiền sư Việt phá giải thuật phong thủy của Cao Biền được ghi chép lại trong “Thiền Uyển tập anh” đã mang lại cho người thời nay thật nhiều câu hỏi. Phong thủy có thật hay không? Định mệnh có thật hay không? Đức tin là thật hay là hư ảo? “Thiền uyển tập anh” hay “Đại Nam thiền uyển truyền đăng tập lục” là tài liệu lịch sử cổ nhất của Phật giáo Việt Nam, ghi lại tương đối hệ thống các tông phái Thiền học và sự tích các vị Thiền sư nổi tiếng từ cuối thế kỷ 6 đến thế kỷ 13, tức là vào cuối thời Bắc thuộc cho đến thời Đinh, Lê, Lý và một số ít vị lớp sau còn sống đến đầu triều Trần.
01/06/2017(Xem: 3921)
Phật Giáo Quảng Trị theo dòng lịch sử
16/05/2017(Xem: 2569)
Phong Trào Tranh Đấu của PGVN
20/04/2017(Xem: 4698)
Phật giáo có lẽ được truyền vào Việt Nam bằng đường biển khoảng đầu thế kỉ thứ I Tây Lịch. Tài liệu Trung quốc ghi là thế kỉ thứ II ở Bắc bộ Việt Nam đã có một cộng đồng Phật giáo khá phát triển. Có hai vị tăng rất hoạt động trong khoảng thế kỉ II và III là ngài Mâu Bác (Mou-po) và ngài Khang-Tăng-Hội (K'ang Seng Hui).
18/04/2017(Xem: 9954)
Tập sách này gồm nhiều bản văn được chuyển dịch và trình bày kèm theo nguyên tác Anh ngữ, là các tài liệu trước đây vốn thuộc loại hồ sơ mật hoặc tối mật, nghĩa là chỉ dành riêng cho những người có trách nhiệm mà hoàn toàn không được phổ biến đến công chúng. Phần lớn các tài liệu đó là của chính phủ Mỹ, như các Công điện, Bản Ghi nhớ, Điện tín, Phúc trình... Tài liệu có nguồn từ Bộ Ngoại Giao Mỹ được lấy từ FRUS; ngoài ra còn có các tài liệu từ Tòa Bạch Ốc (Hội đồng An Ninh Quốc Gia NSA), Bộ Quốc Phòng (Pentagon Papers), CIA (tại Sài Gòn và tại Langley), và từ Thượng Viện (Select Committee to Study Governmental Operations).
15/04/2017(Xem: 6758)
Thiền Sư Pháp Loa với công trình văn hóa đời Trần
07/04/2017(Xem: 6548)
Sáng nay, mồng 10/03/Đinh Dậu (06/04/2017), UBND tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức lễ giỗ Đức Quốc tổ Hùng Vương tại đền Hùng Vương (số 173 đường Ngô Gia Tự, phường Tân Lập, TP.Nha Trang).
27/03/2017(Xem: 6398)
"GS. Cao Huy Thuần được biết đến là một trong những nhà hoạt động văn hóa - giáo dục có uy tín nhất không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Đặc biệt, ở vị giáo sư đang sinh sống và giảng dạy tại trường Đại học Picardie (Pháp), là một tâm hồn mang đậm âm hưởng Phật giáo, một tôn giáo mà với ông là thần hồn của dân tộc, là điểm tựa để con người sống đúng nghĩa là con người."
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567