Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một số đặc điểm của hai Triều Đại Lý Trần

25/12/201307:12(Xem: 7571)
Một số đặc điểm của hai Triều Đại Lý Trần
Ly Thanh Tong

Tượng Lý Thánh Tông ti Văn miếu-Quc tgiám

Kỹ niệm 1000 năm Thăng Long, thiết nghĩ, không hoàn toàn chỉ giới hạn trong việc kỹ niệm quyết định của vua Lý Thái Tổ đời đô từ Hoa Lư về Thăng Long mà còn cần kỹ niệm những tinh hoa siêu việt đặc thù của hai thời đại Lý Trần, một thời đại vẽ vang, oanh liệt và thịnh trị chưa từng có trong lịch sử nước nhà hơn ngàn năm trước. Đặc biệt là kỳ tích nước Đại Việt đánh thắng quân Nguyên Mông, một đạo quân bách chiến bách thắng thống lĩnh cả thiên hạ, không những một lần mà đến ba lần. Bài nầy cố gắng nêu lên một số đặc điểm tiêu biểu của thời Lý Trần để từ đó chúng ta có thể hãnh diện, một cách có thực, việc kỹ niệm một thời đại vàng son hiếm thấy trong lịch sử Đại Việt.

NHÀ LÝ (1009-1225)

1

Bối cảnh

Chính sách tàn bạo của vua Lê Long Đỉnh (vua Ngọa Triều) làm lòng dân oán hận và kinh hoàng, nên sự xuất hiện của một anh minh Lý Thái Tổ là một sự kiện không những hợp lòng dân, yên xã tắc mà còn là một tất yếu của lịch sử.

Lý Thái Tổ tên là Lý Công Uẩn, sinh năm 974, mất 1028, con nuôi của sư Lý Khánh Vân chùa Cổ Pháp tỉnh Bắc Ninh, thiền sư Vạn Hạnh là thầy giáo dưỡng.

Dưới triều Lê Long Đỉnh ông được giữ chức “Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ”, một chức cao trọng trong hệ thống quân đội nhà Lý thời bấy giờ (1).

Năm 1009, vua Ngọa Triều chết, sư Vạn Hạnh phối hợp cùng quan trong triều là Đào Cam Mộc, vận động đưa Lý Công Uẩn lên làm vua hiệu là Lý Thái Tổ.

Tháng 7 năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư, vùng gần rừng núi chật hẹp hiểm trở, về thành Đại La vùng đồng bằng rộng rải (Hà nội bây giờ) để tính kế quy mô và lâu dài cho tổ quốc. Trong lúc bắt đầu dời đô vua nằm mộng thấy một con rồng vàng bay lên trời, vì thế ông đổi tên Đại La thành Thăng Long.

Vua Lý Thái Tổ bắt đầu một triều đại huy hoàng trong lịch sử Đại Việt với 8 ông vua nối ngôi nhau. Tên 8 vị vua thời nhà Lý bắt đầu là Lý Thái Tổ, kế là Lý Thái Tông, sau đó có tên giống nhau ngoại trừ chữ lót: Thái, Thái, Thánh, Nhân, Thần, Anh, Cao, Huệ. Tổng cọng 216 năm.

2

Bi Trí gồm thu thiên hạ

Phật giáo là quốc giáo. Giáo lý Phật giáo là ý thức hệ của các triều đại Lý Trần. Người Phật tử không những chỉ được khuyên phải trung quân ái quốc như Nho giáo, mà hơn thế nữa, họ được dạy phải đền đáp bốn ân: Ân cha mẹ, ân quốc gia, (ân vua, ân chính phủ), ân thầy bạn và ân chúng sanh. Bởi thế Phật giáo luôn luôn đồng hành với dân tộc; có bổn phận chung lưng lúc sơn hà nguy biến và chia vui lúc thái bình thịnh trị. Do đó, khi quốc gia hữu sự thì muôn người Phật tử như một.

Vì là con nuôi của một nhà sư, được hấp thụ giáo lý từ bi, trí tuệ và dũng mãnh của nhà Phật. Hành trạng, tâm chất, chương trình và kế hoạch trị nước của Phật tử Lý Thái Tổ được Lê Văn Hưu, một Nho gia, mô tả bằng cách so sánh với Lê Đại Hành:

“Có người hỏi: Lê Đại Hànhvới Lý Thái Tổ ai hơn? Thưa rằng: Kể về mặt trừ dẹp gian trong, đánh tan giặc ngoài, làm mạnh nước Việt ta, ra oai với người Tống thì Lý Thái Tổ không bằng Lê Đại Hành có công lao gian khổ hơn. Nhưng về mặt tỏ rõ ân uy, lòng người suy tôn, hưởng nước lâu dài, để phúc cho con cháu thì Lê Đại Hành không bằng Lý Thái Tổ lo tính lâu dài hơn. Thế thì Lý Thái Tổ hơn ư? Đáp: Hơn thì không biết, chỉ thấy đức của họ Lý dày hơn họ Lê, vì thế nên nói theo họ Lý” (2).

Sử thần Ngô Sĩ Liên,một Nho gia khác, người không mấy thích Phật giáo, nhưng cũng có những bình phẫm trung thực về vị tân vương đức hạnh tài ba nầy:

“Lý Thái Tổ dấy lên, trời mở điềm lành hiện ra ở vết cây sét đánh. Có đức tất có ngôi, bởi lòng người theo về, lại vừa sau lúc Ngọa Triềuhoang dâm bạo ngược mà vua thì vốn có tiếng khoan nhân, trời thường tìm chủ cho dân, dân theo về người có đức, nếu bỏ vua thì còn biết theo ai! Xem việc vua nhận mệnh sâu sắc lặng lẽ, dời đô yên nước, lòng nhân thương dân, lòng thành cảm trời, cùng là đánh dẹp phản loạn, Nam Bắc thông hiếu, thiên hạ bình yên, truyền ngôi lâu đời, có thể thấy là có mưu lược của bậc đế vương. Duy có việc ham thích đạo Phật, đạo Lãolà chỗ kém”(3).

3

Hỹ xã khoan dung

Vua thứ nhì của nhà Lý là Lý Thái Tông (1000-1054), cũng là một ông vua Phật tử, theo tư tưởng và chính sách của vua cha. Lý Thái Tông được đánh giá như sau:

“Vua là người trầm mặc, cơ trí, biết trước mọi việc, giống như Hán Quang Vũđánh đâu được đấy, công tích sánh với Đường Thái Tông. Nhưng người quân tử còn lấy việc khoe khoang thái quá để chê trách vua chưa hiền”(4).

Lý Thái Tông là ông vua giỏi triều nhà Lý ở ngôi hơn 30 năm từ 1028 đến 1054. Đây là những năm chinh chiến với sự tranh bá đồ vương của các anh em trong nhà, cọng với sự bất phục tòng của các láng giềng phương Nam, đặc biệt là Chiêm Thành và Ai lao. Nhưng vua Thái Tông đều dẹp yên nhờ tài thao lược đã được vua cha huấn luyện từ lúc chưa lên ngôi, cọng với tài năng và sự dũng cảm của tướng Lê Phụng Hiểuđã khiến cho tình hình được tái thiết lập nhanh chóng.

Là một trong những ông vua thâm nhập giáo lý từ bi hỹ xã của nhà Phậtnên “Nhiều lần dùng binh từ nam chí bắc nhưng Lý Thái Tông tỏ ra là ông vua bao dung, nhân hậu. Các nhà sử học cho rằng vua Thái Tông cũng như nhiều vua Lý khác có lượng khoan hồng vì ảnh hưởng của quốc giáo là đạo Phật. Trừ người em Vũ Đức vương làm loạn bị giết, những người em khác ông đều tha tội. Một người em nữa là Khai Quốc vương cố giữ Trường Yên chống lại khiến ông phải cầm quân đi đánh nhưng khi bắt được về kinh ông lại tha. Nùng Trí Cao nhiều lần làm phản nhưng ông vẫn đối đãi khá rộng lượng. Vì vậy nhà sử học Ngô Sĩ Liêntheo quan điểm Nho giáochê vuamê hoặc theo thuyết từ ái của đạo Phật mà tha tội cho bề tôi phản nghịch thì lòng nhân ấy thành ra nhu nhược, đó là chỗ kém”(5).

Tuy nhiên, sử thần Lê Văn Siêu (1911-?) trong sách Việt Nam văn minh sử (tr. 132-133) có nhận định hợp lý hơn, “Việc ông hậu đãi Nùng Trí Cao là một thâm ý kiểu “thất cầm Mạnh Hoạch” của Gia Cát Lượng(181-123, HQ) khiến Trí Cao kính phục và cảm kích. Sau này, dù Trí Cao còn ý định xưng hùng, nổi loạn cũng sang Trung Quốc gây họa cho Tống (và kêu gọi cả vua Thái Tông cùng xé đế quốc Tống) chứ không còn gây họa cho Đại Cồ Việt”(6).

4

Từ bibình đẳng

Lý Thánh Tông (1023-1072) cũng là vua của một chế độ quân chủ nhà Lý, nhưng ông trị nước theo tinh thần từ bi bình đẳng của Phật giáo.

Sử kể rằng, Lý Thánh Tông là một vị vua có lòng từ bi thương dân. Một năm trời rất lạnh, vua bảo các quan hầu cận: “Trẫm ở trong cung, sưởi than xương thú, mặc áo lông chồn còn rét thế này, nghĩ đến người tù bị giam trong ngục, khổ sở về gông cùm, chưa rõ ngay gian, ăn không no bụng, mặc không kín thân, khốn khổ vì gió rét, hoặc có kẻ chết không đáng tội, trẫm rất thương xót. Vậy lệnh cho Hữu ty phát chăn chiếu, và cấp cơm ăn ngày hai bữa” (7).

Vua ra lệnh cho các quan như trên có thể được hiểu “tù nhân chưa rõ gian ngay, nên phải đối xử tử tế bằng cáchphát chăn chiếu và cấp thức ăn”. Về phương diện pháp luật và nhân quyền, chúng ta thấy vua Phật tử Lý Thánh Tông đã đi trước nhân loại gần một ngàn năm. Thật vậy, mãi cho đến 1948, Hiến chương Liên hiệp quốc mới quy định: người nào bị cáo buộc là có tội, cũng phải được đối xử như những kẻ không có tội lúc chưa tìm đủ bằng chứng.

Sử chép tiếp, một hôm, vua ra ngự ở điện Thiên Khánh xét án, có Động Thiên công chúa theo hầu. Vua Lý Thánh Tông chỉ vào công chúa mà bảo các quan rằng:

“Lòng trẫm yêu dân cũng như yêu con trẫm vậy, hiềm vì trăm họ ngu dại, làm càn phải tội, trẫm lấy làm thương lắm. Từ rày về sau tội gì cũng giảm nhẹ bớt đi”(8).

Vua lấy đức từđể kếtlòng dân thành một khối, dùng tríđể hợpcác pháp phái Nho gia. Vua chủ trương Tam giáo đồng nguyên để tiếp thu những giá trị văn hoá tín ngưỡng đa dạng và để củng cố sơn hà nhất thống. Sử chép, “Vua Thánh Tông có nhân từ nên trăm họ mến phục, trong thời ông cai trị ít có việc giặc giã. Là người sùng đạo Phật, Thánh Tông đã xây cất nhiều chùatháp, đúc chuôngđồng lớn. Tuy vậy, ông còn rất chú trọng Nho giáo. Năm 1070, vua cho làm Văn Miếu, đắp tượng thờ Khổng Tử, Chu Công, Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế, để mở mang Nho học.

Lý Thánh Tông có người vợ thứ là nguyên phi Ỷ Lancũng nổi tiếng có tài trị nước. Nhà vua muộn con, không có thái tử giám quốc như các đời trước khi đi đánh giặc nhưng việc chính sự được yên ổn nhờ tay nguyên phi Ỷ Lan”(9).

Để việc đánh giá được khách quan về một trong những ông vua Phật tử nầy, chúng ta nên nghe lời nhận định về Lý Thánh Tông của Nho gia như sau:

“Vua khéo kếtha, thc lòng thương dân, trng vic làm rung, thương kbhình, vvthu phc người xa, đt khoa bác sĩ, hu ldưỡng liêm, sa sang vic văn, phòng bvic võ, trong nước yên tĩnh, đáng gi là bc vua tt. Song nhc sc dân xây tháp Báo Thiên, phí ca dân làm cung Dâm Đàm đó là chkém”(Hồ Tây, Hà Nội, HQ).

“Lý Thánh Tông là người kế tục xứng đáng chaôngtrong việc phát triển cơ nghiệp nhà Lý. Tận tụy công việc, thương dân, sửa sang chính trị, làm phương Bắc phải kiềng nể, phương Nam phải kính sợ. Hơn thế nữa, ông còn xứng đáng là vị vua mở đầu cho quốc hiệu Đại Việthiển hách. Sự nghiệp của Lý Thánh Tông có ba điểm nhấn lớn trong lịch sử Việt Nammà đời sau còn nhắc đến nhiều lần: nước Đại Việt, Văn Miếu và mở đất ba châu phía nam.

Nhà Lý tới thời ông trị vì đã hoàn toàn ổn định, vững chắc. Đất nước cường thịnh mà ông để lại cho thái tử, dù còn ít tuổi nhưng vẫn được tiếp quản và kế tục không hề bị khủng hoảng, nghiêng ngả. Đó là nhờ vào đội ngũ nhân sự có tài năng kiệt xuất, trung thành, tận tụy như Nguyên phi Ỷ Lan, Lý Thường Kiệt, Lý Đạo Thànhv.v...những tên tuổi lớn trong lịch sử Việt Namđã được trui rèn, thử thách dưới thời ông”(10).

Lý Thánh Tông chú trọng mở rộng cương thổ…

Binh pháp thời Lý Thánh Tông có tiếng là giỏi. Nhà Tống cũng phải dụng tâm học cách tổ chức, phiên chế quân đội Đại Việt.

Tháng 3năm 1059, ông mang quân vào Khâm châu nước Tống diễu võ dương oai khiến quân Tống phải nể sợ.

Năm 1060, ông lại sai tướng trấn thủ Lạng châu là Thân Thiệu Thái đánh quân Tống can thiệp ở biên giới, bắt được tướng nhà Tốnglà chỉ huy sứ Dương Bảo Tài. Tháng 7, quân Tống mấy lần phản công nhưng thất bại, phái Thị lang bộ Lại là Dư Tĩnh sang điều đình. Phía Đại Việt, Thánh Tông cử Phí Gia Hậu đi hoà đàm, đối đãi với sứ Tống rất hậu nhưng cương quyết không trả tù binh Dương Bảo Tài.

Nước Chiêm Thànhphía Nam hay sang quấy nhiễu, năm 1069vua Thánh Tông thân chinh đi đánh. Đánh lần đầu không thành công, bèn đem quân trở về. Đi nửa đường đến châu Cư Liên, vua nghe thấy nhân dân khen bà Nguyên phi ở nhà giám quốc, trong nước được yên trị, Thánh Tông nghĩ bụng: "Người đàn bà trị nước còn được như thế, mà mình đi đánh Chiêm Thành không thành công, thế ra đàn ông hèn lắm sao?" Ông bèn đem quân trở lại, đánh bắt được vua Chiêm Thành là Chế Củ(Rudravarman III) Thánh Tông về triều, đổi niên hiệu là Thần Vũ.

Chế Củ xin dâng đất ba châu là Địa Lý, Ma Linh và Bố Chínhđể chuộc tội. Thánh Tông lấy 3 châu ấy và cho Chế Củ về nước. Những châu ấy nay ở địa hạt các huyện Quảng Ninh, Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hoá, Lệ Thuỷ tỉnh Quảng Bìnhvà huyện Bến Hải tỉnh Quảng Trị”(11).

NHÀ TRẦN (1225-1400)

5

Bi Trí Dũng

Triều đại nhà Trần cũng thế, thừa kế nội dung trị nước của các vua nhà Lý, Trần Thánh Tông cũng là một ông vua Phật tử, lấy giáo lý đạo Phật làm kim chỉ nam cho việc trị nước an dân. Một hôm vua huấn thị người trong họ “Thiên hạ là thiên hạ của tổ tông, người nối nghiệp của tổ tông phải cùng hưởng phú qúy với anh em trong họ. Tuy bên ngoài có một người ở ngôi tôn, được cả thiên hạ phụng sự, nhưng bên trong thì ta với các khanh là đồng bào ruột thịt. Lo thì cùng lo, vui thì cùng vui. Các khanh nên truyền những lời nầy cho con cháu để chúng đừng bao giờ quên, thì đó là phúc muôn năm của tông miếu xã tắc”(12).

VuaTrn Nhân Tông

Trần Nhân Tông (con của vua Trần Thánh Tông), không những là người cha hiếm có của muôn dân, là tổng tư lệnh đầy tinh thần Bi Trí Dũng trong những mặt trận vệ quốc mà còn là một vị chân tu thạc đức phước trí vẹn toàn lãnh đạo Giáo Hội phật Giáo Đại Việt thời bấy giờ.

Chống Nguyên Mông, về thế là một cuộc chiến tranh chính nghĩa, và lựcnhờ kết tụ được sức mạnh của toàn dân vì Phật giáo là quốc giáo. Mỗi người dân là một Phật tử, là một lính chiến trung thành, muôn người nhưng cùng một ý. Dũng mãnh, trước khó khăn nguy hiểm chẳng sờn lòng, thân cát bụi không hề thương tiếc nghĩa bốn ân xin vẹn chu toàn. Kết hợp cả thế lẫn lực, quân Đại Việt ra trận như một sức mạnh vũ bảo.

Nhờ trí tuệ, vua Trần đã thu dụng được các tướng đầy mưu lược, biết lúc cần tiến, biết thế phải lùi. Nhất là huy động được sức mạnh đoàn kết của muôn dân qua hai Hội nghị Bình Than và Diên Hồng. Từ lúc học lớp Tư, tôi đã thuộc (không hoàn toàn 100%) đoạn văn vần đầy khí phách và keo sơn mô tả Hội nghị Diên Hồng dưới đây:

Điện Diên Hồng đủ văn võ bách quan,

Đủ đại diện của toàn quốc dân gian.

Mô tả tình hình quân giặc.

Đang hầm hè hô vang trên ải Bắc.

Chỉ nay mai là chúng vượt biên thùy,

Chúng tràn sang là nước mất dân nguy.

Mặt bách quan sa sầm răng nghiến lại,

Gậy lão niên rung rung hồn tê tái.

Hởi các người muốn sống hãy nghe ta,

Muốn yên thân muốn gìn giữ sơn hà.

Muốn đời đời hưởng ân vua lộc nước,

Thì phải một lòng quyết liệt như nhau,

Phải tiến lên nhất luật đương đầu,

Trẻ xông pha tung hoành nơi chiến địa,

Già giúp uy theo sau làm hậu thuẩn,

Có như thế giặc Bắc mới chồn,

Có như thế nước mất mới còn,

Hởi các người nên hoà hay nên chiến?

Nên Chiến! Chiến chiến đến cùng,

Tiếng reo hò rung chuyển điện Diên Hồng.

(Không nhớ tên tác giả)

Chiêu hiền đải sĩ. Những bậc minh quân biết xét dụng trí tuệ và tài năng của các hiền tài. Tùy sức để giao phó, theo tài để cắt cử phối trí thế trận địa hình. Mọi người đều được sử dụng, không ai bị bỏ quên, không quên ai đoạt được nhiều công trạng. Trần Hưng Đạo, Trần Nhật Duật, Trần Tung, Phạm Ngũ Lão … là một đội ngũ danh tướng trí thức Phật tử, là những cột trụ chiến lược chiến thuật mà vua Phật Trần Nhân Tông trong hai cuộc chiến chống Nguyên Mông không thể thiếu sự cố vấn và tài ba đầy trí tuệ và dũng mãnh của họ. Cũng một đoạn văn vần khác trong ký ức của tôi từ thuở bé, mô tả người bán than liêm khiết Trần Nhật Duật trước lúc được vua tái trọng dụng:

“Một gánh càn khôn quãy xuống ngàn,

Hỏi chi bán đó, gữi rằng than.

Ít nhiều miễn được đồng tiền tốt,

Hơn thiệt nài chi khúc củi tàn.

Ở với lữa hương cho vẹn tiết,

Thử xem vàng với đá có bền gan.

Nghĩ mình nhem nhuốc toan nghề khác,

Thiên hà lắm chi khúc củi tàn.”

Ngoại giao: “Không khuất phục kẻ thù lúc thất bại, không kiêu căng khinh địch lúc thành công”. Một chính sách ngoại giao nhu nhuyễn được các triều đình Lý Trần áp dụng đối với quân phương Bắc nhằm tiết kiệm lương thực và xương máu của toàn dân. Hai lần thắng quân Nguyên Mông nhưng vua Trần Nhân Tông vẫn cho sứ thần đem lễ vật qua triều cống để khỏi làm mất thể diện vua Hốt tất Liệt. Đồng thời cũng cấp lương thực và cho người hộ tống các tù binh quân Nguyên Mông về nước sau khi bị quận Đại Việt bắt làm tù binh trong hai trận chiến.

Đối với Champa ở phương Nam, vua Đại Việt cũng đối xử tử tế và trả về quê quán những tù binh bị bắt vì họ tham gia trong đoàn quân phương Bắc của Toa Đô. Một trong những hành trạng hiếm thấy trong lịch sử nhân loại là vua Trần Nhân Tông không những giao hảo mật thiết với vua Chiêm để không những có thêm đồng minh và tránh đế triều Nguyên Mông lôi kéo, nhà vua còn gả Công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm để có thêm hai châu Ô và Lý được sáp nhập vào nước Đại Việt. Một khúc ruột cắt làm đôi vì vua đặt lợi nước trên tình nhà. Chỉ có những con người Đại bồ tát hạnh mới làm được việc ấy. Toàn dân thời bấy giờ cảm thương Công chúa Huyền Trân, trong dân gian truyền tụng hai câu thơ bình dân nhưng bất hủ:

“Thương thay cây quế giữa rừng,

Để cho chú Mán chú Mường nó leo”.

Tóm lại, nhìn lại toàn bộ lịch sử hơn 4000 năm của nước ta, hai thời đại cực thịnh là dưới hai triều Lý Trần. Sở dĩ có được như thế vì Phật Giáo là quốc giáo, vì nội dung giáo lý nhà Phật là chủ đạo tinh thần của dân tộc. Vua không những là một minh quân, sống và áp dụng giáo lý Từ bi, Trí tuệ và Dũng mãnh của Phật vào việc trị quốc an dân mà còn là một nhà tu lỗi lạc, không màng danh lợi, bỏ ngai vàng để trở thành thiền sư của dòng thiền Trúc Lâm, mà Trần Nhân Tông là một trong những ngôi sao sáng chói thời đó.

Các tướng lãnh là những đội ngũ Phật tử trí thức có tài năng kiệt xuất, trung thành, tận tụy như Nguyên phi Ỷ Lan, Lý Thường Kiệt, Lý Đạo Thành, Trần Hưng Đạo, Trần Nhật Duật, Trần Tung v.v…Tướng Trần Tung, đạo hiệu là Tuệ Trung Thượng Sỹ, còn là một thiền sư đạt đạo, là thầy của vua Trần Nhân Tông, cũng như trước đó, Vạn Hạnh Thiền sư là thầy của vua Lý Thái Tổ.

Sống ở đời tốt nhất là được kính và được yêu, chí thiết là bị ghét nhưng không bị khinh. Các vua và quan triều Lý Trần hầu hết có được yếu tố thứ nhất. Bên ngoài thì lân bang kính nể, quy phục. Bên trong được dân yêu mến như bậc cha mẹ và kính trọng như những vị Phật sống, như những vị Bồ tát thế thiên hành đạo. Vì thế, lúc quốc gia hữu sự thì muôn người như một. Nên trận nào cũng thắng, khó khăn nào cũng vượt qua, giang sơn thịnh trị đủ mọi mặt từ văn hoá, tôn giáo đến chính trị, kinh tế, xã hội quân sự, luật lệ.

Giả thiết, nếu hai triều đại Lý Trần do những ông vua Nho giáo hay độc thần giáo điều hành thì đất nước có được thái bình thịnh trị như thế không? Để được khách quan hơn, tôi mượn ý kiến của học giả Phan Khôi: “...thunhà Lý nhà Trn đo Pht tràn ngp cnước. Chùa chin khp nơi, thy tu làm dân tráng, nhưng nước nhà chưa hcó cái vtích nhược nhưthi Lê Trung Hưng hay Nguyn Thng Nht là hai thi đi Nho hc thnh hành. Trái li nhà Lý nhà Trn mnh lm...my phen gic Tàu sang chúng ta đui đi nhưđui vt”(13).

Còn nếu đất nước được điều hành bởi độc thần giáo, kết quả như thế nào thì chúng ta cũng đã thừa biết; không cần phải nói ra đây, thêm đau lòng!

Kỹ niệm 1000 năm Thăng Long bằng cách mở lại trang sử nước nhà thời Lý Trần, để xác nhận một lần nữa rằng đất nước hùng cường vì Phật giáo là quốc giáo. Phật giáo thời Lý Trần là Phật giáo nhập thế, Phật giáo vì dân và toàn dân đều theo Phật. Một vài vị vua mặc dầu ngủ mặn nhưng ăn chay và từ bỏ ngai vàng như bỏ đôi dép rách. Ôn lại một vài nét vàng son ấy không phải để chúng ta thỏa mãn và hãnh diện điều có thực đó, mà để cân nhắc và chiêm nghiệm những hành hoạt của chúng ta, nhất là những người Phật Tử và những người đang nắm vận mệnh của quốc gia dân tộc. Đồng thời để như một tấm gương cho các tôn giáo nhất là những tôn giáo độc thần chiêm nghiệm, vì đa số đang sống trên quê hương nhưng vẫn vắng bóng giữa lòng quê hương.


California 1.7.2010


Ghi chú:

(1) Wikipedia

(2)Đại Việt Sử Ký Toàn Thư

(3) (4) và (5) Đại Việt Sử Ký Toàn Thư(dẫn theo Bách khoa toàn thư mở; Wikipedia) và đã tra cứu nguyên tác.

(6) Lê Văn Siêu, Việt Nam Văn Minh Sử[dẫn theo Bách Khoa Toàn Thư]

(7) Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Bản Kỷ Toàn ThưQ3(a)

(8) Bách khoa toàn thư mở; Wikipedia

(9) Bách khoa toàn thư mở; Wikipedia

(10) Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Bản Kỷ Toàn Thư Q3(a)

(11) Bách khoa toàn thư mở; Wikipedia

(12) Đi Vit SKý Toàn Thư, tr.190 (theo Bách khoa Toàn thư)

(13) Nguyễn Lang, Pht-giáo slun, tp 3, Lá-bối, Paris 1985, tr.29).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/06/2013(Xem: 5088)
Suốt hơn 40 năm qua, ngày nào hòa thượng Thích Viên Mãn cũng chở nước và đất từ đất liền ra đảo, rồi gánh nước trên vai, tay chống gậy, tay kia giữ quai thùng, bàn chân trần dẫm lên phiến đá nóng bỏng chuyển đến nơi cần thiết ...
17/06/2013(Xem: 11726)
1963-2013! Năm mươi năm đã trôi qua. Nửa thế kỷ là thời gian đủ dài để chúng ta có thể an nhiên nhìn lại quá khứ hầu rút ra được những bài học cho tương lai. Đối với Phật tử thì đó là một bài học về đạo lực vận dụng giữa trí tuệ và từ bi, giữa hạnh nhẫn nhục và lực đại hùng một cách hài hòa và vì lợi lạc của chúng sinh. Còn đối với tương lai dân tộc ta thì Pháp nạn Phật giáo năm 1963 đã cống hiến cho chúng ta một bài học lớn về niềm khao khát và lòng tôn trọng một cuộc sống cộng sinh trong một môi trường hòa bình, an lạc.
12/06/2013(Xem: 9950)
Ngày 11/6/1963, Hòa thượng Thích Quảng Đức thể hiện sự phản đối đầy bi phẫn bằng việc tẩm xăng tự thiêu ngay giữa một giao lộ đông đúc ở Sài Gòn.
11/06/2013(Xem: 5839)
Phật giáo Việt Nam ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời đại nào luôn hướng tới lý tưởng chân, thiện, mỹ và đó cũng là cuộc đồng hành miệt mài vì độc lập, tự do cùng dân tộc. Trong cuộc đồng hành đó, phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963 như một điểm nhấn rực rỡ, đánh dấu bước chuyển lớn trên con đường hướng nội và nhập thế đến tận cùng.
05/06/2013(Xem: 25547)
Kỷ Yếu Kính Mừng Chu Niên Hai Mươi Năm (1990-2010) Thành Lập Tu Viện Quảng Đức
01/06/2013(Xem: 5963)
Lễ Phật Đản năm nay 2013, kỷ niệm đúng 50 năm xảy ra cuộc vận động của Phật Giáo 1963 bắt đầu ở Huế với cái chết của tám Phật tử đêm 8/5/1963 tại đài phát thanh, rồi cuộc tự thiêu của HT. Thích Quảng Đức ngày 11/6/1963 tại Sài Gòn và chiến dịch “nước lũ” tổng tấn công chùa chiền toàn quốc đêm 20 rạng ngày 21/ 8/1963. Ba biến cố lịch sử quan trọng của phong trào Phật Giáo tranh đấu này dẫn đến cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng kéo dài nửa năm và kết thúc bằng cuộc đảo chánh lật đổ chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Bài viết dưới đây kể lại diễn tiến sự kiện lịch sử xảy ra ngày 3/6/1963tại Huế, trước ngày Hòa Thượng Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân, theo các điện văn báo cáo của Toà Đại Sứ Mỹ đã được bạch hóa.
01/06/2013(Xem: 20943)
Cuốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964... Nam Thanh
31/05/2013(Xem: 9919)
uốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964 với các hình ảnh, bài viết sắp xếp trình tự theo diễn biến phong trào đấu tranh của Phật giáo Việt Nam năm 1963. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (20/4 Quý Mão 1963 - 20/4 Quý Tỵ 2013) Đạo Phật Ngày Nay xin giới thiệu ebook (bản scan) của cuốn sách này.
30/05/2013(Xem: 9713)
Ngày 20/4/ Quý Tỵ nhằm ngày 29/5/2013, chùa Quán Thế Âm, đường Thích Quảng Đức, Phú Nhuận đã cử hành tưởng niệm 50 năm ngày Bồ Tát thích Quảng đức tự thiêu để bảo vệ sinh tồn cho Phật giáo Việt Nam.
30/05/2013(Xem: 12332)
Trong suốt gần hai nghìn nămhiện diện trên quê hương, chưa bao giờ Phật giáo Việt Nam phải đối diện vớinhững đe dọa và thách thức trầm trọng như trong gần bốn mươi năm giữa thế kỷthứ 20. Đó là giai đoạn mà Phật giáo phải chịu tác động của 3 cuộc khủng hoảnglớn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]