Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Đạt Lai Lạt Ma & tình cảm dân tộc Việt

04/10/201307:56(Xem: 8487)
Đức Đạt Lai Lạt Ma & tình cảm dân tộc Việt

dalailama-4


ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

VÀ TÌNH CẢM DÂN TỘC VIỆT

Không hiểu thế nào và tại sao, Đức Đạt Lai Lạt Ma lại dành nhiều ưu ái cho dân tộc Việt thông qua những lần gặp gở các Phật tử Việt Nam trong cũng như ngoài nước.

Sau tháng 11 năm 2011 ngài đã tiếp đoàn Việt, ngày 27/09/2012, một phái đoàn phật tử Việt Nam theo hệ phái Tây Tạng đã đến Dharamsala, Ấn Độ, năm nay vào ngày 01-03/7/2013, tại Tu viện Namgyal, Dharamsala, Ấn Độ, đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, vị lãnh đạo tối cao của Phật giáo Tây Tạng đã có 3 ngày thuyết giảng đặc biệt dành cho cộng đồng Việt Nam.

với hơn 300 Tăng Ni Phật tử đến từ Việt Nam và hàng ngàn Việt kiều từ các quốc gia trên thế giới đến tham dự buổi thuyết giảng đặc biệt với chủ đề: “Ba điểm tinh yếu của đường tu Giác Ngộ” với “Mười bốn đoản kệ của Sơ tổ Tông Khách Ba (Tsongkhapa 1357-1419) dòng Hiền Nhân (Gelug)”. Đức Đạt Lai Lạt Ma xin lỗi đã để đoàn Phật tử Việt Nam đợi lâu, vì phải tiếp đoàn dân tộc của Ngài đến trước, Ngài nói:“ Tôi đã gặp rất nhiều người Việt Nam ở Mỹ, Pháp, Úc…và tôi luôn luôn giữ một tình cảm đặc biệt đối với đất nước và dân tộc Việt Nam, nhưng đặc biệt hơn cả là đối với những người Việt Nam đến từ Việt Nam”. vì thế, Ngài thường gọi những người Việt là: "các anh chị em tôi đến từ Việt Nam".

Thật vậy, những Pháp hội trên thế giới, nơi nào có người Phật tử Việt là chắc chắn những Phật tử đó tình nguyện tham gia trực hoặc gián tiếp công sức cho Ban tổ chức một cách hăng say đầy nhiệt huyết, nhất là ở Virginia cách đây ba năm. Chính vì thế, người Việt Nam được gặp Ngài thường xuyên bất cứ nơi đâu, đã trở thành pháp quyến của Ngài một cách thân thiện. Vả lại, lịch sử dân tộc Tạng hiện nay đã là lịch sử quá khứ của dân tộc Việt trãi nghiệm bao đau thương của lòng tham từ kẻ mạnh.

Một vị lãnh đạo dân tộc lưu vong cũng là vị thế lãnh đạo tâm linh, không những của tộc Tạng mà còn là đại biểu sáng ngời cho Phật giáo hiện nay trên thế giới với một trí tuệ tuyệt vời. Một bậc chân tu quá ư giản dị, nhưng tấm lòng nhân hậu bao la và kiến thức đạo đời quá ư uyên thâm, nhất là lãnh vực khoa học và tâm lý đạo đức vượt ngoài khuôn phép tôn giáo. Có lẽ do tính đa dạng ẩn tàng trong một con người siêu tục, khi nhìn lại và hòa lẫn với trần tục, Ngài thường dí dỏm, hài hước và hồn nhiên như trẻ thơ; nhìn lại quy tắc tôn giáo của mình, ngài cũng buồn cười khi làm lễ phải mặc pháp phục đúng nghi tắc, Thị giả dâng pháp phục, ngài nói: "Để làm lễ, họ bắt tôi phải mặc pháp phục nầy, làm như áo nầy sẽ làm cho tôi Thánh thiện hơn hay sao!" cũng như Ngài bị kẻ bất đồng chính kiến ghép cho là quỷ dữ, Ngài cười, nhìn đoàn nói:"hôm nay quý anh chị em được tận mắt nhìn thấy quỷ dữ nhé!"

dalailama-3

Trong bất cứ thời giảng nào, ở bất cứ nơi đâu, Ngài thường đặt nặng vấn đề giáo dục, đạo đức cho mọi tầng lớp, vì Ngài biết rằng cho dù tôn giáo nào cũng hướng thiện, nhưng do tánh chấp thủ của tín đồ, biến tôn mình thành tuyệt đối, từ đó khó thông cảm cho nhau, chỉ có giáo dục tốt và đạo đức con người vượt khỏi rào cản tôn giáo thì nhân loại mới có hòa bình; vì vậy, khi một người ngỏ ý mời Ngài tham quan Trường Sa, nơi Việt Nam xây dựng ngôi chùa, Ngài khuyên "nên xây dựng trung Tâm Phật học ở Sài Gòn hoặc Hà Nội vẫn hữu ích hơn ở ngoài đảo vắng". Cũng có người muốn thỉnh Ngài về Việt Nam, Ngài nói:"nếu chính phủ ngỏ ý, Ngài sẵn sàng". Tuy Ngài chưa từng đến Việt Nam, nhưng Ngài am tường sâu sắc về mọi tình hình sinh hoạt chính trị và cuộc sống của người dân Việt, chứng tỏ Ngài rất quan tâm cho Việt Nam như từng quan tâm cho dân tộc mình

Được biết, thời gian đoàn Phật tử Việt Nam lưu trú lại Dharamsala, Ngài sắp xếp chỗ nghĩ không xa quá, Ngài luôn ưu ái quan tấm đến sinh hoạt ăn ở của đoàn suốt ba ngày.

Với tình cảm đặc biệt như thế, nếu Vesak 2014 diễn ra tại Hà Nội, được Ngài tham dự, lúc đó, vị thế chính trị Việt Nam trên thế giới có sắc thái mới; bạn bè năm châu ngưỡng phục Việt Nam vì đã chứng minh được tính độc lập chủ quyền chính trị hiện nay. Phật giáo Việt Nam cũng rạng rỡ hơn sau nhiều tháng năm chật vật vươn mình trỗi dậy. Chẳng những thế, với số lượng nhân sự tháp tùng và khách du lịch khắp nơi đổ về, ngành du lịch Việt Nam sẽ nở hoa, người dân ăn theo cũng rộ nở như từng rộ nở khi đoàn Làng Mai có mặt trên đất nước mình.

Hy vọng ánh hào quang của một khôi nguyên "nobel Hòa bình", một lãnh đạo tâm linh của dân tộc nhỏ bé nhưng nổi tiếng hiền hòa như tộc Tạng, một vị thế chính trị ngoài mong muốn của Ngài đã tạo cảm tình hầu hết trong các quốc gia, các giới chính trị, khoa học,điện ảnh, giáo dục học đường...mà hiện nay chưa có nhân vật nào trên thế giới sánh vai, khi đặt chân đến Việt Nam vào mùa Vesak, chắc chắn luồng sinh khí mới vực dậy một đất nước Việt hiện nay sung sức hơn, hãnh diện hơn và thông thoáng hơn; để xứng đáng với lòng ưu ái của Ngài dành cho dân tộc Việt từ lâu.

MINH MẪN

02/10/2013


Vài hình ảnh lưu niệm cùng với Đức Đạt Lai Lạt Ma
của phái đoàn hành hương chiêm bái Phật tích Ấn Độ 2006
do Thầy Nguyên Tạng, Tu Viện Quảng Đức, Úc Châu làm trưởng đoàn




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/06/2013(Xem: 4727)
Suốt hơn 40 năm qua, ngày nào hòa thượng Thích Viên Mãn cũng chở nước và đất từ đất liền ra đảo, rồi gánh nước trên vai, tay chống gậy, tay kia giữ quai thùng, bàn chân trần dẫm lên phiến đá nóng bỏng chuyển đến nơi cần thiết ...
17/06/2013(Xem: 10537)
1963-2013! Năm mươi năm đã trôi qua. Nửa thế kỷ là thời gian đủ dài để chúng ta có thể an nhiên nhìn lại quá khứ hầu rút ra được những bài học cho tương lai. Đối với Phật tử thì đó là một bài học về đạo lực vận dụng giữa trí tuệ và từ bi, giữa hạnh nhẫn nhục và lực đại hùng một cách hài hòa và vì lợi lạc của chúng sinh. Còn đối với tương lai dân tộc ta thì Pháp nạn Phật giáo năm 1963 đã cống hiến cho chúng ta một bài học lớn về niềm khao khát và lòng tôn trọng một cuộc sống cộng sinh trong một môi trường hòa bình, an lạc.
12/06/2013(Xem: 8485)
Ngày 11/6/1963, Hòa thượng Thích Quảng Đức thể hiện sự phản đối đầy bi phẫn bằng việc tẩm xăng tự thiêu ngay giữa một giao lộ đông đúc ở Sài Gòn.
11/06/2013(Xem: 5186)
Phật giáo Việt Nam ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời đại nào luôn hướng tới lý tưởng chân, thiện, mỹ và đó cũng là cuộc đồng hành miệt mài vì độc lập, tự do cùng dân tộc. Trong cuộc đồng hành đó, phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963 như một điểm nhấn rực rỡ, đánh dấu bước chuyển lớn trên con đường hướng nội và nhập thế đến tận cùng.
05/06/2013(Xem: 23644)
Kỷ Yếu Kính Mừng Chu Niên Hai Mươi Năm (1990-2010) Thành Lập Tu Viện Quảng Đức
01/06/2013(Xem: 5425)
Lễ Phật Đản năm nay 2013, kỷ niệm đúng 50 năm xảy ra cuộc vận động của Phật Giáo 1963 bắt đầu ở Huế với cái chết của tám Phật tử đêm 8/5/1963 tại đài phát thanh, rồi cuộc tự thiêu của HT. Thích Quảng Đức ngày 11/6/1963 tại Sài Gòn và chiến dịch “nước lũ” tổng tấn công chùa chiền toàn quốc đêm 20 rạng ngày 21/ 8/1963. Ba biến cố lịch sử quan trọng của phong trào Phật Giáo tranh đấu này dẫn đến cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng kéo dài nửa năm và kết thúc bằng cuộc đảo chánh lật đổ chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Bài viết dưới đây kể lại diễn tiến sự kiện lịch sử xảy ra ngày 3/6/1963tại Huế, trước ngày Hòa Thượng Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân, theo các điện văn báo cáo của Toà Đại Sứ Mỹ đã được bạch hóa.
01/06/2013(Xem: 18959)
Cuốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964... Nam Thanh
31/05/2013(Xem: 7906)
uốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964 với các hình ảnh, bài viết sắp xếp trình tự theo diễn biến phong trào đấu tranh của Phật giáo Việt Nam năm 1963. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (20/4 Quý Mão 1963 - 20/4 Quý Tỵ 2013) Đạo Phật Ngày Nay xin giới thiệu ebook (bản scan) của cuốn sách này.
30/05/2013(Xem: 7450)
Ngày 20/4/ Quý Tỵ nhằm ngày 29/5/2013, chùa Quán Thế Âm, đường Thích Quảng Đức, Phú Nhuận đã cử hành tưởng niệm 50 năm ngày Bồ Tát thích Quảng đức tự thiêu để bảo vệ sinh tồn cho Phật giáo Việt Nam.
30/05/2013(Xem: 10858)
Trong suốt gần hai nghìn nămhiện diện trên quê hương, chưa bao giờ Phật giáo Việt Nam phải đối diện vớinhững đe dọa và thách thức trầm trọng như trong gần bốn mươi năm giữa thế kỷthứ 20. Đó là giai đoạn mà Phật giáo phải chịu tác động của 3 cuộc khủng hoảnglớn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567