Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

06. Bát Quan Trai

10/10/201112:59(Xem: 8671)
06. Bát Quan Trai

CÁC BÀI
HỌC PHẬT
PHÚC TRUNG Huỳnh Ái Tông

Phần 3: THỰC HÀNH

Bát Quan Trai

*

I .- Dẫn:Hầu hết chúng ta ai cũng biết nghĩa hai chữ Hán Việt: Bát là tám, Quan là cửa, còn Chữ Trai hay Chay nguyên chữ Phạn là Posadha, có nghĩa là khi đã qua giờ Ngọ (12 giờ trưa) thì không ăn nữa. Bát quan trai cũng còn gọi là Bát trai giới, bát chi trai hay gọi tắc là Bát giới (tám giới), có nghĩa là tám cửa ngăn cản tội lỗi và không ăn quá Ngọ của người cư sĩ, tập tu trọn một ngày một đêm trong chùa. Đức Phật chế ra Bát Quan Trai để cho hàng cư sĩ tại gia thực hành hạnh xuất gia.

II .- Tám giới:Gồm có:

1.- Không giết hại.
2.- Không trộm cướp.
3.- Không tà dâm.
4.- Không nói sai sự thật.
5.- Không được uống rượu.
6.- Không trang điểm, thoa dầu thơm, múa hát và xem nghe múa hát.
7.- Không được nằm ngồi giường cao, rộng đẹp đẽ.
8.-Không được ăn quá giờ Ngọ.

Về ý nghĩa tại sao Phật chế ra 5 giới trên xin đọc bài Năm giới, ba giới còn lại như sau:

6.- Không trang điểm, xức dầu thơm, múa hát và xem nghe múa hát: Chúng ta biết rằng những giác quan của chúng ta đều là những cửa dễ làm cho chúng ta sa đọa như tai thích nghe hát xướng, mắt ưa nhìn cảnh lạ đẹp, mũi ưa ngửi mùi thơm, do vậy cần phải sống giản dị, năm giác quan không bị lôi cuốn vào những điều mà chúng ưa thích, thân tâm chúng ta sẽ được thanh tịnh.

7.- Không được nằm, ngồi giường cao, rộng đẹp đẻ: Xác thân của chúng ta luôn luôn ưa thích hưởng thụ, thích ăn ngon, thích mặc đẹp, thích sống tiện nghi ... những thích thú này sẽ là sợi dây ràng buộc chúng ta vào vòng luân hồi mà thôi, theo thuyết Trung ấm thân, lúc chúng ta gần chết mà còn ưa cái nọ, thích cái kia, chúng ta sẽ thác sinh vào nơi chốn mà kiếp sau dễ đạt được điều ưa thích đó, tức nhiên chúng ta không thể giải thoát, do vậy giới thứ bảy nầy tập cho chúng ta sống giản dị, dễ giải thoát vòng luân hồi sinh tử.

8.- Không được ăn quá giờ Ngọ: Chư thiên ăn buổi sáng, Phật ăn vào buổi trưa, súc sanh ăn sau giờ ngọ, ngạ quỷ ăn buổi tối, chúng ta tu tập theo Phật, nên chúng ta ăn theo Phật vã lại ngạ quỷ vì cổ họng nhỏ, không ăn được, chúng luôn luôn bị đói, chúng ta ăn vào buổi tối làm cho chúng thèm thuồng, vì lòng từ bi nên chúng ta tránh ăn vào buổi tối.

III .- Thọ Bát Quan Trai Giới:Vì là giới cho nên người cư sĩ thọ giới phải có Giới sư, vã lại Bát quan trai giới là tập cho người cư sĩ tu tập như tu sĩ, do vậy muốn thọ giới nầy, chúng ta phải đến chùa xin chư tăng truyền giới cho và chúng ta phải ở trong chùa, có như vậy công đức tu tập nầy mới tốt. Trừ trường hợp không có chùa, không có chư tăng, người cư sĩ có thể tự phát nguyện thọ giới, xả giới, thọ trai nếu được cũng phải theo Nghi thức thọ trai.

Nhiều người muốn cho việc Thọ Bát quan trai của mình được thù thắng hơn, họ còn Tịnh Khẩu (không nói), trừ khi vào khóa lễ họ phải tụng Kinh mà thôi.

Thọ Bát Quan Trai là tu tập trong 24 giờ, cũng như tu sĩ đã xuất gia, mà xuất gia thì có nghĩa là cắt ái ly gia, xuất phiền não gia, xuất tam giới gia (cắt đứt sự thương mến gia đình, ra khỏi các sự phiền não, ra khỏi cõi dục giới, sắc giới và vô sắc giới), cho nên trong khi Thọ Bát Quan Trai, chúng ta chỉ chuyên tâm tu tập, không bận bịu lo nghĩ việc gia đình, công ăn việc làm, bán buôn và nhất là những chuyện chánh trị, thời sự mọi chuyện đó đều phải bỏ lại bên ngoài cổng chùa thì tốt nhất, tu tập sẽ được thành tựu viên mãn.

Trước khi Thọ Bát Quan Trai, chúng ta phải chuẩn bị cho được hoàn bị, xếp đặt công việc nhà mọi thứ xong xuôi trong thời gian 24 giờ chúng ta Thọ Bát, áo tràng, quần áo ngủ, Kinh để nghiên cứu, sổ tay để ghi chép, một xâu chuỗi tay hay chuỗi tràng, để lần chuỗi niệm Phật khi có lúc rảnh vì chương trình không thể đạt được khít khao, nhờ lần chuỗi niệm Phật sẽ tránh được sự xao lãng tu tập.

Ở chùa tổ chức Bát Quan Trai Giới thường có Nội Quy và Chương trình tu học. Mẫu sau đây để chúng ta có thể dựa theo đó mà tự Thọ Giới.

Nội Quy

1.- Không ra ngoài phạm vi đại giới (trong vườn chùa hoặc vườn nhà)
2.- Phải theo đúng chương trình.
3.- Phải gìn giữ cẩn thận oai nghi, cử chỉ.
4.- Không nên nghĩ đến việc nhà, việc thế gian.
5.- Không nên đem việc thế gian ra mà nói.
6.- Phải nhứt tâm niệm Phật.
7.- Phải áp dụng Lục hòa trong đời sống tu học:

a) Thân hòa đồng trú: Sống chung phải hòa đồng, san sẻ với nhau.
b) Khẩu hòa đồng vô trách : Không cãi lẫy, trách cứ với nhau.
c) Ý hòa đồng duyệt : Có ý kiến nên cùng nhau thảo luận.
d) Kiến hòa đồng giải : Hiểu điều gì về tu học nên giảng giải cho nhau biết.
e) Lợi hòa đồng quân : Có được lộc gì nên chia đều với nhau.
g) Giới hòa đồng tu : Nên nhắc nhở cùng nhau tinh tấn tu học.

*

Chương Trình

6 giờ 00 Lễ thọ giới
7 giờ 30 Điểm tâm
8 giờ 00 Tụng Kinh Phổ Hiền
10 giờ 00 Nghe Thuyết Pháp
12 giờ 00 Thọ Trai
12 giờ 30 Kinh hành niệm Phật
1 giờ 00 Chỉ tịnh (Nghỉ)
2 giờ 00 Tụng Kinh Phổ Môn
3 giờ 30 Xem Kinh
6 giờ 00 Dùng nước (sữa hoặc cháo)
7 giờ 00 Khóa Lễ Hồng Danh Sám Hối
9 giờ 00 Xem Kinh
11 giờ 00 Niệm Phật
11 giờ 30 Nghỉ
4 giờ 00 Vệ sinh cá nhân
4 giờ 30 Công phu khuya
5 giờ 30 Thiền
6 giờ 00 Lễ xả giới

*

Qua chương trình nầy, chúng ta có thể thay đổi phần Kinh tụng, chẳng hạn như thay vì tụng Kinh Phổ Hiền chúng ta có thể tụng Kinh Kim Cang..., nội dung tu học gồm đủ : Thiền, Tịnh, Giáo, Mật.

III.- Lợi Ích Của Việc Thọ Bát Quan Trai:Nếu có một mình, muốn tu rốt ráo nên chọn cách Nhập thất, trong trường hợp có nhiều người nên Thọ Bát Quan Trai, nhờ đó sách tấn cùng nhau tu học. Tuy nhiên, khi có nhiều người thường đưa đến việc sao lãng trong tu tập, lúc bàn chuyện kinh kệ dần dần bước sang chuyện đời, do đó tâm không chuyên chú vào việc tu học của mình.

Muốn được thành tựu tốt đẹp, mọi người nhắc nhở nhau thúc liễm thân tâm từng giờ, từng phút chớ không phải là chỉ theo chương trình còn những giờ phút trống lại đem chuyện thế gian ra trao đổi, cũng đừng tưởng nghĩ đến việc nhà, chỉ chuyên tâm vào việc tu học, thì giờ rảnh rỗi thì niệm Phật.

Nếu gìn giữ đúng giới luật, dù thời gian chỉ có một ngày một đêm nhưng đạo quả tu hành đạt được rất lớn. Theo kinh Xuất giới công đức, Đức Phật có dạy: "Người phát tâm tu hạnh xuất gia trong một ngày, một đêm , có thể chuyển vô lượng tội, tăng trưởng vô lượng phước. Hạt như ý bảo châu tuy nhỏ, nhưng sáng hơn muôn ngàn thứ ngọc khác" .

Để chúng ta có thể tự Thọ Bát Quan Trai hay tổ chức chung với nhiều người khác mà không có Giới sư, chúng tôi sao lục Nghi thức Thọ giới, Xả giới và Thọ trai rút từ trong Phật Học Phổ Thông của Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, để theo đó mà tự thọ giới, còn Nghi thức thọ giới có Giới sư có in trong một quyển Nghi Thức Tụng Niệm, không thuộc phạm vi bài nầy, chúng tôi không trích lục ra đây.

IV.- Kết Luận:Người Phật tử thọ Năm giới, trong đời sống hằng ngày phải chung đụng với xã hội, khó mà gìn giữ cho giới luật được nghiêm chỉnh, Phật dạy rằng sau khi Phật Nhật diệt, chư Tăng phải lấy giới luật làm thầy, nhờ có giữ giới Phật tử mới tu học tinh tấn được, có giữ Giới để tu học Tâm mới Định, nhờ tâm định mới phát sanh Huệ. Giới, Định, Huệ là một tiến trình tu học.

Muốn tu cho rốt ráo tự mình nên Nhập thất hoặc cùng với nhiều người Thọ Bát Quan Trai công đức tu hành thành tựu rất lớn.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 15944)
Đây là tập sơ thảo về ĐẠO PHẬT VÀ DÒNG SỬ VIỆT được viết ra để giảng cho sinh viên "Chứng chỉ năm thứ nhất" của Phân Khoa Phật Học và Triết Học Đông Phương, Viện Đại Học Vạn Hạnh, niên khóa 1969 - 1970.Mục đích của môn học là nhằm giúp cho sinh viên hiểu biết về nguồn gốc Đạo Phật Việt Nam, từ sơ khai đến hiện đại.
09/04/2013(Xem: 6447)
Thực chất phong trào vận động của Phật Giáo Việt Nam năm 1963 là tự vệ. Sự tự vệ của một tín ngưỡng dân tộc trước chánh sách độc tài cố tín về quyền lợi gia đình và tôn giáo của chế độ Ngô Đình Diệm. Để thực hiện chánh sách đó, chế độ Ngô Đình Diệm đã đàn áp dã man và khốc liệt tất cả những gì bị xem là trở lực: các tôn giáo không phải là Thiên Chúa Giáo trên đất này. Hòa Hảo, Cao Đài và rồi Phật Giáo Việt Nam.
09/04/2013(Xem: 59596)
Phật giáo tuy là một hiện tượng văn hóa nước ngoài truyền vào nước ta, đã được nhân dân tiếp thu và vận dung vào đời sống dân tộc và đóng một vai trò lịch sử nhất định trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Cho nên nghiên cứu lịch sử dân tộc không thể không nghiên cứu lịch sử Phật giáo. Lịch sử Phật giáo Việt Nam đã trở thành một bộ môn của lịch sử dân tộc.
09/04/2013(Xem: 5729)
Trong thời Pháp thuộc, vì vận mệnh chung cả nước nhà đang suy đồi, lại bị văn hóa Tây phương và ngoại đạo lấn áp, nên Phật Giáo đối với phần đông dân tộc Việt nam như là một tôn giáo hạ đẳng, phụ thuộc, không có nghĩa lý gì.
09/04/2013(Xem: 10629)
Trong thời Pháp thuộc, vì vận mệnh chung cả nước nhà đang suy đồi, lại bị văn hóa Tây phương và ngoại đạo lấn áp, nên Phật Giáo đối với phần đông dân tộc Việt nam như là một tôn giáo hạ đẳng, phụ thuộc, không có nghĩa lý gì.
09/04/2013(Xem: 22673)
Ngày nay, căn cứ các tài liệu (1) và các lập luận khoa học của nhiều học giả, giới nghiên cứu hầu hết đều đồng ý rằng Đạo Phật đã được truyền vào Việt Nam rất sớm, nhất là từ cuối thế kỷ thứ II đến đầu thế kỷ thứ III Tây Lịch qua hai con đường Hồ Tiêu và Đồng Cỏ.
09/04/2013(Xem: 16739)
Trải qua những đêm dài dường như bất tận của hàng ngàn năm chịu đựng bao thử thách, cay đắng, tủi nhục với thân phận bị đô hộ bởi phương Bắc, dân tộc Việt Nam vẫn là dân tộc Việt Nam, vẫn là con cháu của những vị Anh hùng dân tộc, của những vị Nữ Vương yêu nước, hiên ngang, dũng cảm, quyết tử để bảo vệ tổ quốc, vẫn là con cháu của vua Hùng, vẫn là “con Hồng cháu Lạc, giống nòi còn biết nhớ mồ ông”.
08/04/2013(Xem: 8665)
Đức Phật dạy: “Nước trong bốn biển chỉ có một vị là vị mặn cũng như giáo lý của ta chỉ có một vị là giải thoát”. Mùi vị của nước trăm sông tuy có khác, nhưng chảy về biển cả thì chỉ là một vị mặn. Mục tiêu chính là Đức Phật xuất hiện ở đời là để giúp chúng sanh “chuyển mê thành ngộ” nghĩa là dứt bỏ những mê lầm tà vạy trở về con đường sáng giác ngộ chân lý, giác ngộ chân lý là được giải thoát.
08/04/2013(Xem: 2478)
Đàng Ngoài-Đàng Trong, một giai đoạn bi ai của lịch sử dân tộc Việt Nam. Sự phân chia đất nước kéo dài trên 170 năm với 7 lần hưng binh đánh nhau khiến cho muôn dân đồ thán. Cục diện huynh đệ tương tàn của hai nhà Trịnh -Nguyễn chưa kết thúc thì tiếp đến cuộc chiến tranh nông dân Tây Sơn lại nổi lên.
01/04/2013(Xem: 4727)
Riêng đối với đạo Phật và dòng sử Việt, công nghiệp của Vua Trần Thái Tông thật là to lớn. Ngoài việc in kinh, xây chùa, tô tượng, đúc chuông; về diện văn hóa, Vua đã viết khóa Hư Lục.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]