Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14. Người Phật Tử Chân Chánh

10/10/201112:59(Xem: 8418)
14. Người Phật Tử Chân Chánh

CÁC BÀI
HỌC PHẬT
PHÚC TRUNG Huỳnh Ái Tông

Phần 2: GIÁO LÝ CĂN BẢN

Người Phật Tử Chân Chánh

I.- Dẫn: Khi người ta đi chùa lễ Phật, tụng kinh, nghe chư Tăng, Ni thuyết pháp, hay tự giới thiệu "Tôi là Phật Tử", chúng ta biết những người ấy đều là Phật Tử, nghĩa là con của Phật, nói khác hơn là họ đã tự nguyện đi theo con đường của đức Phật, đáng cho chúng ta quý trọng, bởi vì những người đó cùng chung lý tưởng với chúng ta về tôn giáo, nhưng quý hơn hết phải là một Phật Tử chân chánh.

II.- Những Đức tánh và bổn phận của người Phật tử chân chánh: Đạo Phật chẳng những là đạo từ bi mà còn bình đẳng và tự do đối với hết thảy mọi chúng sanh, cho nên Một Phật Tử Chân Chánh, nhất thiết đạo Phật không đòi hỏi người ấy phải thực hành nhiều điều khó khăn, nhưng những đòi hỏi phải có, chỉ cốt làm cho cá nhân người ấy được thăng hoa, nói một cách khác là được tốt đẹp hơn trong hiện tại, nhất là ở mai sau.

1) Những đức tánh cần phải có:

A) Đức tin: Người Phật Tử chân chánh trước tiên phải tin rằng, đức Phật là một bậc Đại Giác Ngộ, những điều Ngài giảng được ghi lại trong Kinh điển đều là Chân lý, nhưng chúng ta nên nhớ sự tự do đầu tiên mà đức Phật đã dạy chúng ta là: "Hiểu ta rồi hãy tin ta, nếu tin ta mà chẳng hiểu ta, ấy là phỉ báng ta vậy !"

Chúng ta tin rằng Đạo Phật là con đường chấm dứt mọi khổ đau, làm cho chúng ta an lạc trong hiện tại và giải thoát luân hồi trong tương lai.

B) Giữ giới: Trước khi đức Phật nhập Niết Bàn, Ngài dạy chư Tăng phải lấy giới luật làm Thầy, cho nên người Phật Tử chân chánh nhứt thiết phải giữ Năm giới cho được nghiêm mật, luôn luôn nhớ Giới là Thầy, Giới đứng đầu Tam Học, có giữ Giới hạnh mới sanh Định, tâm có định mới sanh ra Trí Huệ.

C) Tu học: Một người Phật Tử nếu không chịu Học, Hỏi, Hiểu, Hành thì sẽ rơi vào tà kiến, làm những điều sằng bậy như những người bình thường khác. Trước tiên người Phật Tử phải học hỏi, bằng cách nghe Thuyết pháp ở chùa hay băng (tape) do quý Tăng, Ni giảng. Đọc kinh, sách, báo Phật Giáo để hiểu những giáo lý đức Phật đã dạy. Nên thân cận những bậc chân tu, những người thiện tri thức để thấm nhuần học hạnh, gần gũi những bạn đạo đã tu học nhiều năm, có đạo đức để học hỏi luận đàm cho trí huệ mình được khai mở thêm.

Kế đến là phải tu tập, công phu hằng ngày, tùy theo mình chọn lựa pháp môn cho thích hợp với bản thân, hoặc ngồi Thiền, niệm Phật, tụng kinh hay trì chú. Lúc mới đầu có nhiều khó khăn nhưng phải cố gắng vượt qua, cần nhất là chuyên cần, ngày nào cũng phải công phu, thời công phu luôn luôn đúng giờ. Để tránh những khách khứa, giờ công phu tốt nhất là từ 5 đến 6 giờ sáng, sẽ không ai quấy rầy mình được cả, vã lại về đạo học người ta cho rằng giờ khắc ấy là giao điểm giữa âm và dương sẽ có vận khí điều hòa, rất tốt cho giờ giấc công phu.

Thứ nữa là tập vun trồng lòng từ bi, nên cúng dường, nên bố thí; thứ nhất tạo phước đức cho chúng ta, thứ hai là tập cho quen tánh buông xả, để đến khi chết không tiếc thương, bận bịu một cái gì, thanh thản ra đi, chỉ tưởng nhớ đến Phật, nhờ đó Cận Tử Nghiệp (Nghiệp lành dữ lúc gần chết, quan trọng vào bậc nhất) sẽ đưa ta về chốn Cực Lạc.

2) Bổn phận của người Phật Tử: Phật đã dạy, người Phật Tử có Bốn Ân quan trọng, chúng ta có bổn phận phải làm để báo đáp những ân đó : Ân cha mẹ, ân thầy bạn, ân quốc gia xã hội và ân Tam Bảo.

A) Ân cha mẹ: Cha mẹ có những ân nghĩa đối với con cái, người nào làm cha mẹ rồi mới thấy rõ thâm ân nầy :

a) Ân sinh sản: Làm mẹ phải chín tháng cưu mang, ăn uống phải kiêng cử, phải giữ gìn khi đi, đứng, ngủ, nghỉ cẩn thận lúc thai mang. Khi sinh con biết bao nhiêu là nguy hiểm, có khi phải bị mất mạng. Cha phải lo tão tần làm lụng vất vả, để lo cho mẹ tròn con vuông.

b) Ân nuôi nấng:Từ khi mới sanh ra cho đến lúc lớn khôn, cha mẹ phải tão tần, vất vả để nuôi nấng con cái, lo cho con đủ ăn, lo cho con mặc đủ ấm, lo cho con an giấc ngủ. Mong cho con ăn ngon, chóng lớn; mua thứ nọ, tạo thứ kia luôn luôn muốn làm cho con cái mình được vui vẻ.

c) Ân thuốc thang: Khi con đau ốm, cha mẹ phải lo săn sóc, chữa trị cho con, lo đến nỗi quên ăn bỏ ngủ, cốt làm sao để bảo vệ sức khỏe, thân mạng cho con cái của mình.

d) Ân dạy bảo: Cha mẹ phải dạy bảo con cười vui, đi đứng, ăn uống, học hành, lễ phép và xử thế ở đời, những việc đó cốt tập cho con mình từng bước đi vững vàng khi còn nhỏ, và khôn lớn bước vào cuộc đời, tự kiếm sống nuôi thân, làm điều hữu ích cho xã hội.

B) Ân Thầy Bạn: Ở đời người ta thường dùng ngạn ngữ: "Không thầy đố mầy làm nên", Thầy dạy dỗ, còn bạn bè thì chỉ dẫn thêm. Ân này gồm có:

a) Mở rộng kiến thức: Thầy dạy cho chúng ta biết đọc, biết viết, biết ăn ở hiền lành phải đạo làm người, biết những điều cần phải biết, cốt để làm cho mình trở thành con người tốt, hữu dụng cho xã hội.

b) Khai sáng trí thức: Chẳng những Thầy dạy cho ta hiểu biết mà Thầy và Bạn còn dạy cho ta biết nhận xét, lý luận làm cho trí hiểu biết của chúng ta đạt được sự thông suốt, chính xác và đúng đắn.

c) Khuyến khích: Nhờ có Thầy và Bạn luôn luôn khuyến khích, nhờ đó chúng ta được an ủi khi buồn vui, chúng ta mạnh dạn tiến bước, làm được những điều hay, lẻ phải cho bản thân và xã hội.

C) Ân Quốc Gia Xã Hội: Chúng ta sống trong một nước, giữa xã hội loài người, đời sống chúng ta được yên ổn, ấm no và hạnh phúc; quốc gia và xã hội đem lại những điều ấy cho chúng ta, chúng ta đã thọ những ân nghĩa như sau :

a) Trị an: Chính phủ của quốc gia nào cũng lo trị an để bảo vệ chế độ, nhưng nếu vì lợi ích nhân dân, thì phải lo cho nhân dân yên ổn làm ăn, nhờ đó nhân dân được ấm no hạnh phúc.

b) Giữ vẹn biên cương, bảo toàn độc lập: Nhờ có quốc gia giữ gìn, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ vùng trời, đất, biển cả và bảo toàn sự độc lập. Nếu không được vậy, lãnh thổ bị nước ngoài xâm lấn, đất nước bị đô hộ hay lệ thuộc nước ngoài. Một nước mất độc lập thì dân chúng bị sưu cao, thuế nặng, làm lụng vất vả để cung phụng tài sản cho nước ngoài.

Nước mất độc lập, nhân dân không còn được ấm no và hạnh phúc.

c) Sự ấm no hạnh phúc: Một người chúng ta không thể nào làm đủ những nhu yếu cho chính bản thân mình dùng, chẳng hạn một người không thể làm nghề nông để có đủ thức ăn, không thể làm nghề thợ dệt để có đủ quần áo, chăn mền mặc khi ấm lạnh, không thể làm ra đủ thuốc thang để trị bệnh khi đau yếu, không thể có đủ kiến thức để bảo vệ sự sống với thiên nhiên, không thể tự mình làm ra đủ tiện nghi khác để mình dùng. Xã hội đã phân công cho mỗi người một nghề, làm một công việc để sản xuất ra tất cả nhu yếu và phương tiện cho con người dùng.

D) Ân Tam Bảo: Đối với Phật, Pháp, Tăng người phật tử có những trọng ân như sau :

a) Ân Phật Bảo: Vì sự khổ đau của chúng sanh, Thái Tử Tất Đạt Đa đã đi tìm con đường giải thoát mọi ràng buộc khổ đau đó, là Phật tử chúng ta phải nhớ đến ân đức của Ngài :

- Lìa bỏ ngôi báu, gia đình: Ai đã làm được như Phật ? Ngài đã bỏ ngôi báu Thái Tử của mình, bỏ cung vàng, điện ngọc, lìa xa cha mẹ, vợ con để đi tìm con đường giải thoát mọi đau khổ cho chúng sanh.

- Sáu năm khổ hạnh nơi rừng già: Thái Tử Tất Đạt Đa đi tu khoảng mười năm, trong đó có sáu năm cùng với nhóm ông Kiều Trần Như tu khổ hạnh, nhịn đói, chịu rét trong chốn rừng già hiu quạnh.

- Thuyết pháp, giáo hóa chúng sanh: Sau bảy thất tham thiền, Ngài đã chứng đắc Phật quả, rồi đem chân lý ra giảng dạy cho chúng sanh tu tập để giải thoát luân hồi sanh tử. Nếu Ngài không giáo hóa làm gì chúng ta biết được chân lý như ngày nay.

b) Ân Pháp Bảo: Nhờ có kinh điển, ngày nay chúng ta mới biết giáo lý của Đạo Phật, do đó Pháp Bảo có những ân :

- Chỉ đường giải thoát: Nhờ có kinh điển, chúng ta hiểu được cuộc đời là giả tạm, chịu nhiều khổ đau, phải tu chứng đạt đến Niết Bàn để giải thoát mọi ràng buộc khổ đau.

- Chỉ dạy phương pháp tu học: Chẳng những Phật đã chỉ cho chúng ta thấy sự đau khổ của cuộc đời, trong sinh tử luân hồi, kinh điển còn ghi lại những phương pháp tu học để được giải thoát, thông thường người ta hay nói có "Tám vạn bốn ngàn pháp môn".

- Tạo an lạc cho ta, hòa bình cho thế giới: Phật dạy lánh ác làm thiện, mọi người phải từ bi, nhân ái sống với nhau trong xã hội, nhất là hàng ngày hàng giờ cho tận cùng hằng sát na (một cái co tay và duỗi thẳng tay ra, có 60 sát na) giữ cho tâm ta an lạc từng cá nhân, tất cả mọi người như thế thì lo gì thế giới chẳng hòa bình.

c) Ân Tăng Bảo: Tăng là những người đã lìa bỏ gia đình để tu giải thoát cho mình và lo cứu giúp mọi chúng sanh, vì thế có những ân :

- Duy trì chánh pháp: Những vị Tăng giữ gìn giới luật, từ bi, bố thí những điều đó làm cho giáo lý của Phật tồn tại ở thế gian, nhờ đó chúng ta mới biết Đạo Phật, biết phương pháp tu học giải thoát.

- Thay Phật hóa độ chúng sanh: Tăng là những vị làm Sứ giả của Như Lai, tức là thay Phật giáo hóa cho chúng sanh tu học.

- Truyền trao giới pháp: Chúng ta muốn phát tâm cầu đạo, chúng ta phải quy y Tam Bảo, chính vị Tăng đã thay Phật truyền trao Giới luật và dạy cho chúng ta phương pháp tu học. Xưa Ngài Huệ Năng đã được Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn truyền trao Y Bát nhưng chưa kịp làm lễ truyền trao giới pháp; mười lăm năm sau, khi đến chùa Pháp Tánh, Ấn Tông mới họp tứ chúng làm lễ thí phát và mời các bậc danh Tăng dự Giới đàn cho Lục Tổ thọ giới ! Vậy Tăng là quan trọng đến dường ấy,

đã là Tổ rồi mà còn phải quy y Tam Bảo thay, huống hồ gì chúng ta chỉ là người thường.

3) Phương tiện đền trả bốn ân: Đối với bốn ân trọng trên, người Phật tử phải đền đáp ân sâu ấy như sau:

A) Cách báo ân cha mẹ:

- Hiếu hạnh: Luôn luôn phải làm vui lòng cha mẹ - Tuy nhiên những việc nào không tốt thì nên tránh -

- Làm hiển danh cha mẹ: Khi còn nhỏ cố gắng học hành đỗ đạt cao, để có kiến thức trong nghề nghiệp, sẽ có những đóng góp hữu ích cho Phật sự, tài bồi văn hóa, phụng sự xã hội những công việc ấy cũng làm hiển danh cha mẹ như người có chức trọng quyền cao.

Chức trọng quyền cao có khi chỉ là những cái danh hư ảo, giả tạm của cuộc đời, đừng ham tranh danh và đoạt lợi.

- Khuyến hóa cha mẹ: Nếu cha mẹ còn sanh tiền, chưa thấm nhuần Đạo Phật, chúng ta phải tìm cách cho cha mẹ đi chùa, niệm Phật, làm thiện lánh ác.

- Cha mẹ đã qua đời: Chúng ta phải thường xuyên hồi hướng công đức, cầu nguyện cho cha mẹ sớm được sanh về cõi an lạc, làm theo những điều mà Ngài Đại Hiếu Mục Kiền Liên đã làm.

B) Cách báo ân Thầy bạn:

- Siêng năng chăm chỉ học hành: Chúng ta luôn luôn học hành chăm chỉ, sự tiến bộ trong học tập làm cho Thầy bạn đều vui lòng.

- Cung kính lễ độ: Đối với Thầy bạn chúng ta luôn luôn cung kính, vì Thầy chẳng khác nào cha mẹ của chúng ta. Tục ngữ có câu: "Mồng một ngày cha, mồng hai ngày mẹ, mồng ba ngày thầy" (Nghĩa là ngày Tết, mồng một đi lễ ở họ Nội, mồng hai đi lễ ở họ Ngoại, mồng ba đi lễ Thầy giáo), sự kính trọng Thầy ngày xưa có câu "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" (Học với người một chữ cũng là Thầy, thậm chí nửa chữ cũng là Thầy của mình).

- Thực hành lời Thầy, bạn: Thầy ở đây là người đáng tôn kính, bạn ở đây là bạn tốt, chỉ dạy cho ta điều hay, lẽ phải do đó khi làm điều gì, ta phải làm những điều hay lẽ phải như Thầy bạn đã chỉ dạy.

- Khuyến hóa Thầy bạn: Nói chung là Phật tử chúng ta phải khuyến hóa những người xung quanh, để cho họ làm lành lánh ác, nhất là đời sống, lời nói, việc làm của ta phải làm thế nào cảm hóa được họ, để họ làm theo, tức là ta đã góp phần vào việc cải tạo xã hội, làm cho nó trở nên tốt đẹp.

C) Cách báo ân Quốc gia xã hội:

- Làm tròn bổn phận công dân: Trước nhất phải giữ luật lệ của chánh phủ, phải đóng góp vào việc giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ, sự độc lập của quốc gia, dân tộc, góp phần bảo vệ các quyền lợi chánh đáng của người dân. Phát huy kỷ nghệ, kinh doanh thương mại làm cho đất nước ngày càng hưng thịnh.

- Phát huy văn hóa: Người Phật tử cũng là công dân, có bổn phận phát huy nền văn hóa dân tộc chúng ta, một dân tộc có trên 4 ngàn năm lịch sử, chúng ta đáng tự hào về di sản văn hóa ông cha ta để lại, cần phải gìn giữ và phát huy thêm.

- Bảo vệ truyền thống dân tộc: Những truyền thống dân tộc chúng ta chẳng hạn như tinh thần chống ngoại xâm của Hội Nghị Diên Hồng, truyền thống độc lập dù chúng ta là giống Bách Việt nhưng không bị đồng hóa và lệ thuộc nước Tàu, dân tộc chúng ta luôn luôn biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Những bài như " Nam quốc sơn hà Nam đế cư" của Lý Thường Kiệt, “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi là những Bản Tuyên Ngôn, nêu cao truyền thống dân tộc chúng ta.

D) Cách báo ân Tam bảo: Trong bốn ân, Tam bảo phải là ân sâu, nghĩa trọng nhất, chúng ta phải báo ân này như sau :

- Ân Phật Bảo: Làm theo lời Phật dạy, tưởng nhớ chư Phật, dâng hương hoa, lễ bái, cúng dường để xây dựng chùa tháp thờ Phật, làm cho nhiều người tin, theo Đạo Phật.

- Ân Pháp bảo: Kinh ghi chép lời Phật dạy, thường xuyên đọc kinh điển để mở mang trí tuệ, đóng góp tiền bạc để in kinh sách, phổ biến giáo lý của đức Phật đến mọi người, để cho nhiều người biết đến, tin theo và làm đúng lời Phật dạy.

- Ân Tăng Bảo: Tăng, Ni là những người thay mặt Phật giáo hóa chúng ta, chúng ta có bổn phận phải tôn kính chư Tăng, như mẫu chuyện đạo "Con Sư Tử trọng Pháp", phải cúng dường chư Tăng về bốn thứ (Tứ sự cúng dường): Y phục, thức ăn, giường nằm (nơi ngủ nghỉ), thuốc thang. Ngày nay, người ta cúng dường tiền bạc và những thứ khác nhưng tốt nhất nên cúng dường những nhu yếu, cố tránh những gì có thể làm tha hóa Tăng, Ni.

4.- Bổn phận trong gia đình: Bổn phận trong gia đình có đối với cha mẹ đã nói trong phần bốn ân ở trên, ngoài ra còn đối với người bạn đời (chồng hay vợ) và con cái.

A) Đối với người bạn đời:Là người ở bên cạnh ta, chia sẽ cùng ta những vui buồn, sang hèn, ta phải chăm lo cho người bạn đời của mình từ vật chất đến tinh thần, nhất là phải cùng nhau sách tấn tu học, cả chồng lẫn vợ cùng nhau tu học sẽ rất dễ dàng tinh tấn.

B) Đối với con cái: Cha mẹ luôn luôn có bổn phận chăm lo cho dưỡng dục con cái, chẳng những lo chúng ăn no, mặc ấm mà cha mẹ nào cũng muốn cho con mình ăn ngon, mặc đẹp, lo cho con học hành thành tài để có một nghề sống ở đời hay có danh phận với xã hội, tất cả những cái đó là những thứ thường tình của thế gian. Chúng ta có bổn phận thiêng liêng hơn, phải dẫn dắt con cái mình bước vào con đường Đạo, chẳng những nó hữu ích cho hiện tại mà còn hữu ích cho tương lai. Làm cha mẹ, chúng ta nên chăm sóc, khuyến khích con cái mình như sau :

- Lúc chúng còn nhỏ: Trẻ con từ 3 đến 12 tuổi, mỗi lần đi chùa, chúng ta nên dẫn chúng theo, đến chùa tập cho chúng biết quỳ, biết lạy, biết dâng hương hoa, tỏ lòng cung kính đức Phật. Có người nói một cách dí dỏm rằng: Ngày nay tôi đi chùa bởi vì hồi còn nhỏ, tôi theo cha mẹ đến chùa ăn kiểm hay chè xôi. Nếu có Gia Đình Phật Tử nên cho chúng đi sinh hoạt với đoàn thể nầy.

- Lúc đã lớn: Chừng 13 tuổi trở đi cho đến tuổi đôi mươi, là tuổi đang tìm hiểu, học hỏi. Chúng ta nên khuyến khích con cái đi chùa, tìm những sách báo Phật Giáo cho chúng đọc, để chúng được thấm nhuần giáo lý đạo Phật.

III. - Kết luận: Đức Phật đã dạy Tăng, Ni là những vị có trách nhiệm duy trì chánh pháp; còn cư sĩ là những người có trách nhiệm hộ trì chánh pháp, cho nên mỗi Phật tử chúng ta phải làm tròn trách nhiệm của mình, muốn vậy chúng ta phải hiểu thế nào là người Phật tử chân chánh và ta làm tròn bổn phận của người Phật tử chân chánh của chúng ta đối với Đạo pháp. Đừng quên chúng ta có bổn phận : Phải xây dựng gia đình mình, và góp phần vào việc cải tạo xã hội trở nên Chân, Thiện, Mỹ theo tinh thần Phật Giáo.

Louisville, 24-12-1996

Sách tham khảo:

Minh Châu, Thiên Ân, Chân Trí, Đức Tâm Phật Pháp, THPGVN, Sàigòn, 1951

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5095)
Chùa Xá Lợi là một danh lam ở thành phố Hồ Chí Minh, có kiến trúc hiện đại mà vẫn mang sắc thái văn hóa dân tộc, đây là một kiến trúc mang nét đặc thù của đất Sài Gòn, và là một điểm thắng tích mang dấu ấn của cuộc đấu tranh lịch sử của Phật giáo đồ chống chế độ độc tài Ngô Đình Diệm kỳ thị và đàn áp tôn giáo. Hơn thế nữa, nơi đây là địa điểm hình thành nên những cột mốc lịch sử của tiến trình thống nhất Phật giáo Việt Nam, từ khi ngôi chùa mới được thành lập cho đến sau ngày Phật giáo được thực sự thống nhất toàn diện.
10/04/2013(Xem: 4469)
Bạn có biết ! đâu chỉ có Mécca là thánh địa mà mọi người Hồi giáo đều mơ ước hành hương một lần trong đời. Người Phật giáo, không chỉ mơ ước được hành hương về chốn "tứ động tâm" (Đản sinh – Thành đạo – chuyển Pháp luân – nhập Niết bàn), mà các đệ tử của Ngái ở xứ An Nam còn muốn noi gương Đường Tăng Trần Huyền Trang thân hành đến đất Phật để học hỏi, nghiên tầm và tu tập ngay chính nơi đức Bổn sư ghi dấu tích.
10/04/2013(Xem: 5031)
Học viện Phật giáo Việt nam tại TP HCM toạ lạc số 716, Nguyễn Kiệm, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh. Đây là một cơ sở giáo dục cấp đại học Giáo hội Phật giáo Việt Nam ( Học viện PG Việt Nam tại Hà Nội, Học viện PG Việt Nam tại Tp Huế), được thành lập từ ngày 25 tháng 02 năm 1982 theo nghị quyết phiên họp thứ nhất của Ban thường trực Hội đồng trị sự Trung Ương và theo quyết định 0160/ QĐ ngày 17 tháng 03 năm 1983 của Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh.
10/04/2013(Xem: 4536)
Giữa thế kỷ thứ VII và thứ X Phật giáo Việt nam đã là chủ đề thi vịnh cho một số nhà thơ Trung Quốc, như đã cảm nhận và vang dội trong tâm hồn họ. Thế mà những bài thơ đó đã không bao giờ được những cuốn sử nước ta – Phật giáo hay không Phật giáo – kể tới, cho tới lúc Lê Quý Đôn tìm thấy và ghi lại trong Kiến Văn Tiếu Lục , quyển 9 tờ 13a4-b9. Cho đến nay, chỉ có bốn bài thơ xướng họa do Lê Quý Đôn và những người sau như Thích Mật Thể trích dẫn trong Việt nam Phật giáo Sử lược, nhưng không những các tác giả này đã không ghi nhận đầy đủ vì còn có thêm tối thiểu là ba bài nữa, mà còn chứa đựng nhiều sai lầm và thất lạc đáng tiếc.
10/04/2013(Xem: 5846)
Khi đề cập đến báo Phật giáo các nhà nghiên cứu lịch sử báo chí đều lấy mốc thời gian thập niên 30-45 làm khởi điểm và phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam làm nền cho hoạt động của báo chí Phật giáo trong giai đoạn mà giáo lý của Đức Phật được những nhà nghiên cứu quan tâm tranh luận trên diễn đàn ngôn luận. Có thể nói báo Phật giáo chỉ xuất hiện trong giai đoạn cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh...
10/04/2013(Xem: 4598)
Năm 1920 phong trào chấn hưng Phật giáo khởi phát tại Trung Quốc do Thái Hư Đại sư lãnh đạo, rồi lan tỏa đến một số nước lân cận trong đó có Việt Nam. Từ những ảnh hưởng đó các Hội Nghiên cứu Phật học, Hội Phật giáo, các Phật học đường, các tổ chức xã hội từ thiện ra đời và An Nam Phật học tại Huế được thành lập. Hội chú trọng việc giáo dục cho tầng lớp thế hệ thanh thiếu niên. Xuất phát từ đó năm 1940 các lớp dạy về Phật học, Khổng học, Lão học dành cho thanh thiếu niên tân học cũng được Bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám mở ra hướng dẫn, sau đó lớp học này trở thành đoàn thanh niên Phật học Đức Dục.
10/04/2013(Xem: 6133)
Du nhập là đi vào hay truyền vào. Đạo Phật du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu Tây lịch, khi nước ta lúc bấy giờ gọi là Giao Chỉ, còn bị nước Trung Hoa đô hộ. Nhưng Đạo Phật hội nhập vào nền văn hóa Việt Nam là cả một quá trình kéo dài mãi cho đến ngày nay, và vẫn tiếp tục chừng nào mà đạo Phật còn tồn tại trên đất nước này. Đó là sự hòa mình của Đạo Phật, với tư thế là một luồng văn hóa ngoại lai vào nền văn hóa của dân tộc Việt Nam. Có thể nói, đó là quá trình Đạo Phật dần dần được bản địa hóa, Việt Nam, biến thành một phần của cơ thể văn hóa và xã hội văn hóa Việt Nam.
10/04/2013(Xem: 5242)
Văn chương bình dân-nhất là ca dao, là một cuộn phim ghi lại những sinh hoạt hàng ngày, những tư tưởng, tình cảm diễn biến qua nhiều thời kỳ của nhân dân, một cách trung thực và đầy đủ nhất. Nói rằng ca dao là một tấm gương lớn phản ánh lại nét mặt của mọi người trong cuộc sống với nhiều khía cạnh, cũng là một ví dụ khá chính xác. Bởi vì, hơn đâu hết, văn chương bình dân, là một loại văn hiện thực chân xác: Văn tức là người. Văn chương bình dân được sản sinh, lưu truyền lại, cũng chính nhờ yếu tố có liên hệ máu thịt với đời sống của tất cả mọi người, được mọi người chấp nhận và giữ gìn.
10/04/2013(Xem: 6002)
Mới đây, Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin cùng cư sĩ Võ Văn Tường hợp tác với Công ty Tin học Tin Việt (là một công ty chuyên phát triển phần mềm multimedia, có khả năng cung cấp những dữ liệu thông tin trên máy vi tính cá nhân bằng hình ảnh, âm thanh và phim video) để sản xuất "cuốn sách điện tử" với tựa đề NHỮNG NGÔI CHÙA NỒI TIẾNG VIỆT NAM qua ba ngôn ngữ Việt Anh và Pháp nằm gọn trên một đĩaCD–ROM.
10/04/2013(Xem: 8529)
Chùa Đậu vốn là Thành Đạo Tự nằm ở cuối làng Gia-Phúc xã Nguyễn Trãi huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây, cách Hà-Nội 21 km về phía Nam. Chùa có 5 tên gọi : 1. THÀNH ĐẠO TỰ 2. PHÁP VŨ TỰ 3. CHÙA VUA 4. CHÙA BÀ 5. CHÙA ĐẬU
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]