Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thông Bạch về việc thành lập Văn Phòng Điều Hợp GHPGVNTN Liên Châu

03/05/201219:37(Xem: 4444)
Thông Bạch về việc thành lập Văn Phòng Điều Hợp GHPGVNTN Liên Châu

Giao Hoi Lien Chau

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Liên Châu

 

THÔNG BẠCH

Về việc thành lập Văn Phòng Điều Hợp GHPGVNTN Liên Châu

(của các GHPGVNTN Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan, Âu Châu, Hoa Kỳ, Canada)

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật



Kính bạch Chư Tôn Hòa Thượng, chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni,

Kính thưa quý Thiện tín nam nữ Phật tử,


Trong thời gian qua các Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đang hành đạo tại Hải Ngoại đã chịu đựng những biến động về cơ cấu tổ chức, danh xưng, lãnh đạo và đường hướng, bắt nguồn từ chủ đích và nội dung của các văn kiện hành chánh do Viện Hóa Đạo và Văn Phòng II VHĐ ban hành, không phản ảnh tinh thần hòa hợp của tăng đoàn, vừa không đúng Hiến Chương của Giáo Hội mà còn trái nguyên tắc sinh hoạt dân chủ của xã hội ngày nay. Do hệ lụy của các văn kiện này cùng các hậu quả tai hại đó, cho thấy tác giả thực sự không phải là những nhà lãnh đạo Giáo Hội đương nhiệm, mà do một thiểu số khuynh loát, với tham vọng cá nhân hoặc bị thúc đẩy bởi các thế lực chính trị bên ngoài, đã chủ tâm soạn thảo và ban hành, tạo nên cơn đại nạn nội tại chưa từng thấy trong lịch sử hành hoạt của Giáo Hội.

Đại nạn của Phật Giáo này không những gây chia rẽ trầm trọng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất mà còn ảnh hưởng đến phần lớn Tăng Ni của các Giáo Hội và tổ chức Phật Giáo khác tại hải ngoại, khiến cho sinh hoạt Phật sự của một số địa phương bị đình trệ, làm dao động tinh thần tu học cũng như tín tâm của nhiều Phật tử.

Trước tình trạng đó, hàng lãnh đạo của bốn Giáo Hội tại Âu Châu, Úc Châu, Hoa Kỳ và Canada đã cùng ký tên trong bản Tuyên Bố Chung ngày 9 tháng 9 năm 2008, để khẳng định quan điểm và lập trường của Tăng Ni và Phật tử hải ngoại đối với tiền đồ của Đạo Pháp và Dân Tộc; nhằm kêu gọi những ai, Phật tử hay không Phật tử vô tình hoặc cố ý phá hoại Phật Giáo, hãy ngưng ngay những chiến dịch vu khống, mạ lỵ chư Tăng Ni để trả lại không khí êm đềm, thanh tịnh và hòa hợp cố hữu của chốn thiền môn. Sau hơn ba tháng, kể từ ngày bản Tuyên Bố Chung ấy được công bố, mặc dù đa số quần chúng đã nhìn rõ căn nguyên và thực chất cơn hoạn nạn nội bộ của Phật Giáo, vẫn còn một thiểu số cực đoan, lạm dụng danh nghĩa bảo vệ Phật Giáo, nhân danh đấu tranh chống cộng, tiếp tục bôi nhọ, vu hãm, gây rối các sinh hoạt tu tập và hoằng pháp của Tăng Ni tại các tự viện hải ngoại, khiến cho nhiều Phật tử mới vào đạo phải hoang mang, ngờ vực, thối thất tâm bồ đề. 

Vì vậy, nhân Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 8 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại UĐL-TTL (tổ chức từ ngày 29-12-2008 đến ngày 2-1-2009 tại Morisset, New South Wales, Úc), hàng lãnh đạo các Giáo Hội PGVNTN tại Úc Châu, Âu Châu, Hoa Kỳ và Canada, đã có cuộc họp trong đạo tình đồng viện, đồng môn, thảo luận và trao đổi mọi vấn đề của Giáo Hội, của Phật Giáo nói chung, đồng thuận hình thành một Văn Phòng Điều Hợp Liên Châu của các Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại hải ngoại, với mục đích, đường hướng và những dự án cần thực hiện như sau: 


A. MỤC ĐÍCH: 

- Liên kết các Giáo Hội để phục vụ nhân loại và dân tộc theo tinh thần Lời Mở Đầu của Hiến Chương GHPGVNTN đã minh định. Văn Phòng Điều Hợp này được điều hành bởi hàng Giáo phẩm do bốn Giáo Hội thỉnh cử, trong tinh thần hòa hợp và bình đẳng, đúng Chánh pháp và nguyên tắc yết ma truyền thống của Tăng đoàn.

- Hỗ trợ và trao đổi kinh nghiệm hoằng pháp, hành đạo từ các quốc độ khác nhau để có hướng đi chung nhằm phát huy nền Phật Giáo Việt Nam nơi xứ người và mở đường cho các thế hệ kế thừa đem Phật Giáo đến với các dân tộc bản địa.

- Bốn Giáo Hội này vẫn giữ tính độc lập về cơ cấu tổ chức, nhân sự điều hành, pháp lý và chỉ liên đới trách nhiệm trong quan hệ bình đẳng và đồng thuận.

 

B. ĐƯỜNG HƯỚNG: 

- Tuân thủ tinh thần Hiến Chương GHPGVNTN, lấy việc hoằng dương Chánh Pháp, phục vụ dân tộc và nhân loại làm bản nguyện.

-  Ước mong và thúc đẩy việc phục hoạt một GHPGVNTN truyền thống, chân chính, làm nhân tố để xây dựng một xã hội Việt Nam tôn trọng tự do, dân chủ và nhân quyền.

- Lấy việc tu tập và hành trì Phật Đạo làm nền tảng trang nghiêm Giáo Hội.

- Đồng hành với nguyện vọng chung của Dân Tộc và Đất Nước, các Giáo Hội luôn đứng bên ngoài các tranh chấp chính trị và các thị phi thế tục. Phật Giáo quyết không làm công cụ cho bất cứ thể chế và các thế lực chính trị nào.

- Nếu các Giáo Hội cần lên tiếng thì chỉ là sự lên tiếng của những người con Phật với lý tưởng từ bi, trí tuệ, giải thoát, yêu chuộng công bằng và lẽ phải, mong đem lại an vui phúc lợi cho tha nhân, tuyệt nhiên không phải là của thế lực này đối đầu với thế lực khác.

 

C. DỰ ĐỊNH VIỆC CẦN LÀM:


- Tổ chức nhiều hơn và quy mô hơn các khóa tu nghiệp hoằng pháp và an cư cho Tăng Ni, các khóa tu học Phật Pháp dành cho hàng cư sĩ, để sớm phục hồi sinh khí hòa hợp và thanh tịnh của PGVN tại hải ngoại.

- Kế thừa tinh thần truyền đăng tục diệm, để làm tỏ rạng dòng lịch sử PGVN, của chư vị Lịch Đại Tổ Sư hai ngàn năm qua. Do vậy, ngày Hiệp Kỵ Chư Tổ là ý nghĩa cao đẹp trên tinh thần phụng hành của Tăng đoàn.

- Đặc biệt quan tâm tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam tạo điều kiện sinh hoạt thuận lợi cho tổ chức này, để góp phần đào tạo và xây dựng giới trẻ theo tinh thần Phật Giáo.

- Thúc đẩy việc hình thành các đoàn thể sinh viên, học sinh, thanh niên Phật tử để gìn giữ và phát huy đạo Phật trong tương lai.

- Luân phiên tổ chức các đại lễ chung cũng như các đại hội về hoằng pháp, giáo dục, văn hóa… để Tăng Ni và Phật tử liên châu có cơ hội ngồi lại với nhau, gắn bó thâm tình, cảm thông và thương yêu nhau hơn, giữ sự đoàn kết hòa hợp, loại bỏ những ý đồ chia rẽ, lũng đoạn hàng ngũ Phật Giáo.

Để gia tăng nội lực cho nền PGVN tại hải ngoại, chúng tôi kêu gọi quý vị, dù là Phật tử hay không Phật tử, cũng nên tìm hiểu rõ việc nội bộ của Phật Giáo, nhằm tránh bị ảnh hưởng bởi các phỉ báng, mạ lỵ, gán ghép, vu khống Tăng Ni. Hơn nữa, chúng tôi cũng kêu gọi những ai có dụng tâm phá hoại, lũng đoạn nên sớm chấm dứt để tránh đi những ác nghiệp và tiếng xấu cho cá nhân mình hoặc cho tổ chức mà quý vị tham gia. 

Văn Phòng Điều Hợp GHPGVNTN Liên Châu cũng kêu gọi các cơ quan truyền thông, báo chí, các diễn đàn liên mạng, nên thận trọng và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi phổ biến những tin tức, văn kiện chưa được kiểm chứng, để tránh gây ngộ nhận cho mình và quần chúng; nhằm chứng tỏ thiện chí xây dựng và chức năng tôn trọng sự thật của quý vị, góp phần xây dựng bảo vệ sự đoàn kết tin yêu giữa người Việt ly hương và giữa những tổ chức khác nhau trong cộng đồng người Việt tị nạn hải ngoại. 

Sau cùng, để các Phật sự ngắn hạn và dài hạn của GHPGVNTN Liên Châu được thành tựu tốt đẹp, thể hiện những sứ mệnh cao quý của PGVN hải ngoại, chúng tôi thiết tha kêu gọi chư Tôn Đức Tăng Ni và chư Thiện Nam Tín Nữ cùng nhất tâm nguyện cầu Phật lực gia hộ để chúng ta sớm vượt qua các chướng duyên và cộng nghiệp đau thương, mà chúng ta đã là nạn nhân suốt nhiều tháng qua; đồng thời nỗ lực tu tập, hành trì để phát huy đạo lực của người con Phật trong thời thế nhiễu nhương này.

Được vậy, con đường cao rộng của Phật pháp sẽ tỏa sáng, không khí thiền vị của Phật môn sẽ trở về với tất cả chúng ta.



Nay Thông Bạch,

Phật lịch 2552, Úc Châu ngày 01 tháng 01 năm 2009

TM. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu: HT. Thích Minh Tâm (ấn ký)
TM. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại UĐL-TTL: HT. Thích Như Huệ (ấn ký)
TM. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ: HT. Thích Trí Chơn (ấn ký) 
TM. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Canada: TT. Thích Bổn Đạt(ấn ký)

 

 ________________

Địa chỉ liên lạc :

Văn Phòng Điều Hợp GHPGVNTN Liên Châu

Chùa Khánh Anh

14 Av Henri Barbusse

92220 Bagneux. FRANCE

Tel: +33. 1. 4655 8444

Fax: +33.1. 4735 5908

Email : [email protected]

Website: www.khanhanh.fr

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 16151)
Đây là tập sơ thảo về ĐẠO PHẬT VÀ DÒNG SỬ VIỆT được viết ra để giảng cho sinh viên "Chứng chỉ năm thứ nhất" của Phân Khoa Phật Học và Triết Học Đông Phương, Viện Đại Học Vạn Hạnh, niên khóa 1969 - 1970.Mục đích của môn học là nhằm giúp cho sinh viên hiểu biết về nguồn gốc Đạo Phật Việt Nam, từ sơ khai đến hiện đại.
09/04/2013(Xem: 6469)
Thực chất phong trào vận động của Phật Giáo Việt Nam năm 1963 là tự vệ. Sự tự vệ của một tín ngưỡng dân tộc trước chánh sách độc tài cố tín về quyền lợi gia đình và tôn giáo của chế độ Ngô Đình Diệm. Để thực hiện chánh sách đó, chế độ Ngô Đình Diệm đã đàn áp dã man và khốc liệt tất cả những gì bị xem là trở lực: các tôn giáo không phải là Thiên Chúa Giáo trên đất này. Hòa Hảo, Cao Đài và rồi Phật Giáo Việt Nam.
09/04/2013(Xem: 60050)
Phật giáo tuy là một hiện tượng văn hóa nước ngoài truyền vào nước ta, đã được nhân dân tiếp thu và vận dung vào đời sống dân tộc và đóng một vai trò lịch sử nhất định trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Cho nên nghiên cứu lịch sử dân tộc không thể không nghiên cứu lịch sử Phật giáo. Lịch sử Phật giáo Việt Nam đã trở thành một bộ môn của lịch sử dân tộc.
09/04/2013(Xem: 5750)
Trong thời Pháp thuộc, vì vận mệnh chung cả nước nhà đang suy đồi, lại bị văn hóa Tây phương và ngoại đạo lấn áp, nên Phật Giáo đối với phần đông dân tộc Việt nam như là một tôn giáo hạ đẳng, phụ thuộc, không có nghĩa lý gì.
09/04/2013(Xem: 10677)
Trong thời Pháp thuộc, vì vận mệnh chung cả nước nhà đang suy đồi, lại bị văn hóa Tây phương và ngoại đạo lấn áp, nên Phật Giáo đối với phần đông dân tộc Việt nam như là một tôn giáo hạ đẳng, phụ thuộc, không có nghĩa lý gì.
09/04/2013(Xem: 22932)
Ngày nay, căn cứ các tài liệu (1) và các lập luận khoa học của nhiều học giả, giới nghiên cứu hầu hết đều đồng ý rằng Đạo Phật đã được truyền vào Việt Nam rất sớm, nhất là từ cuối thế kỷ thứ II đến đầu thế kỷ thứ III Tây Lịch qua hai con đường Hồ Tiêu và Đồng Cỏ.
09/04/2013(Xem: 16934)
Trải qua những đêm dài dường như bất tận của hàng ngàn năm chịu đựng bao thử thách, cay đắng, tủi nhục với thân phận bị đô hộ bởi phương Bắc, dân tộc Việt Nam vẫn là dân tộc Việt Nam, vẫn là con cháu của những vị Anh hùng dân tộc, của những vị Nữ Vương yêu nước, hiên ngang, dũng cảm, quyết tử để bảo vệ tổ quốc, vẫn là con cháu của vua Hùng, vẫn là “con Hồng cháu Lạc, giống nòi còn biết nhớ mồ ông”.
08/04/2013(Xem: 8749)
Đức Phật dạy: “Nước trong bốn biển chỉ có một vị là vị mặn cũng như giáo lý của ta chỉ có một vị là giải thoát”. Mùi vị của nước trăm sông tuy có khác, nhưng chảy về biển cả thì chỉ là một vị mặn. Mục tiêu chính là Đức Phật xuất hiện ở đời là để giúp chúng sanh “chuyển mê thành ngộ” nghĩa là dứt bỏ những mê lầm tà vạy trở về con đường sáng giác ngộ chân lý, giác ngộ chân lý là được giải thoát.
08/04/2013(Xem: 2500)
Đàng Ngoài-Đàng Trong, một giai đoạn bi ai của lịch sử dân tộc Việt Nam. Sự phân chia đất nước kéo dài trên 170 năm với 7 lần hưng binh đánh nhau khiến cho muôn dân đồ thán. Cục diện huynh đệ tương tàn của hai nhà Trịnh -Nguyễn chưa kết thúc thì tiếp đến cuộc chiến tranh nông dân Tây Sơn lại nổi lên.
01/04/2013(Xem: 4750)
Riêng đối với đạo Phật và dòng sử Việt, công nghiệp của Vua Trần Thái Tông thật là to lớn. Ngoài việc in kinh, xây chùa, tô tượng, đúc chuông; về diện văn hóa, Vua đã viết khóa Hư Lục.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]