Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

TTT-THƯỢNG TOẠ THÍCH TUỆ SỸ KỂ LẠI MỘT VÀI CHI TIẾT VỀ GIAI ĐOẠN THÀNH LẬP GHPGVN VÀ HT. THÍCH TRÍ THỦ

10/03/201004:31(Xem: 8584)
TTT-THƯỢNG TOẠ THÍCH TUỆ SỸ KỂ LẠI MỘT VÀI CHI TIẾT VỀ GIAI ĐOẠN THÀNH LẬP GHPGVN VÀ HT. THÍCH TRÍ THỦ

thichtrithu-tuongniem-kyyeu

THƯỢNG TOẠ THÍCH TUỆ SỸ
KỂ LẠI MỘT VÀI CHI TIẾT VỀ GIAI ĐOẠN THÀNH LẬP
GHPGVN VÀ HT. THÍCH TRÍ THỦ

Lời BBT: Trong bài "Định hướng tương lai với thế hệ Tăng sỹ trẻ"của Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ, nói với Tăng Sinh Thừa Thiên Huế hơn một năm trước đây, trong đó Thượng tọa đã kể lại một vài chi tiết mà thiết nghĩ chúng ta ngày nay đọc lại không tránh được nỗi trạnh lòng khi nghĩ về Ôn Già Làm, bằng tâm Từ Bi vô lượng và hạnh nguyện Nhẫn Nhục Vô Úy bất thối. Ngài đã "nhẫn nhục" để chèo chống con thuyền Đạo Pháp giữa cơn bão tố phong ba..

“…Bây giờ nói đến sự kế thừa. Hồi trong thời kỳ căng thẳng, khi Phật học viện giải tán rồi, tôi có nói với Ôn Già Lam, “Ôn nhìn xuống còn có đám tụi con” - nghĩa là còn có những học trò có khả năng, giỏi, kế thừa được - còn tụi con nhìn xuống thì chưa thấy ai cả. Mà Ôn cũng thấy như vậy, Ôn nói đúng, “tui có phước hơn mấy thầy”. Tức là, những năm đó tan rã hết, mấy thầy không còn ai, mà sau này Ôn phải nói là “tôi sẽ chịu nhục cho mấy thầy làm việc”. Ðến bây giờ nhắc lại tôi vẫn còn muốn rơi nước mắt: “tôi già rồi, tôi sẽ chịu nhục cho mấy thầy làm việc”.Mà chính vì đó, bằng mọi giá - tôi đã trình với Ôn - cái sức mạnh của Phật giáo không phải là chính trị, mà là văn hóa và xã hội, mà giáo dục là hàng đầu. Có thể mất cái gì cũng được nhưng không thể để một ngày mà không giáo dục Tăng ni. Thành ra bằng mọi cách mình phải lập lại trường học; dưới mọi hình thức phải có trường học. Nhưng mà đương nhiên mình học rồi mình dạy, thầy truyền trò, chứ không thể có bất cứ nguời nào muốn mình dạy sao cũng được. Còn như nếu tôi không được dạy theo ý kiến của tôi, theo sự hiểu biết của tôi, mà đằng sau tôi có người biểu phải dạy thế này, thế kia, thì không bao giờ tôi đi dạy. Nếu sau lưng tôi là quý thầy quý Ôn thì được, tôi còn quay lại mà trình bày; nhưng nếu đằng sau đó là ai đó, là chính quền, hay thế lực, mà ra lệnh, thì tôi không thể dạy…”

“… Tôi nói cái nguyên nhân khai sinh ra GHPGVN, và từ khi giáo hội này ra đời. Ðó là thời kỳ rất căng thẳng. Lúc đó Hòa Thượng Trí Thủ làm Viện trưởng, và có hôm đi họp về ông kể lại với tôi là tiếp xúc với chính quyền - hồi đó Mai Chí Thọ làm chủ tịch UBND TP. HCM - họ căng thẳng với các thầy bên Viện Hoá đạo quá. Ông Mai Chí Thọ nói thế này: “các thầy chỉ có hai con đường: một là theo hai là chống. Các thầy theo, chúng tôi dành nhiều thứ yểm trợ các thầy; còn các thầy chống, chúng tôi có đủ xe tăng thiết giáp, các thầy muốn chống thì chống đi!” Cả hai cái đối với mình đều sai cả. Ðó là thái độ hăm dọa, mà Hòa thượng cũng nói rõ: “theo chúng tôi không theo, mà chống chúng tôi cũng không chống”. Nhưng họ nói không có con đường thứ ba. Rồi cho tới khi vận động thành lập thống nhất... tôi chỉ nói tâm trạng của Hoà thuợng, Ôn rất căng thẳng. Nghĩa là Ôn không muốn làm nữa, dưới áp lực như vậy của chính phủ hoàn toàn Ôn không muốn làm. Có hôm tôi dậy lúc 3g30. Hôm đó mới thức dậy, thì thị giả lên thưa với tôi ôn dậy từ lúc 2g00, Ôn chờ thầy, và Ôn mời thầy qua uống trà. Tôi qua nói chuyện với ôn. Ôn bảo muốn rút lui, Ôn chịu không nỗi vấn đề này. Thì tôi có ý kiến. Tôi nói hoặc Hoà thượng tiếp tục làm, hoặc Hoà thượng ra lãnh đạo giáo hội mới. Thì đó là ý kiến của tôi chứ tôi không xúi Hoà thượng, mà tôi có xúi cũng chưa chắc Ôn nghe, Ôn có quyết định của Ôn chứ. Rõ ràng Ôn còn thắc mắc chuyện này, mà ở đây có thầy Thái Hoà chắc nhiều lần có nghe Ôn nói, “tôi sẽ chịu nhục cho mấy thầy làm việc”. Rồi thì, trong thời kỳ thảo luận bàn về hiến chương, Hoà thượng hay về bàn với tôi và thầy Thát. Trong đó có một điều khoản thế này: GHPGVN là thành viên của MTTQVN. Cả tôi với Ôn với thầy Thát thấy không thể chấp nhận được. Vì trên lý thuyết, Mặt trận tổ quốc là một tổ chức chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của đảng, mà Phật giáo không làm chính trị. Nếu vô đó nó trở thành một tổ chức chính trị chứ không còn là giáo hội Phật giáo, nên Hoà thượng cương quyết chống. Họ thuyết phục rất nhiều. Ban đầu là thành phố, không được. Sau họ sai bà Ngô Bá Thành, là luật sư, lên thuyết phục, nói lý với Hoà thượng. Sau Ôn kể lại với tôi, Ngô Bá Thành lên đây nói với Ôn về cái chuyện đó. Ôn bảo mình thì không cãi luật lại Ngô Bá Thành rồi, người ta là luật sư mà, nhưng Ôn nói như vầy: "trong Mặt trận có hội liên hiệp phụ nữ, liên hiệp thanh niên... mà giáo hội tui toàn là cao Tăng, đại đức mà biểu chúng tôi ngồi chung với mấy bà thì làm sao chúng tôi ngồi?” Bà Ngô Bá Thành không trả lời được. Ôn đơn giản lý luận chừng đó thôi. Nhưng mấy thầy biết, qua cách lý luận đó mấy thầy thấy cái vị trí giáo hội như thế nào. Ôn không cần luật mà Ôn nói một cách cụ thể, để tránh luật mà. Cho nên, cần phải biết cái vị trí của GHPGVN như thế nào: nó chỉ là một hiệp hội, tuy cũng dùng hai chữ Giáo hội như bên đây thôi. Nhưng họ có nhiều cách đánh tráo. Khi dịch ra tiếng Anh người ta không dịch Giáo hội - nói trong tiếng Anh không có chữ Giáo hội, mà dùng chữ Association, một hiệp hội, như Association of women: hội liên hiệp phụ nữ; ngang nhau! Một Giáo hội với hội LH phụ nữ, LH công nông v.v... ngang nhau. Như vậy thì nói mình lãnh đạo ai? Ôn chủ tịch Giáo hội cũng như bà chủ tịch hội phụ nữ, trong Mặt trận ngồi ngang nhau, thì nói ông lãnh đạo tui sao được? Hoà thượng thấy liền, Ôn không chịu. Thì họ không nói nữa. Sau ra Hà nội họp, họ vẫn đề nghị lại, nhưng Ôn chống tới cùng, và nói nếu không được thì thà Ôn từ chức. Bên Mặt trận, Ban tôn giáo, thuyết phục không được, chính phủ thuyết phục không được, đảng cũng không được; Ôn cương quyết. Ðó là giai đoạn căng nhất của Hoà thượng. Mà Ôn già rồi. Mà mình biết, Ôn là người chơn chất tu hành không biết thủ đoạn chính trị, không có một khả năng chính trị nào hết. Ôn không có khả năng đối phó; không thích thì Ôn lầm lì, thế thôi. Thế nhưng lúc đó không có một thầy nào yểm trợ Hoà thượng, họ xa lánh Hoà thượng. Ngay cả Ôn Từ Ðàm lúc đó cũng sợ không dám nói chuyện với Hoà thượng. Mấy ngày liền Ôn ở một mình. Mình phải hiểu tâm trạng của ông già lúc đó: không ai đến với Ôn hết, không dám nói chuyện với Ôn, sợ liên luỵ, sợ người ta nói mình xúi giục Ôn vì Ôn vẫn cương quyết, một mình cũng cương quyết không chấp nhận. Mà mình biết Hoà thượng rồi, Ôn tu hành đức độ thì có, mà khả năng ăn nói hay đối phó không có bao nhiêu, đối với cái tập thể chính trị họ nhiều thủ đoạn như vậy, mà Ôn vẫn cương quyết. Cuối cùng họ sợ Ôn từ chức, họ chấp nhận thế này: để là CÓ thành viên trong MTTQ. Ôn chấp nhận; CÓ chứ không phải LÀ CÓ thì ai muốn vô thì vô, khi cần thì mình cử người vô, không thì thôi. Vậy nên Ôn chấp nhận. Sau về Ôn kể với tôi, lúc đó thầy Từ Hạnh là Tổng thư ký, đưa biên bản lên cho Ôn ký, Ôn thấy chữ “là thành viên”, Ôn bảo: “mấy thầy thấy tui già mấy thầy gạt tui; trước nói là CÓ, tại sao bây giờ để chữ LÀ? Tôi không ký!” Ký biên bản như vậy Ôn không ký. Mấy thầy thấy cái chuyện nó lắt léo như thế. Ðó là chuyện khai sinh cái giáo hội…”

“…Rồi tới chuyện khác nữa. Cái này Ôn Già Lam đi họp về nói lại với tôi. Ðó là vấn đề tổ chức cơ cấu. Trên đảng người ta chỉ cho mình tổ chức Ban trị sự (BTS) tới cấp tỉnh thôi, Hoà thượng mới nói, Phật tử chúng tôi người ta sinh hoạt ở thôn, xã chứ còn trên tỉnh chỉ có mấy thầy không hà. Nếu BTS chỉ ở cấp tỉnh thì chỉ có mấy thầy với nhau không, Giáo hội không lãnh đạo được Phật tử. Phải có BTS tới thôn, xã. Họ không chịu, ta cãi nhau căng, tới nỗi có lúc Ôn đập gậy lên bàn, Ôn đòi về. Ôn nói vì đây là trách nhiệm lịch sử của Ôn, không thể để cho lịch sử sau này lên án Ôn, chê cười Ôn. Sau họ chấp nhận cho tới quận, mà Ôn nói với tôi thế này, mình không thể làm căng được, mình đòi cho tới xã nhưng cuối cùng họ chỉ nhận tới quận thì tạm thời cũng được, rồi mình tranh đấu từ từ. Nhưng mà, trong này có hai điểm: Thứ nhất, tại sao lại phải đòi? Tổ chức của mình, mình làm đúng; nếu chỗ nào vi phạm chính sách thì nhà nước gạt bỏ, còn việc tổ chức sinh hoạt tui tổ chức tới đâu mặc kệ tui. Nếu vi phạm chính sách, phạm luật, thì phạt! Chứ không có chuyện xin; cái gì cũng xin phép, không có chuyện đó. Và điểm này nữa, thuộc về cái lắt léo của danh từ: cho tới quận, nhưng gọi là Ban đại diện (BÐD) chứ không phải BTS. Giáo hội thống nhất thì từ trên xuống dưới tới quận đều là BÐD. Mà như vậy, mấy thầy nếu có sinh hoạt mấy thầy biết đó, khi BTS tỉnh họp, các quận về họp vì là BÐD nên mấy thầy chỉ có quyền nghe và trình thôi, có nghĩa là mấy thầy không lãnh đạo được Phật tử mình dưới quận. Mà nếu mấy thầy không lãnh đạo thì ai vô đây? đương nhiên là mấy ông trong Mặt trận thôi. Rõ ràng là tổ chức thế nào để cho nhà nước vẫn kiểm soát Giáo hội. Tôi nói điều này có hơi xa đề một chút nhưng để mấy thầy hiểu cái vấn đề tổ chức. Sau này nếu ở vị trí lãnh đạo, ngay từ bây giờ mấy thầy phải ý thức được chuyện đó. (... hết mặt băng, thiếu 1 đoạn) ... một cái Giáo hội cho có hiệu quả, và cái hình thức thế nào để đừng trở thành công cụ của bất cứ thế lực chính trị nào.

Hôm trước ở bên Châu Lâm ông Ngọc có lên thăm và nói chuyện, tôi cũng có nói vấn đề này: Vấn đề Giáo hội nằm trong Mặt trận, tôi không chấp nhận. Còn vấn đề liên hiệp giữa hai giáo hội. Tôi nói lập trường của chúng tôi là không có vấn đề liên hiệp. GHPGVN là thành viên của MTTQ, đó là một tổ chức chính trị; chúng tôi không làm chính trị, không liên hiệp với bất cứ tổ chức chính trị nào. Rồi người ta có nói rằng trong qui chế, trong hiến pháp mình thì đảng lãnh đạo tất cả. Tôi nói tôi biết điểm đó. Tôi còn biết Lenin đã nói "đảng phải thông qua tôn giáo để tập họp quần chúng". Lenin nói, cán bộ cộng sản nào mà đàn áp tôn giáo là phản động. Lenin không chấp nhận chuyện đàn áp tôn giáo; trong cộng sản không có chuyện đàn áp tôn giáo, đó là Lenin đã chỉ thị. "đảng phải thông qua tôn giáo để tập họp quần chúng" có nghĩa là tôn giáo là một công cụ chính trị của đảng. Vì đảng không đủ khả năng tập họp, phải mượn tay tôn giáo tập họp dùm. Mà tôi không bao giờ để cho Phật giáo làm công cụ cho bất cứ đảng phái chính trị nào. Như Liên xô, một đảng phái chính trị, 70 năm thì sụp. Cứ cho là đảng CSVN tồn tại 1000 năm nữa đi, tôi cũng không bao giờ đem 2500 năm lịch sử truyền thừa Phật giáo ra làm công cụ cho bất cứ đảng phái nào. Tôi còn nói: “nếu mà lời nói này của tôi là tự đào hố chôn mình, tôi vẫn sẵn sàng tự chôn mình, chứ không thể chấp nhận chuyện đó. Còn nếu nói là luật pháp, đúng, tôi tôn trọng luật pháp, nhưng luật pháp mà xâm phạm lý tưởng của tôi, tôi không chấp nhận cái luật pháp đó, chứ đừng có dùng chư luật pháp với tôi”. Ðúng là ở trong đất nước nào thì phải tôn trọng luật pháp đó, nhưng nếu tự mình đặt ra luật pháp để dùng luật pháp đó xâm phạm tới giá trị, xâm phạm lý tuởng của người khác thì tôi không chấp nhận luật pháp đó, tôi sẵn sàng chịu chết. Tôi đã từng đứng trước bản án tử hình rồi, tôi không sợ, tôi chấp nhận nó. Ðây không phải tôi thách thức, mà là vấn đề lý tưởng của mình…”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5099)
Chùa Xá Lợi là một danh lam ở thành phố Hồ Chí Minh, có kiến trúc hiện đại mà vẫn mang sắc thái văn hóa dân tộc, đây là một kiến trúc mang nét đặc thù của đất Sài Gòn, và là một điểm thắng tích mang dấu ấn của cuộc đấu tranh lịch sử của Phật giáo đồ chống chế độ độc tài Ngô Đình Diệm kỳ thị và đàn áp tôn giáo. Hơn thế nữa, nơi đây là địa điểm hình thành nên những cột mốc lịch sử của tiến trình thống nhất Phật giáo Việt Nam, từ khi ngôi chùa mới được thành lập cho đến sau ngày Phật giáo được thực sự thống nhất toàn diện.
10/04/2013(Xem: 4476)
Bạn có biết ! đâu chỉ có Mécca là thánh địa mà mọi người Hồi giáo đều mơ ước hành hương một lần trong đời. Người Phật giáo, không chỉ mơ ước được hành hương về chốn "tứ động tâm" (Đản sinh – Thành đạo – chuyển Pháp luân – nhập Niết bàn), mà các đệ tử của Ngái ở xứ An Nam còn muốn noi gương Đường Tăng Trần Huyền Trang thân hành đến đất Phật để học hỏi, nghiên tầm và tu tập ngay chính nơi đức Bổn sư ghi dấu tích.
10/04/2013(Xem: 5036)
Học viện Phật giáo Việt nam tại TP HCM toạ lạc số 716, Nguyễn Kiệm, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh. Đây là một cơ sở giáo dục cấp đại học Giáo hội Phật giáo Việt Nam ( Học viện PG Việt Nam tại Hà Nội, Học viện PG Việt Nam tại Tp Huế), được thành lập từ ngày 25 tháng 02 năm 1982 theo nghị quyết phiên họp thứ nhất của Ban thường trực Hội đồng trị sự Trung Ương và theo quyết định 0160/ QĐ ngày 17 tháng 03 năm 1983 của Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh.
10/04/2013(Xem: 4538)
Giữa thế kỷ thứ VII và thứ X Phật giáo Việt nam đã là chủ đề thi vịnh cho một số nhà thơ Trung Quốc, như đã cảm nhận và vang dội trong tâm hồn họ. Thế mà những bài thơ đó đã không bao giờ được những cuốn sử nước ta – Phật giáo hay không Phật giáo – kể tới, cho tới lúc Lê Quý Đôn tìm thấy và ghi lại trong Kiến Văn Tiếu Lục , quyển 9 tờ 13a4-b9. Cho đến nay, chỉ có bốn bài thơ xướng họa do Lê Quý Đôn và những người sau như Thích Mật Thể trích dẫn trong Việt nam Phật giáo Sử lược, nhưng không những các tác giả này đã không ghi nhận đầy đủ vì còn có thêm tối thiểu là ba bài nữa, mà còn chứa đựng nhiều sai lầm và thất lạc đáng tiếc.
10/04/2013(Xem: 5859)
Khi đề cập đến báo Phật giáo các nhà nghiên cứu lịch sử báo chí đều lấy mốc thời gian thập niên 30-45 làm khởi điểm và phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam làm nền cho hoạt động của báo chí Phật giáo trong giai đoạn mà giáo lý của Đức Phật được những nhà nghiên cứu quan tâm tranh luận trên diễn đàn ngôn luận. Có thể nói báo Phật giáo chỉ xuất hiện trong giai đoạn cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh...
10/04/2013(Xem: 4613)
Năm 1920 phong trào chấn hưng Phật giáo khởi phát tại Trung Quốc do Thái Hư Đại sư lãnh đạo, rồi lan tỏa đến một số nước lân cận trong đó có Việt Nam. Từ những ảnh hưởng đó các Hội Nghiên cứu Phật học, Hội Phật giáo, các Phật học đường, các tổ chức xã hội từ thiện ra đời và An Nam Phật học tại Huế được thành lập. Hội chú trọng việc giáo dục cho tầng lớp thế hệ thanh thiếu niên. Xuất phát từ đó năm 1940 các lớp dạy về Phật học, Khổng học, Lão học dành cho thanh thiếu niên tân học cũng được Bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám mở ra hướng dẫn, sau đó lớp học này trở thành đoàn thanh niên Phật học Đức Dục.
10/04/2013(Xem: 6148)
Du nhập là đi vào hay truyền vào. Đạo Phật du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu Tây lịch, khi nước ta lúc bấy giờ gọi là Giao Chỉ, còn bị nước Trung Hoa đô hộ. Nhưng Đạo Phật hội nhập vào nền văn hóa Việt Nam là cả một quá trình kéo dài mãi cho đến ngày nay, và vẫn tiếp tục chừng nào mà đạo Phật còn tồn tại trên đất nước này. Đó là sự hòa mình của Đạo Phật, với tư thế là một luồng văn hóa ngoại lai vào nền văn hóa của dân tộc Việt Nam. Có thể nói, đó là quá trình Đạo Phật dần dần được bản địa hóa, Việt Nam, biến thành một phần của cơ thể văn hóa và xã hội văn hóa Việt Nam.
10/04/2013(Xem: 5247)
Văn chương bình dân-nhất là ca dao, là một cuộn phim ghi lại những sinh hoạt hàng ngày, những tư tưởng, tình cảm diễn biến qua nhiều thời kỳ của nhân dân, một cách trung thực và đầy đủ nhất. Nói rằng ca dao là một tấm gương lớn phản ánh lại nét mặt của mọi người trong cuộc sống với nhiều khía cạnh, cũng là một ví dụ khá chính xác. Bởi vì, hơn đâu hết, văn chương bình dân, là một loại văn hiện thực chân xác: Văn tức là người. Văn chương bình dân được sản sinh, lưu truyền lại, cũng chính nhờ yếu tố có liên hệ máu thịt với đời sống của tất cả mọi người, được mọi người chấp nhận và giữ gìn.
10/04/2013(Xem: 6026)
Mới đây, Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin cùng cư sĩ Võ Văn Tường hợp tác với Công ty Tin học Tin Việt (là một công ty chuyên phát triển phần mềm multimedia, có khả năng cung cấp những dữ liệu thông tin trên máy vi tính cá nhân bằng hình ảnh, âm thanh và phim video) để sản xuất "cuốn sách điện tử" với tựa đề NHỮNG NGÔI CHÙA NỒI TIẾNG VIỆT NAM qua ba ngôn ngữ Việt Anh và Pháp nằm gọn trên một đĩaCD–ROM.
10/04/2013(Xem: 8535)
Chùa Đậu vốn là Thành Đạo Tự nằm ở cuối làng Gia-Phúc xã Nguyễn Trãi huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây, cách Hà-Nội 21 km về phía Nam. Chùa có 5 tên gọi : 1. THÀNH ĐẠO TỰ 2. PHÁP VŨ TỰ 3. CHÙA VUA 4. CHÙA BÀ 5. CHÙA ĐẬU
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]