Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật giáo Việt Nam thiểu số hóa từ một thống kê mới

16/12/201122:38(Xem: 3990)
Phật giáo Việt Nam thiểu số hóa từ một thống kê mới


chua_mot_cot
Trước đây, chúng ta đã biết thống kê đầu tiên về tình trạng thiểu số hóa Phật giáo ở Việt Nam, đó là thống kê của Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương, công bố qua sách “Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009”, nhà xuất bản Thống kê xuất bản.


Mới đây lại xuất hiện một số liệu thống kê mới, đăng trên wikipedia tiếng Anh, do Trung tâm Nghiên cứu Pew thực hiện.

1) Trung tâm Nghiên cứu Pew (Pew Research Center) là một thinktank Hoa Kỳ, đặt trụ sở ở Washington DC, cung cấp thông tin về các vấn đề xã hội, dư luận, nhân khẩu học tại Hoa Kỳ và trên thế giới.

Trang web của Trung tâm Nghiên cứu Pew là PewResearch.org.

2) Thống kê mới và hàng đầu trên Wikipedia tiếng Anh

Thật tình, danh xưng Trung tâm Nghiên cứu Pew còn xa lạ với tôi. Vì vậy, tôi hơi bất ngờ khi thấy kết quả thống kê tôn giáo ở Việt Nam của Trung tâm Nghiên cứu Pew được trích dẫn trên Wikipedia tiếng Anh, mục từ “Religion in Vietnam”. Bản cập nhật của mục từ này được viết dưới quan điểm của Trung tâm Nghiên cứu Pew. Và ngoài số liệu thống kê của Pew, mục từ nói trên chỉ dẫn lại thêm một thống kê nữa, mà gọi là của Chính phủ Việt Nam (xin xem 2 đồ biểu trên mục từ nói trên ở Wikipedia tiếng Anh). Ngoài tiếng Việt, tiếng Anh, mục từ tương ứng nói trên chỉ có tiếng Nga, thì bản tiếng Nga cũng viết cùng nội dung trên, cũng chỉ 2 nguồn thống kê. Trong đó, thống kê của Trung tâm Nghiên cứu Pew được đưa lên hàng đầu và chi phối nội dung mục từ.

Khi tìm thông tin về tôn giáo ở Việt Nam, thì các công cụ hỗ trợ luôn đưa thông tin từ Wikipedia tiếng Anh lên ở vị trí trước tiên. Vì vậy, tất nhiên, chúng ta phải quan tâm đến nội dung mục từ tương ứng về tôn giáo trên Wikipedia tiếng Anh, dù rằng có thể chưa nhất trí với nội dung ở đó.

3) Phật giáo Việt Nam thiểu số hóa theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu Pew

Nội dung theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu Pew được đưa lên ngay ở ngữ đoạn đầu tiên trong nội dung mục từ “Religion in Vietnam”. Biểu đồ theo Trung tâm Nghiên cứu Pew cũng là biểu đồ đầu tiên.

Nội dung mục từ có thể tạm dịch như sau: Theo số liệu của Pew Forum, hầu hết người Việt thực hành tôn giáo bản địa, thờ cúng thần linh địa phương, các vị thần và mẫu thần (45,3%) như các tôn giáo đã trải qua hồi phục từ những năm 1980. Phật giáo là tôn giáo lớn thứ hai với 16,4% dân số (xác định rõ bằng cụm từ “second largest religion”) khoảng 8% người Việt là Ki tô hữu (hầu hết là Ca tô), và khoảng 30% là tôn giáo không liên kết.

Tính chất “second” của Phật giáo Việt Nam được thể hiện trong cấu trúc bài viết. Trong đó, trong phần “Tôn giáo bản địa”, mục 3, chỉ kể đầu tiên và duy nhất đạo Mẫu.
Trong phần Phật giáo, loạt bài “Cảnh quan các tôn giáo toàn cầu”, mục Tôn giáo, trang Pew Research, việc xác định các quốc gia có Phật giáo là đa số được xác định rõ, tất nhiên không có Việt Nam. Tạm dịch nguyên văn đoạn xác định Phật giáo đa số như sau:

“Bảy quốc gia có đa số Phật giáo: Campuchia, Thái Lan, Miến Điện (Myanmar), Bhutan, Sri Lanka, Lào và Mông Cổ. Chẳng những, Việt Nam không có trong danh sách này mà nhiều nước và vùng lãnh thổ có Phật giáo là tôn giáo truyền thông cũng đã bị loại, nhưng Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, Đài Loan. Cũng trong bản thống kê trong bài viết trên, số tín đồ Phật giáo Việt Nam được xác định là 14.380.000 người, tức 16,4% dân số”.

Đáng chú ý là phần Phật giáo, mục 4, trong nội dung mục từ nói trên, Wikipedia tiếng Anh, gồm 4 tôn giáo là:

4.1 Tịnh độ Tông
4.2 Bửu Sơn Kỳ Hương
4.3 Hòa Hảo
4.4 Tứ Ân Hiếu Nghĩa

Quan điểm như thế, xem đạo Mẫu như một tôn giáo và coi là tôn giáo đa số ở Việt Nam, xếp Phật giáo Hòa Hảo, Bửu Sơn Kỳ Hương… vào Phật giáo có thể được coi là rất lạ, so với đơn vị tiến hành thống kê ở Mỹ (trong khi đó Cao Đài được xếp tách biệt, sau Chính thống giáo Ki tô và trước Đạo Dừa).

Chúng tôi dẫn lại ở đây thống kê được nêu trên mục từ “Tôn giáo ở Việt Nam” trong Wikipedia tiếng Anh với tinh thần chấn hưng Phật giáo. Chấn hưng Phật giáo thực sự đã trở thành một nhu cầu cấp thiết, khi trên Wikipedia tiếng Anh, 2 thống kê được trích dẫn thì đều đã thể hiện xu hướng thiếu số hóa. Trong đó, thống kê hàng đầu và được lấy làm căn bản của bài viết mục từ “Tôn giáo ở Việt Nam”, Wikipedia, đã cho thấy Phật giáo là tôn giáo thiểu số, tôn giáo đứng thứ hai.

Thống kê của Ban Chỉ đạo Tổng Điều tra dân số nhà ở Trung ương thường được gọi tắt Thống kê của Chính phủ, chưa đề cập đến Đạo Mẫu, vì đạo này chưa được công nhận. Nếu cuộc thống kê dân số kế tiếp có tính cả đạo Mẫu, thì liệu con số tín đồ Phật giáo Việt Nam sẽ giảm xuống bao nhiêu?

Trong một kỳ họp Quốc hội mới đây, đã có một đại biểu đề xuất công nhận đạo Mẫu là một tôn giáo ở Việt Nam. Quan điểm này không khác với quan điểm của Trung tâm Nghiên cứu Pew. Không rõ đây là việc ngẫu nhiên, hay quan điểm của Trung tâm Nghiên cứu Pew đã có ảnh hưởng rộng lớn?

Nếu so sánh 2 nguồn thống kê đăng trên Wikipedia tiếng Anh, chúng tôi coi số liệu của “Chính phủ” là đáng tin cậy hơn, vì Trung tâm Nghiên cứu Pew chắc chắn là đã không tiến hành được một cuộc tổng điều tra toàn quốc như Chính phủ Việt Nam đã làm năm 2009. Phụ lục về nguồn dữ liệu của Trung tâm Nghiên cứu Pew cũng đề cập nhiều đến yếu tố ước tính. Tuy nhiên, nó được Wikipedia tiếng Anh sử dụng nên cũng không thể xem thường, vì nó sẽ phục vụ cho bạn đọc mạng toàn thế giới, và là từ điển bách khoa có nhiều nhiều độc giả nhất.

Và như thế, thì đối với thế giới, mà phần lớn bạn đọc tiếp nhận thông tin qua mạng, thì ở Việt Nam, Phật giáo đã trở thành tôn giáo đứng hàng thứ hai, tôn giáo thiểu số.

Vì vậy, một lần nữa, xin lặp lại lời kêu gọi chấn hưng Phật giáo.

MT

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/05/2013(Xem: 12339)
Trong suốt gần hai nghìn nămhiện diện trên quê hương, chưa bao giờ Phật giáo Việt Nam phải đối diện vớinhững đe dọa và thách thức trầm trọng như trong gần bốn mươi năm giữa thế kỷthứ 20. Đó là giai đoạn mà Phật giáo phải chịu tác động của 3 cuộc khủng hoảnglớn
26/05/2013(Xem: 10893)
Càng ngày nhu cầu học Phật của Phật tử đủ mọi lứa tuổi càng lớn, ngôi Chùa ở Billstedt trở thành quá nhỏ. Có những buổi lễ lớn Phật tử phải quỳ lạy cả ở từ sân Chùa nên đến năm 2006 Sư Bà và Ni Chúng Chùa cũng như chư Phật Tử quyết định mua hảng sửa chữa tàu tại Billbrook Hamburg để sửa thành Chùa. Một cơ duyên lành khác cho Phật tử Hamburg là sau khi hoàn tất xong thủ tục hành chánh mua xưởng sửa tàu là bắt đầu Khóa Giáo Lý Âu Châu tại Đức từ 27.07 đến 05.08. Nhân dịp này Chư Tôn Đức từ các Châu Úc, Á, Mỹ, Âu gồm có Chư Hòa Thượng Minh Tâm, Bảo Lạc, Tánh Thiệt, Trí Minh, Như Điển v.v..., chư Thượng Tọa Hạnh Tuấn, Nguyên Tạng ..., quý Sư Bà Như Tuấn, Ni Sư Diệu Phước v.v... và một số Chư Tôn Đức Tăng Ni khác đã bỏ thì gìờ rất hạn hẹp trong khuôn khổ Khóa Giáo Lý đến thăm và nhiếp tâm hiệp lục cầu nguyện cho công trình xây dựng ngôi Chùa Bảo Quang được thành tựu.
23/05/2013(Xem: 10174)
Nhớ lại 50 năm trước: Đêm trăng tròn hoa ngát chín tầng mây, niềm vui chưa kịp nở Ngày Phật Đản hương bay ngàn cõi mộng, cảnh thảm đã hiện bày: Nào ngờ đâu thường kỳ vía Phật, lệnh chánh quyền triệt hạ Phật Giáo kỳ Xôn xao bừng dậy thấu đất trời, nổi lòng đau khôn tả cùng non nước.
23/05/2013(Xem: 4490)
Vào tối ngày 12 tháng Tư năm Quý Tỵ (tức 21 tháng 5 năm 2013) tại không gian Đài Thánh Tử Đạo, chư tôn đức Tăng, Ni và Phật tử đã lắng đọng lòng mình cùng hướng về lễ Tưởng niệm chư Anh Linh Thánh Tử Đạo đã hy sinh trong đêm Rằm tháng Tư Phật Đản 1963. Nơi mà năm chiếc xe bọc sắt của chế độ bạo tàn Ngô Đình Diệm đã bắn nát bảy em bé áo lam.
23/05/2013(Xem: 4281)
Lời tòa soạn: Lễ Phật Đản năm nay 2013, kỷ niệm đúng 50 năm xảy ra cuộc tranh đấu Phật Giáo và phong trào Phật Giáo tranh đấu này dẫn đến cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng kéo dài nửa năm và kết thúc bằng cuộc đảo chánh lật đổ chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm.
18/05/2013(Xem: 3538)
Lịch sử Phật giáo Việt nam, từ ngày du nhập vào đến nay, có thể nói giai đoạn những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ trước, là khoảng thời gian gian nan nhất, có nguy cơ bị loại khỏi dòng chảy văn hóa Việt; đồng thời cũng là dịp “thử lửa” Phật giáo Việt nam.
18/05/2013(Xem: 3598)
Tượng chẳng cần tạc dù tạc bằng ngọc hay đá, sắt hay đồng vì tượng ấy đã và sẽ hằng in dấu trong triệu triệu tâm khảm người, bất kể tôn giáo nào, không tính quốc gia nào. Sự kiện không cần miêu tả ghi chép bởi ghi mấy cũng không đủ, chép bao nhiêu cũng không thể chuyển tải hết được ý nghĩa của hành động. Tượng đó là tượng Bồ tát Thích Quảng Đức. Sự kiện đó là sự kiện tự thiêu của Bồ tát Thích Quảng Đức. Cả hai điều ấy, tượng và sự kiện, được khởi đầu bằng lời nguyện thiêng liêng và kết thúc với trái tim bất diệt của Ngài.
29/04/2013(Xem: 4147)
Ba biến cố cao điểm của phong trào tranh đấu Phật Giáo năm 1963—cái chết của tám Phật tử đêm 8/5/1963 tại đài phát thanh Huế, cuộc tự thiêu của HT. Quảng Đức ngày 11/6/1963 tại Sài Gòn và chiến dịch “nước lũ” tổng tấn công chùa chiền toàn quốc đêm 20 rạng ngày 21/ 8/1963.
12/04/2013(Xem: 30019)
50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam - HT Thích Thiện Hoa soạn GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT VIỆN HÓA ĐẠO ---oOo--- 50 NĂM CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM Sa mônTHÍCH THIỆN HOA soạn Tập 1: 50 NĂM (1920-1970) CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM hay là “GHI ƠN TIỀN BỐI” I –Lời Nói Đầu II –Diễn Văn III -Quyết định số 0176–V. H. Đ IV –Ghi ân Tiền Bối V –Di ảnh và tiểu sử Chư Thánh Tử Đạo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]