Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Giáo và Thánh Tích ở Sri Lanka (Buddhism and Buddhist Holy Places in Sri Lanka)

29/06/202407:13(Xem: 3743)
Phật Giáo và Thánh Tích ở Sri Lanka (Buddhism and Buddhist Holy Places in Sri Lanka)


PG Srilanka_TN Gioi Huong


Lời Giới Thiệu

Hòa thượng Tiến Sĩ K. Siri Sumedha Thero

 

Kính lạy Đức Thế Tôn, bậc Đấng Chánh Đẳng Giác và Đấng Ứng Cúng.

Tôi rất hân hạnh viết đôi lời giới thiệu cho cuốn sách có tựa đề ‘Phật Giáo và Thánh Tích ở Sri Lanka’ (Buddhism and Buddhist Holy Places in Sri Lanka) của Ni sư Tiến sĩ TN Giới Hương. Đây là một tác phẩm truyền cảm hứng tâm đạo và được đánh giá cao sau khi Ni sư đã thực hiện hai

chuyến hành hương đến Sri Lanka năm 2016 và 2023.

Chúng tôi nhận thấy Ni sư TN Giới Hương rất quan tâm đến việc xuất bản kinh sách Phật giáo vì trước đó Ni sư đã sáng tác, biên soạn gần 100 tác phẩm với các chủ đề khác nhau như tôn giáo, triết học và lịch sử. Di sản huy hoàng của Phật giáo, lịch sử, văn hóa và truyền thống tôn giáo ở Sri Lanka được Ni sư trình bày mười chương 410 trang với 392 photos minh họa trong ấn phẩm này.

Sri Lanka là một hòn đảo nhỏ nằm ở Ấn Độ Dương, ngay cực nam của Ấn Độ, có chiều dài 432km (270 dặm) và chiều rộng 25km (140 dặm) với nhiều thánh tích Phật giáo (chùa tháp, tượng Phật, xá lợi Phật, hang động...) có chiều dài lịch sử từ thời cổ đại đến nay. Hòn đảo ngọc Sri Lanka được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau trong quá khứ như Tambapanni, Taprobane, Lanka, Rathnadvipa, Sinhaldvipa, Serendib, Zeiyan và Ceylon.


 

Tên hiện tại, Sri Lanka được chấp nhận từ năm 1972. Theo biên niên sử của sứ thần Sri Lanka đến thăm Rome, Ba Tư, Trung Quốc và Ai Cập và các ký sự của các nhà hành hương như Đại sư Phật Âm (Buddhaghosha), luận sư Phật giáo Buddhadatta, nhà chiêm bái Trung Quốc Pháp Hiền, học giả của xứ A-rập Abu Abdullah Muhammad ibn Battuta, thuyền trưởng Robert Knox, vv... đã để lại những mô tả hấp dẫn về hòn đảo ngọc với 80 cái tên khác nhau từ Taprobane đến Ceylon và Dharmadvipa, vv... Điều này cho thấy Sri Lanka đã thu hút rất nhiều khách chiêm bái và thương thuyền từ nhiều nước đến viếng thăm trong suốt 26 thế kỷ đầy ngạc nhiên vừa qua.

Trong tác phẩm ‘Phật Giáo và Thánh Tích Sri Lanka,’ Ni sư Tiến Sĩ TN Giới Hương đã trình bày về Phật giáo và các thánh tích ở Sri Lanka nhằm giới thiệu về lịch sử Phật Giáo Sri Lanka từ khi hình thành cho đến nay. Nơi nào có Pháp bảo, nơi đó có Tu viện và Tăng bảo hình thành. Nhiều đại tháp và chùa chiền được xây dựng từ thời cổ đại như Đền Xá Lợi Răng Phật Sri Dalada Maligara (Kandy, vào thế kỷ thứ 7), hang đá Mihintale nơi Thánh Tăng Mahinda (con trai của Vua Asoka ở Ấn Độ) đã đem Phật giáo đến Ceylon (thế kỷ thứ 3 TCN), cây Bồ Đề Jaya Sri Maha (cố đô Anuradhapura) được Thánh Ni Saṅghamittā Theri mang từ Ấn Độ đến Ceylon (thế kỷ thứ 3 TCN), Tu viện Aloka Viharaya Matale nơi Tam Tạng Kinh điển được viết đầu tiên trên lá cọ (năm thứ 30 Công nguyên), bảo tháp Mahiyangana nơi Đức Phật đến thăm Ceylon lần đầu tiên (thế kỷ thứ 6 TCN), Tu viện Kelaniya Rajamaha nơi Đức Phật dừng chân trong chuyến thăm Ceylon lần thứ ba, và lá cờ Phật giáo quốc tế hiện nay được thiết kế và hình thành ở Sri Lanka vào năm 1884, v.v. Đọc qua tác phẩm dày 410 trang, gồm mười chương và 392 bức hình minh họa này, độc giả có thể nhận ra Ceylon hay Sri Lanka là thánh địa quan trọng thứ hai của Phật giáo sau Ấn Độ (xứ Phật) và Phật giáo Sri Lanka rất phong phú trong văn hóa, kiến trúc, giáo dục, nghệ thuật và lịch sử, v.v.

Là người tìm kiếm kiến thức về các truyền thống lịch sử Phật giáo ở nhiều đất nước khác nhau trên thế giới, Ni sư TN


 

Giới Hương đã chiêm bái và khám phá nhiều quốc gia bao gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Nepal, Bhutan, Cam-pu-chia, Lào, Indonesia, Philipphine, và Sri Lanka. Ni sư đã hướng dẫn phái đoàn gồm quý Sư cô và Phật tử ở Việt Nam, Canada và Hoa Kỳ đến viếng thăm Sri Lanka hai lần trong năm 2016 và 2023. Đặc biệt, phái đoàn Ni sư đã tài trợ tiến hành hai hội thảo Phật giáo tại trường đại học Kandy (ngày 12 tháng 07 năm 2023) và Colombo (ngày 16 tháng 07 năm 2023) và kết tập thành hai cuốn sách: “Buddhism in Sri Lanka during the period of the 19th to 21st centuries” (Buddhist Studies Conference, Colombo) và “Global Spread of Buddhism with Special reference to Sri Lanka” (Buddhist Studies Seminar, University of Peradeniya, Kandy).

Ni sư TN Giới Hương đã đến Sri Lanka đảnh lễ, cúng dường, tổ chức hội thảo, chiêm bái thánh tích, chụp hình tài liệu, thu thập thông tin, để chuần bị cho biên soạn cuốn sách quý giá “Phật Giáo và Thánh Tích Sri Lanka” này. Kết quả cuối cùng của sự tìm kiếm chân thành của Ni sư là cuốn sách ‘Phật Giáo và Thánh Tích ở Sri Lanka,’ đã được hoàn thành và tôi được cộng tác với hướng dẫn viên Anura Laxman, Anuluck Tours, Ambalangoda, Sri Lanka, để hướng dẫn đoàn chiêm bái của Chùa Hương Sen cũng như tôi hân hạnh được viết lời giới thiệu cho cuốn sách này.

Tác phẩm ‘Phật Giáo và Thánh Tích ở Sri Lanka’ sẽ truyền cảm hứng cho nhiều người, vì sách này đã truyền cảm hứng cho chính chúng tôi rất nhiều và cảm thấy tăng trưởng lòng kính ngưỡng đối với Tam Bảo cùng những gì Đức Phật, chư Tổ và quý Đàn na thí chủ đã gầy dựng và đã cống hiến cho Phật giáo nói chung và Phật giáo Sri Lanka nói riêng.

Thành tâm cầu nguyện Đức Phật gia hộ cho ấn bản mới này. Tôi xin gửi lời chúc mừng và xin trân trọng giới thiệu sách. Một cẩm nang cho những ai muốn tìm hiểu nghiên cứu về Phật giáo Sri Lanka và thực hành chuyến hành hương trên hòn đảo Ceylon tôn kính này.

Kính chúc Ni sư TN Giới Hương, quý Sư cô và Phật tử Chùa

 

Hương Sen, California, thực hiện ngày càng nhiều các hoạt động văn hóa Phật Giáo, mang tính học thuật và phúc lợi xã hội cho Tăng đoàn, cho cộng đồng Phật tử Việt Nam và trên thế giới.

Mong rằng tác phẩm này sẽ giúp những người hành hương, khách du lịch, và quý độc giả có được trí tuệ và nhận thức về vùng đất may mắn có một nền văn hóa và văn minh cổ xưa nhất trên thế giới.

 

Sarnath, Ấn Độ, ngày 4 tháng 4 năm 2024
Hòa thượng Tiến Sĩ K. Siri Sumedha Thero
Chủ tịch Hội Indo-Sri Lanka

International Buddhist Association, Sarnath-Varanasi, India


PG Srilanka_TN Gioi Huong


LỜI ĐẦU

Thích Nữ Giới Hương



Sri Lanka là một đảo quốc với hình dáng giọt nước bầu bỉnh xinh xắn giữa Ấn Độ dương bao la.

Hải đảo này nằm cuối phía Nam của Ấn độ, nên ảnh hưởng rất nhiều văn hóa Ấn độ, đặc biệt từ thời Đức Phật còn tại thế đến nay.
Biên niên sử về hải đảo Sri Lanka (Dīpavamsa - the Chronicle of the Island of Ceylon) được biên soạn vào thế kỷ thứ IV trước Công nguyên có nói về lịch sử Phật giáo Sri Lanka xuất hiện từ thời Đức Phật còn tại thế. Tương truyền Đức Phật đã đến Sri Lanka lần đầu tiên tại làng Mahiyanganaya, để giải quyết tranh chấp giữa hai tộc Yakkas và Nagas, sau đó, Đức Phật giảng pháp cho Sumana Saman, vị tộc trưởng trong làng này, và Ngài đã trao một nắm xá lợi tóc của mình để dân làng có thể chiêm bái.1

1 Sacred Island – ABuddhist Pilgrim’s Guide to Sri Lanka. Ven. S. Dhammika
2008. Trang 12-19. Champika Printers.
Mahiyangana Perahera. https://en.wikipedia.org/wiki/Mahiyangana

Sau khi Đức Phật nhập niết bàn và sau kỳ kiết tập Tam Tạng Kinh điển lần thứ 3, Thánh Tăng Arhanthā Mahinda Thero (con trai Vua A Dục là sư huynh của Thánh Tổ Tỳ-kheo-Ni Saṅghamittā) từ Ấn độ đến Sri Lanka và thuyết pháp cho Vua Devanampiyatissa tại núi Mihintale, thành phố Anurādhapura, thời trị vì của Devanampiya Tissa. Từ đó, Phật pháp được lan truyền khắp hải đảo, nên núi Mihintale cũng được gọi là chiếc nôi Phật giáo Sri Lanka.2
Theo cuốn Biên Niên Sử về Cây Bồ Đề (Mahābodhivamsa- the Chronicle of the Bodhi Tree), bắt đầu từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, Thánh Tổ Tỳ kheo Ni Saṅghamittā Theri (con gái hoàng đế A Dục) vâng lời vua cha và sư huynh Arhanthā

2 Lễ hội Rằm tháng bảy Poson tại Núi Mihintale (The Poson at Mihintale) https://www.officeholidays.com/holidays/sri-lanka/poson-full-moon-poya

Mahinda Thero làm sứ giả truyền giáo, từ Ấn độ đến Sri Lanka để thành lập Ni đoàn, giảng pháp và mang nhánh cây bồ đề chiết từ cây bồ đề gốc (cây giác ngộ) nơi Đức Phật ngồi thiền và chứng ngộ (ở Bodhgaya, Bihar, Ấn Độ), để trồng tại thành phố Anurādhapura. Thời gian trôi qua, với bao thế hệ tiếp nối, cây bồ đề vẫn còn sống sum xuê và xanh tươi cho đến ngày nay. Từ ngày đó, cố đô Anurādhapura trở nên linh thiêng và nổi tiếng thế giới với cây bồ đề cổ đại nhất thế giới.

Cuốn Biên Niên Sử về Xá Lợi Răng (Dhātuvamsa - the Chronicle of the Tooth Relic), ghi nhận rằng thế kỷ thứ 4 (năm 310 CE),3 hoàng đế Guhāsimha của Orissa sai con gái mình đến Sri Lanka với chiếc răng xá lợi của Phật. Daladāsirita và Daladāpūjāvaliya đã mô tả lễ hội Răng (rước xá lợi răng của Đức Phật nhiễu quanh thành phố) rất quy mô và hoành tráng. Nơi thờ răng Phật được gọi là Chùa Hoàng Gia Sri Dalada Maligawa- báu vật quốc gia tại thành phố Kandy, miền Trung Sri Lanka.

Trước kia, Tam Tạng Pali thường được biết dưới dạng truyền khẩu. Vào năm 29 (trước Công nguyên),4 Tăng đoàn Sri Lanka đã nhóm họp tại Chùa Aloka (Aluvihara, Matale, nằm giữa cố đô Anurādhapura và thành phố Kandy) để lần đầu tiên Tam Tạng được viết trên giấy bằng tiếng Pali và hiện giờ bộ Tam Tạng Pali cổ đại đó vẫn còn được thờ tại Aloka (Aluvihara), huyện Matale.

Với bề dày của 2272 năm lịch sử Phật giáo (2023 năm + 249 năm trước Tây lịch), Sri Lanka thật sự là huyền thoại của Phật giáo cổ xưa, là một trong nhiều đất nước có nhiều di sản Phật giáo cổ đại nhất thế giới có đến tám địa danh được Unesco công nhận là di sản thế giới (World Heritage Sites). Đó là:
1. Cây bồ đề lâu đời nhất (từ thế kỷ thứ 3 trước tây lịch)
2. Các quần thể thánh địa ở thành phố Anurādhapura (thế kỷ III trước Công nguyên)
3. Bộ Tam Tạng Pali (Pali Tripitaka) cổ đại lưu giữ tại Chùa Aloka (Aluvihara Cave), Matale District (vào năm 29 trước Công nguyên)
4. Xá lợi Răng của Đức Phật, báu vật quốc gia, thờ tại Chùa Hoàng gia Sri Dalada Maligawa thành phố Kandy.
5. Chùa đá Polonnaruwa (thế kỷ XII)
6. Núi đá Sư Tử Sigiriya và thành trì cổ trên núi đá Móng Sư Tử Sigiriya nhiều màu (thế kỳ V)
7. Chùa vàng trong hang động Dambulla (thế kỷ I trước Công nguyên)

8. Thành cổ pháo đài Galle (thế kỷ XV)
Ngoài tám di sản văn hóa thế giới tại Sri Lanka, còn có một danh sách của 16 thánh địa (Solosmasthanas)5 nổi tiếng thiêng liêng ở Sri Lanka. Đó là:
1. Ngôi già lam cổ tự Mahiyangana Raja Maha Vihara
2. Tịnh xá Nagadeepa Purana
3. Tu viện Kelaniya Raja Maha Vihara
4. Núi chân Phật Sri Pada
5. Động đá Diva Guhava (Hang Batatotalena)
6. Đại tháp Deegavapi Raja Maha Vihara
7. Tinh xá Muthiyangana Raja Maha Vihara
8. Đại già lam Tissamaharama Raja Maha Vihara
9. Cây Bồ đề thiêng Sri Maha Bodhi
10. Tháp Mirisawetiya
11. Tháp Ruwaneli
12. Bảo Tháp Thuparamaya
13. Tháp Abhayagiriya
14. Già lam Jetavanarama
15. Tháp Sela Cetiya
16. Tháp trắng Kiri vehera
Với niềm khát ngưỡng của người con Phật trước những di sản văn hóa và thánh địa Phật giáo Sri Lanka như vậy, Chùa Hương Sen đã thực hành được hai chuyến hành hương chiêm bái Phật tích kết hợp với từ thiện cùng hội thảo Phật giáo tại Sri Lanka:
Chuyến thứ nhất từ ngày 15/8/2016 đến 23/8/2016. Phái đoàn gồm 9 người: Tôi (Ni sư Giới Hương, Trụ Trì Chùa Hương Sen), Sư cô Viên Quang, Sư cô Viên Chân, Viên Phương (chị

5 Xin xem https://www.nekhor.org/sites-of-sri-lanka


Chuyến thứ hai từ ngày 9/7/2023 đến 20/7/2023. Phái đoàn gồm mười vị như Ni sư TN Giới Hương (Trụ trì Chùa Hương Sen), Sư cô Trí Minh (em gái của NS TN Giới Hương), Sư cô Viên Bảo, Sư cô Viên Đạo, Sư cô Đức Trí, Sư cô Viên Nhuận, Sư cô Viên Giác, Sư cô Viên Lành, Viên Lệ, Viên Phương, Viên Đào, và hướng dẫn viên cho Tour Sri Lanka (cũng giống như tour lần thứ nhất) là Hòa thượng Tiến sĩ Kahawatte Siri Sumedha cùng ông Laksman Anu.
Chúng tôi đã đến đảnh lễ, thiền hành, niệm Phật và tụng kinh ở những di tích Phật giáo hàng ngàn năm tuổi, tham quan những cảnh thiên nhiên hùng vĩ tuyệt mỹ khó ngờ của hải đảo viễn đông Sri Lanka cũng như làm từ thiện phát quà cho người nghèo, học sinh, cúng dường trai tăng cho Tăng đoàn, sinh viên du học và tổ chức hội thảo Phật giáo ở phân khoa Giáo dục, phân khoa Phật Học tại trường Đại Học Peradeniya (Kandy) và tại Chùa Maha Mahinda International Dharmadutha Society (Colombo).

Với ý nguyện nhằm giới thiệu với bạn đọc những di sản Phật giáo tâm linh mà hải đảo giọt lệ Sri Lanka đã sở hữu được, cũng như để san sẻ chút kỷ niệm và trải nghiệm về chuyến hành hương, từ thiện cùng hội thảo Phật giáo của Chùa Hương Sen nơi xứ Phật này, soạn giả mới mạo muội góp nhặt lại các thông tin hình ảnh từ kinh sách, sử liệu, internet, hướng dẫn viên Sri Lanka, chuyến thực địa chiêm bái... để hoàn thành một tập sách tiếng Việt, dày 410 trang, mười chương, có 392 tấm hình minh họa với tựa đề: PHẬT GIÁO VÀ THÁNH TÍCH SRI LANKA
(Buddhism and Buddhist Holy Places in Sri Lanka).

Dù kiến thức còn kém cõi, nhất là đối với di sản to lớn Sri Lanka, một quốc đảo phong phú về truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy, nhưng với tấm lòng nhiệt thành yêu đạo muốn chia sẻ những gì mà đoàn đã đến thấy nghe và trải nghiệm, nên trong lúc biên soạn sẽ không tránh những sơ sót, kính mong sự hướng dẫn của Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni, thiện tri thức và quý độc giả xa gần, để lần tái bản sau hoàn chỉnh hơn.
Nhân dịp này, chúng tôi muốn bày tỏ lòng tri ân đến Chư tôn thiền đức Tăng Ni, quý Phật tử xa gần, các cơ quan hội đoàn... đã đóng góp, giúp đỡ hướng dẫn trong quá trình thực hiện tập sách này như:

1. Hòa thượng Giáo sư Nandawansa Maha Thero, Chủ tịch Hội Maha Mahinda Dharmadutha Quốc Tế và trường Sri Lanka Vidyalaya Maradana Colombo 10.
2. Hòa thượng Panditha Talatuoye Samiddhi Siri Thero và các thành viên của Tu viện Dayaka Sabha koombiyangoda Matale, Sri Lanka.
3. Hòa thượng Dr. K Siri Sumedha Thero, Thượng-tọa Kandalame Piyasiri Thero, Thượng tọa Nikapitiye
4. Quý Sư cô và Phật tử từ Mỹ, Canada và Việt Nam đồng hành trong hai chuyến hành hương Sri Lanka và Ấn Độ vào năm 2016 và 2023. Đặc biệt, cám ơn Sư cô Nhuận Ân đã chỉnh sửa lỗi chính tả và câu văn.
5. Hướng dẫn viên Anura Laxman, Giám đốc điều hành Tour Anu Lucky Ambalangoda và Hội Tour Du Lịch.
6. Các thí chủ cúng dường cho chuyến hành hương, từ thiện, hội thảo và các bàn tay đóng góp cho tập sách này được thành tựu.
7. Cơ quan truyền thông, Viện-bảo-tàng, Khảo-cổ-học và các địa điểm hành hương cổ ở Sri Lanka.
8. Các trang mạng internet, Google, Wikipedia, website, blog và nhiều nguồn điện tử khác.
9. Biên tập viên, các nhà xuất bản, nhà văn, nhà báo, người hành hương, hướng dẫn viên,... đã cung cấp nguồn tài liệu quý báu như đã liệt kê trong nguồn tham khảo (trang 383-386) trong cuốn sách này.
10. Nhà xuất bản Tôn Giáo (Hà Nội) đã cấp giấy phép xuất bản.
11. Nhà in Hương Sen đã giúp tác phẩm hiện hành và phổ biến.
Danh sách thiện tri thức ân nhân rất dài, xin được gởi lời tri ân chung cho những nỗ lực, những tấm lòng đóng góp cho phiên bản tiếng Việt “Phật Giáo và Thánh Tích Sri Lanka” (Buddhism and Buddhist Holy Places in Sri Lanka) được thành tựu.
Với quyển sách nhỏ này, hy vọng giúp độc giả và khách hành hương có được một cẩm nang kiến thức căn bản về lịch sử và các thánh tích Phật giáo hàng ngàn năm tuổi của Sri Lanka để chiêm bái và vững lòng tin kiên cố về bậc Đạo sư Thích Ca Mâu Ni, một vĩ nhân trong lịch sử tư tưởng nhân loại và dấu chân cũng như giáo pháp của Ngài đã lan rộng và phát triển tại

Sri Lanka cùng nhiều nước trên thế giới.
Hãy thân hành, chiêm bái, đảnh lễ và thưởng lãm những di sản Phật giáo, Cây bồ đề thiêng, xá lợi Răng Phật, kiệt tác kiến trúc đền chùa của một nền văn minh Sri Lanka cổ và hiện đại. Đây là một niềm tự hào vô bờ cho Phật giáo Sri Lanka nói riêng và Phật giáo trên toàn thế giới nói chung.
Nam Mô Thế Tôn, Bậc Thầy của Trời Người, tác đại chứng minh

Mùa hạ Hương Sen, năm 2024 Kính bút,
Thích Nữ Giới Hương



pdf icon-2

Phật giáo và Thánh tích Sri Lanka-Thích Nữ Giới Hương_2024

 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/12/2015(Xem: 4846)
Hôm thứ Sáu, 25/12/2015, tại thành phố Nakhon Pathom, miền Trung Thái Lan đã diễn ra buổi lễ dựng Đài Tưởng niệm Sư tổ Phramongkolthepmuni, người sáng lập ra dòng thiền Dhammakaya (Pháp Thân) và cũng là Bổn sư của Ni trưởng Khun Yay, người sáng lập Trung tâm Dhammakaya (Pháp Thân Tự).
21/12/2015(Xem: 8371)
Mùa hạ năm Ất Mùi – 2015, khi đến dự hội nghị giảng sư của học viện, Thượng tọa tổng thư ký TW Giáo hội Phật Giáo Việt Nam giao cho chúng con nhiệm vụ liên lạc với ban tổ chức Diễn đàn Quốc Tế Sùng Thánh – 2015 để chuẩn bị cho phái đoàn của học viện tham dự diễn đàn. Từ hội nghị Hội đồng trị sự TW ở Sài Gòn, Thượng tọa tổng thư ký gọi điện về báo chốt danh sách thành viên phái đoàn để chính thức báo cho ban tổ chức diễn đàn làm thiệp thỉnh. Sau khi dự hội nghị Hội đồng trị sự trung ương trở về, Hòa thượng viện trưởng lại giao cho chúng con thêm một công việc lớn là xây dựng chương trình, liên lạc, bố trí sắp đặt để sau khi tham dự diễn đàn kết thúc, phái đoàn sẽ thực hiện chương trình tìm về tổ đình nơi Sơ tổ Thiền phái Tào Động Việt Nam đã cầu đạo và đắc pháp.
27/04/2015(Xem: 10295)
Tờ Thời Luận San Francisco (San Francisco Chronicle) một nhật báo lớn của Mỹ, ngày 17 tháng 9 năm 2008 có đăng một bài mang tựa: "Đạo Ki-tô đang phát triển nhanh chóng ở Mông Cổ, các nhà truyền giáo đã cải đạo cho hàng nghìn người trong khi những người Phật Giáo đang nơm nớp lo sợ là truyền thống văn hóa của mình sẽ bị mất đi" (Christianity growing fast in Mongolia, Missionaries convert thousands while Buddhists fear losing traditional culture), tác giả là Michael Khon một ký giả trong nhóm bình luận gia thời sự quốc tế trong ban biên tập của tờ báo này. Bài báo khá xưa, cách nay đã hơn sáu năm, thế nhưng cũng không hẳn là lỗi thời, bởi vì tình trạng trên đây chẳng những vẫn còn đang tiếp diễn ở Mông Cổ mà cả nhiều nơi khác trên thế giới. Bài báo cũng đã được một trang mạng Phật Giáo có tầm cỡ quốc tế với 9 thứ tiếng khác nhau là Buddachannel dịch sang tiếng Pháp và đăng tải ngày 6 tháng 2 năm 2009, với tựa ngắn hơn: "Phật Giáo Mông Cổ đang bị mất đà" (Le Bouddhisme Mongol en perte de
06/04/2015(Xem: 7321)
Khi Mâu Tử, một tri thức Tàu, tị nạn tại Giao Châu và viết trong Lý Hoặc Luận vào cuối thế kỷ thứ 2 sau tây lịch rằng, “Đất Hán chưa chắc là trung tâm của trời đất,”[1] cho thấy tại Giao Châu lúc bấy giờ, đã là một lãnh địa hùng cứ ở phương Nam không thua kém gì nước Tàu tại phương Bắc. Sử gia Lê Mạnh Thát nhận định về điều này như sau trong bộ Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam:
24/03/2015(Xem: 4864)
Tôi vẫn say mê với Phật Giáo Thái Lan từ những hình tượng lạ, bí ẩn trên các trang sách thiếu nhi – đúng ra, một phần là các hình khắc trên tường ở hai vách Chùa Xá Lợi (Sài Gòn). Đây là một ngôi chùa có ngọn tháp kiểu các chùa Bắc Tông Miền Trung, nơi tầng thứ nhì của tháp là thư viện, nơi đầy những kinh sách rất mực bí ẩn đối với bọn thiếu nhi chúng tôi lúc đó. Nhưng các vách tường chính điện là điêu khắc kiểu Phật Giáo Nam Tông, những hình tượng cổ cũng rất mực bí ẩn theo hướng chuyện cổ Jataka Tales.
22/03/2015(Xem: 7541)
Mirza Hussain mới 26 tuổi khi những kẻ chỉ huy khủng bố Taliban ấn vào tay ông khối thuốc nổ và bảo đem nó đặt vào các pho tượng Phật lớn nhất thế giới tại quê hương ông, tỉnh Bamiyan của Afghanistan. Các tượng cổ xưa được khắc sâu vào núi, từng là những pho tượng Phật cao nhất thế giới, đã bị phá hủy trong loạt hành động điên rồ của phiến quân Hồi giáo cực đoan năm 2001. Hành động đó đã tạo tiền lệ nguy hiểm cho những kẻ thuộc Nhà nước Hồi giáo tự xưng tiến hành những cuộc đập phá các di sản kiến trúc và tôn giáo thời gian gần đây.
03/03/2015(Xem: 8837)
Với mục tiêu giúp mọi người hướng đến đời sống tâm linh, tổ chức Dhammakaya đã thiết lập nhiều hoạt động nhằm tác động đến đời sống đạo đức tâm linh xã hội hiện đại, nâng cao phẩm giá của con người, hướng đến một nền hòa bình, hòa hợp cho thế giới mà mọi người chúng ta đang tìm cầu. Thời gian gần đây, hoạt động của Dhammakaya đã thu hút người mộ đạo từ Thái lan đến khắp nơi trên thế giới.Trung tâm luôn duy trì những hoạt động này, vì nó đã đem lại thiết thực cho con người tăng trưởng nhân tâm và phát triển xã hội.
10/02/2015(Xem: 6276)
Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới đã được thành lập 65 năm, Đại hội lần thứ 17 được tổ chức từ 16 đến 18 tháng 10 năm 2014 tại thành phố Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Nói đến lịch sử thành lập Hội, không thể không nhắc đến người đề xướng ý tưởng thành lập đầu tiên là Ngài Thái Hư Đại Sư và người đệ tử lớn của Ngài là Pháp Sư Pháp Phảng. Bài viết này trình bày công đức của Pháp Sư Pháp Phản trong việc thành lập Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới.
07/11/2014(Xem: 32220)
Nói "Chùa Khánh Anh sau 30 năm" có nghĩa là đã bắt đầu bước sang năm thứ 30+1... Thật vậy, chùa Khánh Anh bắt đầu sinh hoạt từ Lễ Phật Đản 1974, tức 1 năm trước biến cố lịch sử 30/4/1975. Tại sao lại không phải là sau ngày 30/4/75 như nhiều nơi khác, và nhiều chùa khác ở hải ngoại? Thưa quý vị và bà con cô bác, đó mới là có chuyện để kể lại. Và cái đoạn này có nhiều chuyện để kể lắm. Nghĩa là nguyên nhân do đâu, và từ bao giờ đưa đến việc thành lập chùa Khánh Anh trước năm 75 và sinh hoạt cho đến ngày hôm nay?
22/10/2014(Xem: 7677)
ÚC ĐẠI LỢI: Trung tâm Phật học Nam Thiên được xây lên từ khu đất hoang Wollongong, New South Wales – Tại một khu đất hoang được mua từ hội đồng địa phương với giá một đô la, một tòa nhà lấy cảm hứng từ hoa sen đã được xây dựng nên và một ngày nào đó nó có thể là hiện thân của trường đại học Phật giáo đầu tiên của Úc Đại Lợi. “Nó rất có tính biểu tượng – tòa nhà hoa sen vươn khỏi khu đất hoang này”, nhà toán học John Loxton, viện trưởng sáng lập viện Nam Thiên nói. Tọa lạc ở nam Wollongong, tòa nhà trong khuôn viên khu đại học vươn lên không gian với những phần bê tông uốn cong với kiểu dáng đẹp. Bên ngoài, các tấm chắn và ngói màu đất sét của tòa nhà hài hòa với ngôi chùa Nam Thiên có mái đất nung truyền thống nằm liền kề. Giáo sư Loxton nói rằng tất cả đã bắt đầu với các dịch vụ sau đại học về nghiên cứu Phật giáo ứng dụng, và học viện có kế hoạch xây dựng thêm nhiều khóa học hơn để đáp ứng về kinh doanh và cuộc sống chuyên nghiệp. (The Australian – October 15, 2014)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]