Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thư Cung Thỉnh chứng minh và tham dự Lễ Giới Thiệu Thanh Văn Tạng, Giai đoạn I, Phần I trong Đại Tạng Kinh Việt Nam tại California, Hoa Kỳ

19/03/202308:55(Xem: 4702)
Thư Cung Thỉnh chứng minh và tham dự Lễ Giới Thiệu Thanh Văn Tạng, Giai đoạn I, Phần I trong Đại Tạng Kinh Việt Nam tại California, Hoa Kỳ

dai tang kinh vn (5)


THƯ CUNG THỈNH
Chứng minh và tham dự Lễ Giới Thiệu Thanh Văn Tạng,
Giai đoạn I, Phần I trong Đại Tạng Kinh Việt Nam tại California, Hoa Kỳ


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch

Trong quá trình lịch sử 2,000 năm Phật giáo có mặt tại Việt Nam, Hán tự dưới thời Bắc thuộc đã trở thành chữ viết chính được sử dụng trong mọi sinh hoạt chính thống trên toàn quốc. Dù sau đó chữ Nôm đã được hình thành và phát triển ngót 1000 năm với mục đích thay thế chữ Hán, nhu cầu về việc phiên dịch Kinh, Luật, Luận từ chữ Hán sang chữ Việt đã không phải là vấn đề cần thiết và cấp bách.

Tuy nhiên, trong khoảng 100 năm trở lại đây, từ khi chữ Việt được hình thành theo ký tự La Tinh trở thành ngôn ngữ chính trong mọi sinh hoạt của dân tộc Việt Nam thì nhu cầu phiên dịch Kinh, Luật, Luận từ chữ Hán sang chữ Việt ngày càng trở nên cần thiết trong công cuộc xiển dương Chánh Pháp. Nhu cầu đó dựa trên các thực tế là, số người đọc và hiểu được chữ Hán ngày càng ít ỏi, và hơn nữa, Giáo Pháp của Đức Phật ngày càng bị diễn giải lệch lạc trong cộng đồng Phật Giáo Việt Nam.

Chính vì vậy, vào tháng 10 năm 1973, Viện Tăng Thống GHPGVNTN đã thành lập Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng gồm 18 vị cao Tăng thạc đức để tiến hành công tác dịch thuật Tam Tạng Kinh Điển sang tiếng Việt. Tiếc thay, biến cố ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã làm đảo lộn mọi sinh hoạt của GHPGVNTN, nên công cuộc phiên dịch của Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng đã bị gián đoạn. May thay, trong số 18 vị Pháp sư của Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng vẫn còn lại 2 vị, nhưng một vị đang trong tình trạng bất hoạt, nên chỉ còn lại một mình Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ. Để thừa tiếp sự nghiệp phiên dịch Tam Tạng Kinh Điển của Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng năm 1973, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ đã vận động chư tôn đức Tăng, Ni và Cư sĩ trong và ngoài nước thành lập Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời vào đầu tháng 12 năm 2021.

Với uy đức lãnh đạo của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ và sự cố vấn của Giáo Sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát, Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời trong một năm qua, đã hoàn thành được phần lớn Kinh, Luật và Luận thuộc Thanh Văn Tạng trong Đại Tạng Kinh Việt Nam. Hiện nay, công việc in ấn đã hoàn tất được 24 bộ Kinh, Luật, Luận và 5 tập Tổng lục thuộc Thanh Văn Tạng, Giai đoạn I, Phần I của Công trình.

Điểm đặc biệt và cũng là khác biệt của Bộ Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời thực hiện ở chỗ: đây là Bộ Đại Tạng Kinh Việt Nam được dịch từ bản Hán của Bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh của Nhật Bản, nhưng có phần đối chiếu, tra cứu, chú thích chi tiết và đầy đủ với các bản dịch tiếng Phạn, Pali, Tây Tạng, v.v… Vì vậy, Bộ Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời phiên dịch lần này chứa đựng phẩm chất hàn lâm và có tầm vóc quốc tế.

Trước đây, một buổi Lễ Giới Thiệu Thành Tựu Sơ Bộ Công Trình Phiên Dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam cũng đã được tổ chức qua hệ thống Zoom vào ngày 17 tháng 7 năm 2022. Tuy vậy, để giới thiệu trực tiếp đến chư tôn đức Tăng, Ni và Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ bộ Thanh Văn Tạng trong Đại Tạng Kinh Việt Nam vừa được Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời hoàn tất việc in ấn, một buổi lễ ra mắt sẽ được tổ chức tại Cali, Hoa Kỳ, vào lúc 4 giờ chiều, Chủ Nhật, ngày 19 tháng 3 năm 2023. Vì khách mời chỉ giới hạn trong 50 vị (có thư mời riêng), phần còn lại, trân trọng kính mời quý vị hoan hỷ vào tham dự qua Zoom Meeting Online:

https://us06web.zoom.us/j/3854643890?pwd=emNwZ3pSalZGWUtKdHEyT0pYbUlmUT09

ZOOM:

Meeting ID: 385 464 3890

Passcode: 2023anlac


TORONTO (CANADA) / New York (USA): 7:00 PM, Chủ nhật, 19.3.2023

VIỆT NAM: 6:00 AM, Thứ Hai, 20.3.2023

ÂU CHÂU: 01:00 AM Thứ Hai, 20.3.2023

MELBOURNE (ÚC): 10:00 AM, Thứ Hai, 20.3.2023


le ra mat thanh van tang


Với tâm nguyện và hoài bão thiết tha đó, đại diện cho Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời, chúng con thành kính cung thỉnh chư tôn Thiền đức hoan hỷ quang lâm chứng minh và tham dự buổi Lễ Giới Thiệu Bộ Thanh Văn Tạng trong Đại Tạng Kinh Việt Nam được tổ chức tại địa điểm và ngày giờ nói trên.

Sự quang lâm chứng minh và tham dự của chư tôn Thiền Đức không những là niềm khích lệ lớn lao cho Ban Tổ Chức của chúng con, mà còn nói lên sự quan tâm đặc biệt của quý ngài đối với nhu cầu trọng đại của công việc phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam.

Nam Mô Chứng Minh Sư Bồ Tát Ma Ha Tát tác đại chứng minh.

Phật lịch 2566, California, ngày 1 tháng 1 năm 2023
TM. Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời
Phó Chánh Thư Ký HĐPDTTLT kiêm Trưởng Ban Tổ Chức
(Xem bản pdf có ấn ký)
Tỳ Kheo Thích Nguyên Siêu



***


Vài hình ảnh bộ Đại Tạng Kinh
 trong quá trình in ấn và hoàn tất


dai tang kinh vn (1)dai tang kinh vn (2)dai tang kinh vn (3)dai tang kinh vn (4)dai tang kinh vn (5)dai tang kinh vn (6)dai tang kinh vn (7)dai tang kinh vn (8)dai tang kinh vn (9)dai tang kinh vn (10)dai tang kinh vn (11)dai tang kinh vn (12)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/09/2021(Xem: 3668)
Đàn áp Stalin tại Mông Cổ (Их Хэлмэгдүүлэлт) đề cập đến một thời kỳ bạo lực và khủng bố chính trị ở Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ từ năm 1937 đến năm 1939. Stalin là vị chúa tể độc tài đã từng cai trị Liên bang Xô Viết bằng bàn tay sắt trong suốt 30 năm trời (1922-1953). Ông là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, là Đại nguyên soái, Tổng tư lệnh tối cao các Lực lượng vũ trang Liên Xô.
04/09/2021(Xem: 5041)
Những cuộc chiến tranh của Alexandros Đại đế là một loạt các cuộc chinh phục vũ lực của vua Macedonia Alexandros III ("Đại Đế"), đầu tiên chạm trán với nước Ba Tư hùng mạnh của vua Darius III, và sau đó chống nhau với các vị thủ lĩnh địa phương và các lãnh chúa xa tới tận phía Đông miền Punjab, Ấn Độ.
04/09/2021(Xem: 3049)
Khi các thành phố lớn của Afghanistan sụp đổ, hiện lực lượng nổi dậy của Taliban đã giám sát hàng chục nghìn hiện vật Phật giáo và di chỉ cổ.
04/09/2021(Xem: 2883)
Quan niệm về sự bình đẳng "Thượng đế tạo ra mọi người, đều là người tự do, không ai bị biến thành nô lệ cả", một nhóm thanh niên Phật tử từ một số cơ sở tự viện Phật giáo Indonesia, đã cùng nhau tham gia để hành động điều gì đó mang tính tích cực trong việc làm "tốt Đạo-đẹp Đời". Những thanh niên Phật tử này đến từ làng Tanjung, quận Pakis Aji, quận Jepaara.
04/09/2021(Xem: 3272)
Ở cấp độ thể chế hóa phương hướng thống nhất Phật giáo, Thiền sư Ashin Jinarakkhita, cha đẻ và truyền cảm hứng cho sự phục hưng Phật giáo Indonesia sau thời Độc lập Tổ quốc Indonesia, Ngài đã thành lập tổ chức Phật giáo tại gia cư sĩ và một cộng đồng Tăng già Phật giáo Indonesia.
02/09/2021(Xem: 3393)
Hàn Quốc Phật giáo đồng hành cùng dân tộc suốt chiều dài lịch sử hơn 1700 năm, trãi bao thăng trầm cùng sự thịnh suy của đất nước. Văn hóa Phật giáo đã tác động đến đời sống của người dân Hàn Quốc từ ngìn đời trong đó có văn hóa ẩm thực chay.
31/08/2021(Xem: 4482)
Trang thiết bị giáo dục trong học đường sẽ giúp ích cho việc giáo dục và cuộc sống của sinh viên Trường Nông nghiệp Công nghệ cao tại Tanzania, và đã đến tận nơi nhận quà khoảng 80 ngày, sau khi container hàng hóa rời khỏi Tổ đình Trung ương Thiền phái Tào Khê, Thủ đô Seoul vào tháng 6 vừa qua.
30/08/2021(Xem: 3628)
Trong cuộc khai quật, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra những pho tượng Phật và Tượng Bồ tát Tara (Laksmindra-Lokesvara) và nhiều pho tượng Phật lớn khác. Các nhà khảo cổ học thuộc Viện khảo cổ học Ấn Độ (ASI) đã phát hiện ra phế tích của một Tu viện Phật giáo được kiến tạo vào khoảng thế kỷ thứ 10 sau Tây lịch.
28/08/2021(Xem: 4527)
Tác phẩm "Crossing the Threshold of Hope" (Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng) của Giáo Hoàng John Paul II ấn hành năm 1994. Nguyên tác bằng tiếng Ý, tới bây giờ đã dịch sang 53 ngôn ngữ. Trong sách, Giáo Hoàng có một số nhận định sai lầm về Phật Giáo.
27/08/2021(Xem: 3303)
Sáng ngày 25 tháng 8 vừa qua, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chia sẻ pháp thoại về "Văn hóa Tây Tạng và Tiềm năng đóng góp cho Hòa bình, Tibetan Culture and its Potential to Contribute to Peace", tiếp theo là phần vấn đáp trực tuyến tại Tịnh thất của Ngài Dharamsala, HD, Ấn Độ, được tổ chức bởi nữ cư sĩ Tenzyn Zöchbauer, Giám đốc Điều hành Tổ chức Sáng kiến Tây Tạng Deutschland (TID) - Nhóm Hỗ trợ Tây Tạng lớn nhất tại Đức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]