Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chiêu sinh khoá Phạn ngữ sơ cấp trực tuyến tháng 10, 2022

13/07/202216:24(Xem: 2728)
Chiêu sinh khoá Phạn ngữ sơ cấp trực tuyến tháng 10, 2022

Phat thuyet phap-4
Chiêu sinh

khoá Phạn ngữ sơ cấp
trực tuyến tháng 10, 2022.
Deadline: 21.09.2022


 

Trách nhiệm tổ chức và hỗ trợ: Ban Bảo Trợ Hội Đồng Hoằng Pháp của GHPGVNTN qua chùa Viên Giác, Hannover, CHLB Đức.

Giáo thụ: Tiến sĩ Cổ Ấn-độ học Đỗ Quốc-Bảo, Đại học Heidelberg, viện Nam Á (và những trợ giảng).

Tài liệu học: Giáo Trình Phạn Văn của Thomas Lehmann và Đỗ Quốc-Bảo. Ngôn ngữ dạy học là tiếng Việt, nhưng vì đặc tính của Phạn ngữ, nhiều thuật ngữ tiếng Anh hoặc Hán cũng được dùng (xem thêm phần Điều kiện tham dự bên dưới). Sách hiện tại có thể được mua tại VN. Học viên hải ngoại có thể nhờ người thân đặt mua, hoặc tự in từ bản PDF được cung cấp sau.

Phương tiện: Học trực tuyến qua Zoom. Buổi giảng dạy sẽ được thu âm và học viên có thể hạ tải để nghe lại. 

Thời gian học: Bắt đầu tháng 10 năm 2022 (ngày chính xác sẽ được công bố sau) đến tháng 9. 2023. Mỗi tuần một lần hai tiết 2 × 45 = 90min. Mỗi nhóm học sẽ không có trên 10 học viên. Nếu số học viên vượt quá số tối đa này thì sẽ được phân làm 2, hoặc 3 nhóm.

Tốc độ và trình độ dạy/học: Theo Đại học châu Âu, đặc biệt là CHLB Đức (Đại học Heidelberg). Giáo trình sơ cấp bao gồm hai học kì (thu/đông A và xuân/hạ B) và học viên chỉ được nhận chứng chỉ sau khi học cả hai phần A và B và thi tổng kết có kết quả tốt, đạt tiêu chuẩn, và chỉ được tham dự khoá B khi đã thi đậu kì thi sau khoá A.

Học phí: Chương trình dạy/học Phạn ngữ này được thực hiện dưới sự tán trợ của Ban Bảo Trợ Hội Đồng Hoằng Pháp của GHPGVNTN qua chùa Viên Giác, Hannover, Đức quốc. Học phí là 2 × 500 = 1000 $, được đóng hai lần, lần thứ nhất sau 6–7 tuần học trắc nghiệm thuộc phần đầu và lần thứ hai sau khi thi giữa khoá, bắt đầu phần thứ hai của khoá học.

Chứng chỉ: Sau khi học và thi đỗ kì thi cuối khoá thì học viên sẽ nhận chứng chỉ đã học thành công khoá Phạn ngữ sơ cấp từ Ban Hoằng Pháp và Giáo thụ Đỗ Quốc-Bảo.

***

Theo kinh nghiệm thì giáo trình này rất khó cho đại đa số học viên Việt Nam vì những khái niệm ngôn ngữ Ấn-Âu cổ rất xa lạ. Tuy vậy, “rất khó” không đồng nghĩa với không thể học được, nhưng muốn học có kết quả tốt thì phải thật sự nỗ lực chuyên cần. Tuy chỉ lên lớp 90min mỗi tuần nhưng nếu làm hết những bài tập đi kèm và đọc/học những bài lí thuyết trước thật kĩ để hiểu đúng thì thời gian chuẩn bị cho 90min/tuần này có thể chiếm cả mấy ngày học trước đó.

Khung thời gian học dự định sẽ nằm giữa 16:00 và 21:00 giờ Việt Nam vào một (hoặc hai) ngày nhất định trong tuần cho mỗi nhóm học. Tuy nhiên, vì chưa rõ số người tham dự học cũng như tỉ lệ người học ở VN so với tỉ lệ người ở những nước khác nên khung thời gian này có thể được biến đổi.

Tóm tắt chương trình học.

Giáo trình này bao gồm 40 bài học với phần bài tập đi kèm có tiến độ tương đối đều đặn. Từ bài 1 đến bài 7 thì các câu văn tiếng Phạn còn được ghi dưới cả hai dạng, Devanāgarī và dạng phiên âm La-tinh. Kể từ bài 8 trở đi thì chỉ còn những câu văn chữ Devanāgarī cho nên sinh viên phải nhanh chóng làm quen với chữ viết này và các dạng liên tự để không bị sốc khi bước sang bài 8. Việc tối kị là không đọc thẳng chữ Devanāgarī mà lại kí âm La-tinh trước khi đọc dịch, vì việc này rất tốn thời gian và làm giảm tốc độ học và hiểu bài sau này. Sau một học kì thì có một bài kiểm và cuối khoá học sẽ có một kì thi kết thúc tổng quát.

Trong các Đại học châu Âu, khoá Phạn văn sơ cấp được dạy trong hai học kì, đông và hè, tổng cộng chỉ khoảng 9 tháng, trong khi khoá Phạn văn dạy bằng tiếng Việt này được dạy trong trọn một năm. 3 tháng thời gian có thêm này sẽ được dùng để làm hết tất cả những bài tập có trong giáo trình (sinh viên Đức chỉ làm khoảng 2/3 bài tập) và trau dồi thật kĩ ngữ pháp và cú pháp. Tất cả những bài tập đều phải được dịch qua và kiểm soát từng câu một. Mục lục của Giáo trình Phạn văn có thể được xem qua theo liên kết này:

https://www.facebook.com/baotichratnakarah/posts/167148162122468 hoặc có được qua điện thư (địa chỉ điện thư bên dưới) theo yêu cầu.

Điều kiện tham dự khoá học.

  1. Cử nhân hoặc đang trong chương trình cử nhân Đại học. Tuy nhiên, một giới hạn phải được nhắc ở đây là khoá Phạn văn sơ cấp này sẽ đòi hỏi rất nhiều thời gian học. Việc học khoá sơ cấp này song song với khoá Phật học cao cấp hoặc một chương thạc sĩ hoặc tiến sĩ khác có lẽ không thành công.
  2. Nên nắm vững một trong ba sinh ngữ Anh, Pháp hoặc Đức, tối thiểu là có khả năng đọc trôi chảy những chuyên luận về Phạn ngữ và sử dụng những bộ từ điển Phạn-Anh, Phạn-Đức hoặc Phạn-Pháp. Nếu chưa nắm vững nhưng vẫn tha thiết tham dự thì song song với khoá học, học viên nên/phải trau dồi kiến thức của một trong ba ngôn ngữ được đề cập trên.
  3. Trình độ Việt ngữ: Biết chút ít Hán văn trong ý nghĩa hiểu rõ những từ xuất phát từ Hán ngữ và đã trở thành Hán-Việt là một điều thuận lợi vì cách dùng thuật ngữ ngôn ngữ học trong những tài liệu dạy đa phần y cứ vào thuật ngữ Hán-Việt. Nếu chưa có khả năng như vậy thì nên trau dồi thêm trong khi học khoá Phạn ngữ này.
  4. Vì bản chất phức tạp, khó và xa lạ của Phạn ngữ nên người học phải tập trung cao độ và siêng năng học tập. Nên tính với thời gian ít nhất là từ hai đến ba ngày ròng rã trong tuần để học Phạn văn mới có kết quả. Sau khoảng 10 (/40) bài học thì mới có thể có chút quen thuộc với ngôn ngữ này và cách học nó. Học viên nên đặc biệt lưu ý đến điều này trước khi ghi danh học.
  5. Sau khi ghi danh thì tất cả những học viên, tu sĩ cũng như cư sĩ, sẽ được tham dự khoá học trắc nghiệm trong 6–7 tuần đầu. Hai bài đầu nói về ngữ âm học và hệ thống động từ và danh từ tiếng Phạn sẽ được Dr. Đỗ Quốc-Bảo dạy, bài 3–6 sẽ được trợ giảng đảm nhận và các vị này sẽ trắc nghiệm học lực của các học viên. Sau thời gian trắc nghiệm, ban tổ chức sẽ chọn người học và thu học phí bán phần đầu. Như kinh nghiệm từ khoá học vừa qua cho thấy thì sau đúng khoảng thời gian nêu trên thì học viên cũng tự biết được là có khả năng theo đuổi sự nghiệp Phạn ngữ hay không. Kể từ bài 7 trở đi Dr. Đỗ Quốc-Bảo sẽ đảm nhận việc dạy cho đến cuối khoá sơ cấp.
  6. Tu sĩ có năng khiếu và khả năng học lâu dài để sau này góp phần vào công trình phiên dịch Đại tạng kinh Phạn-Việt có thể làm đơn xin hỗ trợ học phí (cách làm sẽ được thông báo sau thời gian trắc nghiệm). Cư sĩ nhìn chung không được hưởng chế độ này, nhưng những ai đặc biệt có tài năng và phát nguyện hỗ trợ công trình làm Phạn-Việt Đại Từ Điển và phiên dịch sau này thì sẽ được xem xét lại. Trong thời gian học thử nghiệm, tất cả học viên nên cho thấy năng khiếu và nhiệt tâm của mình để ban tổ chức dễ phán đoán.
  7. Số lượng người học thử nghiệm — sau khi thông qua những thủ tục duyệt hồ sơ thường lệ — không hạn chế, nhưng kể từ bài 7 trong khoá học này, ban tổ chức chỉ chọn 20 học viên được học chính thức trong hai lớp.
  8. Thời gian học chính xác sẽ tuỳ thuộc vào tỉ lệ học viên ở tại Việt Nam và hải ngoại, nhưng sẽ nằm trong một trong ba ngày từ thứ Hai đến thứ Tư mỗi tuần.
  9. Sau khi liên lạc ghi danh qua điện thư: [email protected] thì những thủ tục cần thiết tiếp theo sẽ được cho biết.

      Nay kính thông báo,
     GS Trí Việt Đỗ Quốc Báo

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/08/2021(Xem: 3080)
"Thiền sư Giác Hiền, vị cao tăng hùng vĩ trên thế gian, như một đóa hoa sen mãi tỏa ngát hương, người thong dong tự tại trong trần thế. Biết bao nhiêu mảnh đời bất hạnh trong vòng tay hào phóng của Ngài, hàng vạn người cao tuổi được an lạc hạnh phúc, biết bao trẻ em được vui chơi giải trí lành mạnh và những kẻ thiệt thòi được niềm an vui. Ngài tiên phong trong phúc lợi xã hội, tuyên truyền Chính pháp Phật đà và là người tạo nền tảng cho hạnh phúc. Mặc dù hình bóng của Ngài không còn trụ thế, nhưng nhịp tim, hơi thở của Ngài mãi với núi sông Hàn Quốc và những mảnh đời bất hạnh".
13/08/2021(Xem: 4365)
Viện Nghiên cứu Phật học (IBS), tọa lạc tại Berkeley, California, Hoa Kỳ, họ đã thông báo việc gia nhập Liên minh hậu Đại học Thần học (GTU), cũng ở Berkeley, California. Động thái này sẽ đưa IBS trở thành thành viên thứ 9 của tập đoàn GTU sau 36 năm, là chi nhánh của GTU.
13/08/2021(Xem: 4371)
Hệ thống Cách mạng Nga đã bắt đầu từ trước đó "Cuộc Cách mạng tháng Hai" năm 1917. Chế độ Quân chủ bị lật đổ và Chính phủ Tư sản Lâm thời Nga được thành lập sau khi Nikolas Đệ nhị, Sa hoàng và Đấng cai trị chuyên chính của toàn nước Nga đã thoái vị vào ngày vào ngày 2 tháng 3 (15 tháng 3, lịch mới) năm 1917.
12/08/2021(Xem: 2922)
Moscow, Nga - Các bạn có biết rằng có hai (2) cái gọi là chủ thể Liên bang của Nga, nơi có phần lớn dân số theo đạo Phật? Đó là những nước nào?
11/08/2021(Xem: 4545)
ANGKOK (AP) - Với số ca tử vong do đại dịch virus corona đang gia tăng ở quốc gia Phật giáo Myanmar, ngày càng thêm nhiều người dân và các nhà hoạt động nhân quyền cáo buộc rằng, Chính quyền quân sự Myanmar, đã nắm quyền kiểm soát vào tháng 2 vừa qua, đang sử dụng đại dịch Civid-19 để củng cố quyền lực, và đè bẹp phe đối lập.
11/08/2021(Xem: 2970)
Tiến sĩ Marc Lieberman (7.8.1949-2.8.2021), một bác sĩ nhãn khoa và tự xưng mình là "Phật tử Do Thái", người đi tiên phong trong đối thoại Do Thái giáo-Phật giáo, khi ông điều trị bệnh nhãn áp, đã tổ chức một cuộc đối thoại giữa các học giả Do Thái và Đức Đạt Lai Lạt Ma. và người sau này đã mang thị giác trở lại cho hàng nghìn người Tây Tạng bị đục thủy tinh thể.
10/08/2021(Xem: 2872)
Hiệp hội Tỳ kheo Ni Thiền phái Tào Khê (do Tỳ kheo Ni Bổn Giác '본각 스님' làm Trưởng đoàn, và Tổ chức Hợp tác Phát triển Quốc tế Lotus World Phật giáo Hàn Quốc, do Hòa thượng Tính Quán '성관 스님' làm Trưởng đoàn, đang tiến hành hỗ trợ khẩn cấp lần 2 cho các quốc gia Phật giáo Đông Nam Á, những nơi đang gặp nhiều khó khăn bởi đại dịch Covid-19.
09/08/2021(Xem: 2912)
Wales, Vương quốc Anh – Thiền định Phật giáo nhằm mục đích giúp giảm căng thẳng, và thanh tịnh hóa ý nghĩ, lời nói và hành động (tam nghiệp) sẵn sàng dành cho tất cả 200.000 Cảnh sát Vương quốc Anh và xứ Wales tu tập.
09/08/2021(Xem: 3065)
Lời Kêu gọi về Cải cách Giáo dục của Hoàng gia (Royal Kasho), vì một Vương quốc Phật giáo Bhutan trong tương lai, nhân Kỷ niệm 113 năm Quốc khánh Vương quốc Bhutan (17.12.1907/17.12.2020).
09/08/2021(Xem: 2662)
Các trung tâm thiền định và các cơ sở tự viện Phật giáo khắp các quốc gia trên thế giới, đều bị ảnh hưởng đại dịch Covid-19, và đóng cửa để thực thi giãn cách xã hội. Nhưng các vị giảng sư Phật học, các vị Thiền sư đang đưa ra các giáo lý từ xa của họ, để nhắc nhở cộng đồng xã hội Phật giáo về các yếu tố chính của việc thực hành.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]