Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chủ nghĩa Vô thần và sự Sùng kính trong đạo Phật

11/04/202211:21(Xem: 2755)
Chủ nghĩa Vô thần và sự Sùng kính trong đạo Phật

Tác giả Barbara O'Brien

Chủ nghĩa Vô thần và sự Sùng kính trong đạo Phật

(Atheism and Devotion in Buddhism)

 

Nếu thuyết vô thần là sự vắng mặt của niềm tin vào sự tồn tại của Thượng đế hoặc các vị Thần linh, thực sự vậy thì Phật tử là những người vô thần.

 

Đạo Phật không phải là tin hay không tin vào Thượng đế hay Thần linh. Đức Phật lịch sử đã dạy rằng, tin vào Thượng đế hay Thần linh không hữu ích đối với những người đang trên hành trình thực nghiệm đạo quả giác ngộ. Nói cách khác, Thiên Chúa hay Thần linh không cần thiết trong đạo Phật, vì đây là một đạo Phật thực tế và triết học, nhấn mạnh kết quả thực nghiệm hơn là niềm tin vào tín ngưỡng bởi Thiên Chúa hay Thần linh. Vì lý do này, đạo Phật được gọi một cách chính xác hơn là "thuyết phi hữu thần" (Nontheism, 非有神論) hơn là "thuyết vô thần" (Atheistic, 無神論).

 

Đức Phật chưa bao giờ cho rằng Ngài là thần linh hay Thượng đế, hoặc hơn thế nữa. Ngài chưa bao giờ bảo Ngài có quyền năng ban phúc cho những ai kính tin Ngài, sùng bái Ngài, và giáng tai họa đến những ai không kính tin, không sùng bái Ngài. Đức Phật cho biết Ngài chỉ là người tìm ra chân lý và dẫn đường cho chúng sinh đến với chân lý đó; Ngài là người đã thoát khổ và chỉ cho chúng sinh biết phương pháp thoát khổ đó. Có thấy được chân lý hay không, có thoát khổ hay không, tất cả hoàn toàn tùy thuộc vào sự nỗ lực của mỗi cá nhân.

 

Tuy nhiên, trên khắp châu Á, người ta thường thấy những người chắp tay búp sen thành tâm khấn vái, cầu nguyện với Đức Phật hay với nhiều nhân vật thần thoại rõ ràng đã phổ biến bởi các biểu tượng trong Phật giáo. Những người hành hương đổ xô đến các bảo tháp, nơi tôn trí thờ Xá lợi của Đức Phật. Một số trường phái Phật giáo rất sùng kính. Ngay cả trong các hệ phi giáo phái, chẳng hạn như Phật giáo Theravada hay Thiền tông, vẫn có những nghi lễ bao gồm chắp tay búp sen cúi đầu lễ lạy và cúng dường tứ sự, hương, hoa, đăng quả phẩm trên bàn thờ Phật.

 

Triết học hay Tôn giáo?

 

Một số người ở phương Tây bác bỏ những khía cạnh tôn sùng và tín ngưỡng này của Phật giáo như là những biến chất của Phật giáo Nguyên thủy. Ví dụ, Cư sĩ Sam Harris, một triết gia, khoa học thần kinh và phê bình tôn giáo, tác giả và người dẫn chương trình podcast người Mỹ, tự nhận mình là người vô thần, người đã bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với đạo Phật và đã nhận định rằng đạo Phật nên kiểm tra lại sự hiểu biết và tôn sùng của Phật tử. Cư sĩ Sam Harris viết rằng đạo Phật sẽ hoàn hảo hơn rất nhiều nếu có thể thanh lọc hoàn toàn "những thái độ sai lầm bởi những bóng đêm tà kiển mê tín" của yếu tố Tôn giáo.

 

Tôi đã giải quyết sự thắc mắc liệu Phật giáo là một triết học hay một tôn giáo nào khác, lập luận rằng đạo Phật vừa là triết học vừa là tôn giáo, và toàn bộ lập luận "triết học so với tôn giáo" là không cần thiết. Nhưng còn "những thái độ sai lầm bởi những bóng đêm tà kiển mê tín" của yếu tố Tôn giáo mà Cư sĩ Sam Harris đã đề cập đến thì sao? Đây có phải là những điều hiểu sai lời dạy của Đức Phật chăng? Hiểu được sự khác biệt đòi hỏi phải nhìn thẩm thấu bề mặt của việc giảng dạy và thực hành đạo Phật.

 

Không tin vào tín ngưỡng

 

Đây không phải là tin tưởng vào các vị Thượng đế hay vị thần linh có quyền ban phúc giáng họa đối với chúng sinh không liên quan đến đạo Phật. Tín ngưỡng dưới bất kỳ hình thức nào đều đóng một vai trò khác trong đạo Phật so với nhiều tôn giáo khác.

 

Đạo Phật là một con đường dẫn đến "Thức tỉnh," hay trở nên Giác ngộ, đến một thực tạo mà hầu hết chúng ta không nhận thức được một cách có ý thức. Hầu hết trong các trường phái Phật giáo, người ta hiểu rằng cảnh giới Giác ngộ và Niết bàn không thể được khái niệm hóa hay giải thích bởi ngôn ngữ. Chúng phải được thực nghiệm, thực chứng sâu sắc để tự ngộ ra. Chỉ "tin vào" cảnh giới giác ngộ và niết bàn là vô nghĩa.

 

Trong đạo Phật, tất cả các học thuyết chỉ có giá trị tạm thời và được đánh giá bởi sự huyền xảo của chúng. Từ tiếng Phạn cho điều này là upāya hoặc "phương tiện thiện xảo". Bất kỳ giáo lý hoặc thực hành nào đưa đến chứng ngộ Niết bàn đều là "phương tiện thiện xảo" (upāya). Liệu học thuyết có thực tế hay không đều không phải là vấn đề.

 

Vai trò của sự Tận tâm

 

Không có tín ngưỡng, không có thần thánh, Phật giáo khuyến khích lòng sùng mộ. Làm thế nào để có thể được?

 

Đức Phật dạy rằng rào cản lớn nhất đối với sự nhận thức là quan niệm rằng "Tôi" là một thực thể vĩnh viễn, toàn vẹn, tự chủ. Chính bằng cách quán chiếu thẩm thấu vào vọng tưởng của bản ngã mà bừng tỉnh nhận thức. Sự tận tâm là một hướng đi để phá vỡ các ràng buộc của bản ngã.

 

Vì lý do này, Đức Phật dạy các đệ tử của mình phải trau dồi những thói quen tâm thành kính và tôn kính. Như vậy, lòng sùng kính không phải là một sự "băng hoại" của Phật giáo, mà là một biểu hiện của nó. Tất nhiên sự tận tâm cần có một đối tượng. Người Phật tử cống hiến cho điều gì? Đây là một câu hỏi có thể được làm sáng tỏ và được trả lời theo những cách khác nhau vào những thời điểm khác nhau khi sự hiểu biết của một người về giáo lý ngày càng sâu sắc.

 

Nếu Đức Phật không phải là một vị thần linh, tại sao lại kính lễ lạy hình tượng Phật? Người ta có thể cúi đầu chỉ để bày tỏ lòng biết ơn đối với cuộc đời, sự thực hành chân lý và hoằng dương giáo pháp hóa độ chúng sinh của Đức Phật. Nhưng hình tượng Phật cũng đại diện cho chính sự giác ngộ và bản chất chân thật vô điều kiện của vạn vật.

Tại các cơ sở tự viện, nơi lần đầu tiên tôi học Phật, các nhà sư thích chỉ tượng Phật trên bàn thờ và nói, "Bạn đang trên đó. Khi bạn cúi đầu, bạn đang cúi đầu lễ bái chính mình." Ý họ là gì? Bạn hiểu như thế nào? Bạn là ai? Bạn tìm thấy cái tôi ở đâu? Thực hiện với những câu thắc mắc đó không phải là một sự băng hoại của Phật giáo; đó là đạo Phật. Để thảo luận thêm về loại sùng kính này, hãy tham khảo bài tiểu luận "Sự sùng kính trong Phật giáo" của Nyanaponika Thera.

 

Tất cả các sinh vật thần thoại lớn và nhỏ

 

Nhiều sinh vật và sinh vật thần thoại cư trú trong nghệ thuật và văn học Phật giáo Đại thừa thường được gọi là "Thần" hoặc "Trời". Nhưng, một lần nữa, chỉ tin vào họ không phải là vấn đề. Hầu hết thời gian, người phương Tây nghĩ về các vị thần, trời và Bồ tát được biểu tượng hóa là những nguyên mẫu hơn là những sinh vật siêu nhiên. Ví dụ, một Phật tử có thể khơi dậy từ bi tâm của Bồ tát  của vị Bồ tát để trở nên Từ bi hơn.

 

Các Phật tử có tin rằng những sinh vật này tồn tại không? Chắc chắn, trên thực tế Phật giáo có nhiều vấn đề giống như "nghĩa đen và ngụ ngôn" mà người ta thấy ở các tôn giáo khác. Nhưng bản chất của sự tồn tại là điều mà Phật giáo nhìn nhận một cách sâu sắc và theo một cách khác với cách mà mọi người thường hiểu về "sự tồn tại".

 

Tồn tại hay không tồn tại?

 

Thông thường, khi chúng ta hỏi liệu điều gì đó có tồn tại hay không, chúng ta sẽ hỏi liệu nó có phải là "thật" hay không, trái ngược với việc chỉ là tưởng tượng. Nhưng Phật giáo bắt đầu với tiền đề rằng, cách chúng ta hiểu thế giới hiện tượng là ảo tưởng bắt đầu là nhận ra với Nhiệm vụ hoặc nhận thức, ảo tưởng như chính chúng là ảo tưởng.

 

Vậy "thực" là gì? "Ảo mộng" là gì? Cái gì "tồn tại?" Các thư viện đã chứa đầy các câu trả lời cho những câu thắc mắc này.

 

Đại thừa Phật giáo ảnh hưởng các quốc gia Trung Quốc, Tây Tạng, Nepal, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam, tất cả  các hiện tượng đều không tồn tại nội tại. Một trường phái triết học Phật giáo, Madhyamika, nói rằng các hiện tượng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với các hiện tượng khác. Một vị khác, được gọi là Yogachara, dạy rằng mọi thứ chỉ tồn tại như những quá trình nhận biết và không có thực tại nội tại.

 

Trong đạo Phật, mgười ta có thể nói rằng câu hỏi lớn nhất không phải là liệu các vị thần có tồn tại hay không, mà là bản chất của sự tồn tại là gì? Và thế nào là cái Tôi?

 

Thời Trung cổ một số nhà thần bí Thiên Chúa giáo, chẳng hạn như tác giả ẩn danh của The Cloud of Unknowing, lập luận rằng không chính xác khi nói rằng Đức Chúa tồn tại bởi vì sự tồn tại chỉ mang một hình thức cụ thể trong một không gian thời gian. Bởi vì Thượng đế không có hình thức cụ thể và ở ngoài thời gian, do đó, không thể nói Thượng đế tồn tại. Tuy nhiên, có Đức Chúa. Đây là một lập luận mà nhiều Phật tử vô thần trong chúng ta có thể đánh giá cao.

 

Nữ cư sĩ Barbara O'Brien là tác giả viết cho blog Mahablog. Bà viết blog Diễn văn chính trị nước Mỹ, trong quốc gia kỹ thuật số thảo luận những thay đổi mà viết bolog đã tạo ra trong văn hóa chính trị của Hoa Kỳ và cuộc Tư duy phản biện "A đúng, B sai". Bà là một người ủng hộ việc viết blog như một phương tiện cho quyền lực công khai trên cách phương tiện truyền thông, cũng như phản đối Chiến tranh Iraq.

 

Nữ cư sĩ Barbara O'Brien có học vị Cử nhân Báo chí từ Đại học Missouri ở Columbia, Missouri, Hoa Kỳ. Bà đã viết và biên tập chủ đề Phật giáo tại About.com. Chẳng những bà là một nhà báo mà còn là một Thiền giả hiện đang sống ở khu vực thành phố New York, Hoa Kỳ.

 

Năm 1988, bà bắt đầu chính thức nghiên cứu Phật học, khi bà đã trở thành một thiền sinh tại Tu viện Zen Mountain ở Mount Tremper, N. Kể từ đó, trong những năm tiếp theo, bà tích tham gia giao lưu với các Phật tử từ các truyền thống khác và học hỏi về nhiều Phật giáo. Mặc dù hầu hết công việc của bà là một nhà văn, tập trung vào chính trị Mỹ, bà đã viết nhiều đề tài về tôn giáo ở Mỹ và tác động của nó đến chính trị và văn hóa nào trên blog các nhân của bà The Mahablog.

 

Bà xuất thân từ gia đình chính thống Cơ đốc giáo, sau khi nghiên cứu triết học giáo và so sánh, bà nhận thức rằng giáo lý Kitô giáo không thỏa mãn tri thức bà và bà đã quyết định cải đạo chuyển sang Phật giáo và đã trở thành môn đồ của Thiền tông Phật giáo vào cuối thập niên 1980. Kể từ đó, bà đã kết hợp việc tu tập thiền định và khảo cứu về lịch sử truyền thống Phật giáo , thông qua việc học tập, thậm chí qua nhiều lần gặp gỡ và thảo luận với các Phật tử khác, bà đã cảm nhận sâu sắc và tôn trọng sự tinh tế trong việc thực hành và giáo lý đạo Phật.

 

Tác giả Barbara O'Brien

Biên dịch Thích Vân Phong

(Nguồn: Learn Religions)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/12/2021(Xem: 2951)
Nhị vị tịnh đức giáo phẩm Tăng già Phật giáo Campuchia và Cư sĩ Chhit Sokhon, Bộ trưởng Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Vương quốc Campuchia Him Chhem - Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia, đã ra văn bản chỉ thị cho Thượng tọa Poeuy Mette, người có liên quan đến việc tranh chấp với tài phiệt trùm đại phú thương Seang Chanheng về một ngôi chùa Phật giáo Khmer tại Nhật Bản, giao quyền quản lý cho giáo phái Mohanikaya.
19/12/2021(Xem: 3099)
Vào ngày 13 tháng 12 vừa qua, tại tầng 4 Kỷ niệm quán Văn hóa Lịch sử Phật giáo Hàn Quốc, Trụ sở Trung ương Thiền phái Tào Khê, Seoul, sau khi bỏ phiếu bầu dân chủ, khi đã đắc cử, được sự tôn kính của Tăng đoàn Thiền phái Tào Khê, Thiền sư Trung Phong Tính Ba được Tấn phong ngôi Pháp vị Đại Tông sư (법계 대종사, 法階大宗師) đời thứ 15 Thiền phái Tào Khê. Sau đó, vào lúc 15 giờ chiều cùng ngày, tại Đại hùng Bảo điển Tổ đình Tào Khê Tự, Seoul cử hành nghi thức Cáo Phật, dâng hương Ngũ phần, dâng trà thiền, dâng hoa Bồ tát Vạn hạnh cúng dường Tam bảo.
19/12/2021(Xem: 3679)
Tân Hoa xã, Tây An ngày 10 tháng 12 vừa qua, (ký giả Dương Nhất Miêu, Lý Nhất Bác) phóng viên từ Viện Nghiên cứu Khảo cổ học tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc cho biết, tại thành phố Hàm Dương, tỉnh Thiểm Tây các nhà khảo cổ đã khai quật mộ địa của một gia tộc thời Đông Hán, đã được khai quật có ý nghĩa quan trọng bởi giá trị nghiên cứu, phát hiện tượng Phật bằng vàng và đồng thời Đông Hán.
15/12/2021(Xem: 4432)
Cư sĩ Kim Chung Khuê (김종규, 金鐘奎), Cục trưởng Cục Di sản văn hóa quốc gia Hàn Quốc chia sẻ rằng: "Những cơ sở tự viện và bảo tàng Phật giáo sẽ là những kháng thể mạnh mẽ để giúp chiến thắng bệnh tâm thần".
15/12/2021(Xem: 3971)
Tôi bắt đầu vào Đại học để học Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo, trên đường theo học các lớp giáo lý sau này. Tại Đại học Ohio Hoa Kỳ, tôi tham gia lớp học về các tôn giáo thế giới từ tác giả, triết gia nổi tiếng, giáo sư triết học thâm niên tại Đại học Bang Ohio, Giáo sư Troy Organ, một Cơ Đốc nhân thực hành, người tự hào về việc giảng dạy mỗi tôn giáo từ quan điểm của một người tín ngưỡng.
15/12/2021(Xem: 3053)
Ngày 2 tháng 12 vừa qua, nhân dịp lễ Kỷ niệm 17 năm Ngày thành lập Thư viện LBU và Đại học Phật giáo Lumbini (LBU), Tổng thống Nepal Bidya Devi Bhandari đã thúc giục nhà nước Cộng hoà Dân chủ Liên bang Nepal đưa Triết học và Giáo lý đạo Phật vào sách Giáo khoa Giáo dục Công dân, vào chương trình giảng dạy từ cấp phổ thông đến Đại học.
14/12/2021(Xem: 3966)
Dongguk University (동국대학교, 東國大學校) là ngôi trường Đại học Phật giáo uy tín duy nhất lại Hàn Quốc, được thành lập vào ngày 8 tháng 5 năm 1906 bởi chư tôn đức Tăng già Thiền phái Tào Khê sáng lập. Trải qua hơn một thế kỷ hoạt động, Trường Đại học Dongguk Phật giáo Hàn Quốc đã cung cấp hơn 300.000 nhân tài trong nhiều lĩnh vực như tôn giáo, kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục. . . cho sự phát triển của Hàn Quốc.
14/12/2021(Xem: 5802)
Tiến sĩ Sneha Rooh, một nhà nghiên cứu y khoa, bác sĩ chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân đến từ Hyderabad, một thành phố ở phía nam Ấn Độ. Cô đã và đang phát triển một chương trình chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân, hướng dẫn các vị tu sĩ Phật giáo cách chăm sóc người bệnh nhân đang hấp hối, cận tử nghiệp và bệnh nan y.
12/12/2021(Xem: 2691)
Vào giữa tháng 11 vừa qua, chi Hội Thánh Society of St.Vicent de Paul (SSVP), một tổ chức tự nguyện quốc tế trong Giáo Hội Công Giáo đã đề nghị với Hiệp hội Quốc tế Phật Quang Sơn Johannesburg tán trợ cho Giáo hội địa phương để tặng quà cho 66 hộ nghèo ở Diepsloot, một thị trấn đông dân cư ở Gauteng, Nam Phi.
10/12/2021(Xem: 3805)
BBC News đã vinh danh nhà hoạt động xã hội Phật giáo, nữ Cư sĩ Phật tử Manjula Pradeep, một nhà hoạt động Nhân quyền, hoạt động vì quyền của các cộng đồng bị thiệt thòi nói riêng là người Dalits và Phụ nữ trong gần ba thập kỷ ở Ấn Độ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]