Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hàng loạt vụ Tra tấn và Giết hại Các nhà Hoạt động vì Thổ dân Jumma

06/04/202216:15(Xem: 2632)
Hàng loạt vụ Tra tấn và Giết hại Các nhà Hoạt động vì Thổ dân Jumma

Hàng loạt vụ Tra tấn và Giết hại Các nhà Hoạt động vì Thổ dân Jumma

(방글라데시 줌머족 활동가 고문·살해사건 잇따라)

 


Tổ chức Đoàn kết Nhân dân Jumma của Hàn Quốc đã tổ chức một cuộc biểu tình chống lại các hành vi vi phạm nhân quyền gần
 Tổ chức Đoàn kết Nhân dân Jumma của Hàn Quốc đã tổ chức một cuộc biểu tình chống lại các hành vi vi phạm nhân quyền gần Đại sứ quán Bangladesh ở Seoul. Sự kiện diễn ra ngày 31/03/2022

 

Giết người, bạo lực tình dục, tra tấn, đàn áp và tước đoạt đất đai tiếp tục diễn ra ở vùng đồi Chittagong, hơn 20 năm sau khi thỏa thuận hòa bình lịch sử giữa Chính phủ và Thổ dân Jumma được ký kết. Chính quyền vùng đồi Chittagong vẫn tiếp tục để những tệ nạn này tiếp diễn.

 

Các tổ chức nhân quyền, phúc lợi xã hội trong và ngoài nước đã yêu cầu "điều tra công bằng, nhanh chóng và bồi thường cho các nạn nhân" về tội ác đàn áp, bức hại tu sĩ Phật giáo.

 

Khi tội ác đàn áp, cưỡng bức Thổ dân Jumma và Phật tử Jumma ở Bangladesh, nơi đạo Hồi tôn giáo chính thức, tiếp tục, các nhóm Thổ dân Jumma địa phương và hải ngoại đang phẫn nộ lên tiếng chỉ trích, tiếp tục yêu cầu một cuộc điều tra minh bạch, tìm hiểu sự thật và trừng phạt những người chịu trách nhiệm.

 

Truyền thông nước ngoài 'khảo sát chương trình Hill Voice' vào ngày 21 tháng 03 và qua, tổ chức International Chittagong Hill Tracts Commission (CHTC) liên quan đến vụ tra tấn và cái chết của nhà hoạt động chính trị Nabayan Chakma Milon bị quân đội của Bangladesh giam giữ.

 

Theo Hill Voice, những binh sĩ từ khu vực Dighinala đã buộc Nabayan Chakma Milon, một nhà hoạt động Mặt trận Dân chủ Nhân dân Thống nhất (UPDF) địa phương, người đang được điều trị tại làng Baganpara vào lúc 3 giờ 30 phút sáng ngày 15 tháng 03 vừa qua. Ông đã trút hơi thở tử vong khoảng 09 giờ sáng cùng ngày, sau khi bị binh lính tra tấn.

 

Về vấn đề này, CHTC, một tổ chức tư nhân đòi hỏi niềm tin và quyền tự chủ của Thổ dân Jumma, đã mạnh mẽ yêu cầu tiết lộ lý do buộc phải giam giữ và toàn bộ quá trình dẫn đến cái chết thương tâm của nhà hoạt động này. Các đồng chủ tịch CHTC Sultana Kamal, Elsa Stamatopaulo và Mirna Cunningham Kane cho biết: "Chúng tôi vô cùng phẫn nộ trước cái chết của Nabayan Chakma Milon, nhà hoạt động chính trị địa phương đã bị quân đội Diginnala giam giữ. Chúng tôi kêu gọi trừng phạt những người chịu trách nhiệm và bồi thường cho những người đã khuất."

 

Tuyên bố cũng đề cập đến cái chết bởi bị tra tấn của Romel Chakma, 19 tuổi đã bị mất tích vào năm 2017 và sự mất tích của nhà hoạt động UPDF Michael Chakma sau khi bị bắt giam giữ vào năm 2019.

 

Ngày 31 tháng 1 năm 2022, Hill Voice, đưa tin, một nhà sư Phật giáo tên là Bishuddha Mahathero (52 tuổi) đã bị giết bởi những kẻ xấu tính ở Gugrachari của Khagrachari. Người chết được xác định là nhà sư Bishuddha Mahathero, trụ trì cơ sở tự viện Phật giáo Gugarachari Dharmasukh. Ngài sống một mình ở Bihar vào thời điểm đó. Được biết, thi thể có nhiều vết thương, trong đó có dấu vết của các nhát dao đâm vào vùng đầu.

 

Cảnh sát địa phương cho biết, những kẻ hành hung lợi dụng lúc nhà sư sống một mình, họ đã giết Ngài không thương tiếc rồi bỏ trốn cùng tiền và chiếc điện thoại. Tuy nhiên, đến ngày hôm nay, kết quả điều tra vụ việc vẫn chưa được thông báo.

 

Khi tội ác bức hại các nhà sư và việc tra tấn và bắt cóc tống giam các nhà hoạt động vì Thổ dân Jamma vẫn tiếp diễn, tiếng nói phẫn nộ của những Thổ dân Jamma sống ở Hàn Quốc ngày càng mạnh mẽ hơn.

 

nhà sư Bishuddha Mahathero, trụ trì cơ sở tự viện Phật giáo Gugarachari Dharmasukh đã bị giết
Nhà sư Bishuddha Mahathero, trụ trì cơ sở tự viện Phật giáo Gugarachari Dharmasukh đã bị giết


Ngày 31 tháng 03 vừa qua, Tổ chức Đoàn kết Nhân dân Jamma tại Hàn Quốc (Chủ tịch Nikil Chakma) đã tổ chức cuộc biểu tình phản đối việc tra tấn và giết hại các nhà hoạt động vì Thổ dân Jamma và hành vi vi phạm nhân quyền đối với họ bởi các binh sĩ ở vùng đồi Chittagong, Bangladesh. Cuộc biểu tình diễn ra gần Đại sứ quán Bangladesh ở Seoul, Hàn Quốc, yêu cầu trừng phạt và ngăn chặn tệ nạn này tái diễn.

 

Chủ tịch Nikil Chakma cho biết: "Thỏa thuận hòa bình được ký kết vào năm 1997 giữa chính phủ Bangladesh và Thổ dân Jamma và Phật tử Jamma đã không được thực hiện nghiêm túc". Tổng giám đóc Suphan Chakma cũng đã lên án, nói rằng: "Những binh sĩ đã được cử đến để giám sát Thổ dân Jamma."

 

Kang Eun-sook, một nhà hoạt động cho dự án hoạt động vì người tị nạn, người đã tham gia cuộc biểu tình, nhấn mạnh rằng: "Vấn đề cơ bản ở đất nước của họ phải được giải quyết. Chính phủ Bangladesh phải đảm bảo quyền bình đẳng cho tất cả công dân trong biên giới của mình bất kể tôn giáo, sắc tộc."

 

Trong khi đó, Thỏa thuận hòa bình được ký kết vào tháng 12 năm 1997 giữa chính phủ Bangladesh và Thổ dân Jamma và Phật tử Jamma. Thỏa thuận quy định rằng: "Quân đội Bangladesh phải tháo dỡ tất cả cơ sở tạm ở khu vực đồi Chittagong" "Hội đồng Nhân dân quận Hill sẽ phụ trách việc kiểm soát CHT", nhưng khi quan sát rõ, được biết cho đến nay vẫn chưa thực hiện điều này.

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: 법보신문)

 

facebook
youtube

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/01/2020(Xem: 7610)
Hình 1: Từ trái sang, Ngài Phó Thủ tướng Chính phủ Singapore, Vương Thụy Kiệt đã tham dự buổi lễ Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Hội Phật giáo Cư sĩ Lâm Singapore. Ảnh TNP: Jason Quah Nhân Kỷ niệm Ngày Phật Thành đạo 8/12/Kỷ Hợi (02/01/2020), tại địa chỉ Kim Yam Road, Singapore, một trong những tổ chức từ thiện Phật giáo Cư sĩ Lâm Singapore (The Singapore Buddhist Lodge - SBL; 新加坡佛教居士林) đã kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Hội, Khánh thành Chính điện mới, khai quang kim thân Phật tượng, với sự hiện diện của hàng nghìn người gồm các vị chức sắc đa tôn giáo, lãnh đạo chính phủ và khách quốc tế Hoa Kỳ, Trung Quốc và Indonesia.
22/03/2019(Xem: 6287)
Phật giáo là tên gọi giáo pháp của Đức Phật Cồ-Đàm, thường được các tín đồ gọi là Phật pháp. Được thành lập bởi Đức Phật Thích Ca (560-480 TTL) ở miền Bắc Ấn Độ, sau đó được Hoàng đế A Dục chấp nhận là quốc giáo rồi đem vào Tích Lan và các nước lân cận, Phật giáo phát triển nhanh chóng ở Đông phương và cuối cùng trở thành tôn giáo có ảnh hưởng nhất trên thế giới.
07/09/2018(Xem: 7778)
Theo truyền thống Đại thừa, một ngàn vị Phật sẽ giáng thế trong thời kiếp may mắn này là điển hình của Hóa thân tối thượng (mchog-gi sprul-sku, thể dạng của các hóa thân tối thượng). Mỗi một vị Phật trong một ngàn vị Phật đã thành tựu giác ngộ từ lâu. Khi một vị Phật thị hiện trong thời kiếp này thì mỗi vị sẽ đồng thời hóa thân ở Nam Thiệm Bộ Châu (Southern Continent) trong mỗi một tỷ hệ thống thế giới trong vũ trụ của chúng ta, đồng thời thực hiện mười hai công hạnh giác ngộ (mdzad-pa bcu-gnyid) của một vị Phật ở nơi đó.
01/08/2018(Xem: 12815)
Một kỷ nguyên mới canh tân kỹ thuật đang lan tràn khắp thế giới và đang tiến đến trưởng thành, đó là mạng lưới thông tin toàn cầu internet (world wide web), một hệ thống truyền thông và môi trường học có sức mạnh. Không nên xem Internet chỉ là một phương tiện mới để truyền bá Giáo Pháp với một hình thức mới, mà Internet còn có tiềm năng là một căn cứ cho một cộng đồng Phật Giáo trên mạng (online) cống hiến những giá trị xã hội và tâm linh cho mọi người.
14/07/2018(Xem: 8627)
Đức Phật ra đời vào năm 624 trước tây lịch tại nước Ấn Độ. Ngài thuyết pháp 49 năm. Phật giáo đã trở thành quốc giáo, vì các vua, các quan và dân chúng đa phần đều theo đạo Phật. Nay trên trang website của nước Ấn Độ thống kê Phật giáo chỉ có 0,7 % của dân số Ấn Độ. Quý vị có thể tham khảo trang nhà nước Ấn Độ theo đường nối kết bên dưới.
21/03/2018(Xem: 17530)
Chúng ta đang ở vào năm thứ 18 của Thế Kỷ 21 và chỉ còn 82 năm nữa nhân loại sẽ bước vào Thế Kỷ 22. Có rất nhiều biến động của thế kỷ trước mà chúng ta đã quên mất rồi. Nhân dịp về hưu rảnh rỗi tôi lục lại cuốn Biên Niên Sử Thế Kỷ 20 (Chronicle of the 20th Century) để xem nhân loại phát minh ra những gì, chịu những thống khổ, những vui buồn như thế nào và có bao nhiêu cuộc chiến tranh giữa các đế quốc. Sự thực phũ phàng của 118 năm qua là, một quốc gia tuy nhỏ bé nhưng có vũ khí tối tân và bộ máy quân sự khổng lồ vẫn có thể bá chủ thế giới và biến các quốc gia to rộng gấp mười lần mình thành nô lệ. Do đó muốn tồn tại trong độc lập, ngoài phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học, lúc nào cũng phải tăng cường binh bị, vũ khí cho kịp đà tiến triển của nhân loại. Sách lược ngoại giao cũng là một vũ khí nhưng sức mạnh quân sự của một quốc gia là loại vũ khí vững chắc nhất.
02/02/2018(Xem: 8738)
Rắc Rối Về Phật Giáo Của Bà San Suu Kyi. "Aung San Suu Kyi’ s Buddhism Problem” Tại sao biểu tượng dân chủ của Miến Điện lại không lên tiếng bênh vực các sắc dân thiểu số và chống lại chủ nghĩa quốc gia, tinh thần kỳ thị chủng tộc, bài ngoại và thỉnh thoảng bạo động của tín đồ Phật Giáo chiếm đa số trên đất nước Miến Điện? (Bài viết của William McGowan đăng trên tạp chí Foreign Policy ngày 17/9/2012) Suốt đoạn đường đấu tranh lâu dài chống lại các ông tướng của Miến Điện, Bà Aung San Suy Kyi – biểu tượng của nền dân chủ- phần lớn dựa vào tinh thần Phật Giáo. Bà đã tán dương một tôn giáo đã giúp bà tìm thấy tự do ở trong tâm tưởng suốt 15 năm bị quản thúc tại gia và nói rằng giáo lý, chẳng hạn như “bao dung” (loving kindness) có thể giúp
01/01/2018(Xem: 42449)
Đại Bảo tháp Phật giáo cổ xưa Nelakondapalli ở huyện Khammam đang ở giai đoạn cuối của việc tu sửa. Với kinh phí khoảng 6 triệu Rupee, Cục Khảo cổ học và Bảo tàng đã thực hiện công việc để Đại Bảo tháp khôi phục lại vinh quang ban đầu và để bảo tồn kiến trúc cổ xưa này cho hậu thế. Di tích Phật giáo này, tọa lạc cách thị trấn Khammam khoảng 22 km, là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của bang Andhra Pradesh. Đại Bảo tháp đồ sộ, vốn đã tồn tại qua nhiều thế kỷ của sự hao mòn, đang được tu sửa sau khi cư dân và các sử gia địa phương nhiều lần cầu xin để bảo tồn di tích lịch sử có tầm quan trọng lớn lao về khảo cổ học này. Cục khảo cổ học cho biết loại gạch đặc biệt được đặt làm cũng như các vật chất kết nối tự nhiên đã được sử dụng để tăng cường cho cấu trúc của Đại Bảo tháp. (bignewsnetwork – April 18, 2015)
15/11/2017(Xem: 9674)
Phật Giáo Hoa Tông theo dòng lịch sử - HT Thích Thiện Nhơn
01/11/2017(Xem: 4057)
Phật Giáo Tại Hoa Kỳ - Thích Nguyên Tạng, Hoa Kỳ, một quốc gia ở lục địa Bắc Mỹ, gồm 50 tiểu bang. Diện tích 9,4 triệu m2, dân số 326,766,748 triệu người (thống kê 2018, dân số Hoa Kỳ đứng hàng thứ ba thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ), mật độ dân cư: 26,6 người/km2 . Tuổi thọ trung bình: 75,9 tuổi; học sinh cấp 2: 98%; thu nhập bình quân đầu người: 55.925 đô la. Đây là một quốc gia được thành lập từ cuối thế kỷ 18 (từ 13 thuộc địa của Anh quốc). Nhưng đến cuối thế kỷ 19 đã trở thành một nước tư bản phát triển đến giai đoạn chủ nghĩa, bắt đầu đi xâm lược và mở rộng thị trường trên khắp hoàn cầu. Từ sau thế chiến thứ hai, Hoa Kỳ đã trở thành một nước tư bản độc quyền, đứng đầu hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa trên thế giới. Hoa Kỳ cũng được xem là một quốc gia có nền dân chủ xưa nhất trong các nền dân chủ lớn hiện đại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]