Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Các nhóm người Dalit (Ấn Độ) Yêu cầu Bộ trưởng Y tế BJP Từ chức vì đã Xúc phạm Phật giáo

23/03/202210:42(Xem: 2709)
Các nhóm người Dalit (Ấn Độ) Yêu cầu Bộ trưởng Y tế BJP Từ chức vì đã Xúc phạm Phật giáo

Các nhóm người Dalit Yêu cầu Bộ trưởng Y tế BJP Từ chức vì đã Xúc phạm Phật giáo

               (Dalit groups call for Karnataka BJP minister's resignation over comments on Buddhism)

 

Hôm thứ Tư, ngày 10 tháng 03 vừa qua, Liên minh của các tổ chức người Dalit ở Chik Ballapur, một thị xã và là nơi đặt hội đồng thành phố của quận Kolar thuộc bang Karnataka, Ấn Độ, đã đưa ra một tuyên bố yêu cầu Bộ trưởng Y tế bang Karnataka (BJP), Tiến sĩ K Sudhakar phải ngay lập tức từ chức. Tuyên bố do tổ chức Dalit Sanghatanegala Okkoota, Chikkaballapura, đưa ra trước những xúc phạm bởi Tiến sĩ K Sudhakar đã tố cáo Phật giáo và tuyên bố "Những tín đồ Bà La Môn đã cứu Ấn Độ thoát khỏi hiểm họa bởi Phật giáo".

 

Phát biểu của Liên minh của các tổ chức người Dalit Sanghatanegala Okkoota, Chikkaba đallapura cho biết: "Trong một sự kiện gần đây do Hiệp hội Bà La Môn giáo Chikkaballapur Taluk tổ chức, Bộ trưởng Tiến sĩ K Sudhakar phát biểu: "Những tín đồ Bà La Môn giáo đã cứu Ấn Độ thoát khỏi hiểm họa bởi Phật giáo. Khi thế giới bị hấp dẫn bởi Phật giáo và nhiều quốc gia trên thế giới đang kính yêu và hướng về đạo Phật, chính vị Thánh Bà La Môn Adi Sharkarachayra đã ngăn cản sự truyền bá đạo Phật tại Ấn Độ".

 


 Tiến sĩ K Sudhaka (2) Tiến sĩ K Sudhaka (1)phat tu an do


Tuyên bố cho rằng, những phát ngôn trước công chúng của Bộ trưởng Y tế bang Karnataka (BJP), Tiến sĩ K Sudhakar đã vi phạm Điều 15 của Hiến pháp nước Cộng hòa Ấn Độ (Bhāratīya Saṃvidhāna, IAST) và yêu cầu Bộ trưởng Tiến sĩ K Sudhakar phải công khai xin lỗi Phật giáo.

 

Trong tuyên bố của Liên minh của các tổ chức người Dalit ở Chik Ballapur viết rằng: "Chúng tôi kêu gọi ngài Bộ trưởng Tiến sĩ K Sudhakar nên để nguyên giai cấp và xin lỗi Phật giáo vì những phát ngôn của ông đã xúc phạm đến đạo Phật. Chúng tôi yêu cầu Bộ trưởng Y tế bang Karnataka (BJP), Tiến sĩ K Sudhakar ngay lập tức từ chức và ông không nên phát biểu khiếm nhã xúc phạm đến đạo Phật trên các diễn đàn khác về Chủ nghĩa Bà La Môn giáo của ông như thế".

 

Liên minh của các tổ chức người Dalit tuyên bố thêm: "Những hệ thống Triết lý, Tư tưởng từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là ánh quang minh luôn soi đường, là ngọn hải đăng mãi là kim chỉ nam cho triệu người trên hành tinh này. Hơn 25 thế kỷ trôi qua, Giáo pháp của Ngài vẫn coi cộng đồng người Dalit đều bình đẳng như các giai tầng trong xã hội và chưa bao giờ ngược đãi họ . . . Trong hoàn cảnh như thế, đạo Phật đã là ánh sáng xua tan những phân biệt đối xử giai cấp và giải phóng chúng ta thoát khỏi sự nô lệ các giai cấp tinh hoa của xã hội".

 

Liên minh của các tổ chức người Dalit đã nhắc lại rằng, vào năm 2020, Hiệp hội Bà La Môn giáo Chikkaballapur Taluk đã ca ngợi đạo Phật: "Kính lạy Đức Phật, Ngài là món quà lớn nhất mà Ấn Độ đã ban tặng cho thế giới. Suốt cuộc đời Ngài đã cống hiến cho việc xóa giai cấp, mang lại sự tự do bình đẳng cho nhân loại, xóa bỏ bất công ra khỏi xã hội, giúp nhân loại giảm bớt những nỗi khổ niềm đau trong cuộc sống. Từ bi tâm và Trí tuệ sáng ngời của Ngài đã khiến hàng triệu người kính yêu", Hiệp hội Bà La Môn giáo Chikkaballapur Taluk đã đăng lời vừa nêu trên tweet vào tháng 05 năm 2020.

 

Mặt khác, có thông tin cho rằng nhận xét của Tiến sĩ K Sudhakar đang bị chỉ trích trong giới chính trị và tôn giáo của Ấn Độ. HC Mahadevappa, một chính trị gia người Ấn Độ, bang Karnataka, thành viên của Hội đồng Lập pháp Karnataka và đại diện cho khu vực bầu cử Tirumakudal Narsipur nói rằng: "Thật đáng trách khi Bộ trưởng Bộ Y tế bang Karnataka (BJP), Tiến sĩ K Sudhakar phát ngôn khiếm nhã xúc phạm Phật giáo với kiến ​​thức hạn hẹp của bản thân ông".

 

Trước đó, Liên minh Phật giáo Thế giới (WAB) cũng đã kêu gọi Bộ trưởng Bộ Y tế bang Karnataka (BJP), Tiến sĩ K Sudhakar từ chức vì những lời khiếm nhã xúc phạm Phật giáo.

 

Tiến sĩ Bộ trưởng K Sudhakar cũng đã bị cuốn hút bởi ông Harshvardhan Bajpai, chính trị gia Ấn Độ thuộc Đảng Bharatiya Janata, thành viên Hội dồng Lập pháp. Ông Harshvardhan Bajpai cho biết: "Đạo Phật là một tôn giáo vĩ đại, bởi bản chất từ bi, trí tuệ, đạo đức siêu phàm. Chính vì lý do này mà Giáo sư Tiến sĩ Bhimrao Ramji Ambedkar (1891-1956), Bộ trưởng Luật và Tư pháp độc lập đầu tiên của Ấn Độ, kiến ​​trúc sư của Hiến pháp Ấn Độ, và là cha đẻ của nước Cộng hòa Ấn Độ đã nghiên cứu uyên thâm Phật học, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo và chấp nhận đạo Phật, cải đạo, quy y Tam bảo trở thành một Phật tử Hộ pháp, phục hưng Phật giáo Ấn Độ. Biểu tượng Luân xa Ashok trên Quốc kỳ Ấn Độ chúng ta, ba con sư tử trong Quốc huy của chúng ta là lấy cảm hứng từ Phật giáo. Nó có một lịch sử lâu đời và được phổ biến trên toàn thế giới".

 

Ông Harshvardhan Bajpai nhấn mạnh thêm rằng: "Nếu các nhà lãnh đạo đối lập nêu vấn đề tại Quốc hội, ông sẽ tham gia ủng Phật giáo".

 

Ý nghĩa của cờ Ấn Độ - Ý nghĩa của Luân xa Ashok:

 

"Trong bảng giữa của bộ ba màu Ấn Độ là Luân xa Ashok. Nó nằm ở trung tâm, và nó bao gồm 24 nan hoa. Luân xa Ashok hoặc đại diện bánh xe phẫn nộ tiến bộ, vĩnh viễn và công bình. 24 nan hoa của bánh xe này đại diện cho 24 giờ trong ngày. Luân xa Ashok trong lá cờ đã được lấy từ thủ đô Ashok của Lion. Luân xa Ashok đại diện cho Pháp, và nó còn được gọi là bánh xe của pháp. Như vậy, lá cờ này đưa tất cả các tôn giáo vào nếp của nó và nó đại diện cho tất cả các tín ngưỡng của Ấn Độ. Luân xa Ashok trong lá cờ có màu xanh lam để thể hiện màu sắc của bầu trời và đại dương.

 

Quốc kỳ Ấn Độ theo truyền thống được làm từ Khadi, đó là bông trong nước. Vải này là một biểu tượng của tự do và chủ nghĩa dân tộc".

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: The News Minute)

facebook
youtube




 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5540)
Miền Bắc giáp Bangladesh, Ấn Độ, Trung Hoa. Miền đông giáp Lào, Thái Lan. Miền Nam giáp Mã Lai Á và miền Tây giáp với biển Ấn Độ. Một dãi giang sơn trãi dài qua các đồng bằng, núi non và biển cả. Miến Điện có lịch sử hơn 3000 năm tồn tại và phát triển. Ngày xưa Miến Điện được gọi là Bumua và ngày nay là Myanmar.
10/04/2013(Xem: 4981)
Thế kỷ 16, sau khi chấm dứt cuộc chiến tranh nhiều năm khổ nạn giữa các thủ lãnh, sự xuất hiện của Shabdrung- Ngawang- Namgyal (1594- 1651) đã khiến Bhutan thực hiện công cuộc thống nhất toàn quốc.
10/04/2013(Xem: 13516)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với thơ ca, mỹ thuật và đời sống tâm linh của người Úc.
10/04/2013(Xem: 10151)
Hội Từ Thiện Từ Tế (Tzu Chi) dưới sự lãnh đạo của ni sư Chứng Nghiêm, một nữ tu đầy đức độ và khả kính của Phật giáo Đài Loan, đã mở một chiến dịch nhân đạo cứu trợ nạn nhân sóng thần tsumani ở các quốc gia vùng biển Ấn Độ Dương. Hội Từ Tế luôn luôn có mặt tại khắp mọi nơi trên thế giới một cách nhanh chóng và hữu hiệu. Hội này đã cứu trợ khắp mọi nơi từ Châu Á (trong đó có Việt nam), Châu Phi, Châu Mỹ (luôn cả bắc Mỹ).
10/04/2013(Xem: 5120)
Từ thập niên 80 trở lại, Đông phương với trào lưu cải cách mở cửa đã phổ cập khắp các đại lục, khắp nơi đã diễn ra một cách sôi nổi hùng hồn. Cùng với sự nhảy vọt của nền kinh tế, trăm hoa đua nở của văn hóa và sự chuyển hình của xã hội, nhiều bậc đống lương thạch trụ quốc gia mang trong lòng nỗi âu lo và trách nhiệm cao độ, khiến họ có ý thức sâu sắc trong việc tự giác tiến hành, cải cách chấn hưng một nền văn hóa.
10/04/2013(Xem: 4842)
Vào ngày 27-6-2003, Tổ chức Văn Hoá, Xã Hội và Giáo Dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO) chính thức liệt Bồ-đề Đạo Tràng vào danh sách Di Tích Văn Hoá Thế Giới (World Heritage Site), đứng hàng thứ 23 trong tổng số các công trình văn hoá tôn giáo ở Ấn-độ. Sự kiện trọng đại này đã làm nức lòng tăng ni và Phật tử trên khắp năm châu bốn biển.
10/04/2013(Xem: 12866)
Vào những năm cuối đời Ðông hán, sau khi Phật giáo truyền vào TQ, trải qua những năm chiến loạn của các triều đại như Tam quốc, Tây Tấn 16 nước và Nam Bắc triều, trong chiến tranh và khổ nạn như thế, Phật giáo đã truyền bá 1 cách nhanh chóng. Các lịch đại vương triều, từ việc giữ gìn, bảo vệ chiếc ngai vàng của mình lâu dài vững mạnh, đã biết áp dụng, lưïa chọn chính sách bảo vệ và đề xướng giáo lý Phật giáo. Do vậy, chùa chiền và số lượng tăng chúng không ngừng tăng thêm.
10/04/2013(Xem: 5587)
“This is a fight between Dhamma and A-dhamma (between justice and injustice)” -­ A member of the Alliance of All Burmese Buddhist Monks. “Đây là cuộc tranh chấp giữa chánh pháp và tà thuyết (giữa công lý và bất công)”. Lời của một Thành viên trong Liên Đoàn Phật Tăng Toàn Miến.
10/04/2013(Xem: 5499)
Ngày 27/06/2002, Unesco đã chính thức ghi nhận Tháp Đại Giác là di sản của nhân loại. Có thể nói đây là một tín hiệu đầy hoan hỷ cho cộng đồng Phật giáo trên thế giới nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng. Từ nay, tất cả những người con Phật không còn lo lắng trước những “bạo lực” và “cuồng tín” của các tôn giáo cực đoan đã và đang tìm cách ngăn chặn sự phát triển và hủy diệt các Thánh địa Phật giáo.
10/04/2013(Xem: 5439)
Sự tín ngưỡng Phật giáo tại Ðài Loan bắt nguồn từ những di dân hai tỉnh Phúc Kiến và Quảng Ðông vào thời Minh – Thanh. Nhưng vào thời kỳ đầu này Phật giáo chỉ chú trọng đến việc cầu phước, tiêu tai, sự tu tập chủ yếu là của các cá nhân đơn lẻ, chứ chưa có những hoạt động mang tính Tăng đoàn ở qui mô lớn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]