Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hội thảo Khoa học Phật giáo Hé lộ Tiềm năng Du lịch Tâm linh tại Pakistan

17/03/202209:36(Xem: 2032)
Hội thảo Khoa học Phật giáo Hé lộ Tiềm năng Du lịch Tâm linh tại Pakistan

Pakistan 2Pakistan 1

Hội thảo Khoa học Phật giáo Hé lộ Tiềm năng Du lịch Tâm linh tại Pakistan

 (Buddhism conference unveils potential of religious tourism)

 

Islamabad: Hôm thứ Ba, ngày 15 tháng 03 vừa qua, đã diễn ra Hội thảo Khoa học Phật giáo Quốc tế, sự kiện với thời gian 02 ngày được tổ chức tại Pakistan với chủ đề "Lịch sử, Khảo cổ học, Nghệ thuật và Kiến trúc", đã hé lộ tiềm năng du lịch tâm linh tại Pakistan trong việc thúc đẩy gắn kết xã hội và hòa hợp giữa các tôn giáo.

 

Giám đốc điều hành Tổng công ty Phát triển Du lịch Pakistan (PTDC), Aftab-ur-Rehman Rana đã chủ trì phiên hội thảo với chủ đề "Tiềm năng Du lịch Tâm linh tại Pakistan" tại Hội thảo kéo dài hai ngày.

 

Tổng công ty Phát triển Du lịch Pakistan cho biết: "Chúng ta cần thu hút tham gia của tất cả các bên, nhằm cung cấp một môi trường lý tưởng cho việc thúc đẩy du lịch tâm linh, đặc biệt là du lịch tâm linh Phật giáo tại nước Cộng hòa Hồi giáo Pakistan".

 

Cộng hòa Hồi giáo Pakistan là một vùng đất có di sản Phật giáo lớn và đã thu hút hàng triệu Phật tử hành hương chiêm bái Thánh tích Phật giáo cổ đại Pakistan. Ông Aftab-ur-Rehman Rana phát biểu: "Chúng ta cần đặc biệt thu hút tham gia của cộng đồng địa phương sống ở vùng phụ cận của các khu di sản Phật giáo cổ đại, thông qua du lịch di sản bền vững trong việc bảo tồn và đánh giá các khu di sản Phật giáo cổ đại. Cũng cần tạo cơ chế tự trang trải kiinh phí, thông qua xúc tiến thương mại du lịch, để bảo tồn và quản lý tốt hơn các di sản văn hóa Phật giáo cổ đại, có nhiều tiềm năng thu hút du khách tôn giáo".

 

Trong các phiên Hội thảo, các chủ đề như "Du lịch tâm linh", "Vượt qua những trở ngại trong du lịch Tâm linh", nhằm tăng cường sự gắn kết xã hội trong môi trường đa tôn giáo, tiềm năng du lịch tâm linh ở Pakistan với tham chiếu đặc biệt dến Di sản tôn giáo của Khyber Pakhtunkhwa, Sri Lanka, qua hình ảnh Bảo tàng Taxila ở Pakistan, trong bối cảnh văn học dân gian và chữ viết của Sri Lanka, đối thoại giữa các tôn giáo và việc lập lại hòa bình trong thời đại toàn cầu hóa: Sự cần thiết bởi sự tham gia của thế hệ thanh thiếu niên, tiềm năng ngoại giao văn hóa nghệ thuật Phật giáo Gandhāra đã được đề cập.

 

Hội thảo Khoa học Quốc tế 2022 và Liên hoan Nghệ thuật thúc đẩy gắn kết xã hội và hòa hợp giữa các quốc gia, được tổ chức bởi Trung tâm Con đường Tơ lụa, Viện Nghiên cứu Quốc tế về Trung Á, Đại học Quaid-e-Azam Islamabad, Viện minh Châu Á Taxila với sự hỗ trợ của Tổng công ty Phát triển Du lịch Pakistan (PTDC) và Quỹ du lịch bền vững Pakistan (STFP), Serena Hotels, công ty khách sạn điều hành các khách sạn và khu nghỉ dưỡng quy mô lớn ở Đông Phi, Nam Phi và Nam Á, và các tổ chức khác tại Hội đồng Nghệ thuật Quốc gia Pakistan (PNCA) Islamabad.

 

Các phiên họp trực tiếp và trực tuyến của Hội thảo đã tạo cơ hội cho nhiều người trình bày phát biểu về một chủ đề chung của hội thảo. Phần trình bày của các tham luận viên được theo sau bời các chất vấn phản biện và câu trả lời. Cùng với các bài thuyết trình nghiên cứu, Hội thảo đã tổ chức một lễ hội nghệ thuật với triển lãm văn hóa nghệ thuật Phật giáo Gandhāra và thủ công mỹ nghệ. Trong triển lãm này, các nghệ sĩ trong nước và quốc tế đã trình bày vẻ đẹp nổi bật của nghệ thuật Phật giáo, thông qua các tác phẩm nghệ thuật và hình ảnh câu chuyện của họ. Các tác phẩm nghệ thuật đã được trưng bày trong suốt thời gian Hội thảo. 

 

Thích Vân Phong biên dịch

Nguồn: The News International)

 

 

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 12026)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với thơ ca, mỹ thuật và đời sống tâm linh của người Úc.
10/04/2013(Xem: 9616)
Hội Từ Thiện Từ Tế (Tzu Chi) dưới sự lãnh đạo của ni sư Chứng Nghiêm, một nữ tu đầy đức độ và khả kính của Phật giáo Đài Loan, đã mở một chiến dịch nhân đạo cứu trợ nạn nhân sóng thần tsumani ở các quốc gia vùng biển Ấn Độ Dương. Hội Từ Tế luôn luôn có mặt tại khắp mọi nơi trên thế giới một cách nhanh chóng và hữu hiệu. Hội này đã cứu trợ khắp mọi nơi từ Châu Á (trong đó có Việt nam), Châu Phi, Châu Mỹ (luôn cả bắc Mỹ).
10/04/2013(Xem: 4447)
Từ thập niên 80 trở lại, Đông phương với trào lưu cải cách mở cửa đã phổ cập khắp các đại lục, khắp nơi đã diễn ra một cách sôi nổi hùng hồn. Cùng với sự nhảy vọt của nền kinh tế, trăm hoa đua nở của văn hóa và sự chuyển hình của xã hội, nhiều bậc đống lương thạch trụ quốc gia mang trong lòng nỗi âu lo và trách nhiệm cao độ, khiến họ có ý thức sâu sắc trong việc tự giác tiến hành, cải cách chấn hưng một nền văn hóa.
10/04/2013(Xem: 4386)
Vào ngày 27-6-2003, Tổ chức Văn Hoá, Xã Hội và Giáo Dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO) chính thức liệt Bồ-đề Đạo Tràng vào danh sách Di Tích Văn Hoá Thế Giới (World Heritage Site), đứng hàng thứ 23 trong tổng số các công trình văn hoá tôn giáo ở Ấn-độ. Sự kiện trọng đại này đã làm nức lòng tăng ni và Phật tử trên khắp năm châu bốn biển.
10/04/2013(Xem: 12099)
Vào những năm cuối đời Ðông hán, sau khi Phật giáo truyền vào TQ, trải qua những năm chiến loạn của các triều đại như Tam quốc, Tây Tấn 16 nước và Nam Bắc triều, trong chiến tranh và khổ nạn như thế, Phật giáo đã truyền bá 1 cách nhanh chóng. Các lịch đại vương triều, từ việc giữ gìn, bảo vệ chiếc ngai vàng của mình lâu dài vững mạnh, đã biết áp dụng, lưïa chọn chính sách bảo vệ và đề xướng giáo lý Phật giáo. Do vậy, chùa chiền và số lượng tăng chúng không ngừng tăng thêm.
10/04/2013(Xem: 4982)
“This is a fight between Dhamma and A-dhamma (between justice and injustice)” -­ A member of the Alliance of All Burmese Buddhist Monks. “Đây là cuộc tranh chấp giữa chánh pháp và tà thuyết (giữa công lý và bất công)”. Lời của một Thành viên trong Liên Đoàn Phật Tăng Toàn Miến.
10/04/2013(Xem: 4856)
Ngày 27/06/2002, Unesco đã chính thức ghi nhận Tháp Đại Giác là di sản của nhân loại. Có thể nói đây là một tín hiệu đầy hoan hỷ cho cộng đồng Phật giáo trên thế giới nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng. Từ nay, tất cả những người con Phật không còn lo lắng trước những “bạo lực” và “cuồng tín” của các tôn giáo cực đoan đã và đang tìm cách ngăn chặn sự phát triển và hủy diệt các Thánh địa Phật giáo.
10/04/2013(Xem: 4843)
Sự tín ngưỡng Phật giáo tại Ðài Loan bắt nguồn từ những di dân hai tỉnh Phúc Kiến và Quảng Ðông vào thời Minh – Thanh. Nhưng vào thời kỳ đầu này Phật giáo chỉ chú trọng đến việc cầu phước, tiêu tai, sự tu tập chủ yếu là của các cá nhân đơn lẻ, chứ chưa có những hoạt động mang tính Tăng đoàn ở qui mô lớn.
10/04/2013(Xem: 4409)
Một hiện tượng không bình thường đang dần phát triển trong giới Phật giáo Đài Loan, đó là việc ni giới Đài Loan mấy năm gần đây vận động huỷ bỏ “Bát Kỉnh Pháp”. Hiện tượng này do sư cô Thích Chiếu Huệ khởi xướng và ngày càng lan rộng, nhận định về hiện tượng này và tìm hiểu nguyên nhân mà nó phát sinh cần có cái nhìn toàn diện về xã hội và Phật giáo Đài Loan.
10/04/2013(Xem: 5036)
Từ ngày 18-27/05/2002, nhà lãnh đạo của Phật giáo Tây Tạng, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, sẽ viếng thăm các tiểu bang Canberra, NSW và Victoria. Ðây là chuyến viếng thăm Úc lần thứ 4 kể từ năm 1996 của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, chuyến viếng thăm của Ngài sẽ bắt đầu từ ngày 18, và kết thúc vào ngày 27 tháng 05 năm 2002. Các sự kiện chính sẽ được diễn ra tại bốn thành phố: Melbourne, Geelong, Canberra và Sydney.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567