Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vận dụng Kinh tế học Phật giáo trong Phát triển Vương quốc Nepal

16/03/202221:34(Xem: 2126)
Vận dụng Kinh tế học Phật giáo trong Phát triển Vương quốc Nepal

nepal

Vận dụng Kinh tế học Phật giáo
trong Phát triển Vương quốc Nepal


 

Nghề nghiệp chân chính (Chánh mạng, Right livelihood, 正命), một trong chi phần của Bát Chánh đạo (Eight Noble Paths, 八正道), là những con đường chuyển hóa, con đường đưa đến giải thoát và an lạc mà Đức Phật đã dạy. Nhưng điều này rất có ý nghĩa với nhân dân Vương quốc Nepal và làm thế nào để chúng ta có thể phát triển Nghề nghiệp chân chính?

 

Những biến đổi đang diễn ra bên trong và xung quanh chúng ta, những nỗ lực của chúng ta để soạn thảo một Hiến pháp mới và tác động lực của các quốc gia láng giềng trong việc hướng đến những cải cách kinh tế lớn hơn có thể làm cải thiện xã hội Nepal theo những cách thức chưa từng có và xác định lại Nghề nghiệp chân chính trong công chúng như thế nào.

 

Sinh viên và người lao động nhập cư là những người đã áp dụng với những ý tưởng mới khi họ ở ngoại quốc và tìm cách áp dụng những ý tưởng này tại quê hương đất nước mình khi hồi hương tổ ấm. Tương tự như thế, sự tiếp cận với những ảnh hưởng quốc tế và mạng lưới Internet cho phép chúng ta góp nhặt những tinh hoa từ khắp đó đây. Nhưng ngay cả khi chúng ta có thể chọn những gì mình thích từ bên ngoài để thúc đẩy chuyển hóa xung quanh chúng ta để tạo dựng Nghề nghiệp chân chính (Chánh mạng), chúng ta vẫn phải quán chiếu nội tại của chính mình.

 

Nghề nghiệp chân chính (Chánh mạng) là cốt tủy của Kinh tế học Phật giáo (Buddhist economics, 佛教經濟學). Bằng cách áp dụng những kim ngôn khẩu ngọc của Đức Phật, Kinh tế học Phật giáo, lần đầu tiên được giới thiệu về tư tưởng của kinh tế gia E F Schumacher, người Anh gốc Đức, như đã được trình bày qua tác phẩm thời danh “Nhỏ là Đẹp” (Small is Beautiful, 小即是美) xuất bản lần đầu tiên tại London năm 1973, sau đó đã được liên tiếp tái bản tại nhiều nơi, đặc biệt là ở Mỹ. Đó là chưa kể đến nhiều bản dịch ra các ngôn ngữ khác trên khắp thế giới, có thể giúp chúng ta phát hiện lộ trình độc đáo cho sự thịnh vượng của riêng mình. Kinh tế học Phật giáo tập trung vào việc chuyển hóa tính cách của con người và giúp họ đạt tới an lạc, luôn học hạnh thẳng thắn, khiêm cung, biết sử dụng ngôn ngữ từ ái, biết sống đơn giản mà hạnh phúc, nếp sống từ hòa, điềm đạm, ít ham muốn và không đua đòi theo đám đông.

 

Kinh tế học Phật giáo thúc đẩy sự an khang về thể chất và sự tận hưởng niềm an lạc hạnh phúc chứ không phải tham muốn sự khoái cảm. Nhưng làm thế nào để những khái niệm trừu tượng của Phật giáo giúp chúng ta tư duy về kinh tế? Chúng ta hãy tìm hiểu sự khác biệt giữa Kinh tế học Phật giáo và Kinh tế học hiện đại và xem điều này có thể mang lại lợi ích như thế nào tại nơi Đức Phật Đản sinh (Nepal) cách nay hơn 26 thế kỷ qua.

 

Tối ưu hóa, không Tối đa hóa

 

Kinh tế học hiện đại tập trung vào hàng hóa chứ không tập trung vào con người hay khả năng sáng tạo của con người. Do đó, việc tiêu thụ hàng hóa được coi là một chỉ số quan trọng về chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, theo Kinh tế học Phật giáo thì việc tập trung sự tiêu thụ là không hợp lý. Nó chỉ có thể là một phương tiện để đến đích; mục đích cuối cùng phải là tối ưu hóa phúc lợi trong giảm thiểu sự tiêu thụ.

 

Thật vậy, ý tưởng tối đa hóa phúc lợi này có thể hấp dẫn đối với nhân dân Vương quốc Nepal cũng như toàn thế giới nói chung. Như kinh tế gia E F Schumacher đã chia sẻ rằng: "Kinh tế học hiện đại cố gắng tối đa hóa mức tiêu thụ bằng cách mô hình tối ưu về sản xuất, trong khi Kinh tế học Phật giáo nỗ lực tối đa hóa sự hài lòng của con người bằng các mô hình tối ưu hóa về sự tiêu thụ". Minh bạch, để duy trì một mô hình tối ưu của sự tiêu thụ thì cần ít sức lực hơn so với việc duy trì sự tiêu thụ tối đa. Tuy nhiên, sau khi chuyển từ sự tiêu thụ đối đa qua sự tiêu thụ tối ưu thì có thể sẽ cần đến nhiều hoạt động có ý nghĩa, ví dụ như sự cải tiến. Thay vì tiêu thụ hàng nhập khẩu đắt đỏ, chúng ta có thể tập trung vào các hoạt động nhằm thúc đẩy sự tự hoàn hảo và tăng năng suất, như là đầu tư văn hóa nghệ thuật âm nhạc, sáng tạo nghệ thuật, hoặc học một kỹ năng mới.

 

Hơn nữa, một mô hình tối ưu của sự tiêu thụ trong Kinh tế học Phật giáo ngụ ý đề cập đến phương thức sinh sống thông qua việc khai thác các nguồn tài nguyên của địa phương. Đáp ứng nguyện vọng của con người với các nguồn lực từ những nơi xa xôi có thể được coi là một hình thức của sự tham lam và là sự thất bại trong việc điều chỉnh các mối quan hệ của chúng ta với môi trường và cộng đồng. Mặc dù một nhà Kinh tế học hiện đại có thể phủ nhận lời đề xuất như thế bằng cách trích dẫn những lợi ích của thương mại và quy mô của nền kinh tế, nhưng tự hoàn thiện thông qua việc khai thác các nguồn tài nguyên địa phương có thể hạn chế cán cân thương mại ảm đạm của Nepal.

 

Ba Chức năng của Lao động

 

Một sự khác biệt cơ bản nữa giữa Kinh tế học hiện đại và Kinh tế học Phật giáo là vấn đề liên quan đến lao động. Kinh tế học hiện đại cho rằng, lao động như là "điều chẳng đặng đừng phải làm"; trong quy trình sản xuất càng ít lao động thì càng tốt. Trong quá trình sản xuất sự tự động hóa giảm thiểu lao động được coi là có hiệu quả. Ngược lại, đối với các nhà Kinh tế học Phật giáo, lao động có ba chức năng rất khác nhau để hoàn thành: cho người lao động cơ hội để sử dụng và phát triển khả năng của bản thân; đừng sống với cái tôi quá lớn bởi những khổ đau bất an trong cuộc đời mỗi người đa phần xuất phát từ chấp thủ cái tôi, cái của tôi, và không hiểu biết một cách rõ ràng như thật về chúng gây ra, khi cộng tác với những người khác trong một nhiệm vụ chung, sản xuất hàng hóa và dịch vụ cần thiết đối với đời sống Nghề nghiệp chân chính (Chánh mạng).

 

Những chức năng này có nghĩa sâu sắc đối với những sự gắn kết kinh tế và xã hội. Trên thực tế, chất lượng công việc của một cá nhân có thể tác động sâu sắc đến sự tồn tại của họ. Tuy nhiên, sự tự động hóa và phân chia lao động đã làm giảm ý nghĩa mà một cá nhân có thể nhận được từ công việc của mình. Theo kinh tế gia E F Schumacher: "Công việc được tiến hành một cách phù hợp trong những điều kiện của phẩm giá con người sẽ mang đến hạnh phúc cho những người làm công việc ấy và những sản phẩm của họ cũng thế".

 

Hơn nữa trong nền kinh tế hiện đại, lao động được cho là phấn đấu cho việc nhàn hạ. Tuy nhiên, giả thiết này thiếu sót một lý lẽ quan trọng liên quan đến Nghề nghiệp chân chính (Chánh mạng), rằng: "Công việc và nhàn hạ là những yếu tố bổ sung cho sự tồn tại của con người, việc chia tách chúng sẽ làm giảm sự hài lòng mà người ta có thể có được từ cả hai việc ấy".

 

Hiện nay, Vương quốc Nepal phải đối mặt với những thách thức trong việc nâng cao đời sống tinh thần kinh doanh trong giới trẻ, trong khi vẫn duy trì tính toàn vẹn của hệ thống nông nghiệp. Nếu chúng ta thành công một trong hai nỗ lực này, ba chức năng của công việc phải được chú ý một cách nghiêm túc.

 

Quản lý Tài nguyên Thiên nhiên

 

Sự khác biệt thứ ba giữa Kinh tế học hiện đại và Kinh tế học Phật giáo, đây là cách sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Con người phụ thuộc vào sự lành mạnh của hệ sinh thái. Hệ sinh thái cung cấp cho con người và sinh vật khác nhiều dịch vụ. Sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau này được chuyển thành sự khác biệt cơ bản giữa các nguồn tài nguyên có thể tái tạo và nguồn tài nguyên không thể tái tạo. Bằng cách trông cậy vào những nhiên liệu hóa thạch, con người đã sống nhờ vào vốn, chứ không phải là nhờ vào nguồn thu nhập. Nhân dân Vương quốc nepal cũng đang đi theo phương thức đó trong việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên.

 

Chúng ta cho rằng những con sông của chung là có thể tái tạo được - gió mùa mang đến những trận mưa rào và những ngọn gió Tây làm gia tăng lưu lượng mưa. Tuy nhiên, sự biến đổi khí hậu đang dẫn đến những hậu quả nghịch lý về lượng mưa, về các sông băng trên dãy cao nguyên Hy Mã Lạp Sơn và những dòng suối ờ vùng trung du. Cùng với việc khai thác vật liệu xây dựng vô tội vạ tại các sườn đồi và các lòng sông, điều này có nghĩa rằng chúng ta là những ký sinh trùng sống nhờ vào nguồn vốn tự nhiên của chúng ta. Việc quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên của chúng ta sẽ quyết định một cách cơ bản đến cuộc sống và giá trị của chúng ta. Khi những người dân Nepal như chúng ta đang tìm cách để đạt đến thịnh vượng, chúng ta cần phải trả lời một câu hỏi quan trọng: Chúng ta muốn sử dụng các giá trị của mình để quản lý tài nguyên, hay là để các nguồn tài nguyên của chúng ta quyết định giá của chính mình?

 

Áp dụng các nguyên tắc của Kinh tế học Phật giáo không có nghĩa là từ quay lưng lại với mô hình Kinh tế hiện đại. Thay vì, áp dụng Kinh tế học Phật giáo là cải tiến và chọn lựa một lộ trình độc đáo để phát triển. Trên khắp các xã hội phương Tây, các chuyên gia vĩ đại của kinh tế hiện đại đang đánh giá lại mô hình của họ và áp dụng các yếu tố của Kinh tế học Phật giáo để kiểm định lại cách làm việc và phát triển bền vững.



Ashraya Dixit
Tác giả Ashraya Dixit




 

Tại Vương quốc Nepal, chúng ta có những cơ hội tuyệt vời, vì chúng ta không chỉ được tiếp cận với kiến thức từ khắp nơi trên thế giới mà còn là hiện thân của các giá trị Phật giáo. Chúng ta có thể bỏ qua những mô hình thất bại, tạo ra những cái mới và khuyến khích người khác làm theo mô hình của chúng ta. Nhưng trước tiên, chúng ta phải đánh giá nghiêm túc các nguồn lực có sẵn của mình và sử dụng chúng để phát triển ý nghĩa riêng của chúng ta về Nghề nghiệp chân chính (Chánh mạng). Theo hướng lộ trình của Nghề nghiệp chân chính (Chánh mạng) của đạo Phật có thể giúp tối đa hóa phúc lợi cho toàn thể nhân dân Vương quốc Nepal.

 

Tác giả Ashraya Dixit hiện là Giám đốc dự án tại Deerhold Ltd., một công ty của Mỹ cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm và CNTT cho khách hàng trên toàn cầu. Sự khám phá của anh đã liên quan đến việc nghiên cứu sự phát triển, sử dụng và tác động của giải pháp công nghệ sẵn sằng cho thị trường tại các thị trường đang phát triển.

 

Trước đây, anh đã từng tham gia vào việc xây dựng đổi mới như một mục tiêu chiến lược của công ty, định hình mục tiêu cho các xu hướng và cơ hội toàn cầu, đồng thời thúc đẩy các công ty trở thành các dịch vụ hỗ trợ công nghệ. Trước đó, anh đã làm việc trong ngành đầu tư của Công ty First Boston Corporation, bao gồm chứng khoán toàn cầu và thúc đẩy nghiên cứu về các chủ đề đầu tư có trách nhiệm và đột phá. Ngoài ra, anh đã giúp mở một văn phòng cho nhiều công ty tìm được những nhà quản trị tài chính giỏi nhất trong các loại tài sản.

 

Tác giả Ashraya Dixit đã có học vị Thạc sĩ Kinh doanh Quốc tế từ Trường Luật và Ngoại giao Fletcher tại Đại học Tufts (Tufts University), tiểu bang Massachusetts, Mỹ. Ông cũng đã có học vị Cử nhân Văn học, Kinh tế và Toán học từ Cao đẳng Grinnell, một trường cao đẳng nghệ thuật tự do tư nhân ở Grinnell, quận Poweshiek, tiểu bang Iowa, Hoa Kỳ.

 

Tác giả Ashraya Dixit là trưởng nhóm của Trung tâm Chuyển đổi Kỹ thuật số, một Chương trình Ươm tạo thuộc Diễn đàn Kinh tế Nepal, giải quyết các chủ đề xuyên suốt liên quan đến việc áp dụng kỹ thuật số và cuộc cách mạng ở các thị trường mới nổi và biên giới của châu Á và châu Phi.

 

Lip video

 

Tác giả Ashraya Dixit, chuyên viên phân tích tài chính tại Deerhold Ltd. đã thuyết trình đề tài "Back to Nepal with Impact".

https://www.youtube.com/watch?v=2BsgcDCXgXQ

 

Tác giả Ashraya Dixit

Biên dịch Thích Vân Phong

(Nguồn: The Kathmandu Post)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/02/2024(Xem: 1069)
Đức Thánh Tổ Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di, Người đã dấn thân vượt khó cầu xin Đức Phật cho phép Ni giới được xuất gia, hội nhập Tăng Đoàn, đã mở ra trang sử rạng ngời cho Ni giới ngày nay. Với lòng hoài niêm ân xưa, chư Ni miền Nam California chúng con hằng năm đều hân hoan, thành kính tổ chức Đại Lễ Tưởng Niệm Đức Thánh Tổ Kiều Đàm Di.
31/12/2023(Xem: 1194)
Vào ngày 27/12/2023, chùa Đức Viên tọa lạc tại số 2420 McLaughlin Avenue, thành phố San Jose, Hoa Kỳ đã trang nghiêm tổ chức Lễ khai mạc khóa tu thiếu nhi mùa Đông 2023. Khóa tu được tổ chức 4 ngày, từ ngày 27/12 đến ngày 30/12/2023. Tham dự khóa tu thiếu nhi mùa Đông năm nay có khoảng 200 thiếu nhi và đông đảo chư Ni; quý vị cha mẹ, anh chị phục vụ các công việc: hướng dẫn tu học, trang trí, âm thanh, truyền thông, nhiếp ảnh, ẩm thực, vệ sinh, trật tự v.v… Các em được chia thành 9 nhóm (theo lứa tuổi) và nhóm Sen Búp. Mỗi nhóm được quý Sư cô cùng các cô, các anh, các chị lớn phụ trách. Thời gian tu học và vui chơi mỗi ngày từ 08 giờ sáng đến 07 giờ tối.
30/12/2023(Xem: 1460)
Đoàn chư Ni và Phật tử Tu viện Huyền Không (San Jose, Hoa Kỳ), chùa An Lạc (Indianapolis, Hoa Kỳ) và chùa Đức Nguyên (Việt Nam) hành hương chiêm bái Phật tích Ấn Độ và Nepal từ ngày 01/11 đến ngày 20/11/2023 dưới sự hướng dẫn của Ni sư Thích Nữ Nguyên Thiện và Ni sư Thích Nữ Viên Tâm.
26/10/2023(Xem: 1878)
Sự hiện diện của rất nhiều người là từ bi tâm và sự cống hiến của họ đã chạm đến tâm hồn và cuộc sống của rất nhiều người. So sánh sự hảo tâm hào phóng, sự tu tập và thành quả nỗ lực của bạn, thực sự tôi chỉ là một con cá bé nhỏ. Nhưng thà làm một con cá nhỏ bé tung tăng ngâm mình trong suối nguồn từ bi, còn hơn là một con cá nhỏ bị rán trong chảo lửa giận dữ.
09/08/2023(Xem: 1710)
Nổi tiếng vì đã ưu tiên Chỉ số Tổng hạnh phúc quốc gia (GNH) hơn là tính hám lợi vì lợi nhuận của chủ nghĩa tư bản phóng túng, Vương quốc Phật giáo Bhutan, nép mình trên cao nguyên trong bầu không khí hiếm có của phía đông Hymalaya, cũng đang có những bước tiến trong lĩnh vực bảo tồn động vật hoang dã. Báo cáo lần thứ tư về việc Khảo sát Bảo tồn loài Hổ Quốc gia Bhutan, gần đây Trung tâm Bảo tồn loài Hổ Quốc gia Bhutan hợp tác với Chính phủ Bhutan
19/04/2023(Xem: 2452)
Trong khi các chính trị gia và nhà đầu tư trên khắp thế giới ca ngợi việc thực hành chánh niệm như một công cụ “trấn tỉnh” để giảm mức độ căng thẳng, tăng năng suất và duy trì sự tập trung, không coi trọng trí tuệ là ưu tiên hàng đầu mà là sản phẩm phụ phát sinh từ chánh niệm sâu sắc. Nhưng trí tuệ là một trong ba thành phần không thể thiếu của giáo lý nhà Phật, cùng với kỷ luật đạo đức và định tâm, để phát triển cá nhân và trau dồi tinh thần.
17/03/2023(Xem: 2149)
Phật tử Tích Lan cung nghinh HT Thông Hải với nghi thức trang trọng
24/02/2023(Xem: 3118)
Chùa Hương Sen tổ chức Hành Hương Ấn Độ và làm từ thiện từ ngày 21/06 đến 18/07/2023
15/02/2023(Xem: 10765)
Sau hơn một năm hoạt động kể từ khi Hội Đồng Hoằng Pháp (HĐHP) được hình thành với sự tán trợ của Viện Tăng Thống GHPGVNTN, cùng với sự thành lập Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời (HĐPDTTLT, do Hòa thượng Tuệ Sỹ chủ xướng), Lễ Giới Thiệu Thành Tựu Sơ Bộ Công trình Phiên dịch và Ấn hành Đại Tạng Kinh Việt Nam sẽ được tổ chức qua hệ thống Zoom, vào ngày 17/7/2022 – 10 giờ sáng, giờ Việt Nam trên hệ thống trực tuyến toàn cầu ZOOM
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567