Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tưởng niệm Cư sĩ Sutar Soemitro người sáng lập BuddhaZine PG Indonesia

14/03/202211:20(Xem: 2526)
Tưởng niệm Cư sĩ Sutar Soemitro người sáng lập BuddhaZine PG Indonesia

Sutar Soemitro 4

Tưởng niệm Cư sĩ Sutar Soemitro
người sáng lập BuddhaZine PG Indonesia

Cư sĩ Sutar Soemitro người sáng lập trang web BuddhaZine đã thanh thản hồn nhiên trút hơi thở, từ giã trần gian vào ngày 03 tháng 03 năm 2019. Hưởng dương 38 xuân, lễ tang và an táng tại quê nhà, làng Purwodadi, quận Kuwarasan, Kebumen Regency, Trung Java, Indonesia.

Cư sĩ Sutar Soemitro đã cống hiến cho các dịch vụ truyền thông, trong công việc truyền bá giáo lý Phật đà, góp phần phục hưng và phát triển Phật giáo tại Indonesia, đặc biệt là trong việc thiết lập mạng lưới phương tiện truyền thông báo chí Phật giáo trực tuyến, gia đình, trang web BuddhaZine và các thân hữu bạn bè đã xây một bảo tháp tưởng niệm cố Cư sĩ Sutar Soemitro.

Vào ngày 05 tháng 03 năm 2021, trang web truyền thông tin tức Phật giáo Indonesia BuddhaZine.com đã tổ chức một sự kiện trực tuyến để tưởng niệm nhị niên ngày vãng sinh của Cư sĩ Sutar Soemitro qua các ứng dụng Zoom và Youtube vào hôm thứ Bảy, ngày 06 tháng 03 năm 2021. Sự kiện bắt đầu với một bữa tiệc và lời chúc phúc cát tường của Trưởng lão Hòa thượng Sri Pannavaro Mahathera - một trong những vị lãnh đạo tối cao của Phật giáo Indonesia, sau đó tiếp tục với những câu chuyện của các thân hữu bạn bè về những cống hiến cho Đạo pháp Dân tộc Indonesia đối với Cư sĩ Sutar Soemitro.


Sutar Soemitro 5
Tiểu sử Cư sĩ Sutar Soemitro
(1980-2019)

Cư sĩ Sutar Soemitro tục danh khai sinh là Sutaryono, sinh ngày 08 tháng 05 năm 1980, tại làng Purwodadi, quận Kuwarasan, Kebumen Regency, Trung Java, Indonesia. Phụ thân của anh là cụ Sumitro và Hiền mẫu của anh là cụ bà Tarmi. Anh sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống Phật giáo lâu đời, kính tin Tam bảo. Anh là con trai thứ hai trong gia đình, người anh trai tên là Sabar Sukarno và một người em gái tên là Tri Widiati.

Từ ấu thơ, Anh đã học cách sống tự lập, năm Anh mới 13 tuổi, Hiền mẫu của Anh đã từ giã trần gian khi Anh đang còn học trung học cơ sở. Trong khi Phụ thân của Anh đã từ giã dương thế khi Anh 27 tuổi.

Lúc nhỏ, với sở thích độc đáo của anh là đắm mình trong đèn sách, miệt mài dồi kinh nấu sử, đọc tin tức trên báo. Chính sở thích này đã khiến anh theo đuổi thế giới báo chí.

Anh bắt đầu viết và cũng là một biên tập viên kể từ khi còn là một sinh viên tại Đại học Nalanda STAB, Jakata, Indonesia.

Bước sang thiên niên kỷ, chào đón đầu thế kỷ 21, năm 2000, cùng với những bạn trẻ đoàn sinh thanh niên Phật tử Indonesia ở Tu viện Vihara Dhammasagara, Anh đã thành lập Magz DSP và trở thành tổng biên tập cũng như biên tập bài báo.

Sau khi tốt nghiệp Đại học, từ những thập niên 2003-2009, Anh đã giúp tiên phong cho tạp chí Thế giới Tử thần. Vào những tháng năm ấy, Anh đã được tin cậy và được tổ chức giao nhiệm phụ trách nhiều lĩnh vực khác nhau, các bài viết của anh rất chất lượng. Bài đưa tin về trận sóng thần ở Aceh của Anh đã được đề cử cho 10 bài đưa tin hay nhất ở Đài Loan.

Năm 2009, Anh rời khỏi Tổ chức sinh hoạt đoàn thanh niên Phật tử Indonesia và trở thành một người hành nghề tự do tại Ban Thư ký của Tăng đoàn Phật giáo Đại thừa Indonesia (SMI).

Với những kinh nghiệm đa dạng phong phú này đã giúp Anh thành lập phương tiện truyền thông tin tức thời sự Phật giáo Indonesia, Anh đã khai sinh trang web BuddhaZine vào ngày 11 tháng 12 năm 2011 với sự hỗ trợ của một giảng viên Triết học Phật giáo Giáo sư Jo Rriastana và một số thân hữu bạn bè của Anh. Nhờ thế đã làm cho tài năng viết lách của Anh ngày càng phát triển.

Khởi nghiệp trang web BuddhaZine

Kiến trúc xây dựng các tòa nhà nếu không kiên cố nền móng. Tương tự như thế với mong muốn của Cư sĩ Sutar Soemitro là thành lập một trang web, phương tiện thông tin truyền thông để Anh có thể truyền bá tin tức thời sự Phật giáo, không những từ các khu vực thành thị, mà còn từ các khu vực nông thôn.

Việc thực hiện hóa ý tưởng này cũng đòi hỏi một nền tảng vững chắc, cụ thể là ở dạng ý định và sự kiên trì. Ý định hùng dũng của Cư sĩ Sutar Soemitro đã làm rung động trái tim của một trong những người bạn của Anh, Cư sĩ Firman Lie, để giúp Anh bằng cách đưa Anh đến cùng với Cư sĩ Niwan Derwanto, một nhà thơ, nhà quản lý và nhà phê bình văn hóa người Indonesia. Khi đó, Cư sĩ Niwan Derwanto đã yêu cầu Anh tìm một hình mẫu trong việc viết lách, để Anh có thể tìm ra các nhân vật trong bài viết của mình.

Hành trình vận hành trang web BuddhaZine không hề suôn sẻ. Cư sĩ Sutar Soemitro phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau, bắt đầu từ việc không hiểu công nghệ và cũng không có ngân sách. Về cơ bản, Anh không có bất cứ thứ gì trong công việc tiên phong của mình. Tuy nhiên, nhờ cóa chí tiến thủ và sự kiên trì, Anh dần tìm được những người có thể đồng hành cùng mình trong suốt chặng đường.

Tại Đại lễ Vesak 2013 ở Surabaya, thành phố lớn thứ hai của Indonesia, tỉnh lỵ của tỉnh Đông Java, Anh đã gặp một lập trình viên tên là Billy Joeswanto, một doanh nhân Phật tử người Indonesia gốc Hoa. Từ cuộc gặp gỡ đó, Cư sĩ Billy Joeswanto thấy được hy vọng truyền bá ánh đạo vàng từ bi trí tuệ Phật pháp của Anh, qua các phương tiện truyền thông trực tuyến. Là một Phật tử trung kiên, Cư sĩ Billy Joeswanto tự cảm thấy có trách nhiệm trong việc truyền bá chánh pháp Phật đà, nên vị Cư sĩ Phật tử này đã sẵn sàng giúp đỡ Anh để tạo ra một trang web BuddhaZine.com.

Cho đến nay, trang web BuddhaZine.com đã trên đà phát triển và có khả năng lan tỏa ánh quang minh từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng Phật pháp từ thành thị đến nông thôn.

Trang web BuddhaZine.com không nghiêng về bất cứ giáo phái cụ thể nào. Chỉ phụng sự vì lợi ích cho cộng đồng. Phương tiện thông tin truyền thông này phát triển theo chiều hướng tích cực hơn, những người viết mới bắt đầu phát triển, phúc lợi cũng được cải thiện khá nhiều. Chỉ cần có thêm một văn phòng thích hợp.

Truyền thông phải độc lập!

Cư sĩ Sutar Soemitro bắt đầu chuyên nghiệp trong lĩnh vực báo chí sau khi tốt nghiệp Đại học Nalanda STAB vào năm 2003. Trong sáu năm trời, Anh đã trau dồi kiến thức để làm phóng viên cho tạp chí Thế giới Tử thần. Anh thường được cử đến để đưa tin về các khu vực khác nhau, bao gồm Aceh, nơi đã xảy ra trận động đất và sóng thần năm 2004. Một trong những bài báo của Anh viết về trận sóng thần Aceh đã được đề cử cho 10 bài báo hay nhất ở Đảo quốc Phật giáo Đài Loan.

Mặc dù vậy, nhưng Anh vẫn là một thanh niên Phật tử sống lý tưởng Bồ tát đạo, góp phần hoằng dương chính pháp Phật đà, lợi lạc chung cho nhân loại. Anh có quan điểm rằng các phương tiện truyền thông nên hoạt động độc lập. Một phương tiện truyền thông có thể phát biểu tự do nếu không ở trong một tổ chức nào đó.

Cư sĩ Firman Lie, một giảng viên nghệ thuật tại Học viện Nghệ thuật Jakarta (IKJ), Sutar nhớ lại: "Tuy nhiên, điều thú vị là Cư sĩ Sutar Soemitro không bao giờ hài lòng nếu các phương tiện truyền thông tồn tại ở một thể chế khác. Anh nói 'Không độc lập". Rất khó để chúng ta nói về một số điều nhưng những người mắc phải chúng lại không muốn. Vì vậy, có một người theo chủ nghĩa lý tưởng đằng sau mong muốn của Cư sĩ Sutar Soemitro".

Theo Cư sĩ Sutar Soemitro, phương tiện truyền thông phù hợp là phương tiện có khả năng truyền tải ý tưởng và tiếng nói của người đọc. Không phải là người lên tiếng cho chủ sở hữu. Cư sĩ Firman Lie nói: "Nếu truyền thông lên tiếng ai sở hữu thì chắc chắn phải có vấn đề. Không phải là độc lập".

Người thực địa

Cư sĩ Sutar Soemitro là một nhân vật có thành tích cao trong công việc của một nhà báo. Nhiều nhà báo đưa tin chỉ đến thoáng qua, bỏ đi rồi tin mới ra. Đối với Anh thì không, Anh luôn sẵn sàng đợi chờ từ trước khi sự kiện bắt đầu, cho đến khi sự kiện kết thúc.

Cư sĩ Sutrisno, một học giả tại Đại học Nalanda STAB cho biết: "Có lần chúng tôi tổ chức sự kiện tại Tu viện Theravada Buddha Sasana, Kelapa Gading, Jakarta, Anh vẫn chờ đợi từ sáng đến tối. Mặc dù lúc đó tình trạng sức khỏe của Anh không được sung mãn. Đây là một việc hiếm hoi, đầy tính tổng thể".

Ngoài tính tổng thể, Cư sĩ Sutar Soemitro luôn kiên trì theo đuổi tin tức, kiên nhẫn và không phàn nàn nhiều. Với tất cả công việc ngần ấy, Anh đã có thể thâm nhập nhiều nguồn từ cơ sở đến tập đoàn.

Cư sĩ Firman Lie nói: "Anh là một chàng trai trên sân khấu mà tôi thực sự nghiêng mình kính cẩn. Bởi Anh ấy có thể hòa mình phù hợp với bất kỳ hoàn cảnh nào. Anh ấy không phải là người nhanh chóng phàn nàn và đúng như thế. Anh ấy có thể bước vào và nhận được các nguồn lực mà khi Anh cần. Thật hiếm khi tìm được một người trẻ biết chính xác mình muốn gì".

Cùng với các vị Cư sĩ Firman Lie, Cư sĩ Herman Kwwok, những người sáng lập Loka Data, cũng truyền đạt những điều tương tự. Theo Cư sĩ Herman Kwwok, tuy kết duyên Bồ đề quyên thuộc Phật pháp, thân hữu với Cư sĩ Sutar Soemitro suốt tám năm trời nhưng Anh có xảm xúc ổn định. "Hầu như tôi không bao giờ nghe Anh phàn nàn, cảm xúc của Anh ấy rất ổn định hơn nhiều, tôi chưa bao giờ thấy Anh ấy tức giận, có thể là khi Anh ấy bực mình. Ít ra thì Anh ấy cũng yên lặng".



Sutar Soemitro 2Sutar Soemitro 3

Cư sĩ Herman Kwwok nhấn mạnh rằng: "Với tính cách như thế, Cư sĩ Sutar Soemitro đã thâm nhập vào nhiều nguồn, Vì vậy, các bạn có thể nói rằng những người quen của Anh đến từ nhiều giới khác nhau. Bắt đầu từ cấp cơ sở, cấp trung, cấp cao, đến các tập đoàn, Anh đều đáp ứng thỏa mãn cho họ. Vì không có hứng thú nên Anh ấy cũng không giấu diếm, bất kể là gì, tất cả mọi người khi gặp Cư sĩ Sutar Soemitro đều cảm thấy thoải mái trong tươi cười".

Những nét độc đáo của Cư sĩ Sutar Soemitro

Phóng viên trang web BuddhaZine.com Cư sĩ Cư sĩ Junarsih viết lời tưởng niệm rằng: "Ngoài việc bận rộn trong điều hành, tổng biên tập trang web BuddhaZine.com của Cư sĩ Sutar Soemitro, có rất nhiều câu chuyện độc đáo về nhân vật Cư sĩ Sutar Soemitro.

Widodo, một nhà báo đồng nghiệp thuộc DAAI TV, một mạng truyền hình phi lợi nhuận ở Indonesia. Mạng lưới này, chỉ có hai đài ở Jakarta và Medan, thuộc quyền sở hữu của Tổ chức Phật giáo Indonesia, đã tiết lộ trong một bữa tiệc rằng, Cư sĩ Sutar Soemitro chưa bao giờ nghĩ đến bản thân, luôn chỉ biết đến tha nhân và công việc Phật sự. Ngoài ra, thường nhật dù bận rộn chăm sóc trang web BuddhaZine.com, nhưng anh vẫn luôn quan tâm đến cuộc sống của các bạn đồng nghiệp.

Cư sĩ Sutar Soemitro, người sống giản dị, khiêm tốn và không thích phiêu lưu mạo hiểm. Thân hữu bạn bè cũng cảm thấy Anh là một người khiêm tốn nên Anh rất vui khi trò chuyện. Mặc dù Anh thích nói chuyện nhưng Anh cũng là một người biết lắng nghe người đối thoại với mình.

Tôi nhớ khi Anh nằm bệnh tại quê nhà, Anh khuyên tôi cứ viết đi, viết gì cũng được cho nhiều người. Nhưng trước khi viết, tôi phải đọc sách trước. Anh nói "Sách là một triệu kiến thức". Mặc dù năm trước tôi không viết gì cả, nhưng bây giờ tôi đã quay trở lại viết trong khi vẫn nhớ lời nhắn của Anh ấy.

Cư sĩ Sutar Soemitro cũng đã từng nói với tôi rằng, Anh chỉ là một người thích đi cùng với người khác. Nếu một người bạn lên núi, Anh nhất định sẽ đến đó. Các thân hữu bạn bè ở đâu, thì có Anh ở đó. Tuy nhiên, đằng sau tính cách chỉ đi cùng thân hữu bạn bè của mình là sự tò mò cao độ. Anh đã từng nói với tôi rằng khi đến khu vực Wonnosobo, Anh không chỉ thích thiên nhiên mà còn muốn tìm hiểu về trái Karrika (Dao) có thể chế biến kẹo được. Vì vậy, Anh cũng đã tìm ra quy trình sản xuất kẹo từ trái Karika như thế nào.

Có rất nhiều đức tính tuyệt hảo để noi gương từ cố Cư sĩ Sutar Soemitro. với thái độ khiêm tốn, kiên trì trong công việc Phật sự, không dễ nản lòng và sẵn sàng hy sinh những gì mình có vì lợi ích của người khác. Tất cả chúng ta để tậm dụng cuộc sống quý giá này của con người bằng cách tạo ra những tác phẩm hữu ích cho sự phát triển của Đạo pháp Dân tộc Indonesia".

Những Ước nguyện của Cư sĩ Sutar Soemitro chưa Hoàn thành

Hai tháng trước khi người sáng lập trang web BuddhaZine.com, Cư sĩ Sutar Soemitro thanh thản hồn nhiên trút hơi thở từ giã trần gian, Anh bày tỏ nguyện vọng muốn có ngay một văn phòng gần Thánh địa Phật giáo Borobudur. Anh nói rằng bởi mối quan tâm của bản thân đối với Thánh địa Phật giáo Borobudur như một di sản quan trọng của Phật giáo. Thông điệp được truyền tải vào ngày 31 tháng 01 năm 2019 chứa đựng tầm nhìn lớn của trang web BuddhaZine.com, cũng như tầm nhìn lớn của Cư sĩ Sutar Soemitro để tiếp tục không ngừng học hỏi và trau dồi từ bi trí tuệ.

Anh đã đặt hàng từ một chiếc giường ở làng Purwodadi, Kec. Kuwarasan, Kebumen. Anh yêu cầu cho trang web BuddhaZine.com mượn một trong những căn phòng tại Thánh địa Phật giáo Borobudur. Anh nói: "Ngay khi tôi có thể bắt đầu các hoạt động, ngay lập tức thành một văn phòng tại đây. Tôi cũng muốn học thêm nữa. Vì vậy, tôi đi làm vào buổi sáng, tôi học ở Jogja vào buổi chiều".

Lúc bấy giờ, Cư sĩ Sutar Soemitro đang trong cơn bệnh nặng. Anh chỉ có thể nằm xuống, cơ thể trong cơn đau đớn. Tuy nhiên, những suy nghĩ và ám ảnh về việc quan tâm đến Thánh địa Phật giáo Borobudur chưa bao giờ nguội lạnh.

Cư sĩ Firman Lie, một giảng viên nghệ thuật tại Học viện Nghệ thuật Jakarta (IKJ) cho biết: "Đã từ lâu, sự quan tâm rất nhiều của Cư sĩ Sutar Soemitro đối với Thánh địa Phật giáo Borobudur. Anh nhấn mạnh rằng, Thánh địa Phật giáo Borobudur là một di sản quý giá đối với nhân dân Indonesia, đặc biệt là các Phật tử. Vì vậy, người Phật tử phải tham gia vào việc quan tâm việc phụng sự Đạo pháp Dân tộc, sống và truyền bá giáo lý từ bi trí tuệ đạo Phật.

Cư sĩ Sutar Soemitro là một chàng trai trẻ có tư tưởng lớn. Một lần Anh đến gặp tôi và nói rằng Pak Herman Kwok nhờ Anh tìm kiếm đất xung quanh Thánh địa Phật giáo Borobudur cho các hoạt động Phật giáo.

Tại Thánh địa Phật giáo Borobudur cần có các diễn đàn, cộng đồng hay diễn đàn dành cho các Phật tử có nơi để học hỏi giáo lý đạo Phật, tu tập thiền định, thảo luận, nơi tụ hội giao lưu chia sẻ cuộc sống, sinh hoạt tinh thần thoải mái hơn. Không tham gia các hoạt động tôn giáo chính thức. Nếu chúng ta sử dụng thuật ngữ ngày trong thành phố, thì đó là một lối sống tinh thần được nâng cao hơn".

Để thực hiện nguyện vọng của Cư sĩ Sutar Soemitro, đòi hỏi sự chung tay và trong sáng của tinh thần nhiều người. Tuy nhiên, theo nguyện vọng của Anh là không thể. Nếu một nền tảng như BuddhaZine.com được tạo ra, của Anh có thể trở thành hiện thực.

Cư sĩ Sutar Soemitro 2Cư sĩ Sutar Soemitro 1Bảo tháp Cư sĩ Sutar Soemitro 2Bảo tháp Cư sĩ Sutar Soemitro 1

Cư sĩ Firman Lie chia sẻ trong niềm hy vọng: "Bắt đầu từ nguyện vọng của Cư sĩ Sutar Soemitro với nền tảng của phương tiện thông tin truyền thông đại chúng BuddhaZine.com, sau đó Anh ấy có đất, có nơi để ươm trồng, từ đó năng suất chuyển tải tăng lên, khi đến thời điểm có địa điểm xung quanh Thánh địa Phật giáo Borobudur, điều đó sẽ xảy ra. Hơn nữa, bây giờ có một bài phát biểu từ Bộ trưởng Bộ Tôn giáo Indonesia để biến Thánh địa Phật giáo Borobudur trở thành trung tâm tâm linh của thế giới. Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta phải hợp tác".

Để tưởng niệm và ghi công đức của Cư sĩ Sutar Soemitro, đã cống hiến cho sự phát triển Phật pháp tại Indonesia, đặc biệt là trong việc thiết lập phương tiện thông tin truyền thông Phật giáo trực tuyến, Ban Quản trị BuddhaZine.com và các thân hữu bạn bè đã xây một bảo tháp cho cố Cư sĩ Sutar Soemitro tại nơi an táng quê nhà của Anh.

Việc lắp đặt bảo tháp cho Anh được thực hiện vào hôm thứ Năm, ngày 23 tháng 02 năm 2022 với sự hợp tác giữa hai bên. Theo truyền thống của người Java, vào đêm sau khi lắp đặt mộ tháp, phải tổ chức các nghi thức truyền thống của bản địa.

Thích Vân Phong

(Nguồn: Buddhazine.com)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/02/2022(Xem: 2561)
Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan phải hứng chịu các cuộc nội chiến kéo dài liên miên, chiến tranh tàn phá khốc liệt, hiện người dân nơi đây đang sống trong cảnh mùa giá lạnh cay đắng. Nhiều người đang phải chịu cảnh đói và rét, khẩn cấp cứu hộ quốc tế là tối cần thiết. Với từ bi tâm cứu trợ nhân đạo, Pháp sư Giác Thành, Phó Tổng Thư ký Quốc tế Phật Quang Sơn đặc trách vực Đông Nam Á, cùng đồng tâm hợp lực với tổ chức Hòa bình Thế giới Malaysia, Ngân hàng Đầu tư Kỹ thuật số Golden Horse, đã tiến hành thành lập Nhóm Sưởi ấm và Chăm sóc Nhân đạo để viện trợ nhân đạo cho nhân dân các địa phương Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan.
17/02/2022(Xem: 5245)
Vào lúc 8 giờ sáng ngày 15 tháng 2 năm 2022, Pháp sư Diệu Tạng Giám tự Phật Quang Sơn Tây Phương Tự cùng đoàn Phật tử đã tổ chức buổi lễ truyền Tam quy Tam bảo và Ngũ giới cho các quân nhân tại Căn cứ Huấn luyện Thủy quân Lục Chiến, San Diego, Hoa Kỳ. Trước khi cử hành nghi lễ, Pháp sư Diệu Tạng giảng ý nghĩa Tam quy, Ngũ giới, gia trì chúc phúc cát tường cho các quân nhân luôn an trú trong chánh niệm và trong quân lữ luôn hùng dũng trong sự nghiệp giữ vững an ninh quốc gia.
17/02/2022(Xem: 5261)
“Glocalization” là một thuật ngữ, một ngôn ngữ lai giữa toàn cầu hóa và bản địa hóa, sự xuất hiện đồng thời của cả khuynh hướng phổ cập hóa và cụ thể hóa trong các hệ thống xã hội, chính trị và kinh tế đương đại. (Joachim Blatter & Munro 2013) Toàn cầu hóa đã được sử dụng rộng rãi theo cách tiêu cực, để giải thích những hậu quả không mong muốn đương thời, do nỗ lực của các cơ sở kinh tế và chính trị xuyên quốc gia, từ các liên minh quân sự và kinh tế như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cho các tập đoàn đa quốc gia như Huawei, McDonald's, Nestle, Starbucks và Toyota. Mặt khác, bản địa hóa đã nhận được sự ưu ái của công chúng và truyền thông bởi nó được sự tôn trọng rõ ràng đối với sự đa dạng, bảo tồn di sản và truyền thống địa phương và 'đôi khi' quan tâm đến lợi ích của thiểu số.
13/02/2022(Xem: 3325)
Diễn đàn "Hài hòa đa nguyên Tôn giáo Thế giới của Liên Hợp Quốc 2022" đã diễn ra vào ngày 3 tháng 2 vừa qua, do Quốc tế Phật Quang Sơn, Liên Hợp Quốc, liên minh châu Phi và các tổ chức phi chính phủ cùng tham gia, đặc biệt mời các đối tác xã hội dân sự và các tổ chức tôn giáo, Pháp sư Tuệ Đông, trụ Trì Tây Lai Tự, Phó Tổng Thư ký Quốc tế Phật Quang Sơn đại biểu Phật giáo phát biểu: "Đến năm 2022 là trọng yếu, đánh dấu kỷ niệm chu niên lần thứ 10, tiêu chí Quốc tế Phật Quang Sơn hài hòa hội nhập hoạt động Liên tôn Quốc tế. Đại dịch Covid-19 hiểm ác đã đặc giả thiết không đúng đắn về tất cả sự sống trên Trái đất, gây ra những thách thức chưa từng có trên quy mô toàn cầu, chủ đề năm nay "Niềm tin và tinh thần lãnh đạo, phản kháng nạn kỳ thị và xung đột trong quá trình Phục hồi Đại dịch", kiến lập những nhịp cầu xuyên biên giới, bằng cách tập hợp các nhà lãnh đạo tôn giáo và tinh thần để truyền cảm hứng cho các dân tộc trên thế giới, kế tục trí lực để thúc đẩy sự nghiệp phát triển một
13/02/2022(Xem: 5370)
Ông Holland Kotter, đồng trưởng ban phê bình nghệ thuật trên tờ New York Times, đã đưa ra một đánh giá tuyệt vời về cuộc triển lãm. Trong đó, Holland Kotter kể lại chuyến đi đến Nhật Bản vào năm 1983, nơi lần đầu tiên ông trải nghiệm khi tương tác với các Phật tử đang làm việc được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Tokyo: "Khi tôi gặp một pho tượng Phật Đương lai Hạ sinh Di Lặc được tạc bằng gỗ tuyệt xảo từ thế kỷ thứ 9, một du khách đến thăm tôi đã nhanh chóng vỗ tay hai lần, một điều gì đó (tôi sẽ tìm hiểu) mà những du khách đến các ngôi tự viện Phật giáo để tôn vinh vị Phật hay vi Bồ tát nào đó". (New York Times)
10/02/2022(Xem: 11187)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh, bậc đạo sư kính yêu, vị cao tăng thạc đức Phật giáo Việt Nam với tầm nhìn xa trông rộng đã an nhiên viên tịch, trụ thế 97 xuân. Ngài đã và đang là một trong những bậc thầy vĩ đại nhất của thời đại chúng ta. Mặc dù phải nhẫn nhịn cả đau khổ và số phận lưu đày bao thập kỷ, Ngài vẫn liên tục tuôn trào suối nguồn từ bi tâm, luôn thắp sáng ánh dương quang trí tuệ cho thế giới nhân loại được tươi mát và ấm áp.
10/02/2022(Xem: 7242)
Tôi đào thoát khỏi Tây Tạng vào ngày 31 tháng 3 năm 1959. Kể từ đó tôi sống lưu vong ở Ấn Độ. Trong giai đoạn 1949-50, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã gửi một đội quân đến xâm lược đất nước của tôi. Trong gần một thập kỷ, tôi vẫn là nhà lãnh đạo chính trị cũng như tinh thần của người dân và cố gắng thiết lập lại mối quan hệ hòa bình giữa hai quốc gia của chúng tôi. Nhưng nhiệm vụ được chứng minh là bất khả thi. Tôi đã đi đến một kết luận không mấy vui vẻ rằng tôi có thể phục vụ người dân của mình tốt hơn từ bên ngoài.
10/02/2022(Xem: 10670)
Hiện nay phong trào tu thiền nở rộ nhất là Thiền Chánh Niệm, Thiền Vipassana khiến cho một số người coi thường pháp môn tu tập có tính truyền thống. Thậm chí một số cho rằng lối tu truyền thống bao gồm tụng kinh, niệm Phật trở nên lỗi thời, chỉ có tu theo Thiền Chánh Niệm mới giải thoát mà thôi. Quan niệm đó hoàn toàn sai, trái với lời Phật dạy. Trong Kinh Kim Cang Đức Phật dạy rằng, “Pháp của ta không có thấp có cao”. Trong Bát Nhã Tâm Kinh, Đức Phật lại dạy rằng “vạn pháp bất tịnh, bất cấu, bất tăng, bất giảm” và diễn rộng là là “bất thấp, bất cao, bất đúng, bất sai”. Tất cả tùy căn cơ của mỗi chúng sinh mà thôi.
09/02/2022(Xem: 23711)
Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam Sử Lược (trọn bộ hai tập, do Hòa Thượng Giới Đức biên soạn)
08/02/2022(Xem: 5467)
Tại làng baho swabi, quận Swabi, nay là Khyber Pakhtunkhwa, các nhà khảo cổ và Bảo tàng KP đã phát hiện một Bảo tháp Phật giáo 1800 tuổi, các di vật và đồ tạo tác. Theo Daily Pakistan, đã được phát hiện hơn 400 cổ vật và Bảo tháp Phật giáo có niên đại 1800 năm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]