Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hôm nay Tại sao Đức Phật Cau mày với Ukraine, Tại sao Đức Phật Mỉm cười với Ấn Độ

02/03/202209:22(Xem: 2980)
Hôm nay Tại sao Đức Phật Cau mày với Ukraine, Tại sao Đức Phật Mỉm cười với Ấn Độ

Minh họa bởi Soham Sen Ảnh ThePrint
Hôm nay Tại sao Đức Phật Cau mày với Ukraine,
Tại sao Đức Phật Mỉm cười với Ấn Độ

(Why Buddha would be frowning at Ukraine today, and why India got it right with Pokhran 1 and 2)



Trắc nghiệm trong Nghiên cứu Chiến lược: Tại sao mã thông báo cho nữ Thủ tướng thứ ba của Ấn Độ Indira Gāndhī về vụ Thử nghiệm hạt nhân Pokhran 1 thành công; Bài kiểm tra đầu tiên có tên mã là "Đức Phật mỉm cười" (Buddha is smiling), được tiến hành vào tháng 5 năm 1974, trong khi các bạn suy nghĩ về nó, hãy chuyển sang tình hình nóng bỏng ở Ukraine.

Vào thời điểm các bạn đang đọc tin này, quân đội của Nga đã tấn công áp sát rất gần thủ đô Kyiv của Ukraine. Câu hỏi thường được thắc mắc trong vài ngày qua và sẽ tiếp tục vang vọng trong nhiều thập kỷ tới, liệu Tổng thống Nga Vladimir Putin có dễ dàng uy hiếp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, nếu quốc gia này không từ bỏ kho dự trữ vũ khí hạt nhân sau Bản ghi nhớ Budapest 1994.

Bản ghi nhớ Budapest của Ukraine, Anh, Nga và Hoa Kỳ đã ký ngày 5/12/1994. Tài liệu đã thiết lập các đảm bảo an ninh liên quan đến việc Ukraine gia nhập Hiệp ước về việc không phổ biến vũ khí hạt nhân. Năm 1996, việc gia nhập này đã diễn ra.

Điều này được thực hiện để đổi lại sự đảm bảo an ninh của Mỹ, châu Âu và Nga. Một trong những người bảo lãnh hiện đã xâm lược Ukraine; một, Châu Âu, đang tìm kiếm một nơi để ẩn náu và sự hối tiếc cũng như chất đốt có khả năng bị giảm giá; và thứ ba, không gì khác hơn ngoài việc Hoa Kỳ dành tình yêu thương và sự quan tâm dịu dàng. Liệu Ukraine có trở thành một sự thúc đẩy như vậy nếu họ có kho dự trữ vũ khí hạt nhân?

Bây giờ, chúng ta hãy chuyển câu thắc mắc này vào chính chúng ta. Ấn Độ đã tiên liệu trước hay thiếu thận trọng khi không chỉ chế tạo vũ khí hạt nhân mà còn tuyên bố mình là quốc gia có vũ khí hạt nhân? Qua nhiều thập kỷ, điều này đã chứng kiến một cuộc tranh luận gay gắt giữa bốn trường phái.

Trường phái thứ nhất: Từ thời Homi Jehangir Bhabha (1909-1966), người Ấn Độ, nhà vật lý hạt nhân, giám đốc sáng lập, và giáo sư vật lý tại Viện Nghiên cứu Cơ bản Tata (TIFR), giám đốc sáng lập và giám đốc giám sát của Cơ sở Năng lượng Nguyên tử, Trombay (AEET), tin rằng Ấn Độ nên chế tạo hạt nhân vào đầu những thập niên 1960, thậm chí còn có trước cả Trung Quốc. Và Cựu ngoại trưởng Maharajakrishna Rasgotra, một nhà ngoại giao và học giả Ấn Độ đã tuyên bố trong các cuộc phỏng vấn công khai và hội thảo công khai rằng Tổng thống thứ 35 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ John F. Kennedy (Nhiệm kỳ 1961-1963) đã đề nghị giúp Ấn Độ phát triển và một thiết bị kích nổ, nhưng Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ độc lập Jawaharlal Nehru đã từ chối.

Trường phái thứ hai thì ngược lại: Vũ khí hạt nhân là thứ xấu xa đáng sợ, vô đạo đức, không thể sử dụng được, không cần thiết và gây tai họa khôn lường cho nhân loại. Gần đây, Trường phái này đã mờ nhạt, đặc biệt là sau Chuỗi năm vụ nổ bom hạt nhân do Ấn Độ thực hiện tại Khu vực Thử nghiệm Pokhran của Quân đội Ấn Độ vào tháng 5 năm 1998 (Pokhran-II ). Một số trong đó đã biến thành một quá trình tư duy mới: Bây giờ phi hạt nhân hóa là một thỏa thuận đã xong, chúng ta hãy cố gắng thực thi ở mức độ răn đe tối thiểu và là những thành viên tích cực, sẵn sàng tham gia tất cả các thỏa thuận toàn cầu, bao gồm Hiệp ước Cấm thử nghiệm Hạt nhân Toàn diện (Comprehensive Nuclear-Test-Ban Treaty; CTBT), một hiệp ước đa phương ngăn cấm tất cả các vụ nổ hạt nhân cho cả mục đích dân dụng và quân sự, trong tất cả mọi môi trường. Nó đã được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 10 tháng 9 năm 1996, nhưng chưa có hiệu lực, vì có tám quốc gia cụ thể đã không phê chuẩn hiệp ước.

Trường phái thứ ba tin rằng, Ấn Độ đã được phục vụ hoàn hảo hơn bởi sự không quan trọng về vũ khí hạt nhân. Vào tháng 5 năm 1974, Nữ Thủ tướng thứ ba của Ấn Độ Indira Gāndhī đã biểu thị cho thế giới thấy khả năng của Ấn Độ về Thử nghiệm hạt nhân Pokhran 1 thành công.

"Đức Phật mỉm cười" (MEA tên gọi: Pokhran-I) là tên mã được ấn định của quả bom hạt nhân thành công đầu tiên của Ấn Độ vụ thử vào ngày 18 tháng 5 năm 1974. Quả bom được phát nổ trên căn cứ quân sự Bãi thử Pokhran (PTR), ở Rajasthan, của Quân đội Ấn Độ dưới sự giám sát của một số tướng chủ chốt của Ấn Độ.

Pokhran-I cũng là vụ thử vũ khí hạt nhân đầu tiên được xác nhận bởi một quốc gia ngoài năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Chính thức, Bộ Ngoại giao Ấn Độ mô tả vụ thử này là "vụ nổ hạt nhân vì mục đích hòa bình". Một loạt vụ thử hạt nhân được thực hiện vào năm 1998 với tên gọi Pokhran-II. Các cuộc thử nghiệm năm 1998 không cần thiết về mặt chính trị, đã tạo cơ hội cho Pakistan để thử nghiệm. Kết quả là vùng Nam Á có hai quốc gia tự tuyên bố về vũ khí hạt nhân.

Trường phái thứ tư là Đội giành chiến thắng. Chỉ chứng minh năng lực vào năm 1974 đó là không đủ. Đây là tự chuốc lấy thất bại kép. Ấn Độ tiếp xúc với các lệnh trừng phạt, nhưng vẫn chưa khẳng định mình là một cường quốc vũ khí. Gọi điều này là Nổ hạt nhân hòa bình (PNE) là thuần túy đạo đức giả mà không gây ấn tượng gì. Ngay cả dư luận của Ấn Độ cũng không quan tâm khi nữ Thủ tướng thứ ba của Ấn Độ Indira Gāndhī cần hết sức bảo vệ nó. Điều cần thiết là dậm chân đấm ngực, dùng bao tay sắc, cầm vũ khí sắc ném vào Pakistan.

Nổ hạt nhân hòa bình (PNE) là chương trình dùng đầu đạn hạt nhân phục vụ cho mục đích phi quân sự, được cả Mỹ và Nga áp dụng vào giữa thế kỷ 20.

Trường phái thứ nhất vào những năm 1960 không được mua nhiều và Trường phái thứ hai không còn phù hợp sau năm 1998. Trường phái thứ ba và thứ tư cần phải được tranh luận, đặc biệt là Ukraine đang sờ sờ trước mắt chúng ta. Các câu hỏi tương tự được đặt ra khi Hoa Kỳ đã xâm lược Iraq hai lần, lần thứ hai với lý do nước này có vũ khí hạt nhân. Cấp cao hay cấp dưới thời cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush có mạo hiểm xâm lược Iraq, nếu thực sự nó có bất kỳ vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMDs) nào không?

Vũ khí hủy diệt hàng loạt (weapon of mass destruction - WMD) là những loại vũ khí có khả năng gây sát thương cao trên diện rộng và gây tổn thất lớn về cơ sở vật chất, môi trường sinh thái, tác động mạnh đến tâm lý, tinh thần của con người.

Đừng bận tâm rằng chúng sẽ không có sự tổn thất về phía Washington. Nhưng chỉ là mối đe dọa bởi sự trả đũa bằng vũ khí hạt nhân đối với cuộc xâm lược chống lại bất kỳ đồng minh Trung Đông nào của Hoa Kỳ đã có thể xảy ra. Bây giờ Ukraine đã trở thành một quảng cáo lâu dài cho mối liên kết chủ quyền vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMDs). Ngày nay, nó đang khiến cho nhiều quốc gia cảm thấy khó chịu hoặc cảm thấy thoải mái trong ánh hào quang của sự đảm bảo. Chắc chắn, bây giờ không có quốc gia nào chứa vũ khí hạt nhân, hoặc gần đó có một quốc gia - Bắc Triều Tiên, Israel, Iran hay bất kỳ quốc gia nào khác - sẽ không bao giờ từ bỏ những điều này. Họ sẽ nhớ Ukraine.

Ấn Độ được hay mất từ khi mở lò vũ khí hạt nhân và đưa sản phẩm của họ ra thế giới? Lời chỉ trích là nó đã tạo điều kiện cho Pakistan tìm được sự tương đương chính thức. Câu trả lời là, không ai nghi ngờ rằng Pakistan đã là một quốc gia có vũ khí hạt nhân. Hoa Kỳ đã trao giấy chứng nhận cuối cùng cho họ về thứ thường được gọi là "Năng lượng Nguyên tử Trinh tiết" (nuclear virginity) đến Pakistan vào năm 1989 và từ chối gia hạn nó.

Đã bế tắc trong những giai đoạn thập niên 1990-1991, Pakistan cũng đã sử dụng hạt nhân trong vụ tống tiền để chống lại Ấn Độ. Đó là điều mà các cuốn sách do hai tác giả Bob Winderm và William Burrows đã viết với chủ đề "Khối lượng quan trọng: Cuộc chạy đua nguy hiểm dành cho siêu vũ khí trong thế giới phân mảnh", lúc bấy giờ Ngài Cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, Robert Gates đang đảm trách Phó Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) đã nói về điều đó và Nhà báo Điều tra Seymour Hersh và tác giả có trụ sở tại Washington, DC đã viết một đoạn khá chi tiết. Kể từ đó, tôi cũng đã giải thích nó trong một số bài viết của tôi.

Tuy nhiên, mối đe dọa từ Pakistan, trong chuyến công du để giải quyết xung đột, Ngài Robert Gates cũng đã đưa đến Ấn Độ từ Islamabad, thủ đô của Pakistan, họ sẽ sử dụng vũ khí hật nhân vào đầu cuộc chiến. Thực tế cho thấy, Chính phủ của Thủ tướng thứ 7 của Ấn Độ V. P. Singh (nhiệm kỳ 1989-1990) rằng, Ấn Độ không có vũ khí hạt nhân, nếu có sẽ giao ngay lập tức để trả đũa. Trong nhiều thập kỷ, năng lực đã được kiểm chứng, đã không được phát triển thành vũ khí hạt nhân và các hệ thống phân phối đáng tin cậy.

Cuộc khủng hoảng đó đã trôi qua, nhưng điều này đã chấm dứt mọi nghi ngờ trong toàn bộ hệ thống chính trị của chúng ta, với tất cả sự chia rẻ của nó, rằng Ấn Độ nhanh chóng cần vũ khí.

Ngày 18 tháng 03 năm 1989 là một ngày quan trong trong quá trình phát triển chiến lược của Ấn Độ. Theo các báo cáo của Tình báo hiện xác nhận rằng, thực sự Pakistan là một kẻ quay lưng lại với một Sản phẩm bàn giao dự án bom Nguyên tử. Vào ngày này, Theo thông lệ, Diễn đàn Công nhận Quốc tế (International Accreditation Forum, IAF) đã tổ chức cuộc trình diễn hỏa lực, lần này liên quan đến 129 chiếc máy bay tại Tilpat là một thị trấn thống kê (census town) của quận Faridabad thuộc bang Haryana, Ấn Độ, một trường bắn không xa thủ đô New Delhi. Tại cuộc biểu tình, Ngài Thủ tướng thứ sáu của Ấn Độ Rajiv Gandhi (nhiệm kỳ 1984-1989) đã ra ám hiệu cho cho công chức hàng đầu, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Naresh Chandra đi theo Ngài vào lều trại. Thậm chí Ngài rất bí mật để gạt Phi đội trưởng Rajesh Phi công (Rajeshwar Prasad Singh Bidhuri). Tại đây, Ngài nói với Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Naresh Chandra về mối quan tâm của Ngài và giao Bộ trưởng Naresh Chandra đứng đầu một nhóm ưu tú, chủ yếu là các nhà khoa học, để đưa Ấn Độ đến giai đoạn vũ khí hóa toàn toàn. Tôi đã viết một số chi tiết về vấn đề này trong một số các bài báo này vào năm 2006.

Nhóm bao gồm các nhà khoa học hạt nhân hàng đầu như nhà vật lý người Ấn Độ, Rajagopala Chidambaram, với vai trò không thể thiếu trong chương trình vũ khí hạt nhân của Ấn Độ; ông đã điều phối việc chuẩn bị các bài kiểm tra cho Pokhran-I và Pokhran-II. Nguyên cố vấn khoa học chính cho Chính phủ Liên bang Ấn Độ, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nguyên tử Bhabha, nguyên Chủ tịch Ủy ban Năng lượng Nguyên tử của Chính phủ Ấn Độ và đã đóng góp vào lĩnh vực an ninh và quốc phòng năng lượng ở Ấn Độ, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thống đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế; nhà vật lý hạt nhân người Ấn Độ PK Iyengar, với vai trò trung tâm trong việc phát triển chương trình hạt nhân của Ấn Độ, nguyên Giám đốc BARC, cựu Chủ tịch Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Ấn Độ, ông đã lên tiếng phản đối thỏa thuận hạt nhân giữa Ấn Độ và Hoa Kỳ và bày tỏ rằng thỏa thuận này có lợi cho Hoa Kỳ; nhà vật lý Nguyên tử, Kỹ sư Cơ khí Anil Kakodkar, người Ấn Độ, nguyên Chủ tịch Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Ấn Độ, cựu Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nguyên tử Bhabha; nhà khoa học hạt nhân lỗi lạc người Ấn Độ K. ‘Santy’ Santhanam; nhà khoa học và chính trị gia Ấn Độ, APJ Abdul Kalam, biệt danh “Người tên lửa”, người đóng vai trò hàng đầu trong việc phát triển tên lửa và vũ khí hạt nhân của Ấn Độ các chương trình; nhà khoa học Ấn Độ V.S. Arunachalam, Giám đốc Cơ quan Nghiên cứu & Phát triển Quốc phòng (DRDS).

Hầu như họ được bí mật tài trợ từ quỹ "Khoa học Công nghệ" của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Nhiều hoạt động rất bí mật. Chẳng hạn, nhà khoa học hạt nhân lỗi lạc người Ấn Độ K. ‘Santy’ Santhanam đã được trao một vị trí cao cấp trong Cơ quan nghiên cứu và phân tích (RAW) là cơ quan tình báo ngoài nước của Ấn Độ. Sau đó, nhà vật lý Nguyên tử, Kỹ sư Cơ khí Anil Kakodkar đã tiết lộ với tôi trong Chuyến giã ngoại này trên NDTV rằng, thậm chí ông ấy đã đi du lịch với tên và hộ chiếu giả.

Cuộc đấu tranh đó đã vượt qua một cách xuất sắc giữa bảy vị Thủ tướng trong suốt một thập kỷ bất ổn chính trị. Năm 1998, đã xảy ra vụ Pokhran-2, sau đó là màn ăn miếng trả miếng của Pakistan ở Chagai. Hai thập kỷ sau đó, hai cường quốc hạt nhân mới đứng ở đâu? Hầu hết Ấn Độ được chấp nhận là một cường quốc vũ khí hạt nhân hợp pháp, hầu hết được thừa nhận các thỏa thuận đa phương, thoát khỏi tất cả các lệnh trừng phạt và đồng minh chiến lược của Mỹ và Pakistan? Khi đó, không phải là một ý tưởng tồi khi mở hộp thử nghiệm.

Năm 1998, Ấn Độ bất ngờ thử nghiệm hạt nhân khiến cả thế giới chấn động. Cuộc thử nghiệm được cho là thành công ngoạn mục đối với New Delhi nhưng lại đánh dấu một trong những thất bại tình báo tồi tệ nhất trong lịch sử của Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA).

Cuối cùng, tại sao vụ Thử nghiệm hạt nhân Pokhran 1 thành công; Bài kiểm tra đầu tiên có tên mã là "Đức Phật mỉm cười" (Buddha is smiling), được tiến hành vào tháng 5 năm 1974. Có vẻ như một thời gian nào đó trong thời đại của Đức Phật, Magadha, một vương quốc Ấn Độ cổ đại ở phía nam Bihar đã phát động một cuộc chiến tranh chinh phục Vương quốc láng giềng Vaishali. Trong khi thông lệ Vương quốc Magadha là chế độ quân chủ, xây dựng một lực lượng lớn quân đội và thu thập vũ khí để tấn công, Vương quốc láng giềng Vaishali là một nền dân chủ đường phố vô chính phủ, nơi mọi người dành toàn bộ thời gian để tranh cãi có nên chiến đấu hay không, chiến đấu bằng cách nào, ai sẽ chiến đấu.

Chắc chắn rồi, Vương quốc Magadha đã tiêu diệt và tàn sát Vương quốc láng giềng Vaishali do trang bị vũ khí thô sơ. Khi thông tin đến Đức Phật đang nhập thiền định, Ngài cau mày không tán thành. Có nghĩa là để giữ hòa bình, một Vương quốc phải được chuẩn bị đầy đủ cho chiến tranh, nếu không sẽ gặp như số phận của Vương quốc láng giềng Vaishali.

Kể từ năm 1964, Ấn Độ là Vaishali đối với Magadha và Trung Quốc. Bây giờ, các ban biết tại sao Đức Phật mỉm cười? Hay tại sạo Ngài lại cau mày trước số phận của Ukraine?


Video clip: Hôm nay Tại sao Đức Phật Cau mày với Ukraine Tại sao Ấn Độ Thử nghiệm Pokhran 1 và 2






Tác giả Shekhar Gupta, một nhà báo người Ấn Độ. Ông là người sáng lập và hiện là tổng biên tập của ThePrint, Nguyên Tổng biên tập kiêm Giám đốc điều hànhThe Indian Express, cộng tác viên tờ India Today.

Tác giả Shekhar Gupta
Biên dịch Thích Vân Phong
(Nguồn: ThePrint)









Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/01/2020(Xem: 7534)
Hình 1: Từ trái sang, Ngài Phó Thủ tướng Chính phủ Singapore, Vương Thụy Kiệt đã tham dự buổi lễ Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Hội Phật giáo Cư sĩ Lâm Singapore. Ảnh TNP: Jason Quah Nhân Kỷ niệm Ngày Phật Thành đạo 8/12/Kỷ Hợi (02/01/2020), tại địa chỉ Kim Yam Road, Singapore, một trong những tổ chức từ thiện Phật giáo Cư sĩ Lâm Singapore (The Singapore Buddhist Lodge - SBL; 新加坡佛教居士林) đã kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Hội, Khánh thành Chính điện mới, khai quang kim thân Phật tượng, với sự hiện diện của hàng nghìn người gồm các vị chức sắc đa tôn giáo, lãnh đạo chính phủ và khách quốc tế Hoa Kỳ, Trung Quốc và Indonesia.
22/03/2019(Xem: 6225)
Phật giáo là tên gọi giáo pháp của Đức Phật Cồ-Đàm, thường được các tín đồ gọi là Phật pháp. Được thành lập bởi Đức Phật Thích Ca (560-480 TTL) ở miền Bắc Ấn Độ, sau đó được Hoàng đế A Dục chấp nhận là quốc giáo rồi đem vào Tích Lan và các nước lân cận, Phật giáo phát triển nhanh chóng ở Đông phương và cuối cùng trở thành tôn giáo có ảnh hưởng nhất trên thế giới.
07/09/2018(Xem: 7662)
Theo truyền thống Đại thừa, một ngàn vị Phật sẽ giáng thế trong thời kiếp may mắn này là điển hình của Hóa thân tối thượng (mchog-gi sprul-sku, thể dạng của các hóa thân tối thượng). Mỗi một vị Phật trong một ngàn vị Phật đã thành tựu giác ngộ từ lâu. Khi một vị Phật thị hiện trong thời kiếp này thì mỗi vị sẽ đồng thời hóa thân ở Nam Thiệm Bộ Châu (Southern Continent) trong mỗi một tỷ hệ thống thế giới trong vũ trụ của chúng ta, đồng thời thực hiện mười hai công hạnh giác ngộ (mdzad-pa bcu-gnyid) của một vị Phật ở nơi đó.
01/08/2018(Xem: 12736)
Một kỷ nguyên mới canh tân kỹ thuật đang lan tràn khắp thế giới và đang tiến đến trưởng thành, đó là mạng lưới thông tin toàn cầu internet (world wide web), một hệ thống truyền thông và môi trường học có sức mạnh. Không nên xem Internet chỉ là một phương tiện mới để truyền bá Giáo Pháp với một hình thức mới, mà Internet còn có tiềm năng là một căn cứ cho một cộng đồng Phật Giáo trên mạng (online) cống hiến những giá trị xã hội và tâm linh cho mọi người.
14/07/2018(Xem: 8527)
Đức Phật ra đời vào năm 624 trước tây lịch tại nước Ấn Độ. Ngài thuyết pháp 49 năm. Phật giáo đã trở thành quốc giáo, vì các vua, các quan và dân chúng đa phần đều theo đạo Phật. Nay trên trang website của nước Ấn Độ thống kê Phật giáo chỉ có 0,7 % của dân số Ấn Độ. Quý vị có thể tham khảo trang nhà nước Ấn Độ theo đường nối kết bên dưới.
21/03/2018(Xem: 17357)
Chúng ta đang ở vào năm thứ 18 của Thế Kỷ 21 và chỉ còn 82 năm nữa nhân loại sẽ bước vào Thế Kỷ 22. Có rất nhiều biến động của thế kỷ trước mà chúng ta đã quên mất rồi. Nhân dịp về hưu rảnh rỗi tôi lục lại cuốn Biên Niên Sử Thế Kỷ 20 (Chronicle of the 20th Century) để xem nhân loại phát minh ra những gì, chịu những thống khổ, những vui buồn như thế nào và có bao nhiêu cuộc chiến tranh giữa các đế quốc. Sự thực phũ phàng của 118 năm qua là, một quốc gia tuy nhỏ bé nhưng có vũ khí tối tân và bộ máy quân sự khổng lồ vẫn có thể bá chủ thế giới và biến các quốc gia to rộng gấp mười lần mình thành nô lệ. Do đó muốn tồn tại trong độc lập, ngoài phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học, lúc nào cũng phải tăng cường binh bị, vũ khí cho kịp đà tiến triển của nhân loại. Sách lược ngoại giao cũng là một vũ khí nhưng sức mạnh quân sự của một quốc gia là loại vũ khí vững chắc nhất.
02/02/2018(Xem: 8564)
Rắc Rối Về Phật Giáo Của Bà San Suu Kyi. "Aung San Suu Kyi’ s Buddhism Problem” Tại sao biểu tượng dân chủ của Miến Điện lại không lên tiếng bênh vực các sắc dân thiểu số và chống lại chủ nghĩa quốc gia, tinh thần kỳ thị chủng tộc, bài ngoại và thỉnh thoảng bạo động của tín đồ Phật Giáo chiếm đa số trên đất nước Miến Điện? (Bài viết của William McGowan đăng trên tạp chí Foreign Policy ngày 17/9/2012) Suốt đoạn đường đấu tranh lâu dài chống lại các ông tướng của Miến Điện, Bà Aung San Suy Kyi – biểu tượng của nền dân chủ- phần lớn dựa vào tinh thần Phật Giáo. Bà đã tán dương một tôn giáo đã giúp bà tìm thấy tự do ở trong tâm tưởng suốt 15 năm bị quản thúc tại gia và nói rằng giáo lý, chẳng hạn như “bao dung” (loving kindness) có thể giúp
01/01/2018(Xem: 42228)
Đại Bảo tháp Phật giáo cổ xưa Nelakondapalli ở huyện Khammam đang ở giai đoạn cuối của việc tu sửa. Với kinh phí khoảng 6 triệu Rupee, Cục Khảo cổ học và Bảo tàng đã thực hiện công việc để Đại Bảo tháp khôi phục lại vinh quang ban đầu và để bảo tồn kiến trúc cổ xưa này cho hậu thế. Di tích Phật giáo này, tọa lạc cách thị trấn Khammam khoảng 22 km, là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của bang Andhra Pradesh. Đại Bảo tháp đồ sộ, vốn đã tồn tại qua nhiều thế kỷ của sự hao mòn, đang được tu sửa sau khi cư dân và các sử gia địa phương nhiều lần cầu xin để bảo tồn di tích lịch sử có tầm quan trọng lớn lao về khảo cổ học này. Cục khảo cổ học cho biết loại gạch đặc biệt được đặt làm cũng như các vật chất kết nối tự nhiên đã được sử dụng để tăng cường cho cấu trúc của Đại Bảo tháp. (bignewsnetwork – April 18, 2015)
15/11/2017(Xem: 9454)
Phật Giáo Hoa Tông theo dòng lịch sử - HT Thích Thiện Nhơn
01/11/2017(Xem: 4003)
Phật Giáo Tại Hoa Kỳ - Thích Nguyên Tạng, Hoa Kỳ, một quốc gia ở lục địa Bắc Mỹ, gồm 50 tiểu bang. Diện tích 9,4 triệu m2, dân số 326,766,748 triệu người (thống kê 2018, dân số Hoa Kỳ đứng hàng thứ ba thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ), mật độ dân cư: 26,6 người/km2 . Tuổi thọ trung bình: 75,9 tuổi; học sinh cấp 2: 98%; thu nhập bình quân đầu người: 55.925 đô la. Đây là một quốc gia được thành lập từ cuối thế kỷ 18 (từ 13 thuộc địa của Anh quốc). Nhưng đến cuối thế kỷ 19 đã trở thành một nước tư bản phát triển đến giai đoạn chủ nghĩa, bắt đầu đi xâm lược và mở rộng thị trường trên khắp hoàn cầu. Từ sau thế chiến thứ hai, Hoa Kỳ đã trở thành một nước tư bản độc quyền, đứng đầu hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa trên thế giới. Hoa Kỳ cũng được xem là một quốc gia có nền dân chủ xưa nhất trong các nền dân chủ lớn hiện đại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]