Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lễ Quy y Tam bảo tại Căn cứ Huấn luyện Thủy quân Lục Chiến San Diego, Hoa Kỳ

17/02/202223:26(Xem: 5225)
Lễ Quy y Tam bảo tại Căn cứ Huấn luyện Thủy quân Lục Chiến San Diego, Hoa Kỳ
Phat thuyet phap-4

Lễ Quy y Tam bảo tại Căn cứ Huấn luyện
Thủy quân Lục Chiến San Diego, Hoa Kỳ
 (美國海軍陸戰隊聖地牙哥訓練基地舉行皈依典禮)


Vào lúc 8 giờ sáng ngày 15 tháng 2 năm 2022, Pháp sư Diệu Tạng Giám tự Phật Quang Sơn Tây Phương Tự cùng đoàn Phật tử đã tổ chức buổi lễ truyền Tam quy Tam bảo và Ngũ giới cho các quân nhân tại Căn cứ Huấn luyện Thủy quân Lục Chiến, San Diego, Hoa Kỳ. Trước khi cử hành nghi lễ, Pháp sư Diệu Tạng giảng ý nghĩa Tam quy, Ngũ giới, gia trì chúc phúc cát tường cho các quân nhân luôn an trú trong chánh niệm và trong quân lữ luôn hùng dũng trong sự nghiệp giữ vững an ninh quốc gia. 


Căn cứ huấn luyện San Diego là cơ sở phát triển và huấn luyện các binh sĩ Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ. Đây là một chương trình đào tạo nghiêm ngặt kéo dài 13 tuần, bao gồm thể chất, tinh thần, đạo đức và các lĩnh vực khác. 


Trong căn cứ vào mỗi cuối tuần Chủ nhật, các quân nhân có thể chọn tham gia các hoạt động tôn giáo khác nhau, tùy theo tín ngưỡng của mỗi cá nhân. Trong số đó, có 70 binh sĩ ở độ tuổi 20 đã chọn tham gia các khóa tu tập thiền hàng tuần do Pháp sư Diệu Tạng hướng dẫn, tu tập quán niệm hơi thở, chia sẻ giáo lý từ bi trí tuệ Phật giáo, ứng dụng thực tiễn Phật học vào cuộc sống thường nhật, đã trở thanh quân nhân Phật tử thường được tắm mát trong suối nguồn từ bi, luôn ấm áp dưới ánh dương quang trí tuệ. 


Trước pháp hội, cư sĩ David Sims, một cựu sĩ quan quân đội, đã chia sẻ kinh nghiệm học Phật pháp của bản thân; Giáo sư Denny Braun thuộc Đại học bang Minnesota chia sẻ những phát sinh trong lúc tu tập thiền định, sau đó tham gia câu lạc bộ sách, dần dần học hỏi những cống hiến để tinh thần phục vụ cộng đồng nhiều hơn. 


Cư sĩ Jeff B, nguyên quán Philipines, một đệ tử chính thức quy y Tam bảo, thụ Ngũ giới, trở thành Phật tử pháp danh "Tỳ Bi", tự Giác Dị Trấn Tâm Khởi, Pháp sư Diệu Tạng nhắc nhở thường tâm niệm từ bi. Cư sĩ William W. người Mỹ pháp danh "Tỳ Tịch", dù bất cứ ở cảnh giới nào trong cuộc sống, Cư sĩ Jeff B đều đối mặt với nó với một  tâm hồn bình tĩnh, an yên. Cư sĩ Trịnh Cát Đống, nguyên quán Phúc Kiến, Trung Quốc, pháp danh "Tỳ Sơ", Pháp sư Diệu Tạng nhắc nhở đừng quên tâm ban đầu của mình, hãy trân quý nhân duyên phát nguyện quy y Tam bảo, thụ Ngũ giới, cơ hội để học Phật pháp. 


Khi kết thúc buổi lễ, các giới tử lưu lại danh tính, pháp danh, địa chỉ để tiện việc thường xuyên liên lạc Phật Quang Sơn Tây Phương Tự, nơi đã quy y Tam bảo, thụ Ngũ giới, nhận thức bản thân được sinh trong pháp thân tuệ mạng. 


Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: 佛光山人間通訊社)

 
***
facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/11/2013(Xem: 50402)
"Đức Đạt Lai Lạt Ma, Con Trai Của Tôi" là một tập tự truyện của Mẫu Thân Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đây là một tập sách hấp dẫn do Cụ bà Diki Tsering, Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma kể lại những chi tiết sinh động trong cuộc đời của mình, từ một phụ nữ nông thôn bình thường, bỗng chốc đã trở thành một người đàn bà có địa vị cao nhất trong xã hội, làm Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, người lãnh đạo quốc gia Tây Tạng.
26/10/2013(Xem: 63319)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
09/10/2013(Xem: 12324)
Tờ nhật báo uy tín Le Monde của Pháp ngày 18 tháng 9 năm 2013, trong mục Địa Lý và Chính Trị và qua một bài viết của ký giả Frédéric Robin đặc phái viên ở New Delhi, đã nêu lên các mưu đồ và tham vọng quốc tế nhằm khai thác thánh địa Phật Giáo Lâm-tì-ni (Lumbini). Dưới đây là phần chuyển ngữ.
18/09/2013(Xem: 4727)
Trong lá thư tháng 9 năm 2013 (http://www.bouddhismes.net/node/1659)của Viện Nghiên Cứu Phật Học Pháp gửi cho các thành viên có giới thiệu một bài báo nói về Phật Giáo Trung Quốc đã đăng trên trang web Fait-religieux.com(http://www.fait-religieux.com/monde/asie_pacifique/2013/06/16). Xin chuyển ngữ dưới đây. Một sự đổi mới thật ngoạn mục thế nhưng cần phải hiểu với sự thận trọng
05/06/2013(Xem: 25661)
Kỷ Yếu Kính Mừng Chu Niên Hai Mươi Năm (1990-2010) Thành Lập Tu Viện Quảng Đức
25/05/2013(Xem: 10323)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
23/04/2013(Xem: 8463)
Quyển Thiền Lâm Tế Nhật Bản quý vị đang cầm trên tay bằng tiếng Việt đây, chúng tôi dịch trực tiếp từ tiếng Nhật sang tiếng Việt, tại Tu Viện Đa Bảo, Úc Đại Lợi, nhân kỳ nhập thất lần thứ ba tại đây. Công việc được bắt đầu từ ngày 24 tháng 10 năm 2005, đến ngày 18 tháng 11 năm 2005 bản dịch hoàn tất.
10/04/2013(Xem: 4329)
Hiện nay có hai bảng Niên biểu Phật giáo khá phổ biến và cả hai đều căn cứ vào một mốc thời gian duy nhất tương đối chính xác là năm đăng quang của hoàng đế A-dục, tức là năm - 268 hay - 267 trước Tây lịch. Các học giả Tây phương đặt tên cho hai bảng Niên biểu này là : "Bảng Niên biểu dài" và "Bảng Niên biểu ngắn". Theo bảng "Niên biểu dài" thì Đức Phật tịch diệt 218 năm trước khi hoàng đế A-dục chính thức lên ngôi, vì vậy nếu suy ngược lên bằng cách dựa vào mốc thời gian làm chuẩn là năm - 268, thì Đức Phật nhập vào Đại bát Niết bàn vào năm - 486
10/04/2013(Xem: 5163)
Số lượng Phật tử trên thế giới đã từng bị lượng định quá thấp. Những thống kê mà ta đọc được trong các Từ điển Bách khoa hoặc trong các Bảng Niên giám thường ghi con số nầy vào khoảng 500 triệu người. Con số nầy đã không kể đến hơn một tỉ người Trung Quốc hiện đang sống tại nước Cọng hòa Nhân dân Trung Quốc.
10/04/2013(Xem: 12722)
Hôm nay là ngày 20 tháng 6 năm 2001 nhằm ngày 29 tháng 4 nhuần năm Tân Tỵ, tôi chắp bút bắt đầu viết quyển sách thứ 32 nầy trong mùa An Cư Kiết Hạ của năm nay. Hôm nay cũng là ngày rất đẹp trời. Vì mấy tháng nay, mặc dầu đã vào hạ; nhưng bầu trời vẫn vần vũ bóng mây, như dọa nạt thế nhân là ánh sáng của thái dương sẽ không bao giờ chan hòa đến quả địa cầu nầy nữa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]