Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kiến tạo một Ngôi chùa trong Cuộc sống Người dân Kalmyks, Moscow

13/01/202213:22(Xem: 4068)
Kiến tạo một Ngôi chùa trong Cuộc sống Người dân Kalmyks, Moscow

Kiến tạo một Ngôi chùa trong Cuộc sống
Người dân Kalmyks, Moscow
 (Building a temple inside: Life for the Kalmyks in Moscow)

Moscow chưa bao giờ thiếu vắng Giáo đường. Trước cuộc Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917, thậm chí còn có một biểu đạt đặc biệt, "bốn mươi bốn", được sử dụng để miêu tả số lượng Giáo đường trong thành phố (nghĩa là 40 nhân 40, tức là 1.600, hoặc chỉ "rất nhiều").


Ngày nay, Moscow có Giáo đường Chính thống giáo Nga, Công giáo La Mã, Anh giáo và Cộng đồng các Giáo hội Luther, cũng như các nhà thờ Hồi giáo và Hội đường Do Thái giáo. Hầu hết tất cả người Muscovite và du khách thập phương đến thành phố có thể nhìn thấy nơi thờ phụng cho riêng mình, ngoại trừ các Phật tử. Các thành viên tôn giáo này, một trong ba tín ngưỡng chính trên thế giới, chưa có một nơi thờ phụng ở Moscow.

Kiến tạo một Ngôi chùa


Cư sĩ Ayuka, 25 tuổi, một công dân Kalmyk. Vào năm 2006, anh từ thủ đô Elista, Cộng hòa Kalmykia, quốc gia Phật giáo duy nhất ở châu Âu đến Moscow. 


Mặc dù tại Moscow Cư sĩ Ayuka chưa tìm thấy một ngôi tự viện Phật giáo nào, anh vẫn tiếp tục 'xây dựng một ngôi chùa trong tâm của mình' và tự mình nghiên cứu tu học Phật pháp. Trong quá trình này, anh Ayuka cũng đã thu hút được một số thân hữu bạn bè ở Moscow cũng quan tâm đến việc tu học Phật pháp. 


Cộng hòa Kalmykia là một quốc gia tự trị nằm ở phía Nam Liên bang Nga, khu vực rìa Đông của châu Âu. Tuy nhiên, đã có lúc điều này không như thế: Cộng hòa Kalmykia thuộc Nga là lãnh thổ duy nhất ở châu Âu mà Phật giáo là tôn giáo chính và dân số chủ yếu là người gốc châu Á. Về mặt lịch sử, họ là hậu duệ của các chiến binh Mông Cổ dưới trướng Thành Cát Tư Hãn, đến định cư tại khu vực Hạ Volga từ thế kỷ 13 và lập nên hãn quốc Kalmykia là một phần của Kim Trướng hãn quốc. Vào nửa đầu thế kỷ 17, các hoàng tử địa phương đã lập lời thệ nguyện trung thành với Sa hoàng Nga và định cư tại các thảo nguyên của vùng hạ Volga. 


Sau cuộc Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917, một Vùng thảo nguyên của người dân Kalmyk được hình thành. Mười tám năm sau, đã được chuyển đổi thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết tự trị Kalmyk (tiếng Nga: Калмыцкая Автономная Советская Социалистическая республика, tiếng Kalmyk: Хальмг Автономн Советск Социалистическ Республик) là một nước Cộng hòa tự trị của Liên bang Xô viết. Trong Thế chiến Thứ 2, Kalmyk sống sót sau sự chiếm đóng của của Đức Quốc xã, tiếp theo là sự trả đủa của của Liên Xô và bị trục xuất đến Siberia dưới thời Stalin Bạo Chúa Khát Máu - một cuộc lưu đày kéo dài 13 năm. Người dân Kalmyk chỉ được phép hồi hương vào năm 1957.


Sau sự sụp đổ, tan rã của Đảng Cộng sản Liên Xô, Kalmykia vẫn là một nước cộng hòa tự trị trực thuộc Nga. Vào những năm 2000, Kalmyk cùng với nhiều cư dân khác ở miền nam đất nước không phát triển lắm về kinh tế, bắt đầu họ chuyển đến Moscow. Theo thống kê chính thức, có khoảng 3.000 người Kalmyk dân tộc thiểu số hiện đang sống tại Moscow. 


Người dân Kalmyk đã gìn giữ ngôn ngữ của họ, ẩm thực và tôn giáo của họ - truyền thống Phật giáo Kim Cương thừa Mật tông Tây Tạng thuộc phái Gelugpa. Đối với sinh kế truyền thống của họ - du mục, chăn nuôi gia súc - những sinh kế đó phải bị bỏ lại trên thảo nguyên Kalmyk. Ở Moscow, các bạn có thể gặp người dân Kalmyk ở mọi tầng lớp xã hội. Một trong số người dân của họ, Cư sĩ Kirsan Ilyumzhinov, cựu Tổng thống nước cộng hòa tự trị Kalmykia, thậm chí còn là Chủ tịch Liên đoàn Cờ vua Thế giới (FIDE).


Cư sĩ Ayuka cùng với cha mẹ chuyển đến Moscow. Anh và người anh trai đã đến thủ đô Moscow để vào đại học, chuyên khoa Luật học và Phân tích kinh tế. Cha mẹ của Cư sĩ Ayuka đã bỏ công việc và nhà cửa của học ở Kalmykia để chăm sóc và theo dõi việc học tập của con cái. 


Họ chia sẻ rằng, cuối cùng nơi đây chúng tôi cũng đã quen và ổn định với với cuộc sống. 


Cư sĩ Ayuka đến từ Elista, so với Moscow không phải là một thành phố lớn; nó là rất nhỏ. Lúc đầu, Cư sĩ Ayuka thấy ở Moscow có nhiều điều đáng ngạc nhiên, nhưng anh đã nhanh chóng làm quen với nó: "Đầu tiên, chúng tôi chuyển từ một căn phòng thuê hoặc thuê từ căn hộ này sang một căn hộ khác. Cha mẹ chúng tôi đã làm việc rất chăm chỉ để cuộc sống của chúng tôi ở đây thoải mái. Những người bạn đại học họ đã giúp chúng tôi tìm hiểu về thành phố, đã cho chúng tôi nhìn thấy xung quanh. Cuối cùng, chúng tôi đã quen và ổn định cuộc sống. Thông qua thân hữu bạn bè, tôi và anh trai tôi đã tìm được việc làm tại một công ty phát hành sách, nơi chúng tôi làm việc với tư cách là nhà phân phối."


Tại Moscow, Cư sĩ Ayuka có những người bạn thuộc các nhóm dân tộc và tôn giáo khác nhau, bao gồm cả các Phật tử từ các vùng khác của Nga: "Tôi rất muốn tìm hiểu xem các Phật tử sống như thế nào ở các vùng khác ở Nga, cách họ nghiên cứu triết học Phật giáo như thế nào." 


Phật giáo Nga có những đặc điểm lịch sử riêng: "Trước thời Liên Xô, Kalmyk được phép tham gia các nghi lễ đạo Phật, tụng kinh, trì chân ngôn mật chú, cầu nguyện, tọa thiền và đi thiền hành xung quanh ngôi chùa) nhưng họ không được dạy triết lý của của Phật giáo. Các hạn chế đã được 'đưa ra' vì sợ làm sai lệch kinh điển Phật giáo. 


Tuy nhiên, sau sự sụp đổ, tan rã của Đảng Cộng sản Liên Xô, người ta quyết định truyền lại giáo pháp cho tất cả những ai muốn học. Có rất nhiều ngôi già lam tự viện Phật giáo được xây dựng ở Kalmykia và các Phật tử Nga có cơ hội phát triển tôn giáo."


"Đạo Phật, trước hết và quan trọng nhất là đạo đức từ bi bất bạo động, một triết lý về sự phụ thuộc lẫn nhau."


Những thân hữu bạn bè của Cư sĩ Ayuka rất quan tâm đến đạo Phật. Tuy nhiên, đánh giá những thắc mắc mà anh ta thường được hỏi, ít người nhận thức được thực sự đạo Phật là như thế nào. Khi còn ở đại học, chỉ có 5 sinh viên Kamyk và rất nhiều sinh viên Nga. Cư sĩ Ayuka đã kiên nhẫn giải thích bản chất của đạo Phật cho tất cả những người quan tâm lắng nghe: "Đạo Phật, trước hết và quan trọng nhất là đạo đức từ bi bất bạo động, một triết lý về sự phụ thuộc lẫn nhau. Tất cả chúng ta đều tác động lẫn nhau thông qua các quy luật của cộng nghiệp, sự khác biệt của chúng ta là thứ yếu. Tất cả mọi người đều muốn an lạc hạnh phúc và không ai muốn bất hạnh đau khổ, ở chỗ tất cả chúng ta đều đoàn kết."


 Thậm chí không có một cơ sở tự viện Phật giáo nào để đến, Cư sĩ Ayuka tiếp tục tham khảo các truyền thống Phật giáo. Cùng với những thân hữu bạn bè người Buryat, anh tổ chức các ngày lễ Phật giáo, tụng kinh điển, trì chân ngôn mật chú và thiền định. 


Bản chất của cuộc hành trình Phật giáo là làm việc cho bản thân, công việc là luôn luôn phấn đấu để trở thành một người hoàn hảo hơn và tử tế hơn. 


Kiến tạo một Ngôi chùa 6Kiến tạo một Ngôi chùa 5Kiến tạo một Ngôi chùa 4Kiến tạo một Ngôi chùa 3Kiến tạo một Ngôi chùa 2

Vào mùa thu năm 2012, lần đầu tiên, Cư sĩ Ayuka nghe nói về Trung tâm Phật giáo Moscow là một phần của Hiệp hội Phật giáo Kim Cương thừa (Diamond Way Buddhism), thuộc truyền thống Phật giáo Karma Kagyu, trong đó quy tụ khoảng 100 cộng đồng Phật giáo trên cả nước. Dưới sự bảo trợ của Hiệp hội Phật giáo Kim Cương thừa trong các bài giảng, các khóa học, hội thảo về thiền, hội họa, điêu khắc và hàng thủ công truyền thống, triển lãm nghệ thuật, lễ hội văn hóa của các quốc gia Phật giáo và vùng lãnh thổ, chiếu phim, ngày mở, bàn tròn, hội nghị khoa học. Kể từ đó, Cư sĩ Ayuka thường xuyên đến đây và cùng với Phật tử Moscow, tham gia các nghi lễ truyền thống. Anh nói: "Các nghi lễ của chúng tôi mỗi tháng hai lần. Ngoài ra, tôi còn tham dự các chu kỳ Pháp hội được tổ chức vào mùa xuân và mùa thu."


Vào mùa hè năm 2013, Cư sĩ Ayuka đã dành thời gian cho một khóa tu học Phật pháp tại Hồ Baikal, hồ nước ngọt có một không hai trên thế giới nằm ở phía Đông Siberia (LB Nga). Khóa tu học mở cửa cho tất cả mọi người và đã miễn phí, tất cả những gì bạn phải làm là góp quỹ và lấy một số tiền cho phí sinh hoạt. Đó là một khoảng tiền nhỏ để trả cho một trải nghiệm tinh thần nghiêm túc. Cư sĩ Ayuka chia sẻ: "Mục tiêu chính của khóa tu học Phật pháp tại Hồ Baikal là hoàn thiện bản thân, việc tu học Phật pháp là luôn phấn đấu để trở thành một người hoàn hảo hơn và tử tế hơn. Chúng tôi đã dành rất nhiều thời gian để chia sẻ việc lợi ích này. Sau các buổi pháp thoại, mọi người dành thời gian cho các thực hành cá nhân và thiền định."


Trong suốt 8 năm ở Moscow, Cư sĩ Ayuka chưa bao giờ đến một Giáo đường Chính thống giáo Nga, thậm chí không phải vì tò mò. 


Nhưng Cư sĩ Ayuka đã gặp khá nhiều tín đồ Chính thống giáo Nga, trong số những người thường đến chùa nghe giảng về triết lý đạo Phật. Theo Cư sĩ Ayuka, ngay cả một người sùng đạo sâu sắc cũng có thể tồn tại mà không cần đến nơi thờ cúng nếu anh ta không có ngôi chùa trong tâm để cúng dường phụng sự Tam bảo (Phật, Pháp và Tăng), trong khi điều ngược lại không phải lúc nào cũng đúng. 


Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Russia Beyond The Headlines)

 
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/11/2013(Xem: 51227)
"Đức Đạt Lai Lạt Ma, Con Trai Của Tôi" là một tập tự truyện của Mẫu Thân Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đây là một tập sách hấp dẫn do Cụ bà Diki Tsering, Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma kể lại những chi tiết sinh động trong cuộc đời của mình, từ một phụ nữ nông thôn bình thường, bỗng chốc đã trở thành một người đàn bà có địa vị cao nhất trong xã hội, làm Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, người lãnh đạo quốc gia Tây Tạng.
26/10/2013(Xem: 64332)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
09/10/2013(Xem: 12535)
Tờ nhật báo uy tín Le Monde của Pháp ngày 18 tháng 9 năm 2013, trong mục Địa Lý và Chính Trị và qua một bài viết của ký giả Frédéric Robin đặc phái viên ở New Delhi, đã nêu lên các mưu đồ và tham vọng quốc tế nhằm khai thác thánh địa Phật Giáo Lâm-tì-ni (Lumbini). Dưới đây là phần chuyển ngữ.
18/09/2013(Xem: 4788)
Trong lá thư tháng 9 năm 2013 (http://www.bouddhismes.net/node/1659)của Viện Nghiên Cứu Phật Học Pháp gửi cho các thành viên có giới thiệu một bài báo nói về Phật Giáo Trung Quốc đã đăng trên trang web Fait-religieux.com(http://www.fait-religieux.com/monde/asie_pacifique/2013/06/16). Xin chuyển ngữ dưới đây. Một sự đổi mới thật ngoạn mục thế nhưng cần phải hiểu với sự thận trọng
05/06/2013(Xem: 25902)
Kỷ Yếu Kính Mừng Chu Niên Hai Mươi Năm (1990-2010) Thành Lập Tu Viện Quảng Đức
25/05/2013(Xem: 10447)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
23/04/2013(Xem: 8590)
Quyển Thiền Lâm Tế Nhật Bản quý vị đang cầm trên tay bằng tiếng Việt đây, chúng tôi dịch trực tiếp từ tiếng Nhật sang tiếng Việt, tại Tu Viện Đa Bảo, Úc Đại Lợi, nhân kỳ nhập thất lần thứ ba tại đây. Công việc được bắt đầu từ ngày 24 tháng 10 năm 2005, đến ngày 18 tháng 11 năm 2005 bản dịch hoàn tất.
10/04/2013(Xem: 4404)
Hiện nay có hai bảng Niên biểu Phật giáo khá phổ biến và cả hai đều căn cứ vào một mốc thời gian duy nhất tương đối chính xác là năm đăng quang của hoàng đế A-dục, tức là năm - 268 hay - 267 trước Tây lịch. Các học giả Tây phương đặt tên cho hai bảng Niên biểu này là : "Bảng Niên biểu dài" và "Bảng Niên biểu ngắn". Theo bảng "Niên biểu dài" thì Đức Phật tịch diệt 218 năm trước khi hoàng đế A-dục chính thức lên ngôi, vì vậy nếu suy ngược lên bằng cách dựa vào mốc thời gian làm chuẩn là năm - 268, thì Đức Phật nhập vào Đại bát Niết bàn vào năm - 486
10/04/2013(Xem: 5266)
Số lượng Phật tử trên thế giới đã từng bị lượng định quá thấp. Những thống kê mà ta đọc được trong các Từ điển Bách khoa hoặc trong các Bảng Niên giám thường ghi con số nầy vào khoảng 500 triệu người. Con số nầy đã không kể đến hơn một tỉ người Trung Quốc hiện đang sống tại nước Cọng hòa Nhân dân Trung Quốc.
10/04/2013(Xem: 13451)
Hôm nay là ngày 20 tháng 6 năm 2001 nhằm ngày 29 tháng 4 nhuần năm Tân Tỵ, tôi chắp bút bắt đầu viết quyển sách thứ 32 nầy trong mùa An Cư Kiết Hạ của năm nay. Hôm nay cũng là ngày rất đẹp trời. Vì mấy tháng nay, mặc dầu đã vào hạ; nhưng bầu trời vẫn vần vũ bóng mây, như dọa nạt thế nhân là ánh sáng của thái dương sẽ không bao giờ chan hòa đến quả địa cầu nầy nữa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]