Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khái lược Nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Liên Xô Đàn áp Phật giáo

11/01/202214:44(Xem: 3494)
Khái lược Nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Liên Xô Đàn áp Phật giáo

Nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Liên Xô Đàn áp Phật giáo 2

Khái lược Nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Liên Xô
Đàn áp Phật giáo
(Communist Party of the Soviet Union
repression of Buddhism summary)

Sự sụp đổ của Đế quốc Nga và sự trỗi dậy của Chủ nghĩa Cộng sản là một tai họa khủng khiếp đối với đạo Phật. RIR - Russia Beyond đăng tin bằng tiếng Nga cho biết thời kỳ đen tối này bởi đạo Phật bắt nguồn từ Ấn Độ.


Sau cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917, Phật tử, cùng với các tín đồ tôn giáo khác là mục tiêu đàn áp của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Liên Xô (tân chính phủ). Vào đầu những thập niên 1940, khi các tôn giáo hoàn toàn bị biến mất, thực tế bởi không còn tu sĩ tôn giáo hay chùa chiền và nhà thờ, thánh đường nào nữa tại Liên Xô. 


Nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Liên Xô đã xây dựng một chế độ xã hội chủ nghĩa vô thần, phi tôn giáo. Bởi nền tảng cơ bản của Đế Quốc Nga là Giáo hội Chính thống giáo Nga Thiên Chúa giáo, tôn giáo này đã bị tai họa ập đến đầu tiên bởi sự đàn áp bạo lực của nhà cầm quyền ĐCSLX. Ngay lập tức bắt đầu sau cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917, các vụ bắt bớ giam cầm tra tấn dã man và hành quyết các vị chức sắc giáo sĩ, cũng như việc tịch thu và quốc hữu hóa các cơ sở tôn giáo. 


Nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Liên Xô đã sử dụng một cách tiếp cận hơi khác với Phật tử. Thứ nhất, nhà cầm quyền ĐCSLX đóng vai trò giải phóng cho các quốc gia dân tộc Kalmyks, Buryats và Tuvans, những nhóm người đã từng là "dân tộc thiểu số bị áp bức bởi chế độ Nga hoàng, đây là lợi thế cho nhà cầm quyền ĐCSLX."


Sau đó, những người Bolshevik muốn giành sự ủng hộ của Đức Đạt Lai Lạt Ma và các Phật tử để thúc đẩy "cuộc cách mạng thế giới" ở Phật giáo Đông phương. Nhưng ngay sau khi những người Bolshevik nhận ra rằng điều này là không thể được, bắt đầu số phận đạo Phật bị đàn áp bằng bạo lực với sức chịu đựng bởi pháp nạn và dần dần đến chỗ diệt vong. 

Nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Liên Xô Đàn áp Phật giáo 1


Mở đầu của sự đàn áp đạo Phật


Những thập niên 1920, Nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Liên Xô cố gắng gây ảnh hưởng đến các Phật tử và chư tôn tịnh đức tăng già Phật giáo thông qua thuyết phục. Tuy nhiên, cho đến những thập niên 1930 việc tuyên truyền chống tôn giáo đã thất bại và ảnh hưởng của nhà cầm quyền ĐCSLX tại "các khu vực đạo Phật" - Kalmykia và Buryatia (cuối cùng Tuva xác nhập Liên Xô vào cuối Thế chiến II) - vẫn còn yếu. Nhà cầm quyền ĐCSLX không thể chịu đựng được lâu bởi thực tế là đã đấu tranh để phát triển chủ nghĩa xã hội trong "mạng lưới xã hội dày đặt bởi các vị Lạt Ma, các tín ngưỡng nguyên thủy" và các cộng đồng tăng lữ Phật giáo đã trở thành một "vết thương lớn trên cơ thể" bởi một trong tổng dân số Liên Xô. 


Do đó, từ những thập niên 1930, đã đi theo đường lối tuyên truyền của nhà cầm quyền ĐCSLX, nhường chỗ cho biện pháp khắt nghiệt hơn. 


Những thập niên 1931-1932, các thành viên cao cấp nhất của các vị tu sĩ, giáo sĩ lãnh đạo tôn giáo đã bị bắt bớ, giam cầm, tra tấn dã man và đến những thập niên 1935-1936, các thành viên còn lại của hàng ngũ trung lưu tu sĩ, giáo sĩ lãnh đạo tôn giáo đều bị bắt tù đày. 


Tuy nhiên, cuộc điều tra dân số của Liên Xô vào năm 1937 đã làm nhà cầm quyền ĐCSLX bất lực, điều này cho thấy rằng ngay cả sự đàn áp cũng không thể triệt tiêu được tôn giáo: "một phần tư dân số của các dân tộc Buryatia và Kalmykia vẫn tiếp tục coi mình là Phật tử, là tín đồ tôn giáo, quyết giữ trung kiên một lòng vì đạo chứ không theo Đảng vô thần cực đoan dù phải hy sinh tính mạng. Sau đó, nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Liên Xô quyết định triệt tiêu tôn giáo và bắt đầu khủng bố bạo lực hàng loạt, kể cả những người Phật tử. cũng như các vị chức sắc Linh mục Giáo hội Chính thống giáo Nga Thiên Chúa giáo, các vị giáo phẩm lãnh đạo Phật giáo bị chụp mũ, cáo buộc âm mưu chống chế độ với tội danh làm gián điệp cho Nhật Bản và lên kế hoạch các hành động thù địch trực tiếp chống lại nhà cầm quyền ĐCSLX."


Năm 1937, nhà cầm quyền ĐCSLX đã thông báo rằng các Lạt Ma Phật giáo Tây Tạng đã tích cực tham gia vào việc âm mưu phá hoại chế độ Xã hội chủ nghĩa và cho nổ tung hàng loạt cây cầu. Họ cho rằng những bức ảnh chụp các chứng cứ này đã được tìm thấy trong sở hữu của các vị Lạt Ma Phật giáo. Khi đó tại Cộng hòa Tuva độc lập, tình hình cũng không khả quan hơn. 


Sự tàn phá các di sản văn hóa Tôn giáo


Năm 1930, bắt đầu một cuộc nổi loạn bạo lực nhằm để khủng bố, tàn sát một nhóm dân tộc, nhóm người theo đạo thiểu số, việc tịch thu các cơ sở thờ tự tôn giáo, quốc hữu hóa hoặc tiêu hủy. Tài sản quý giá nhất là bản khắc gỗ (xylograph) mộc bản. Ngôi chùa có 100.000 mảnh chạm khắc mộc bản như thế. Hầu hết các mộc bản khắc này không phải bao gồm hết nội dung tôn giáo, như các từ điển, sách dạy ngữ pháp, văn học tự sự và thơ, các bài luận về lịch sử, y học, thiên văn học và triết học. 


Không kém phần giá trị là những mộc bản gốc đơn lẻ đã bị mất tích ngay cả ở Tây Tạng, cũng như tranh thangka, tác phẩm nghệ thuật Phật giáo. Trong hàng ngũ dân quân đã tham gia vào việc cưỡng đoạt tài sản, các trang bản thảo đã được dùng để che cửa sổ và được sử dụng như giấy lụa và mô hình giấy bồi (Papier Mâché); những bản khắc gỗ (xylograph) mộc bản giá trị nhất đã bị vứt bỏ ra đường, nơi chúng đã mục nát. Những cuốn sách vô giá bị đốt cháy. Những tấm vải thiêng liêng trang trí trên thân tượng của các vị thiện thần hộ pháp. Các công trình tôn giáo bị phá hủy hoàn toàn. Vì mục đích này, các thành viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Lenin Liên bang Xô Viết (Всесоюзный ленинский коммунистический союз молодёжи) đã dược huy động, đặc biệt là của các tổ chức phi chính phủ và các nhà hoạt động. 

Nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Liên Xô Đàn áp Phật giáo 3


Sự phục hưng Phật giáo


Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (Chiến tranh thế giới thứ hai) được phổ biến tại Nga và một số quốc gia thuộc khối Liên Xô cũ để chỉ một phần của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai kể từ 22 tháng 6 năm 1941 đến 9 tháng 5 năm 1945 chống lại Đức Quốc xã và các đồng minh ở Mặt trận Phía đông. Cuối cuộc chiến tranh này, Stalin Bạo Chúa Khát Máu đã làm dịu lập trường về tôn giáo, do đó ảnh hưởng đến đạo Phật. 


Tại Buryatia, Quỹ Quốc phòng của Liên Xô Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (USSR) đã quyên góp vài trăm nghìn rúp cho Phật giáo và sau đó hợp pháp hóa Phật giáo Buryatia, mặc dù đạo Phật chịu sự kiểm soát của Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô (KGB).


Năm 1946, tại Buryatia, hai văn kiện đã được chấp nhận, chính thức đánh dấu sự hồi sinh của Phật giáo 'Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Buryatia' và 'Quy định về chế độ tăng già Phật giáo Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (USSR).'


Tuy nhiên, bằng việc ký kết, các Phật tử cam kết "trân trọng và biến niềm tin Phật giáo thiêng liêng của họ ngang hàng với những người lao động ở nông thôn và bản thân thúc đẩy sự củng cố và phát triển". Giống như các tôn giáo khác, Phật giáo là đối tượng của Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô (KGB) cho đến khi Mikhail Gorbachev phát động perestroika (cải tổ), bắt đầu từ những thập niên 1987-1988 cuộc đàn áp Phật giáo mới chấm dứt hoàn toàn. 


Bài báo này được viết dựa trên các tài liệu được trưng bày tại triển lãm với chủ đề "Phật giáo bị đàn áp" (Buddhism Repressed) Bảo tàng Lịch sử Gulag, tại Matxcova, Nga. 


Tất cả các bản quyền được bảo lưu bởi Rossiyskaya Gazeta (tiếng Nga: Российская газета, lit. Russian Gazette), một tờ báo tiếng Nga do Chính phủ Nga xuất bản


Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Russia Beyond The Headlines)

 
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5592)
Miền Bắc giáp Bangladesh, Ấn Độ, Trung Hoa. Miền đông giáp Lào, Thái Lan. Miền Nam giáp Mã Lai Á và miền Tây giáp với biển Ấn Độ. Một dãi giang sơn trãi dài qua các đồng bằng, núi non và biển cả. Miến Điện có lịch sử hơn 3000 năm tồn tại và phát triển. Ngày xưa Miến Điện được gọi là Bumua và ngày nay là Myanmar.
10/04/2013(Xem: 5096)
Thế kỷ 16, sau khi chấm dứt cuộc chiến tranh nhiều năm khổ nạn giữa các thủ lãnh, sự xuất hiện của Shabdrung- Ngawang- Namgyal (1594- 1651) đã khiến Bhutan thực hiện công cuộc thống nhất toàn quốc.
10/04/2013(Xem: 13791)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với thơ ca, mỹ thuật và đời sống tâm linh của người Úc.
10/04/2013(Xem: 10202)
Hội Từ Thiện Từ Tế (Tzu Chi) dưới sự lãnh đạo của ni sư Chứng Nghiêm, một nữ tu đầy đức độ và khả kính của Phật giáo Đài Loan, đã mở một chiến dịch nhân đạo cứu trợ nạn nhân sóng thần tsumani ở các quốc gia vùng biển Ấn Độ Dương. Hội Từ Tế luôn luôn có mặt tại khắp mọi nơi trên thế giới một cách nhanh chóng và hữu hiệu. Hội này đã cứu trợ khắp mọi nơi từ Châu Á (trong đó có Việt nam), Châu Phi, Châu Mỹ (luôn cả bắc Mỹ).
10/04/2013(Xem: 5171)
Từ thập niên 80 trở lại, Đông phương với trào lưu cải cách mở cửa đã phổ cập khắp các đại lục, khắp nơi đã diễn ra một cách sôi nổi hùng hồn. Cùng với sự nhảy vọt của nền kinh tế, trăm hoa đua nở của văn hóa và sự chuyển hình của xã hội, nhiều bậc đống lương thạch trụ quốc gia mang trong lòng nỗi âu lo và trách nhiệm cao độ, khiến họ có ý thức sâu sắc trong việc tự giác tiến hành, cải cách chấn hưng một nền văn hóa.
10/04/2013(Xem: 4885)
Vào ngày 27-6-2003, Tổ chức Văn Hoá, Xã Hội và Giáo Dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO) chính thức liệt Bồ-đề Đạo Tràng vào danh sách Di Tích Văn Hoá Thế Giới (World Heritage Site), đứng hàng thứ 23 trong tổng số các công trình văn hoá tôn giáo ở Ấn-độ. Sự kiện trọng đại này đã làm nức lòng tăng ni và Phật tử trên khắp năm châu bốn biển.
10/04/2013(Xem: 12969)
Vào những năm cuối đời Ðông hán, sau khi Phật giáo truyền vào TQ, trải qua những năm chiến loạn của các triều đại như Tam quốc, Tây Tấn 16 nước và Nam Bắc triều, trong chiến tranh và khổ nạn như thế, Phật giáo đã truyền bá 1 cách nhanh chóng. Các lịch đại vương triều, từ việc giữ gìn, bảo vệ chiếc ngai vàng của mình lâu dài vững mạnh, đã biết áp dụng, lưïa chọn chính sách bảo vệ và đề xướng giáo lý Phật giáo. Do vậy, chùa chiền và số lượng tăng chúng không ngừng tăng thêm.
10/04/2013(Xem: 5681)
“This is a fight between Dhamma and A-dhamma (between justice and injustice)” -­ A member of the Alliance of All Burmese Buddhist Monks. “Đây là cuộc tranh chấp giữa chánh pháp và tà thuyết (giữa công lý và bất công)”. Lời của một Thành viên trong Liên Đoàn Phật Tăng Toàn Miến.
10/04/2013(Xem: 5588)
Ngày 27/06/2002, Unesco đã chính thức ghi nhận Tháp Đại Giác là di sản của nhân loại. Có thể nói đây là một tín hiệu đầy hoan hỷ cho cộng đồng Phật giáo trên thế giới nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng. Từ nay, tất cả những người con Phật không còn lo lắng trước những “bạo lực” và “cuồng tín” của các tôn giáo cực đoan đã và đang tìm cách ngăn chặn sự phát triển và hủy diệt các Thánh địa Phật giáo.
10/04/2013(Xem: 5529)
Sự tín ngưỡng Phật giáo tại Ðài Loan bắt nguồn từ những di dân hai tỉnh Phúc Kiến và Quảng Ðông vào thời Minh – Thanh. Nhưng vào thời kỳ đầu này Phật giáo chỉ chú trọng đến việc cầu phước, tiêu tai, sự tu tập chủ yếu là của các cá nhân đơn lẻ, chứ chưa có những hoạt động mang tính Tăng đoàn ở qui mô lớn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]