Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đài Loan Sử dụng Văn học Phật giáo để Giáo dục Môi trường

12/11/202117:04(Xem: 2901)
Đài Loan Sử dụng Văn học Phật giáo để Giáo dục Môi trường

Đài Loan Sử dụng Văn học Phật giáo để Giáo dục Môi trường 3
Đài Loan Sử dụng Văn học Phật giáo để Giáo dục Môi trường
(How Taiwan uses Buddhist literature for environmental education)
 

Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất, mà thế giới nhân loại phải đối mặt. Báo cáo của Liêp Hợp quốc đã cảnh báo rằng, lượng khí phát thải nhà kính do các hoạt động của con người đang ở mức kỷ lục, “không có dấu hiệu thuyên giảm. Rất nhiều quốc gia đã ghi nhận thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ trung bình cao và tăng mực nước biển. Trong khi đó, làn sóng đầu tiên về gia tăng số lượng người tỵ nạn vì biến đổi khí hậu sẽ định hình lại cuộc sống của con người.


Những biến đổi khí hậu từ các thế hệ trước và thế hệ tương lai, phải đương đầu với những hậu quả tồi tệ này. Thế hệ trẻ thanh thiếu niên ngày nay phải đóng một vai trò quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ môi trường.


Đối mặt với khủng hoảng cần rất nhiều sự thay đổi, và giáo dục là hành trình cấp bách nhất hiện nay.


Như các chuyên gia cho biết, sự giáo dục này cần phải sớm bắt đầu, để hoạt động thân thiện với môi trường trở thành thói quen khi tuổi còn bé thơ.


Đài Loan Sử dụng Văn học Phật giáo để Giáo dục Môi trường 2

Đài Loan đưa ra một ví dụ về cách giáo dục trẻ em quan tâm đến môi trường như thế nàoGiáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là quá trình giáo dục có mục đích nhằm phát triển ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về môi trường, có sự quan tâm đến vấn đề môi trường phù hợp với lứa tuổi, được thể hiện qua đẳng về môi trường, có sự quan tâm đến vấn đề môi trường phù hợp với lứa tuổi, được thể hiện qua những kiến thức, thái độ hành vi của trẻ đối với môi trường xung quanh.


Thái độ về môi trường tại Đài Loan


Vào cuối thế kỷ 20, của đầu những thập niên 1990, sự phát triển kinh tế nhanh chóng đã dẫn đến sự suy thoái môi trường tại Đài Loan, bán đảo Trung Hoa và là nơi sinh sống của 24 triệu người. Chất lượng không khí ở các thành phố rất nguy hiểm, một phần ba số sông rạch ao ngòi bị ô nhiễm, và rác thải thường không đến bãi chôn lấp.


Ngày nay, người dân Đài Loan tự hào về vẻ đẹp tự nhiên của đảo quốc Phật giáo này, từ vùng đất ngập nước ven biển đến những ngọn núi xanh tươi, và thành công của họ trong việc bảo vệ môi trường.


Đài Loan Sử dụng Văn học Phật giáo để Giáo dục Môi trường 1

Đặc biệt Đài Loan được biết đến với tỷ lệ cao trong tái chế tái sử dụng rác thải, và hệ thống phân loại rác rất tinh vi, ngay cả các chủng loại về thực phẩm thừa dành cho lợn. Theo các số liệu báo cáo, Đài Loan hiện nay tái sử dụng nhiều hơn Hoa Kỳ là 20%, và bất cứ du khách nào cũng có thể chứng thực mức độ nghiêm túc của các nỗ lực tái chế rác thải. 


Là một học giả về Phật giáo Trung Hoa, tôi đã xem xét các nhóm tôn giáo giải quyết các vấn đề đương đại, bao gồm cả chủ nghĩa môi trường, trong văn hóa dành cho trẻ em.  


Giáo dục trẻ em


Một quốc gia cộng hòa lập hiến độc lập, có chủ quyền tại Đông Á, đảo quốc Đài Loan ngày nay, hơn một phần ba số người trưởng thành tự nguyện mình là Phật tử, nhiều hơn bất kỳ tôn giáo nào khác, tạo thành một nỗ lực phát triển văn hóa đáng kể. Các tổ chức Phật giáo đã tiên phong trong nỗ lực chăm sóc và bảo vệ môi trường. Những nỗ lực bao gồm cả văn hóa Phật giáo cho trẻ em, thanh thiếu niên phản ánh qua các mối quan hệ đến môi trường.


Sách minh họa hình ảnh về chủ đề này có hai tiếp cận: "Một là, các vị Bồ tát, những đấng siêu nhiên thông thái, và mạnh mẽ có thể xuất hiện trên thế giới để giúp người, là hình mẫu cho trẻ em trong cách chúng bảo vệ môi trường".


Ví dụ, trong cuốn sách Cuộc đại Thánh chiến Tuyệt vời của Bồ tát Phổ Hiền Xử lý bọn Yêu quái Rác thải" (普賢菩薩大戰垃圾怪獸; Samantabhadra Bodhisattva’s Great Battle against the Trash Monster) được xuất bản bởi tổ chức Phật giáo Pháp Cổ Sơn (Buddhist organization Dharma Drum Mountain), trang đầu tiên giới thiệu vị Bồ tát muốn cải tạo thế giới ô nhiễm thành thế giới thanh tịnh.


Vị Bồ tát này gặp một đứa trẻ khi cậu bé nói rằng, cậu gặp một cơn ác mộng về một con quái vật được chế tạo từ rác. Hóa ra, con yêu quái xuất hiện bởi phòng ở của cậu như một núi rác. Khi cậu bé quét dọn, vị Bồ tát đã quang lâm và chỉ dạy cậu bé cách phân loại những thứ cậu muốn bỏ đi một cách hợp lý, thể hiện hành động thực tế.


Sau đó, cậu bé quyết định trở thành một nhà tiên phong tí hon vì môi trường thế giới” và đồng hành cùng vị Bồ tát trong việc dọp dẹp các công viên và bãi biển. Qua câu chuyện này, sự quan tâm của cậu bé đến từ căn phòng ở của cậu đến với thế giới lớn hơn với hành động từ bi của vị Bồ tát.


Trong lịch sử, các vị Bồ tát thường là đối tượng đấng siêu nhiên được cầu khẩn để giúp đỡ mọi người đang ở những thời điểm khẩn cấp trong nguy hiểm (như bão trên biển) và can thiệp vì lợi ích của môi trường đã được cập nhật trong vai trò của vị Bồ tát ở thời hiện đại.


Trong trường hợp này, Phật giáo là trung tâm của câu chuyện và làm sạch không gian ô nhiễm trở thành một phép ẩn dụ cho việc thanh lọc tâm hồn. Độc giả nhìn vào vị Bồ tát hay Đức Phật như là vị Đạo sư đưa đường dẫn lối, và được truyền cảm hứng để hành động.


Chăm sóc và Bảo vệ Môi trường


Tuy nhiên, với những trường hợp khác, các tổ chức Phật giáo không sử dụng những nhân vật hình tượng như các vị Bồ tát để giáo dục về môi trường.  


Những câu chuyện không phải luôn mô tả Bồ tát như các nhân vật, và những diễn giải không chỉ là Phật giáo lại đưa ra việc giáo dục về môi trường trong phạm vi rộng hơn của giáo dục Phật giáo. Nói một cách khác, là Phật tử toàn diện nghĩa là phải hiểu và tôn trọng môi trường.


Họ có thể dùng những câu chuyện về thực vật và động vật để dạy trẻ em về những điều này như là chu kỳ của than đá và mối quan hệ cộng sinh giữa động vật như là Tê giác và Bò sát, những loài thường được cho là ăn ve hay các loại côn trùng khác, nhưng sự thật thì phức tạp hơn.


Trẻ em học về sinh thái học và các sinh vật liên kết với nhau như thế nào. Điều này giúp trẻ em suy nghĩ một cách tổng thể về môi trường và những hành động này sẽ khuyến khích chúng nhìn về thế giới từ quan điểm của các chúng sinh khác.


Được xuất bản bởi một tổ chức Phật giáo quy mô, cuốn sách "Ghi chép về sự lang thang của những chiếc túi nylon" (Record of the Wanderings of a Plastic Bag) đã tiến một bước xa hơn trong việc trình bày những góc nhìn khác nhau. 


Ban đầu những chiếc túi nylon là đồ chơi của trẻ em, sau đó trở thành nơi để các cậu cô mèo ngủ trưa. Ông gia chủ cho rằng nó dùng để thu hái cà chua, khi gặt hái xong, ông gia chủ rửa sạch chiếc túi nylon và treo lên để phơi khô ráo. Một lát sau, ông gia chủ dùng nó để mang đôi giày cũ đi sửa, lúc này chiếc túi nylon đã bị vứt đi. 


Chiếc túi nylon lang thang một cách vui vẻ như một chiếc lá và một gói kẹo, nhưng cuối cùng lại bị cuốn vào một thùng chứa rác. Một con cho xé thùng đựng rác, và chiếc túi nylon tiếp tục lang thang, chỉ để bị một đứa trẻ nhặt lên coi như một món đồ chơi. Sau khi bị đứa trẻ bỏ rơi 'rất buồn cho chiếc túi nylon' nó được nhặt lại, tái chế và chuyển thành túi mua sắm. Đây là một kết thúc có hậu, được thể hiện bằng nụ cười hạnh phúc của chiếc túi nylon.


Tác giả Lưu Nhữ Quý (劉汝貴) viết rằng, cô đã sử dụng chiếc túi nylon như một nhân vật với hy vọng kích thích từ bi tâm của trẻ em, khiến chúng nó biết trân trọng những đồ vật mà chúng nó sử dụng. Theo tác giả Lưu Nhữ Quý, "Trân trọng" dẫn đến sự hiểu biết sâu sắc hơn về chủ nghĩa môi trường. 


Từ mối liên hệ giữa việc có thể nhìn nhận về một chiếc túi nylon 'mang lại phản ứng cả về trí tuệ và cảm xúc' và định giá đối tượng đó, nếu không thì có thể bị coi là một thứ rác rưởi. 


Độc giả trẻ được khuyến khích để có quan điểm của những nhân vật phi phàm này, họ thay đổi cách tư duy về thế giới và hành động của chính họ. Điều này kết nối với giáo lý từ bi trí tuệ của đạo Phật về nhân quả nghiệp báo và luân hồi, có nghĩa là mọi hành động cố ý đều co hậu quả. 


Điều quan trọng không kém, mặc dù một người không thể tái sinh thành chiếc túi nylon, nhưng một người có thể tái sinh thành côn trùng hoặc động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Ở một cấp độ khác, lấy góc nhìn của một chiếc túi nylon giúp người đọc hiểu cách tất cả các yếu tố của vũ trụ đều có sự liên kết với nhau, một giáo lý Hoa Nghiêm mang hình thức triết học phức tạp nhất trong Phật giáo. 


Tác động của Văn học đối với Thiếu nhi


Bằng cách cho trẻ em thấy rằng, chúng nó có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ môi trường, những cuốn sách này có tác dụng tạo ra điều mà Giáo sư Xã hội học kinh tế, Kinh tế và Xã hội học Tiến sĩ Bengt Larson đã gọi là "Bản thân Sinh thái" (ecological selves), trong một bài báo năm 2012. 


Mặc dù các nghiên cứu về tác động lâu dài của văn học dành cho trẻ em còn hạn chế, nhưng có một số bằng chứng cho thấy, cách tiếp cận này có hiệu quả trong việc thúc đẩy sự quan tâm đến các vấn đề quan tâm chăm sóc và bảo vệ môi trường. 


Ví dụ, một nghiên cứu ở Australia đã phát hiện ra rằng thuyết nhân hình, quy định các đặc điểm của con người cho động vật và mọi thứ, làm tăng mối quan tâm của trẻ em đối với các yếu tố của môi trường, cũng như sự đầu tư tình cảm của chúng nó vào các câu chuyện. Có nghĩa là, một số loại sách nhất định đã làm thay đổi thái độ của trẻ em. 


Như trong nghiên cứu tôi dã tìm thấy, đây là điều mà các tổ chức Phật giáo cũng nhận ra và đưa vào sứ mệnh giáo dục của họ. Trưởng thành theo đạo Phật có nghĩa là phát triển thành chủ nghĩa môi trường và quyền công dân toàn cầu. 


Tác giả: Natasha Heller

Biên dịch: Thích Vân Phong 

(Nguồn: Taiwan Insight)


***
facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/12/2021(Xem: 6715)
Cư sĩ Salim Wijaya và Cư sĩ Julie Suwanto, những Phật tử Indonesia tài năng đang làm việc tại Công ty Signa Philippines, đã chính thức làm lễ Hằng thuận (kết hôn) tại Phật Quang Sơn Vạn Niên Tự, 656 Ocampo St, Malate, Manila, 1004 Metro Manila, Philippines vào ngày 23 tháng 12 vừa qua. Hai họ đã thành tâm cung thỉnh trụ trì Vạn Niên Tự Pháp sư Diệu Tịnh chứng minh hôn lễ, chúc phúc cát tường.
30/12/2021(Xem: 3794)
Kỷ niệm 120 năm (818-2018) ngày Quốc sư Minh Tịch Đạo Nghĩa (명적도의국사가, 明寂道義國師, 783-821) người đặt nền móng và sáng lập Thiền phái Tào Khê tại bán đảo Đông Bắc Á này, người đầu tiên dẫn mạch nguồn Thiền pháp Tào Khê từ Trung Hoa sang Hàn Quốc.
30/12/2021(Xem: 3975)
Tại Kampong Cham, cách sông Mekong không xa, một tỉnh phía đông của Campuchia, ngôi già lam cổ tự Phum Thmei Serey Mongkol, nơi trưu trữ hầu như đầy đủ nhất trong cả Vương quốc Phật giáo này bởi các văn bản Thánh điển Phật giáo được viết trên lá bối.
28/12/2021(Xem: 5997)
Kể từ khi nhập học trường mầm non mẫu giáo Phật Quang Sơn Tuệ Từ vào ngày 4 tháng 11 vừa qua, vườn rau công nghệ khoa học Thái Viên do Tổng hội Hoa kiều Quốc tế Phật Quang sơn cung cấp, đây là tạo ra một thử thách bởi cơn sóng gió nhỏ trong cuộc đời những đứa trẻ, các nhi đồng hồn nhiên vui tươi và cẩn thận khi gieo những hạt mầm non, hãy mong cho những hạt mầm non chóng lớn và liên tục quan sát chúng từng ngày, cho đến ngày 7 tháng 12, kết quả được chia sẻ, để việc học của các nhi đồng thêm những yếu tố và sức sống mới trong học tập.
26/12/2021(Xem: 3012)
Liên hợp Quốc tế Phật Quang Sơn Đài Loan-Malaysia chính thức thành lập vào ngày 19 tháng 12 vừa qua, đoàn đội lãnh đạo đã được bầu chọn cho nhiệm kỳ từ năm 2022-2024. Còn một chặng đường dài để lãnh đạo Liên hợp Quốc tế Phật Quang Sơn Đài Loan-Malaysia và tiến về phía trước cùng đồng nhịp phát triển với Hiệp hội Phật Quang Sơn Malaysia.
22/12/2021(Xem: 4248)
Giáo sư Tiến sĩ Mark Allo, giảng viên chính kiêm Trưởng khoa Phật học tại Đại học Sydney đã bị người tuyển dụng nhắc nhở bởi đã mang những cuộn sách Phật giáo cổ đại mỏng manh vào Úc, với xuất xứ không rõ ràng và tài liệu lưu trữ không hợp pháp. Trong một tuyên bố của Đại học Sydney nói rằng Giáo sư Tiến sĩ Mark Allo đã phạm phải sai lầm trong nhận định khi đưa hai bản thảo được viết trong vỏ cây vào Úc, lại sử dụng nền tảng huy động vốn cộng đồng của trường Đại học để gây quỹ tài trợ cho nghiên cứu bảo thảo Phật giáo cổ đại này.
22/12/2021(Xem: 4786)
Hindustan Times khẳng định, Đoàn nhà khảo cổ học người Ý và các nhà khai quật Pakistan đã khai quật ngôi già lam cổ tự 2.300 tuổi tọa lạc tại Quận Swat, Thung lũng Swat, vùng địa lý tự nhiên bao quanh sông Swat. Thung lũng là trung tâm chính của Ấn Độ giáo và Phật giáo thời kỳ đầu dưới vương quốc Phật giáo Gandhāra cổ đại, vùng miền Tây bắc Ấn Độ, ngày nay thuộc về Afghanistan và một phần của Pakistan và là trung tâm chính của Phật giáo Gandhāra, với các quần thể Phật giáo tồn tại trong thung lũng cho đến thế kỷ thứ 10, sau đó khu vực này phần lớn trở thành người Hồi giáo.
22/12/2021(Xem: 3023)
Trãi qua sáu năm liên tiếp, Đại học Phật giáo Nam Hoa (NHU) vẫn trong top 100 trường Đại học "Xanh" nhất thế giới! Đêm 14 tháng 12 vừa qua, Tổ chức xếp hạng Đại học phát triển bền vững thế giới (UI Greenmetric World University Ranking‎) đại diện hơn 20 quốc gia thế giới có Văn phòng đặt tại Indonesia đã công bố Bảng xếp hạng Đại học Thế giới GreenMetric năm 2021 (GreenMetric World University Ranking), Đại học Phật giáo Nam Hoa đứng vị trí 64 toàn cầu và đứng hàng thứ 6 toàn quốc, theo bảng xếp hạng toàn cầu có cải thiện 32 bậc so với năm ngoái.
22/12/2021(Xem: 3694)
Vào tháng tới, Bảo tàng Brooklyn đã lên kế hoạch cho ra mắt một bộ sưu tập mới, dành cho Nghệ thuật Phật giáo với nhiều đồ vật chưa từng thấy. Bảo tàng Brooklyn là một bảo tàng nghệ thuật nằm tại thành phố New York, quận Brooklyn, Hoa Kỳ. Với chủ đề "Nghệ thuật Phật giáo", sắp tới phòng trưng bày là một phần của Bảo tàng trụ sở tại New York, Hoa Kỳ, mối quan tâm mới đối với nghệ thuật từ các nền văn hóa phương Đông và Hồi giáo. Phòng trưng bày mới sẽ mở cửa đón khách tham quan vào ngày 21 tháng 1 năm 2022. Nơi trưng bày có 70 đồ vật từ 14 quốc gia, bao gồm Ấn Độ, Nhật Bản và Thái Lan. Một số đồ vật có tuổi đời từ thế kỷ thứ 2 sau kỷ nguyên Tây lịch, trong khi những đồ vật khác hầu như không có tuổi đời hai thập kỷ.
19/12/2021(Xem: 2638)
Vào ngày 14 tháng 12 vừa qua, Lớp học trực tuyến của Học viện Đông Thiền Phật Quang sơn, Phật giáo Indonesia, 100 sinh viên đã tốt nghiệp 10 khóa học sau ba năm học Phật pháp. Chư vị khách mời tham dự lễ Bế giảng Tốt nghiệp có sự hiện diện của Pháp sư Giác Thành, trụ trì tổng Giáo khu Phật Quang sơn Singapore, Malaysia, Thái Lan và Indonesia, Pháp sư Tuệ Chiêu Viện trưởng Tùng lâm Học viện Phật Quang sơn, Pháp sư Học Hóa, Cố vấn ban ngôn ngữ Phật giáo hệ Indonesia, Pháp sư Như Âm, Vụ trưởng Khoa nam Tùng lâm Học viện Phật Quang sơn, Pháp sư Diệu Mục, Trụ trì Phật Quang sơn Singapore; và gần 50 người khác đã tham gia buổi lễ trực tuyến.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]