Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngư dân Indonesia Phát hiện Đế quốc Tam Phật Tề biến mất 700 năm có Vàng bạc Tượng Phật và Đồ gốm Trung Quốc

03/11/202116:21(Xem: 3527)
Ngư dân Indonesia Phát hiện Đế quốc Tam Phật Tề biến mất 700 năm có Vàng bạc Tượng Phật và Đồ gốm Trung Quốc

Ngư dân Indonesia Phát hiện Đế quốc Tam Phật Tề biến mất 700 năm có Vàng bạc Tượng Phật và Đồ gốm Trung Quốc 6
Ngư dân Indonesia Phát hiện Đế quốc Tam Phật Tề biến mất
700 năm có Vàng bạc Tượng Phật và Đồ gốm Trung Quốc 
(印尼漁民發現700年前消失的三佛齊帝國,
有珠寶金幣佛像和中國陶器)

Tờ "Daily Star" của Vương quốc Anh đăng tin ngày 24 tháng 10 vừa qua, mới đây ngư dân đã trục vớt được một số lớn di vật văn hóa quý giá trên đảo Sumatr thuộc Đế quốc Tam Phật Tề (三佛齊帝國) cổ đại đã biến mất 700 năm, bao gồm nhiều đồ trang sức bằng vàng, tượng Phật, thậm chí cả đồng tiền xu và đồ gốm của Trung Hoa.

Các ngư dân đã phát hiện những kho báu này ở Sông Musi gần Palembang, tỉnh Nam Sumatra, Indonesia, bao gồm chuông, đá quý, đồng tiền xu, nhẫn vàng, đồ trang trí hình con trâu 21,5 cm, một chuỗi tràng hạt bằng vàng và đồng tiền vàng, gỗ Đàn hương, và một món đồ trang sức giá trị hàng triệu bảng Anh là tượng Phật. 

Các nhà thám hiểm khẳng định nơi khai quật được kho báu này chính là "Hoàng Kim đảo" (黃金島) huyền thoại đã biến mất 700 năm, thuộc Đế quốc Tam Phật Tề (Vương quốc Indonesia cổ đại).

Theo "Encyclopedia Britannica" (大英百科全書), Đế quốc Tam Phật Tề cổ đại này ngày nay được gọi là Indonesia, có nguồn gốc từ có Palembang trên đảo Sumatra.

Tờ "Daily Mail" đưa tin, hòn đảo nhỏ xinh đẹp này là nơi định cư của nền văn minh Đế quốc Tam Phật Tề (三佛齊帝國) cổ đại. Nền văn minh Sanfoqi không chỉ là một Đế quốc Phật giáo Mã Lai, mà còn là một Vương quốc Hàng hải và Thương mại phát triển thịnh vượng từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 13, nhưng nó đã biến mất một cách bí ẩn một thế kỷ sau đó. 

Ngư dân Indonesia Phát hiện Đế quốc Tam Phật Tề biến mất 700 năm có Vàng bạc Tượng Phật và Đồ gốm Trung Quốc 10Ngư dân Indonesia Phát hiện Đế quốc Tam Phật Tề biến mất 700 năm có Vàng bạc Tượng Phật và Đồ gốm Trung Quốc 9Ngư dân Indonesia Phát hiện Đế quốc Tam Phật Tề biến mất 700 năm có Vàng bạc Tượng Phật và Đồ gốm Trung Quốc 8Ngư dân Indonesia Phát hiện Đế quốc Tam Phật Tề biến mất 700 năm có Vàng bạc Tượng Phật và Đồ gốm Trung Quốc 7Ngư dân Indonesia Phát hiện Đế quốc Tam Phật Tề biến mất 700 năm có Vàng bạc Tượng Phật và Đồ gốm Trung Quốc 5Ngư dân Indonesia Phát hiện Đế quốc Tam Phật Tề biến mất 700 năm có Vàng bạc Tượng Phật và Đồ gốm Trung Quốc 4

Trong 5 năm về trước, các nhà thám hiểm đã tìm kiếm Hoàng Kim đảo" (黃金島) huyền thoại bị nhấn chìm dưới đại dương này ở khắp mọi nơi ở Thái Lan và Ấn Độ, nhưng họ không tìm thấy nó. 

Tiến sĩ khảo cổ học hải dương người Anh Sean Kingsley cho biết tại một cuộc phỏng vấn với Daily Mail rằng, ngay cả ở Palembang, nơi Đế quốc Tam Phật Tề cổ đại đã biến mất, các nhà khảo cổ học vẫn chưa tìm thấy đồ gốm, thậm chí cả một ngôi thôn trang nhỏ cũng không tìm thấy.

Tiến sĩ Sean Kingsley nói thêm: "Đế quốc Tam Phật Tề cổ đại hùng cường cuối cùng trên trái đất đã nhấn chìm dưới đáy đại dương, bảo vệ nó cẩn thận một cách bí mật".

Chuyên gia về lịch sử cổ đại này đã mô tả Đế quốc Tam Phật Tề cổ đại là một "Thế giới Thủy thượng" (水上世界) trong ấn bản mùa thu của tạp chí "Quan sát đắm tàu" (沉船觀察), và ông cũng là chủ bút của tạp chí này. 


Ngư dân Indonesia Phát hiện Đế quốc Tam Phật Tề biến mất 700 năm có Vàng bạc Tượng Phật và Đồ gốm Trung Quốc 3Ngư dân Indonesia Phát hiện Đế quốc Tam Phật Tề biến mất 700 năm có Vàng bạc Tượng Phật và Đồ gốm Trung Quốc 2Ngư dân Indonesia Phát hiện Đế quốc Tam Phật Tề biến mất 700 năm có Vàng bạc Tượng Phật và Đồ gốm Trung Quốc 1

Tiến sĩ Sean Kingsley tiết lộ rằng, người dân từng sống trên con sông này, nhưng nền văn minh Đế quốc Tam Phật Tề cổ đại hùng cường kết thúc vào thế kỷ 14. Những ngôi nhà gỗ, cung điện, cơ sở tự viện Phật giáo với tất cả hàng hóa nơi đây điều bị nhấn chìm dưới đại dương.

Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác dẫn đến Đế quốc Tam Phật Tề cổ đại hùng bị nhấn chìm dưới đại dương, nhưng các nhà khảo cổ học suy đoán rằng, nó có thể là do một vụ đại thảm họa núi lửa phun trào tương tự như ở Pompeii. 

Clip video

https://www.163.com/v/video/VHMJ68JSK.html?f=post2020_dy_recommends


Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: 佛門網有限公司)




facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/11/2013(Xem: 50633)
"Đức Đạt Lai Lạt Ma, Con Trai Của Tôi" là một tập tự truyện của Mẫu Thân Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đây là một tập sách hấp dẫn do Cụ bà Diki Tsering, Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma kể lại những chi tiết sinh động trong cuộc đời của mình, từ một phụ nữ nông thôn bình thường, bỗng chốc đã trở thành một người đàn bà có địa vị cao nhất trong xã hội, làm Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, người lãnh đạo quốc gia Tây Tạng.
26/10/2013(Xem: 63797)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
09/10/2013(Xem: 12381)
Tờ nhật báo uy tín Le Monde của Pháp ngày 18 tháng 9 năm 2013, trong mục Địa Lý và Chính Trị và qua một bài viết của ký giả Frédéric Robin đặc phái viên ở New Delhi, đã nêu lên các mưu đồ và tham vọng quốc tế nhằm khai thác thánh địa Phật Giáo Lâm-tì-ni (Lumbini). Dưới đây là phần chuyển ngữ.
18/09/2013(Xem: 4760)
Trong lá thư tháng 9 năm 2013 (http://www.bouddhismes.net/node/1659)của Viện Nghiên Cứu Phật Học Pháp gửi cho các thành viên có giới thiệu một bài báo nói về Phật Giáo Trung Quốc đã đăng trên trang web Fait-religieux.com(http://www.fait-religieux.com/monde/asie_pacifique/2013/06/16). Xin chuyển ngữ dưới đây. Một sự đổi mới thật ngoạn mục thế nhưng cần phải hiểu với sự thận trọng
05/06/2013(Xem: 25717)
Kỷ Yếu Kính Mừng Chu Niên Hai Mươi Năm (1990-2010) Thành Lập Tu Viện Quảng Đức
25/05/2013(Xem: 10383)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
23/04/2013(Xem: 8511)
Quyển Thiền Lâm Tế Nhật Bản quý vị đang cầm trên tay bằng tiếng Việt đây, chúng tôi dịch trực tiếp từ tiếng Nhật sang tiếng Việt, tại Tu Viện Đa Bảo, Úc Đại Lợi, nhân kỳ nhập thất lần thứ ba tại đây. Công việc được bắt đầu từ ngày 24 tháng 10 năm 2005, đến ngày 18 tháng 11 năm 2005 bản dịch hoàn tất.
10/04/2013(Xem: 4356)
Hiện nay có hai bảng Niên biểu Phật giáo khá phổ biến và cả hai đều căn cứ vào một mốc thời gian duy nhất tương đối chính xác là năm đăng quang của hoàng đế A-dục, tức là năm - 268 hay - 267 trước Tây lịch. Các học giả Tây phương đặt tên cho hai bảng Niên biểu này là : "Bảng Niên biểu dài" và "Bảng Niên biểu ngắn". Theo bảng "Niên biểu dài" thì Đức Phật tịch diệt 218 năm trước khi hoàng đế A-dục chính thức lên ngôi, vì vậy nếu suy ngược lên bằng cách dựa vào mốc thời gian làm chuẩn là năm - 268, thì Đức Phật nhập vào Đại bát Niết bàn vào năm - 486
10/04/2013(Xem: 5185)
Số lượng Phật tử trên thế giới đã từng bị lượng định quá thấp. Những thống kê mà ta đọc được trong các Từ điển Bách khoa hoặc trong các Bảng Niên giám thường ghi con số nầy vào khoảng 500 triệu người. Con số nầy đã không kể đến hơn một tỉ người Trung Quốc hiện đang sống tại nước Cọng hòa Nhân dân Trung Quốc.
10/04/2013(Xem: 12985)
Hôm nay là ngày 20 tháng 6 năm 2001 nhằm ngày 29 tháng 4 nhuần năm Tân Tỵ, tôi chắp bút bắt đầu viết quyển sách thứ 32 nầy trong mùa An Cư Kiết Hạ của năm nay. Hôm nay cũng là ngày rất đẹp trời. Vì mấy tháng nay, mặc dầu đã vào hạ; nhưng bầu trời vẫn vần vũ bóng mây, như dọa nạt thế nhân là ánh sáng của thái dương sẽ không bao giờ chan hòa đến quả địa cầu nầy nữa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]