Tại sao con người là không phải vượn người hay các loài khác đang quản lý thế giới? Nhà sử học, triết học người Israel, Thiền giả Yuval Noah Harari giải thích rằng, điều này là do con người duy nhất có khả năng để tạo ra, và thực tế tập thể tin vào chuyện hư cấu. Nói cách khác, Thiền giả Yuval Noah Harari cho rằng, con người là một loài biết kể chuyện, đó là cách con người hợp tác và kiểm soát lẫn nhau. Điều này đúng khi bạn nghĩ đến lịch sử về cách các chế độ độc tài kiểu chủ nghĩa chuyên chế, đã thành công trong việc dựa vào những câu chuyện và người kể chuyện, để kết nối với công chúng và mở rộng quyền khống chế. Ví dụ, có một người kể chuyện về Mao Trạch Đông, nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản và Nhà nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, đó là nhà báo người Mỹ Edgar Snow, tác giả cuốn "Red Star Over China, 红星照耀中国" (Ngôi sao Đỏ Tỏa sáng đất Trung Hoa). Trong tác phẩm "Ngôi sao Đỏ Tỏa sáng đất Trung Hoa", tác giả Edgar Snow đã miêu tả đơn giản là những người Cộng sản Trung Quốc "nhà cải cách nông nghiệp" và lãnh tụ Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông là một vị thức giả kiệt xuất có tầm nhìn xa trông rộng. Thông qua các tác phẩm của ông, tác giả Edgar Snow đã giúp phương Tây hình thành một cái nhìn tích cực về những người Đảng Cộng sản Trung Quốc, thay vì hình ảnh lãnh tụ Quốc Dân Đảng Tưởng Giới Thạch.
Có lẽ nó được truyền cảm hứng từ Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông, và kết nối với điều kiện tự nhiên của chúng ta. Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng các câu chuyện là một phương tiện quan trọng để kết nối với công chúng. Trong những năm đầu trên cương vị Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tại Hội nghị Trung ương về công tác tuyên truyền và tư tưởng vào ngày 19 tháng 8 năm 2013, Tập Cận Bình đã đưa ra tuyên bố "Hãy tuyên truyền thật tốt về chuyện của Trung Quốc, và lan tỏa thật tốt tiếng nói của Trung Quốc" (講好中國故事, 傳播好中國聲音).
Nhưng đây là một cách nói ngụy biện cho tuyên truyền đối ngoại của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình nói: "Chúng ta phải tập trung đẩy mạnh phát triển năng lực giao tiếp quốc tế, đổi mới phương thức công khai đối ngoại, tăng cường xây dựng hệ thống diễn ngôn, chú trọng việc tạo ra các khái niệm mới, phạm trù mới, cách diễn đạt mới và hòa nhập tiếng Trung ra nước ngoài, nói tiếng Trung qua những cuộc đối thoại, truyền bá ngôn ngữ Trung Quốc, và củng cố Quyền quốc tế được phát biểu trên Internet".
Gần 9 năm trôi qua, kể từ khi Tập Cận Bình lên cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc và đưa ra lời tuyên bố nêu trên. Bắt đầu từ đó, hình ảnh Trung Quốc trên toàn cầu ngày càng trở nên xấu đi. Trong những năm gần đây, theo dữ liệu của Trung tâm Nghiên cứu Pew (Pew Research Center) ở Mỹ, nhiều nền kinh tế tiên tiến ngày càng có quan điểm tiêu cực về Trung Quốc, tại các quốc gia như Hoa Kỳ, Anh, Ấn Độ và Đức, trong nhiều thập kỷ đã đạt mức cao ở nhận thức không thuận lợi về Trung Quốc. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự gia tăng thái độ tiêu cực là do nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc xử lý sai "chủng covid-19 mới" (新冠疫情) và cố tình gây hiểu lầm cho thế giới về nguồn gốc và sự lây lan của virus Vũ Hán (virus Corona) trong giai đoạn đầu. Đồng thời, "Ngoại giao chiến binh sói" (战狼外交), gây hấn trước sự trỗi dậy của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã thu hút sự chế giễu của cộng đồng quốc tế. Tại Ấn Độ, lập trường hiếu chiến của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc, và xung đột chết người ở biên giới đã dẫn đến thái độ tiêu cực chưa từng thấy đối với Trung Quốc, kể từ sau Chiến tranh Trung-Ấn năm 1962. Ngài ra, việc nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục đàn áp và bạo lực, vi phạm nhân quyền ở Tây Tạng, Hồng Kông và Đông Turkistan, cũng đã vẽ nên một hình ảnh lạnh lùng và bẩn thỉu cho nhà cầm quyền ĐCSTQ. Từ những diễn biến này, có thể thấy rằng nhà cầm quyền ĐCSTQ có thể mất phương hướng trong quá trình cố gắng kể chuyện cổ tích. Tuy nhiên, Tập Cận Bình nói thì dễ nhưng làm lại rất khó.
"Ngoại giao chiến binh sói" (战狼外交), một phong cách ngoại giao hung hăng được các nhà ngoại giao Trung Quốc trong thế kỷ 21 dưới chính quyền của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình áp dụng. Thuật ngữ này được đặt ra từ một bộ phim hành động Trung Quốc theo phong cách Rambo, Chiến lang 2.
Để đối phó với những hình ảnh tiêu cực này, gần đây nhà cầm quyền ĐCSTQ đã hồi sinh phương pháp kể chuyện cổ tích. Trong cuộc gặp gỡ với các quan chức cấp cao vào tháng 6 vừa qua, một lần nữa, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thể hiện một "Trung Quốc đáng tin, đáng yêu, và đáng kính trọng".
Cũng trong vào tháng 6 vừa qua, cơ quan ngôn luận chính thức của Trung Quốc "Nhật báo Trung Quốc (China Daily) đã triển khai công tác cho "Ngôi nhà Thời đại mới" (新時代斯諾工作室), nhằm khuyến khích các phóng viên "Hãy kể chuyện cổ tích tốt hơn với thế giới bên ngoài về Trung Quốc, và Đảng Cộng sản Trung Quốc, và thể hiện một Trung Quốc chân thật, ba chiều và toàn diện".
Tổng biên tập của "Nhật báo Trung Quốc" (China Daily), Chu Thụ Xuân (周樹春) giải thích rằng "Ngôi nhà Thời đại mới" (新時代斯諾工作室) sẽ cung cấp nhiều nền tảng và cơ hội hơn cho các phóng viên nước ngoài, và bạn bè quốc tế của "Nhật báo Trung Quốc" (China Daily), để tìm hiểu thêm về sự phát triển và thay đổi của Trung Quốc trong thời đại mới, ghi lại một hình ảnh đất nước Trung Hoa tuyệt vời. Nói cách khác, nhà cầm quyền ĐCSTQ đang mời ký giả Edgar Snow (1905-1972) kể chuyện cổ tích về Chủ nghĩa cộng sản ở Trung Quốc và cuộc cách mạng Cộng sản Trung Quốc.
Dường như nhà cầm quyền ĐCSTQ cũng đã làm việc với một số lớn các ngôi sao trên mạng xã hội, được gọi là những người có ảnh hưởng, để định hình dư luận. Hiện nhà cầm quyền ĐCSTQ đã bắt đầu đào tạo những người có "tài năng, tầm ảnh hưởng và hệ tư tưởng đúng đắn". Hãy làm theo sự miêu tả của ký giả Edgar Snow về chế độ Mao Trạch Đông, và vẽ nên một hình ảnh thật mềm mại cho chế độ ĐCSTQ ngày nay.
Tuy nhiên, như mọi khi, cốt lõi sự hấp dẫn của người kể chuyện cổ tích về chế độ ĐCSTQ, là một nghịch lý kỳ lạ và khủng khiếp, đó là không phải ai kể chuyện về họ cũng được hoan nghênh.
Chỉ trong 18 tháng qua, nhà cầm quyền ĐCSTQ đã trục xuất ít nhất hàng chục phóng viên ký giả ngoại quốc ra khỏi Trung Quốc. Nhiều phóng viên ký giả khác đã báo cáo rằng, họ đã bị nhà cầm quyền ĐCSTQ sách nhiễu vì "nghe lén", và một cách nói khác là "tin đồn", tức là báo cáo trung thực tình hình dưới sự cai trị của nhà cầm quyền ĐCSTQ.
Trên thực tế, nhà cầm quyền ĐCSTQ không tìm kiếm những người kể chuyện cổ tích thích nói lên sự thật. Họ chỉ tìm kiếm những người có thể thích khuếch trương bịa đặt tuyên truyền, và nó đã đảo ngược, sửa đổi, thậm chí sẵn sàng phủ nhận tình hình thực tế sự cai trị hà khắc của nhà cầm quyền ĐCSTQ, đặc biệt là ở quốc gia Phật giáo Tây Tạng và Đông Turkistan.
Để thể hiện một hình ảnh nhu hòa và đáng trân trọng, nhà cầm quyền ĐCSTQ nên hiểu rằng, tự quan sát lại hành động của mình là điểm quan trọng. Bằng cách quan sát lại các hành động của mình, và cải cách các chính sách hà khắc của mình, nhà cầm quyền ĐCSTQ có thể thay đổi nhận định này. Nếu không làm như vậy giống như hợp tác với một người kể chuyện cổ tích đầy thành kiến mà không nhìn vào hành động và lời nói thô bạo của họ.
Sự bất mãn thực sự đối với nhân dân, đặc biệt là sự thiếu hiểu biết có chọn lọc của người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ, chỉ làm gia tăng căng thẳng vốn đã rất nghiêm trọng ở những nơi đầy nhạy cảm về tôn giáo dân tộc này. Tập trung vào người kể chuyện cổ tích không chỉ là hời hợt mà còn phản tác dụng. Để kể chuyện cổ tích tốt về nhà cầm quyền ĐCSTQ, câu chuyện phải chính xác, công bằng và toàn diện. Chỉ bằng cách này, nỗ lực thay đổi hình ảnh của nhà cầm quyền ĐCSTQ mới có thể thành công.
* Tác giả Jamphel Shonu (蔣白雄怒), Tổng biên tập của trang web tiếng Anh chính thức của Cơ quan Hành chính Trung ương Tây Tạng "tibet.net" và tạp chí "Tây Tạng Briefing". Bài xã luận này được xuất bản lần đầu trên số tháng 5 đến tháng 6 năm 2021 trên tờ Tibet Brief.
Tác giả Jamphel Shonu
Biên dịch Thích Vân Phong
(Nguồn: 藏人行政中央官方中文網)