Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ảnh hưởng Tôn giáo đến Nghệ thuật Hàn Quốc

14/09/202111:25(Xem: 3715)
Ảnh hưởng Tôn giáo đến Nghệ thuật Hàn Quốc

Ảnh hưởng Tôn giáo đến Nghệ thuật Hàn Quốc 
(Religious Influence on Korean Art)

Tầm quan trọng của bức tranh nghệ thuật qua phong cảnh và văn hóa truyền thống của Hàn Quốc là gì? Tranh phong cảnh tại Hàn Quốc đã phát triển ra sao? Tranh phong cảnh của Hàn Quốc với những đặc điểm nổi bật như thế nào?

Ảnh hưởng Tôn giáo đến Nghệ thuật Hàn Quốc 1

Hình 1: 1 Tranh phong cảnh của họa sĩ chính thức vào thời kỳ đầu Triều đại Joseon, An Kiên. Ảnh: Bộ sưu tập của Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc. 

Tranh phong cảnh, cũng được biết đến như là nghệ thuật phong cảnh, là sự miêu tả khung cảnh thiên nhiên, như núi, thung lũng, cỏ cây, sông và rừng, đặc biệt khi chủ thể chính là một cái nhìn rộng - với các yếu tố của nó được sắp xếp thành một bố cục mạch lạc. 

Tại Hàn Quốc, tranh phong cảnh 'chứ không phải tranh vẽ hoặc tranh lịch sử như ở thế giới phương Tây' đã trở thành hình thức ưu việt bởi bản thân thiên nhiên đã được coi là linh thiêng. Thiên nhiên được xem như một thực thể sống. Nó tượng trưng cho một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người, và một sinh vật tinh thần cao hơn. Quan niệm về tự nhiên như vậy cũng được chia sẻ bởi Trng Hoa và Nhật Bản, với mỗi nền văn hoá phát triển các tiếp biến riêng của triết học, và các nghi lễ liên quan. Gắn liền với những lý tưởng cao cả, việc chuyển giao thiên nhiên hay phong cảnh rộng lớn, và cao cấp này lên một bề mặt hai chiều, đặt ra một thách thức đối với các nghệ sĩ, từ đó nâng cao vị thế của tranh phong cảnh. 

Một lý do khác khiến tranh phong cảnh trở thành loại hình nghệ thuật cao cấp ở Hàn Quốc, là sự thống trị của Nho giáo và tân Nho giáo, được tiếp cận từ Trung Hoa. Triết lý này quy định, trong số những điều khác, được trao dồi trí tuệ và sự khiêm tốn. Được dịch sang nghệ thuật, có nghĩa là những bức tranh về nhân vật 'cơ thể vật chất, những hoạt động trần tục của con người, thậm chí cả những giai đoạn lịch sử tập trung vào hoạt động hoặc thành tựu của con người' chỉ là thứ yếu. Thay vào đó, tranh phong cảnh nổi lên như một phương tiện để khám phá, thể hiện trí tuệ và thế giới rộng lớn bên ngoài con người. Với sự phát triển mạnh mẽ của thể loại hội họa, không phải đến thế kỷ 18 bức tranh tượng trưng mới trở nên quan trọng trong lịch sử nghệ thuật Hàn Quốc.

Bức tranh phong cảnh không phải ngay lập tức hình thành. Tại Hàn Quốc, những bức tranh miêu tả phong cảnh sớm nhất, từ thời Thời đại Tam Quốc Triều Tiên (삼국시대, các vương quốc Triều Tiên cổ đại là Cao Câu Ly, Bách Tế và Tân La, đã thống trị bán đảo Triều Tiên, 57 trước Tl-668 sau Tl), xuất hiện như những yếu tố nền thô sơ, không phải là một thể loại hội họa độc lập. Ví dụ, vào thế kỷ thứ 5 các bức vẽ trên tường trang trí các Lăng mộ, chúng ta thấy những ngọn núi hoặc thảo mộc biệt lập, được miêu tả xung quanh các nhân vật đang hoạt động, ví dụ như săn bắn. Các hình người và cảnh vật kết hợp nhau tạo thành tổng thể. 

Vào Triều đại Goryeo (918-1392), tranh phong cảnh 'hội họa' đã nhanh chóng nở rộ như một loại hình nghệ thuật đúng nghĩa của nó. Sự tiến hóa này song song với những phát triển vào thời Tống Trung Hoa (960-1279). Năm 962, Triều đại Goryeo bắt đầu thiết lập quan hệ với triều đại nhà Tống, từ đó hai nước chia sẻ mối quan hệ thân thiết, thường xuyên trao đổi văn hóa và ngoại giao. Giống như các bức tranh của Bắc Tống, bức tranh phong cảnh hoành tráng 'những bức tranh miêu tả ngọn núi khổng lồ, và truyền tải cảm giác kinh ngạc về thiên nhiên' đã trở nên phổ biến ở Goryeo. Thật chẳng may, tương đối ít ví dụ về tranh phong cảnh từ thời kỳ này còn tồn tại, ngày nay điều này khiến chúng ta khó đánh giá đầy đủ về sự phát triển và thành tựu của nó. 

Ảnh hưởng Tôn giáo đến Nghệ thuật Hàn Quốc 2

Hình 2: Bức tranh phong cảnh Mộng Du Đào Nguyên Đồ họa sĩ An Kiên vẽ tặng Hoàng tử An Bình Đại Quân Lý Dung

Triều đại Joseon kéo dài hơn 500 năm từ 1392 đến 1910, nguồn tài nguyên tranh phong cảnh này càng ngày mở rộng. Ngoài ra còn có nhiều ví dụ bởi sự tồn tại khác. Hai trường phái vẽ phong cảnh có tầm quan trọng đặc biệt vào thời Joseon. Một do họa sĩ chính thức vào thời kỳ đầu Triều đại Joseon, An Kiên (안견, 安堅), ông phục vụ với tư cách là một thành viên của Học viện Hội họa Hoàng gia Hàn Quốc (도화서, 圖畵署); Năm 1447 ông vẽ một bức tranh phong cảnh cho Hoàng tử An Bình Đại Quân Lý Dung (안평대군 이용, 安平大君李) với chủ đề "Mộng Du Đào Nguyên Đồ" (몽유도원도, 夢遊桃源圖). Các bức tranh phong cảnh của ông đã mô phỏng và chuyển đổi các yếu tố phong cách và khái niệm của phong cảnh Bắc Tống cũ và hoàn thiện một phong cách độc đáo. Ông vân du lã lướt với những tác phẩm sáng tạo và nổi bật, thách thức các quan niệm thông thường về không gian và thời gian trong hội họa. Những nét vẽ đặt biệt của ông đã được sao chép, và điều chỉnh bởi những người học trò của ông, những người vẫn tiếp tục truyền thống này ngay cả sau thời của ông. 

Ảnh hưởng Tôn giáo đến Nghệ thuật Hàn Quốc 3

Hình 3: Tranh phong cảnh "True View" của họa sĩ Trịnh Thiện Ảnh: K Auction

Trường phái hay chính phong cách vẽ tranh phong cảnh khác xuất hiện vào thế kỷ 18, do nghệ sĩ bậc thầy đứng đầu Trịnh Thiện (정선, 鄭歚, 1676-1759). Phong cách tranh phong cảnh "True View" của ông đã cách mạng hóa toàn bộ khái niệm về tranh phong cảnh ở Hàn Quốc. Cho đến lúc đó, tranh phong cảnh là khái niệm trừu tượng: thường được miêu tả phong cảnh là không phải là phong cảnh thực tế, thậm chí là phản ứng cá nhân hoặc cảm xúc của nghệ sĩ đối với phong cảnh hiện có, mà là tự nhiên nó được hình thành trong tâm trí của nghệ sĩ. Các bức tranh của họa sĩ Trịnh Thiện miêu tả phong cảnh nổi tiếng ở Hàn Quốc 'cả những địa điểm được vẽ trước đây như núi Kim Cương (금강산) và các địa điểm khác, không phải là đối tượng của tranh phong cảnh' và đồng thời cá nhân cao quý, làm như thế cách thể hiện phong cảnh như thật. Thành tựu của tranh phong cảnh "True-View" nằm ở khả năng gợi lên bản chất của cả phong cảnh bản địa và sự nhạy cảm bản địa. 

Đạo Phật và Nghệ thuật Phật giáo tại Hàn Quốc

(Buddhism and Buddhist Art in Korea)

Phật giáo, xuất xứ từ Ấn Độ, đã truyền sang qua toàn bộ châu lục địa Châu Á ' và vào thế kỷ 20, đến phần còn lại của thế giới' ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của những người có tôn giáo hay không tôn giáo. Nhiều cách khác nhau mà nó đã được tiếp biến bởi các nền văn hóa và xã hội khác nhau, chứng thực cả tính linh hoạt của tôn giáo, cũng như sự hấp dẫn của các nguyên tắc cơ bản của tôn giáo. 

Phật giáo du nhập vào Hàn Quốc từ Trung Quốc và vương quốc đầu tiên trong thời kỳ ba vương quốc được truyền bá Phật giáo là Goguryo (삼국시대, 37 trước Tl-668 sau Tl) năm 372, tiếp đến là vương triều Baekje (18 trước Tl -660 sau Tl) vào năm 384 và cuối cùng là vương triều Shilla (57 trước Tl -935 sau Tl) năm 527. Có thể nói, con đường du nhập của Phật giáo vào Hàn Quốc trong thời kỳ Tam quốc đó là một trình tự tự nhiên bởi vị trí địa lý của các vương quốc này. Trong thời kỳ đầu, sự tiếp nhận Phật giáo ở Goguryo và  Baekje rất tích cực, đây là điều kiện để Phật giáo phát triển rực rỡ ở hai vương quốc này. Ngược lại, tại Shilla, thời gian đầu Phật giáo còn bị từ chối tiếp nhận, xong, cuối cùng, Phật giáo lại hưng thịnh ở vương triều Shilla. Phật giáo Shilla không chỉ đưa đến hệ tư tưởng chính trị xã hội thống nhất đất nước mà còn truyền nguồn cảm hứng vào cuộc sống tri thức, nghiên cứu học thuật và nghệ thuật sáng tạo của con người. Các vị Thiền sư Thuận Đạo, Ma Ra Nan Ta, Ngã Đạo là những người có công to lớn trong việc truyền bá và hoằng dương đạo Phật ở Hàn Quốc thời kỳ Tam quốc.

Khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 8, điển hình Hàn Quốc đại diện cho một nghiên cứu về sự phát triển ban đầu và sau đó bởi sự hưng thịnh của Phật giáo và nghệ thuật Phật giáo. Đặc biệt, sự phát triển của nghệ thuật điêu khắc Phật giáo soi sáng những thay đổi trong triết học và thị hiếu. Các ví dụ trong quần thể Phật giáo ban đầu (từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 6) của các pho tượng Phật và các vị Bồ tát, bằng chứng gần gũi với các mối quan hệ về mặt hình tượng và phong cách với các mô hình Trung Hoa của họ: trung tâm tư thế khuôn mặt thon dài, các đường nét trên khuôn mặt nghiêm nghị, nếp gấp tuyến tính của quần áo, cứng. Trong giai đoạn  đầu phát triển Phật giáo, việc áp dụng các mô hình Trung Hoa này là điều không thể tránh khỏi/các biểu tượng Phật giáo tại Hàn Quốc và cũng là bản chất của tôn giáo, quy định sự tuân thủ các nguyên mẫu  hiện có. Tuy nhiên, đến thế kỷ thứ 7 và 8, nghệ thuật điêu khắc Phật giáo đã trưởng thành cả về mặt khái niệm và phong cách. Một số "vẻ mặt tươi cười" nổi tiếng trên các pho tượng Phật nhỏ của Vương quốc Bách Tế, các hình tượng thanh lịch và cá tính của các pho tượng Phật từ thế kỷ thứ 7 đang ngồi thiền (hoặc trầm tư), và một số tác phẩm điêu khắc vượt trội về mặt kỷ thuật, và trong số những ví dụ nổi bật nhất về sự bề rộng bởi phát triển của nghệ thuật điêu khắc Phật giáo bản địa vào thế kỷ thứ 8, phong cách trong Thạch Quật Am (석굴암, 石窟庵) ở Gyeongju, Hàn Quốc. Đặc biệt, các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tại Thạch Quật Am, đã thể hiện sự khéo léo trong thẩm mỹ của người Hàn Quốc và bản chất của phong cách Hàn Quốc trong nghệ thuật Phật giáo. Thạch Quật Am, được kiến tạo như một sự cống hiến cho tổ tiên của một chính trị gia lỗi lạc vào thế kỷ thứ 8, là hiện thân của kiến trúc thiên tài và những phép tính toán học phức tạp. Pho tượng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tại ngôi chính điện, và các bức chạm khắc các vị Phật và Bồ tát trên tường, biểu hiện sự kết hợp lý tưởng giữa Phật Thánh và con người; một điều hiếm có trong các pho tượng đối với Phật giáo Trung Hoa và Nhật Bản đương đại. 

Ảnh hưởng Tôn giáo đến Nghệ thuật Hàn Quốc 4


Ảnh hưởng Tôn giáo đến Nghệ thuật Hàn Quốc 5

Hình 4: Pho tượng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Bồ tát tại ngôi chính điện Thạch Quật Am

Nên nhớ rằng nghệ thuật Phật giáo tại Hàn Quốc, cũng như nghệ thuật tôn giáo trong nhiều xã hội cổ đại, không chỉ đơn thuần là sự phô diễn thẩm mỹ. Nó cũng đại diện cho cả tâm nhiệt thành tôn giáo, và tham vọng chính trị của giai cấp thống trị vào thời đó. Đối với giới thượng lưu, Phật giáo không chỉ là một niềm tin tôn giáo, một hướng dẫn thiết thực cho cuộc sống, và một phương tiện thiện xảo để trang bị cho đời sau tốt đẹp hơn, mà còn là một cách để khẳng định quyền lực chính trị, và phục hồi xã hội dưới quyền lực của thời đại đó. Những cơ sở tự viện Phật giáo, và những pho tượng chư Phật, Bồ tát, thiện thần Hộ pháp mang tính biểu tượng, đã tạo điều kiện cho giới thượng lưu trưng bày trước công chúng về sự hiện diện, và ảnh hưởng chính trị của họ, cũng như một phương tiện truyền bá và kiểm soát tôn giáo của quần chúng nhân dân. Điều này không có nghĩa là Phật giáo và nghệ thuật Phật giáo là lĩnh vực duy nhất của tầng lớp chính trị. Đạo Phật đã phổ biến đến hầu hết mọi tầng lớp trong xã hội, và các đồ vật văn hóa tín ngưỡng thờ cúng như bức tượng Phật, Bồ tát đã trở nên dễ tiếp cận với nhiều tầng lớp người dân khác nhau (dưới dạng các cơ sở tự viện Phật giáo tại khu vực, hoặc địa phương có tượng thờ kèm theo hoặc các điện thờ hoặc biểu tượng nhỏ, cá nhân tại tư gia). 

Sau vài thế kỷ đạo Nho trở thành Quốc giáo, vào thời Joson (1392-1910) đạo Phật đã bị thay thế bởi tân Nho giáo. Triết lý sau này là một triết lý dựa trên những lời dạy của Khổng Tử nhà khai sáng Nho giáo, đồng thời là giảng sư và triết gia lỗi lạc Trung Hoa cổ đại, chứ không phải là một tôn giáo, mà là một triết lý có ảnh hưởng rộng rãi trong mọi khía cạnh của đời sống công và tư của xã hội thời Joson. Việc tín ngưỡng Phật giáo, cũng như việc sản xuất các biểu tượng Phật giáo vẫn còn tồn tại ở các tỉnh thành, xa thủ đô Hàn Quốc. Ngày nay, Phật giáo tiếp tục lôi cuốn được công chúng, nhưng với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các tôn giáo khác, cả cổ xưa và hiện đại, bao gồm cả Cơ Đốc giáo. 

Thể loại hội họa vào thế kỷ 18 tại Hàn Quốc

(Genre Painting in 18th Century Korea)

Vào thời Joson (1392-1910) thể loại hội họa phát triển bởi hai hướng. Một bức tác phẩm nghệ thuật điêu khắc trưng cho văn hóa, phong tục xã hội thời Joson, và hoạt động như những bức tranh được quốc doanh hóa để làm quà tặng cho các chức sắc ngoại quốc (đặc biệt là người Trung Hoa triều đại nhà Thanh). Bắt đầu vào thế kỷ 17, một nhánh khác của thể loại hội họa, miêu tả liên quan đến việc hoạt động hàng ngày của các cộng đồng nông thôn. Những tác phẩm nghệ thuật tranh hội họa của nhóm thứ hai, dựa trên thực tế những quan sát, và miêu tả những hoạt động trần tục như những người nông dân làm việc trên cánh đồng, thợ gốm làm chậu và phụ nữ may vá.

Ảnh hưởng Tôn giáo đến Nghệ thuật Hàn Quốc 6

Hình 5: Bức tranh của họa sĩ Kim Hoằng Đạo (1776) Bảo vật Quốc gia số 139. Ảnh: Wikipedia


Ảnh hưởng Tôn giáo đến Nghệ thuật Hàn Quốc 7

Hình 6: Bức tranh của họa sĩ Kim Hoằng Đạo

Thể loại dòng tranh này tiếp tục phát triển, và phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ 18. Những vị tiền bối tầm cỡ trong thế giới nghệ thuật như Kim Hoằng Đạo (김홍도, 金弘道), 1745-1806) đã hoàn thiện thể loại hội họa, và nâng cao vị trí của nó điển hình trong nghệ thuật. Các tác phẩm của nghệ nhân Kim Hoằng Đạo thể hiện những người bình thường, nam và nữ, già và trẻ, tham gia vào công việc hoặc giải trí hàng ngày. Các hình ảnh thường được đặt trên nền trống hoặc đơn giản hóa, sao đó là cho nét mặt và thể chất của các hình ảnh thật linh động, cùng với hoạt động hiện tại trở thành tiêu điểm của bức tranh qua hình ảnh 'thường liên quan đến lớp học, thể thao công cộng hoặc giải trí lành mạnh, một số lao động chân tay'. Trong thời gian các bức tranh thể hiện một khoảnh khắc, bị đóng băng, nhưng vẫn hoàn toàn sống động với tất cả các âm thanh, hành động và cảm xúc. Các bức tranh của nghệ sĩ Kim Hoằng Đạo cũng thường khôi hài 'chẳng hạn như cảnh một cậu bé bị giáo viên quát mắng, trong khi các bạn cùng trường lại cười khúc khích ở hậu cảnh' nêu bật khía cạnh nhẹ nhàng và vui tươi của cuộc sống. 

Một vị tiền bối nghệ sĩ tầm cỡ khác của thể loại hội họa là Giáp Nhuận Phúc (신윤복, 申潤福, 1758-1800). Không giống như nghệ sĩ Kim Hoằng Đạo, họa sĩ Giáp Nhuận Phúc vẽ cảnh các học giả quý tộc tham gia vào các hoạt động nhàn nhã, chẳng hạn như chèo thuyền hoặc thưởng thức các buổi biểu diễn nghệ thuật âm nhạc. Ngoài ra, ông còn được biết đến với những bức tranh về các nam thanh niên (được gọi là kỹ sinh kỹ sinh (기생) ở Hàn Quốc). Nhiều bức tranh của họa sĩ Giáp Nhuận Phúc liên quan đến một nhóm đàn ông đi chơi với các cô giái điếm, phụ nữ bán khỏa thân đang tắm hoặc giặt giũ dưới suối, hoặc những đôi tình nhân có cuộc hẹn bí mật, và khiêu dâm một cách tinh tế hoặc công khai. Về cả chủ đề và giọng điệu khiêu dâm, chúng rõ ràng khác với các tác phẩm của nghệ sĩ Kim Hoằng Đạo, và khá nguy hiểm trong bối cảnh xã hội của thời đại Joson quá khắc khe về đạo đức. 

Ảnh hưởng Tôn giáo đến Nghệ thuật Hàn Quốc 8

Hình 7: Tranh của họa sĩ Giáp Nhuận Phúc

Không phải ngẫu nhiên và cũng không phải là điều kỳ lạ, vào cuối triều đại Joson khi sự phổ biến của thể loại hội họa song song với sự trỗi dậy của tranh phong cảnh hiện thực, và tập trung vào bản địa (tranh phong cảnh Trus View). Cả hai phong trào nghệ thuật đều nhấn mạnh vào quan sát thực tế, cảnh hoặc phong cảnh thực, và tập trung vào con người hoặc phong cảnh của vùng đất bản địa. Vào thế kỷ thứ 8 của triều đại Joson, Hàn Quốc đã thoát khỏi sự dòm ngó của Trung Hoa, sau đó xứ Kim Chi đã thoát khỏi sự kìm kẹp bởi sự "man rợ" của người Mãn Châu (triều đại nhà Thanh, Trung Hoa) và họ tự coi mình là trung tâm văn hóa mới của Đông Á. Thái độ này cho phép người Hàn Quốc tự do hơn trong việc kiểm tra, và đánh giá cao các truyền thống bản địa của họ. Hơn nữa, phổ biến một trào lưu triết học mới, được gọi là phong trào cải cách xã hội "Thật học" (실학, 實學), hoặc thực tế trong học tập và nghiên cứu, đã thúc đẩy trí thức và nghệ sĩ khám phá những khía cạnh thực tế của cuộc sống. Những yếu tố này đã góp phần vào sự phát triển của các xu hướng đa dạng trong nghệ thuật và khuyến khích nhiều hình thức biểu đạt nghệ thuật hơn, cả về chủ đề và phong cách.


Video

Tranh của họa sĩ Giáp Nhuận Phúc

https://www.youtube.com/watch?v=hXeC1Y6ixYA


Tác giả Lý Tố Vĩnh (이소영)

Biên dịch: Thích Vân Phong 

(Nguồn: Asia Society)






facebook-1

***
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/05/2022(Xem: 3745)
Nhằm để hàn gắn những vết đau thương và tạo phúc đức nhân duyên cho nhân loại trên thế giới, vào ngày 15 tháng 5 năm 2022 (15/5/Nhâm Dần), tại khu tổ chức sự kiện Marina Bay Convention, Singapore, Hiệp hội Văn hóa Tịnh Lưu Ly (Lapis Lazuli Cultural Association, 淨琉璃文化協會) đã long trọng tổ chức Quốc tế lễ Vesak PL. 2566 và thành lập Hiệp hội VHTLL và Khánh điển, công bố toàn cầu “Kinh Thất Phật Dược Sư”.
19/05/2022(Xem: 2138)
Phật giáo Indinesia đã công bố kế hoạch tổ chức Quốc lễ Phật đản PL. 2566 (2022) vào các ngày 14-15 tháng 5 vừa qua, sự kiện được diễn ra tại Thánh địa Phật giáo Borobudur, Di sản Thế giới, Trung Java.
27/04/2022(Xem: 2722)
Hai ngày: 23/4 và 24/4/2022 tại Trường Trung học James Lick, số 57 N. White Road, thành phố San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ. Tổ chức: Chánh Hạnh Foundation cùng một số Phật tử thiện nguyện. Khóa tu được quý Thầy hướng dẫn: Thượng tọa Thích Tánh Tuệ, Viện chủ Chùa Vạn Phước, San Diego, California. Thượng tọa Thích Viên Ngộ, Viện chủ Tu viện Đạo Tâm, Maryland. Đại đức Thích Tâm Nguyên, Trú trì Tu viện Hạnh Phúc, Florida. Đại đức Thích Quảng Hiếu, trú xứ Chùa Bát Nhã, Santa Ana, California. Đại đức Thích Tâm Tiến, trú xứ Chùa Việt Nam, Massachusetts. Đại đức Thích Đức Khánh, trú xứ Chùa Lâm Tì Ni, Massachusetts.
22/04/2022(Xem: 2217)
Tôi đã học khóa đào tạo Sư phạm giáo viên từ trường Rudolf Steiner College gần thành phố Sacramento, tiểu bang California, Hoa Kỳ và khi ở đây, tôi đã sống trong trang trại sinh học của trường. Tôi đã học rất nhiều về các dạng dòng chảy, những đàn vịt được thả vào vườn nó tung tăng chạy nhảy và cách chuẩn bị cải tạo đất từ phân động vật và các chất kỳ diệu khác
21/04/2022(Xem: 2269)
Gần đây một báo cáo Trung tâm nghiên cứu Pew, bể tư duy lớn thứ ba ở Washington, DC, dự đoán rằng một số tôn giáo lớn trên thế giới sẽ mở rộng, ngoại trừ đáng quan tâm là đạo Phật, những tôn giáo được dự báo sẽ giảm trong vài thập kỷ tới. Do đó các bạn có thể tìm thấy, thật khó hiểu khi tôi sẽ đặt tên cho Phật giáo là tôn giáo trong tương lai khi Trung tâm nghiên cứu Pew đang dự đoán về sự suy tàn của tôn giáo.
20/04/2022(Xem: 1972)
Khi tôi bày tỏ sự nghi ngờ, cậu ta nhấn vào lập luận của mình, kết nối nó với đề tài Phật học mà chúng tôi đã đọc: "Như bạn đã nói, mọi người đều tập trung vào sở thích của riêng họ, phải không? Mong muốn của một nhà sư là đạt đến sự giác ngộ và của tôi là kiếm tiền. Có gì là khác biệt?"
20/04/2022(Xem: 2179)
Khoa ngữ văn Pali và Nghiên cứu Phật học tại Đại học Savitribai Phule Pune (SPPU) ở Pune, Ấn Độ đã xuất bản Từ điển Thuật ngữ Phật học, một từ điển đa ngôn ngữ với tiêu đề ngôn ngữ Pali làm cơ sở. Từ điển cung cấp dịch sang các thứ tiếng, Anh văn, Phạn ngữ và tiếng Tây Tạng, tất cả đều bằng chữ viết bằng co chữ Roman, cùng với các chứng thực văn bản tương ứng của họ cho các học giả Nghiên cứu Phật học So sánh.
19/04/2022(Xem: 2191)
Thật may mắn là Tổng thống đắc cử Yoon Suk-yeol cũng đang cân nhắc điều này. Tân tổng Thống phát biểu nói: "Nếu tôi chuẩn bị cho một Chính phủ mới từ vị trí được bầu và chính thức đảm nhận chức vụ Tổng thống, tôi sẽ tôn trọng tinh thần của Hiến pháp, tôn trọng Quốc hội và phục vụ tốt người dân trong khi hợp tác với đảng đối lập".
19/04/2022(Xem: 2109)
Nền móng đầu tiên sẽ được đặt tại Cơ sở Nghiên cứu Di sản Văn hóa Phật giáo Hàn Quốc, nơi sẽ đóng vai trò là trung tâm quản lý và bảo tồn có hệ thống các Di sản văn hóa Phật giáo và truyền thống truyền tải trọn vẹn hình thức nguyên thủy cho các thế hệ mai sau.
12/04/2022(Xem: 2194)
Thông Báo của BCV về buổi thuyết trình Bạo lực gia đình và trẻ em tại Chùa Quang Minh, thứ bảy 7/5/2022
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567