Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền sư Ashin Jinarakkhita Cha đẻ và truyền Cảm hứng cho Phục hưng Phật giáo Indonesia Hiện đại

04/09/202114:08(Xem: 2430)
Thiền sư Ashin Jinarakkhita Cha đẻ và truyền Cảm hứng cho Phục hưng Phật giáo Indonesia Hiện đại

Thiền sư Ashin Jinarakkhita Cha đẻ và truyền Cảm hứng cho Phục hưng Phật giáo Indonesia Hiện đại 5
Thiền sư Ashin Jinarakkhita Cha đẻ và truyền Cảm hứng cho Phục hưng
Phật giáo Indonesia Hiện đại
(Mahabhikksu Ashin Jinarakkhita: The Father of Modern Indonesian Buddhism)

Ở cấp độ thể chế hóa phương hướng thống nhất Phật giáo, Thiền sư Ashin Jinarakkhita, cha đẻ và truyền cảm hứng cho sự phục hưng Phật giáo Indonesia sau thời Độc lập Tổ quốc Indonesia, Ngài đã thành lập tổ chức Phật giáo tại gia cư sĩ và một cộng đồng Tăng già Phật giáo Indonesia. Sau đó Ngài truyền Tam quy y, Ngũ giới, Thập thiện giới, Bồ tát giới cho hàng cư sĩ tại gia, và truyền giới cho hàng Thích tử xuất gia, Sa di, Sa di ni, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni; Là một hình thức dung hợp các truyền thống Phật giáo, Buddhayāna của Ngài bao gồm cả Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Nguyên thủy (Theravāda); nó được hình thành như một phong trào phi giáo phái, bao gồm cả cộng đồng người Hoa và người dân bản địa. 

Thiền sư Ashin Jinarakkhita đã đưa ý tưởng bởi chủ nghĩa hiện đại toàn cầu của mình vào phục vụ nhu cầu địa phương. Để làm hài lòng Chính phủ Indonesia và bảo vệ Chính pháp Phật đà ở quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới, Ngài đã chấp nhận bài diễn thuyết quốc gia về "Sự thống nhất trong đa dạng, unity in diversity" và sau đó quảng bá khái niệm gây tranh luận về Phật Bản sơ (Ādi-Buddha)”, được trình bày với tư cách là một Phật tử phiên bản của một vị Chúa Toàn năng. Tóm lại, bằng cách kết nối l

ại "Phật thừa" (Buddhayāna, 佛乘) với Phật giáo của Ấn Độ cổ đại và Phật giáo Indonesia thời hiện đại. 

Thiền sư Ashin Jinarakkhita (1923-2002), nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử Phật giáo Indonesia sau độc lập. Mặc dù hiện nay Indonesia là quốc gia có số tín hữu Hồi giáo đông nhất thế giới, nhưng trước khi có sự xuất hiện của Hồi giáo vào thế kỷ 13, đất nước vạn đảo mà ngày nay tạo nên Indonesia đa số người dân là Phật tử và quá khứ lịch sử Indonesia một thời đạo Phật Quốc giáo. Tuy nhiên, vào thời điểm Độc lập năm 1945, Phật giáo hầu như chỉ giới hạn trong các cộng đồng người Hoa nhập cư, và một vài cộng đồng bản địa biệt lập từ thuở bình minh Phật giáo. Ngày nay, Thiền sư Ashin Jinarakkhita được công nhận rộng rãi là người tiên phong trong phong trào phục hưng Phật giáo Indonesia, diễn ra vào giữa thế kỷ 20 những thập niên 1950-1960, ngay cả bởi các tổ chức Phật giáo Indonesia không truy tìm nguồn gốc của họ. 

Ngày nay Phật giáo Indoneisia được định hình nhiều, trải biết bao thăng trầm của Dân tộc, thịnh suy của Đạo pháp bởi những thành công cũng như thất bại của Thiền sư Ashin Jinarakkhita. Cuộc đời, sự nghiệp đạo pháp của Ngài được tô điểm bởi hai tầm nhìn cho việc tuyên dương diệu pháp Như Lai, truyền bá chính pháp Phật đà của Ngài tại Indonesia trở nên độc đáo: đó là về sự "Nhân cách hóa" đạo Phật và về sự thống nhất tổ chức của cộng đồng Phật giáo tại Indonesia. Ở đây, tôi muốn giữ các chi tiết của vị cao tăng thạc đức này ở mức cần thiết cho ngữ cảnh, bởi chúng có sẵn trực tuyến bằng tiếng Anh. Thay vào đó, tôi minh họa một bức tranh về sự phát triển của Phật giáo Indonesia hiện đại, bằng cách miêu tả sự thành công của tầm nhìn thứ nhất và thất bại của tầm nhìn thứ hai. 

Thiền sư Ashin Jinarakkhita Cha đẻ và truyền Cảm hứng cho Phục hưng Phật giáo Indonesia Hiện đại 1

Thiền sư Ashin Jinarakkhita (1923-2002) sinh ngày 23 tháng 1 năm 1923, tại Bogor, Tây Java, Indonesia, tục danh Đới Mãn An (戴满安, Tee Boan-an), người Hoa gốc Indonesia, phụ thân của Ngài là cụ ông Đới Hồng Nghĩa (Tee Hong Gie, 戴鴻義) và mẫu thân của Ngài là cụ bà Tan Sep Moy. 

Ngài có các danh hiệu Bhante Ashin, Lão Hòa thượng Thể Chính (體正老和尚), The-ching, Sư Công (師 公), Grand master, The Flying Monk.

Sau khi Ngài đã trải qua hoàn thành chương trình tiểu học Hollandsch-Chinescheschool (HSC) ở Bogor và trung học Hogere Burgerschool (PHS, dự bị đại học), Jakarta, tiếp đến Ngài thi đổ vào trường Đại học Bandung Institute of Technology (ITB) chuyên Khoa Toán học và Khoa học Tự nhiên (FMIPA). Bởi vì trong thời kỳ thuộc địa Nhật Bản, hoàn cảnh đất nước khó khăn, Ngài lao vào việc nỗ lực giáo dục cộng đồng, xóa nạn mù chữ vùng nông thôn, và xây dựng một nhà bếp tình thương tại Bogor. Vào đầu năm 1946, với sự quan tâm giúp đỡ của Tiến sĩ HJ Bakker, Giáo sư hóa hữu cơ, Ngài tiếp tục với môn hóa học tại Đại học Groningen (Rijksuniversiteit Groningen, RUG).

Sự phát triển của đời sống nội tâm, đã nhận được sự quan tâm lớn khi tuổi thanh thiếu niên, triết học hiện đại và cổ đại là món ăn tinh thần hàng ngày của Ngài, và Núi lửa Gunung Gede đảo Java là một trong những nơi Ngài hiện thực hóa ước nguyện với một đời sống tu hành khổ hạnh. 

Tại Đại học Groningen (Rijksuniversiteit Groningen, RUG), ngoài các khóa chính thức, Ngài còn tham dự các khóa triết học dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Palesner, học ngoại ngữ Sankrir và Pali từ Tiến sĩ Van Der Leeuw. Sau đó, trong ba năm, Ngài tham gia khóa "khoa học về nội tâm" (Kebatinan) do Tiến sĩ JeVD Stok, Giáo sư Emiretus tại Đại học Wageningen & Nghiên cứu cung cấp.

Sau khi trải qua các trường lớp và trải nghiệm trong học tập, Ngài trở thành một giáo viên dạy tại một số trường trung học ở Jakarta. Trong các vị Thánh tăng trên thế giới, Ngài đặc biệt ngưỡng mộ Thánh tăng Anagarika Dharmapala. Vị hiền triết này xuất hiện như một vì sao chói sáng trong lịch sử Sri Lanka bởi lòng nhiệt tâm phục vụ cao cả và chân thành cho xứ sở Ấn Độ thân yêu và nhân loại. Chính trong thời gian Ngài ngưỡng mộ và tập nguyên noi gương hạnh của vị Thánh tăng này, vào ngày 22 tháng 5 năm 1953, đang trên cương vị là Chủ tịch Liên hợp Sam Kauw Indonesia, đồng thời là Phó Chủ tịch Ủy ban Trung Ương Trung tâm Thông Thiên học Indonesia, Ngài đã hiệu triệu cộng đồng Phật tử tổ chức Kỷ niệm Quốc gia Tam hợp lễ kỷ niệm Phật Đản sanh - Thành đạo - Nhập Niết bàn (Vesak) tại Thánh địa Phật giáo Borobudur, Trung Java, lần đầu tiên tổ chức đại lễ nơi đây kể từ khi đạo Phật đã ngủ yên trên đất mẹ Indonesia 500 năm. Sau đại lễ, vào ngày 29 tháng 7 năm 1953, trùng hợp với ngày Đản sinh Bồ tát Quán Thế Âm (19 tháng 6 năm Quý Tỵ), Ngài đến Tổ đình Quảng Hóa Tự (Vihara Kong Hoa Sie, 廣化寺), Jakarta đảnh lễ Đức Trưởng lão Hòa thượng Bản Thanh (本淸和尙) cầu xin xuất gia thụ giới Sadi và ban pháp danh Chính thể (體正). 

Thiền sư Ashin Jinarakkhita Cha đẻ và truyền Cảm hứng cho Phục hưng Phật giáo Indonesia Hiện đại 4


Vào tháng 2 năm 1954, Ngài sang Myanmar và đến thiền viện Mahasi Sasana Yeiktha tọa lạc tại Thành phố Yangon, đảnh lễ trưởng lão Thiền sư Mahāsi Sayādaw (1904-1982), xin được cầu học tu học thiền Quán (Vipassanā), trong khoảng thời gian một tháng miệt mài trong công phu tu tập thiền định và được nhị vị trưởng lão thiền sư khen ngợi sự tu tập tiến bộ xuất sắc về quá trình phát triển tuệ giác, và được Thiền sư Mahāsi Sayādaw ban pháp hiệu Ashin Jinarakkhita. Sau đó, Ngài đã được thụ giới Tỳ Kheo tại thiền viện Mahasi Sasana Yeiktha vào ngày 5 tháng 5 năm 1954. 

Năm 1955, Ngài trở về quê nhà với ý định phục hưng Phật giáo Indonesia. Vào thời điểm này, Phật giáo ở Indonesia chủ yếu được xem như một tôn giáo dân tộc thiểu số của cộng đồng người Hoa. Tuy bản thân Thiền sư Ashin Jinarakkhita là người Hoa gốc Indonesia, đã bắt đầu phục hưng lại Phật giáo Indonesia. Nên Ngài đã thực hiện sứ mệnh này hơn một thập kỷ trước khi Indonesia áp dụng chính sách đồng hóa đối với cộng đồng người Hoa thiểu số, bởi vậy việc làm của Ngài được coi là xuất phát từ niềm tin cá nhân, và tâm đại nguyện phục hưng Phật giáo, duy trì mạng mạch của Phật pháp, chứ không phải là một phản ứng đối với tình huống chính trị. Có tầm quan trọng mang tính biểu tượng, trung tâm chiến dịch của Ngài là Thánh địa Phật giáo Borobudur, ngoại ô Yogyakarta, Trung Java. Borobudur là một kỳ quan Phật giáo tinh xảo và lớn nhất thế giới, xây dựng vào thế kỷ thứ VIII, tọa lạc cách 42 km về phía Bắc thành phố Yogyakarta, trung tâm của đảo Java, quốc gia Indonesia đã được UNESCO xếp vào di sản thế giới vào năm 1991. Năm 850 có thể xem là năm hoàn thành Borobudur. Nhưng vào khoảng đầu thế kỷ XIII, những người buôn bán Á rập đã đưa Hồi giáo vào Indonesia. Chỉ trong vòng hai trăm năm, cả quần đảo Indonesia gần như hoàn toàn bị Hồi giáo hoá. Thánh địa Phật giáo Borobodur trở nên hoang tàn.

Mãi đến sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc (năm 1945), Indonesia mới ý thức được tầm quan trọng của Borobudur liền mời nhiều nhà khảo cổ trên thế giới đến nghiên cứu, đồng thời yêu cầu UNESCO giúp sức để trùng tu. Một chương trình cấp thời vào năm 1948 do Liên Hiệp Quốc đưa ra đã giúp cho Borobudur thoát khỏi cảnh hoang tàn và quên lãng. Tiếp theo là một chương trình trùng tu rộng lớn hơn kéo dài từ 1973 đến 1982 do UNESCO đảm trách với sự hợp tác của 27 quốc gia trên thế giới đã hồi phục cho Borobudur. Chương trình trùng tu tốn 17 triệu USD.

Do đó, công trình này là biểu tượng kiến trúc Mạn Đà la Hoa Tạng giới Phật giáo lớn nhất thế giới, một biểu tượng trung tâm lý tưởng của Phật giáo Indonesia. Để đạt được mục tiêu này, ngay đầu tiên trước khi xuất gia, lúc còn là một cư sĩ Phật tử thuần thành, Ngài đã khởi xướng tổ chức Đại lễ Phật đản đầu tiên tại Thánh địa Phật giáo Borobudur vào ngày 22 tháng 5 năm 1953 (10.04. Quý Tỵ). Đây là bước ngoặt cho lễ kỷ niệm thường niên và dần phát triển quy mô hơn, cuốn hút hàng nghìn người, và thường có sự tham dự của Tổng thống Indonesia. 

Thiền sư Ashin Jinarakkhita rất quan tâm, đến các cư sĩ Phật tử tại gia bản địa thuộc sắc tộc Indonesia. Như tôi đã trình bày chi tiết trong nhiều bài báo khác, sau khi Indinesia hóa Hồi giáo, một số cộng đồng Phật tử đã tổ chức ở các khu vực biệt lập, và bị gạt ra ngoài lề xã hội, đặc biệt là ở vùng núi Lombok và Lampung, Nam Sumatra. Đạo Phật ở những khu vực này đã biến chất thành một loại Phật giáo tín ngưỡng dân gian và không có tổ chức cơ sở tự viện.


Thiền sư Ashin Jinarakkhita Cha đẻ và truyền Cảm hứng cho Phục hưng Phật giáo Indonesia Hiện đại 2

Năm 1959, vào dịp kỷ niệm ngày Đức Phật nhập Niết bàn, Đại giới đàn đầu tiên được tổ chức ở Indonesia sau ngày Độc lập, Ngài mời các vị tăng sĩ Phật giáo nổi tiếng từ ngoại quốc đến từ các nước Thái Lan, Myanmar, Sri Lanka, Campuchia và Nhật Bản. Đại giới đàn diễn ra tại miền Trung Java. 

Thiền sư Ashin Jinarakkhita đã làm việc không biết mệt mõi, để tận lực trong phục hưng đạo Phật chính thống trong các cộng đồng Phật giáo bản địa này, và hòa nhập với cộng đồng Phật giáo Indonesia gốc Hoa. Hơn nữa, vào những thập niên 1960, có một làn sóng chuyển đổi từ tôn giáo khác sang Phật giáo, đặc biệt là ở Trung Java. Điều này gây phản ứng với sự thúc đẩy chính thống trong thực hành Hồi giáo, vì phần lớn Hồi giáo Indonesia đã tích hợp các yếu tố Tôn giáo thuyết duy linh thời cổ đại (Animism) Dân tộc Và Tín ngưỡng, Phật giáo và Ấn Độ giáo trước đó. 

Sang thời kỳ Trật Tự Mới (1966-1998), dân chủ ngày càng bị siết chặt lại. Tổng thống Soeharto và giới quân sự nghi ngờ mối quan hệ của người Indonesia gốc Hoa với Cộng sản vô thần Trung Quốc, và đưa ra chính sách đàn áp dân tộc nhằm đồng hóa người Indonesia gốc Hoa. Chính phủ Indonesia đã ban hành một loạt Luật và lệnh của Tổng thống để đồng hóa (bản địa hóa) đối với người Indonesia gốc Hoa. Hơn nữa, lệnh cấm tất cả các sự kiện nơi công cộng đối với người Indonesia gốc Hoa, các cơ sở tự viện Phật giáo không được phép tổ chức các nghi lễ tôn giáo cho các lễ hội truyền thống Trung Quốc, chẳng hạn như Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu, Tết Đoan Ngọ và Tết Trung thu. Do đó các Phật tử không còn sử dụng các ngôn ngữ và ký tự Trung Quốc trong phụng vụ và kinh sách của họ. 

Dù thế nào đi nữa, rõ ràng những nỗ lực của Ngài đã làm cho đạo Phật trở thành một bản sắc tôn giáo khả thi, đối với những người Indonesia bản địa này, điều đó có thể giải thích tại sao các cuộc cải đạo đặc biệt tập trung xung quanh Trung Java, gần với biểu tượng tuyệt vời của Thánh địa Phật giáo Borobudur. Ngài đã nhiệt tình hỗ trợ những cộng đồng những người mới cải đạo sang Phật giáo, và phải vân du đó đây đi xa đến tận Papua, cực đông Indonesia để thành lập các cơ sở tự viện Phật giáo và truyền trao Tam quy, Ngũ giới, Thập thiện, Bồ tát giới cho cư sĩ Phật tử tại gia, và truyền trao các giới phẩm cho người xuất gia. Đi vào nội tỉnh Papua có thể là một nhiệm vụ đầy khó khăn, chưa nói đến những thập niên 1960, khi đường bộ và các phương tiện giao thông cơ giới còn rất hạn chế và xa quá. Vì những nỗ lực hết sức mình trong việc giáo hóa quần chúng trên khắp các quần đảo, sự tinh thông Phật học và thế pháp, những thành tựu thiền định của Ngài đã giúp những người sùng đạo, không chỉ hiểu sâu những kim ngôn khẩu ngọc của Đức Phật, mà còn áp dụng thực tiển giáo lý di diệu để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Do dày công trong sự nghiệp hoằng pháp lợi sinh, hoàn thành xuất sắc với trách vụ của một Sứ giả Như Lai, năng lượng của Ngài vô tận, được công chúng tôn vinh danh hiệu "Phi Thiên Tăng" (飛天僧, the Flying Monk).

Ngôn ngữ là một biểu tượng mạnh mẽ của bản sắc, một sự thật mãi mãi tỏa sáng nơi Thiền sư Ashin Jinarakkhita. Để kết thúc việc phản ánh lại hình ảnh Phật giáo Trung Quốc như một tôn giáo dân tộc Trung Quốc, Ngài đã khởi xướng thụ trì đọc tụng các kinh Đại thừa, và thụ trì chân ngôn thần chú Đà la ni bằng Phạn ngữ, tiếng Java thay vì tiếng Hoa. Ngoài các ngôn ngữ thông thường của nghiên cứu học thuật Phật giáo, chẳng hạn như các thứ tiếng Pali, tiếng Phạn, tiếng Hoa và tiếng Tây Tạng, Ngài khuyến khích việc nghiên cứu tiếng Java cổ, để mang lại vị thế cao hơn cho các văn bản Phật giáo Indonesia tiền Hồi giáo. Những nỗ lực của Ngài trong việc "Nhân cách hóa" đạo Phật, đã được chứng thực thành công bằng thực tế, là khi Tổng thống thứ hai của Indonesia, Suharto, đưa ra chính sách đồng hóa mạnh mẽ người Indonesia gốc Hoa, đạo Phật tiếp tục được nhà nước công nhận là một tôn giáo, không giống như những tôn giáo đã được công nhận trước đây, rõ ràng là Nho giáo Trung Quốc. Trên thực tế, dự án thờ tự, Ngài có thể hoạt động quá hiệu quả, bởi nhà nước buộc các ngôi chùa người Hoa không là Phật tử phải mang bản sắc Phật giáo- mặc dù Ngài chắc chắn không bị đổ lỗi cho điều này!

"Trật tự Mới" (1967–1998) Đệ nhị Tổng thống Indoneia Suharto xúc tiến "Trật tự Mới" của ông, tương phản với "Trật tự Cũ" của Tổng thống Sukarno, một xã hội dựa trên tư tưởng Pancasila (năm nguyên tắc). Sau khi ban đầu cẩn thận để không xúc phạm tính nhạy cảm của các học giả Hồi giáo - những người lo ngại Pancasila có thể phát triển thành một phái gần như tôn giáo, Tổng thống Suharto đạt được một nghị quyết quốc hội vào năm 1983 mà theo đó buộc tất cả các tổ chức tại Indonesia tôn trọng triệt để Pancasila như là nguyên tắc căn bản. Ông cũng lập chương trình đào tạo Pancasila bắt buộc cho toàn bộ người Indonesia, từ học sinh tiểu học đến nhân viên văn phòng. Tuy nhiên, trên thực tế, tính chất mơ hồ của Pancasila bị chính phủ của Suharto lợi dụng để biện minh cho các hành động của họ và để kết tội các đối thủ của họ là "chống Pancasila".

Pancasila (tiếng Indonesia: 'pantʃaˈsila') là lý thuyết triết học cơ bản, chính thức của nhà nước Indonesia. Pancasila gồm hai từ tiếng Java cổ có nguồn gốc từ tiếng Phạn: "pañca" (năm) và "sīla" (nguyên tắc). Vì vậy, nó bao gồm năm nguyên tắc và cho rằng chúng không thể tách rời và có liên hệ với nhau:

Niềm tin vào một Chúa duy nhất ("Ketuhanan Yang Maha Esa"),

Một nhân loại công lý và văn minh ("Kemanusiaan Yang Adil và Beradab"),

Một Indonesia thống nhất ("Persatuan Indonesia"),

Dân chủ, dẫn đầu bởi sự khôn ngoan của các đại diện nhân dân ("Kerakyatan Yang Dipimpin oleh Hikmat Kebijaksanaan, Dalam Permusyawaratan Perwakilan")

Công bằng xã hội cho tất cả người Indonesia ("Keadilan Sosial bagi seluruh Rakyat Indonesia").

Về mặt số lượng, tầm quan trọng đầu tiên và quan trọng nhất của những nguyên tắc này là “niềm tin vào Ketuhanan yang Maha Esa.” Thử thách mà Thiền sư Ashin Jinarakkhita phải đối mặt dẫn đến sự phân biệt ngôn ngữ hơi tinh tế trong tiếng Indonesia, do đó đòi hỏi một số giải thích. Từ "Tuhan" trong tiếng Indonesia tương ứng chính xác với từ "Thượng đế" theo nghĩa các tôn giáo Abrahamic lớn nhất là Do Thái giáo, Kitô giáo, và Hồi giáo, chiếm hơn một nửa dân số thế giới. 

Tuy nhiên, từ Ketuhanan, mặc dù có Tuhan nó là gốc, nhưng doke-an là một danh từ trừu tượng. Do đó, nó là một thuật ngữ cởi mở hơn, linh hoạt hơn mà không có hàm ý về tính cách hay vai trò "người sáng tạo" như trong Tuhan, mặc dù nó phụ thuộc vào sau thuật ngữ. Do đó, Ketuhanan yang Maha Esa có thể hiểu tiếng Anh là "The Absolute" hoặc có thể ít triết học hơn, "One Supreme Divinity". Mặc dù bản thân Tổng thống Sukarto là một người Hồi giáo. Điều này, kết hợp với việc chính quyền của ông Sukarto đã chấp nhận hợp pháp hóa Phật giáo, Nho giáo, Ấn Độ giáo là các tôn giáo, cho thấy rằng Tổng thống Sukarto đã cẩn thận trong lựa chọn thuật ngữ cụ thể này để phù hợp với sự hiểu biết về một Thực tại cao nhất của những người không theo đạo Abraham. Thiền sư Ashin Jinarakkhita cho rằng các truyền thống khác nhau của Phật giáo đã có những khái niệm khác nhau về Cái tuyệt đối: Pháp thân trong Phật giáo Nguyên thủy, Pháp thân trong Phật giáo Đại thừa, và Pháp giới Tạng Thân A Di Đà Phật trong Phật giáo Kim Cương thừa. 

Tuy nhiên, dưới thời Tổng thống Indonesia Suharto, trong khi văn bản của Pancasila vẫn không thay đổi, các nguyên tắc của nó đã được áp dụng thực tế có thể được đọc là "Tuhan yang Maha Esa". Điều này dẫn đến một cuộc Tiến hành cưỡng bức các tôn giáo không phải là Ap-ra-ham. Do đó, Thiền sư Ashin Jinarakkhita buộc phải đưa ra một khái niệm về "Cái tuyệt đối" có thể được biết về mặt cá nhân, nếu không thì Phật giáo có nguy cơ bị gián nhãn hiệu là Cộng sản "vô thần" và do đó phải chịu sự chế tài của pháp luật. Rõ ràng nhất hình ảnh cá nhân trong ba vị Niềm tin vào một Chúa duy nhất ("Ketuhanan Yang Maha Esa"), Phật giáo của Ngài là Phật giáo Kim Cương thừa "Pháp giới Tạng Thân A Di Đà Phật"; để được thêm vào văn tự kính ngữ của Indonesia "Sanghyang".

Điều này bất chấp những người Kim Cương thừa Phật giáo Indonesia bị giới hạn hơn so với các đối tác của họ bởi Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Đại thừa. Có thể hỏi một cách hợp lý rằng tại sao Thiền sư Ashin Jinarakkhita không chọn một trong những quan niệm Phật giáo Đại thừa khác nhau về "Đấng Tuyệt đối" được "Nhân cách hóa", như Thần chú Đại Nhật Như Lai (Vairocana mantra), Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm (Avatamsaka Sutra), nhận chân sự sống vĩnh hằng bất tử của Đức Phật bởi phẩm Như Lai Thọ lượng trong Kinh Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa, hay thậm chí là Đức Bồ tát Đại Hạnh Phổ Hiền trong Kim Cương thừa Phật giáo Tây Tạng? Đây là nguyên nhân liên quan đến vấn đề "Nhân cách hóa" đạo Phật Indonesia của Thiền sư Ashin Jinarakkhita. Không giống như đã nói trên; Theo nghiên cứu của W.F. Sttuterheim, một nhà khảo cổ học người Hà Lan, đến Sanghyang Kamahayanikan văn bản, nó đề cập đến Borobudur có 505 bức tượng Phật. Tượng hiện thân cao nhất là tượng của Phật Bhatara người vô hình. Đối với những bức tượng Phật ở Borobudur hiện chỉ còn 504 chiếc, Sttuterheim kết luận rằng bức tượng Phật chưa hoàn thành chính là Phật Bhatara. Các cơ sở tự viện Phật giáo tại Indoneisa thường có câu "Namo Sanghyang Adi Buddhayya" thường nhìn thấy ở cửa ra vào bằng ngôn ngữ Indonesia, trong khu vực được sử dụng bằng chữ viết của địa phương. 

Thiền sư Ashin Jinarakkhita Cha đẻ và truyền Cảm hứng cho Phục hưng Phật giáo Indonesia Hiện đại 6

Bởi những đặc biệt nhất, quan điểm của Thiền sư Ashin Jinarakkhita là triệt để chủ nghĩa phi giáo phái, thực thi "Con đường Trung đạo". Ngài dứt khoác phủ nhận bất kỳ sự phân biệt phân cấp nào của Phật giáo Nguyên thủy, Đại thừa và Kim Cương thừa; chỉ định tất cả chúng là những phương tiện hữu hiệu như nhau để đạt đến giác ngộ tối thượng. Ngài cũng phản bác những phân biệt cứng nhắc giữa ba truyền thống. Như chúng ta đã thấy, Ngài đã xuất gia hai truyền thống Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Nguyên thủy. Mặc dù là một hành giả thành công và là bậc Đạo sư dạy Thiền Vipassana, nhưng Ngài kiên định từ chối xác định mình với bất kỳ truyền thống cụ thể nào. Ngài đã tìm cách thể hiện, cách tiếp cận phi giáo phái này trong cách trình bày qua diễn xuất của Ngài, mặc cà sa của một nhà sư Phật giáo Nguyên thủy, nhưng lại để râu dài theo truyền thống Thiền tông. Đối với các đệ tử, trước tiên Ngài sẽ tìm cách xác định khuynh hướng trước khi họ xuất gia trở thành tu sĩ Phật giáo Nguyên thủy hay Phật giáo Đại thừa. Những người có khuynh hướng Nam tông sẽ được gửi sang Thái Lan, Myanmar và Sri Lanka trong khi những người yêu chuộng Đại thừa thì được gửi sang Hồng Kông, Đài Loan hoặc Singapore để xuất gia tu học. Khi trở về Indonesia, Ngài hình dung tất cả các chúng đệ tử xuất gia này, được hợp nhất trong một Tăng đoàn duy nhất bất kể hệ phái nào. 

Tăng đoàn Phật giáo do Thiền sư Ashin Jinarakkhita thành lập, để thực hiện phong trào phục hưng đạo Phật Indonesia, mục đích này đã trải qua một số lần thay đổi tên liên tục, trước khi củng cố nền tảng vững chắc vào năm 1974, với tên gọi là Tăng đoàn Phật giáo Agung Indonesia; Tăng đoàn Tối cao Phật giáo Indonesia. Gần như ngay sau khi việc Phật sự này được hoàn thành, tầm nhìn của Ngài lại bị phá hủy. Những người xuất gia trở về từ Thái Lan thì chia rẽ với tổ chức Phật giáo của Ngài, vì bất đồng chính kiến liên quan đến giới luật tạng Nam, Bắc truyền, tạo thành một Tăng đoàn Phật giáo Theravada thuần túy.  

Năm 1979, chư tôn đức tăng già Phật giáo Đại thừa rời khỏi Tăng đoàn Phật giáo Agung Indonesia, với mong muốn hòa nhập chặt chẽ hơn với bản sắc văn hóa Trung Quốc thông qua Phật giáo Đại thừa. Tuy nhiên, đây là một dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng phổ biến của Thiền sư Ashin Jinarakkhita rằng, Tăng đoàn Phật giáo Đại thừa riêng biệt, thuần túy này tiếp tục tôn kính Ngài là người sáng lập của họ, và một số dấu hiệu của nỗ lực "Nhân cách hóa đạo Phật Indinesia" của Ngài vẫn còn rõ ràng trong Tăng đoàn Phật giáo sau này. Ví dụ, việc sử dụng tiếng Phạn và tiếng Java trong đọc tụng tôn kinh và việc sử dụng biểu tượng Bảo tháp Borobudur. 

Tầm nhìn siêu việt của Thiền sư Ashin Jinarakkhita về một Tăng đoàn Phật giáo thống nhất, duy nhất còn bị phá hoại bởi sự tồn tại của các tổ chức Phật giáo được thành lập độc lập, chẳng hạn như Kasogatan, tổ chức Phật giáo này đã tìm cách làm sống lại truyền thống Kim Cương thừa bản địa của thời kỳ tiền Hồi giáo, cũng như sự xuất hiện của các truyền thống Phật giáo từ các quốc gia bao gồm Thái Lan, Đài Loan và Nhật Bản, đã tìm cách duy trì bản sắc tổ chức và giáo lý riêng biệt với Tăng đoàn Phật giáo của Thiền sư Ashin Jinarakkhita. Kết quả là tỷ lệ Phật giáo phân chia bè phái ở Indonesia hoàn toàn trái ngược với tầm nhìn ban đầu của Ngài. Bức tranh này còn phức tạp hơn nữa bởi lược đồ phân loại giáo phái, với phong cách riêng của Nhà nước Indonesia. Ví dụ, việc công nhận các tôn giáo Trung Quốc đồng bộ là "các giáo phái Phật giáo" hoặc phân loại Phật giáo Phật giáo Nhật Liên (Nichiren) tách biệt với Phật giáo Đại thừa.  


Thiền sư Ashin Jinarakkhita Cha đẻ và truyền Cảm hứng cho Phục hưng Phật giáo Indonesia Hiện đại 3

Tổng thống Indonesia Suharto bệ kiến Thiền sư Ashin Jinarakkhita tại Merdeka Palace, 1992. Ảnh: Edij Juangari

Tuy nhiên, hệ tư tưởng chủ nghĩa của Đệ nhị Tổng thống Indonesia Suharto, đã vô tình đảm bảo một số hiện thực hóa mong muốn của Ngài đối với sự thống nhất tổ chức của tất cả các Phật tử Indonesia, mặc dù ở dạng suy yếu. Vì Nhà nước chỉ công nhận một cơ quan đại diện duy nhất để nói chuyện, thay mặt cho các Phật tử Indonesia, nên rất nhiều nhóm Phật giáo hoạt động ở Indonesia vào đầu những năm 1980, đã được tập hợp dưới sự bảo trợ của tổ chức Đoàn thể Từ thiện Phật giáo WALUBI (印尼佛教慈善團體瓦魯比 (Walubi), Perwakilan Umat Buddha Indonesia hoặc Đại diện Phật tử Indonesia). Tuy nhiên, vì chủ nghĩa tập thể quốc gia đã bị loại bỏ sau khi chính phủ Suharto sụp đổ vào năm 1998, Đoàn thể Từ thiện Phật giáo WALUBI đã trải qua một cuộc chia rẻ, với một tổ chức mới PERMABUDHI (Persatuan Umat Buddha Indonesia; Liên minh các Phật tử), được thành lập vào năm 2018 sau một cuộc tranh chấp nội bộ. Bất chấp thất bại cuối cùng này, ảnh hưởng của Thiền sư Ashin Jinarakkhita vẫn tiếp tục được cảm nhận theo một số cách: hai trong số các Tăng đoàn Phật giáo lớn Indonesia được thành lập bởi các đệ tử của Ngài, tổ chức Đoàn thể Từ thiện Phật giáo WALUBI sử dụng Thánh địa Phật giáo Borobudur như một phần biểu tượng của họ, và cuối cùng, Tăng đoàn Phật giáo Agung Indonesia tiếp tục tồn tại cho đến ngày nay, tạo cho Indonesia sự khác biệt về Tăng đoàn Phật giáo, trong đó những người xuất gia của tam thừa Phật giáo (Thinh Văn, Duyên Giác, Bồ tát) đều được hợp nhất.  

Đương thời, sau khi phục hưng Phật giáo Indonesia, Ngài từng bước thành lập các hệ thống tăng đoàn Phật giáo:

Năm 1955, Ngài thành lập Tăng đoàn Phật giáo Persaudaraan Upasaka-Upasika Indonesia (PUUI), tổ chức này như một diễn đàn danh cho các cư sĩ Phật tử Indonesia, với vai trò hộ trì chính pháp Phật đà và trợ giúp chư tôn tịnh đức tăng già trong việc hoằng pháp lợi sinh. Trải bao thăng trầm đã nhiều lần đổi danh xưng, và hiện nay với dạnh xưng là Majelis Buddhayana Indonesia (MBI).

Năm 1960, Ngài thành lập Tăng đoàn Phật giáo Sangha Suci Indonesia, tổ chức này như một diễn đàn dành cho những người xuất gia và năm 1963, Tăng đoàn Phật giáo này đổi danh xưng Maha Sangha Indonesia.

Năm 1974, Tăng đoàn Phật giáo Maha Sangha Indonesia lại hợp nhất bao gồm Phật giáo Đại thừa, Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Mật tông Kim Cương thừa (Maha Sangha Indonesia).

Để tiếp tục tầm nhìn và sứ mệnh của cố Thiền sư Ashin Jinarakkhita, là thành lập một Trung tâm nghiên cứu và giáo dục Maka Sagin dan (MBI) thông qua Quỹ Ashin Jinarakkhita, đã xây dựng Prasadha Jinarakkhita như một hình thức cống hiến và lý tưởng của Ngài. 

Ashin Jinarakkhita Foundation & Study & Education Centre "PRASADHA JINARAKKHITA"

Mục tiêu và lợi ích:

* Nâng cấp trung tâm đào tạo cho các thành viên tăng đoàn Phật giáo, bốn chúng Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Thiện nam, Tín nữ, và thanh thiếu niên Phật tử.

* Thành lập các Trung tâm Giáo dục Phật giáo trên khắp đất nước Indonesia, điển hình như Badan Koordinasi (STAB).

* Kiến tạo cơ sở tiện nghi vật chất nhằm phục vụ giáo dục đào tạo, hội thảo, các khóa tu và diễn thuyết Phật pháp trên quy mô quốc gia và quốc tế. 

* Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Phật học.

* Thư viện Phật giáo hoàn chỉnh nhất ở Indonesia. 

* Bảo tàng và Đền tưởng niệm Thiền sư Ashin Jinarakkhita.

* Kiến tạo Trung tâm giáo dục và đào tạo tình nguyện viên Cán bộ Phật giáo Phụng sự xã hội. 

* Kiến tạo Trụ sở Phật giáo Indonesia khác nhau cho các tổ chức Phật giáo.

Duyên Ta bà quả mãn, đại nguyện của một Sứ giả Như Lai phục hưng Phật giáo Indonesia đã hoàn thành, Ngài ngồi tham thiền nhập định và an nhiên trút hơi thở, xả báo thân, giác linh nhập Bản thể Chân như vào ngày 18 tháng 4 năm 2002. Trụ thế 80 xuân; Giới lạp 48 Hạ. Để phù hợp với tầm nhìn của Ngài về sự thống nhất Phật giáo Indonesia, Tang lễ của Ngài được tiến hành bởi các Nghi thức các truyền thống Phật giáo Nguyên thủy, Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Kim Cương thừa. Theo sự tôn nghiêm của Phật giáo Indonesia, nhục thân của Ngài được hỏa táng tại Lampung, gần thủ phủ của Đế chế Srivijaya Phật giáo lịch sử cổ đại. 

Mặc dù chiếc thân tứ đại của Ngài đã về với bản thể hư vô, nhưng hương giới đức của Ngài mãi ngược gió thoảng bay; Cuộc đời sự nghiệp của Ngài viết nên trang mới vinh quang cho lịch sử Phật giáo Indonesia hiên đại.

Thiền sư Ashin Jinarakkhita cha đẻ phong trào phục hưng Phật giáo Indonesia sau giữa thế kỷ 20, Ngài đã thắp sáng ngọn đèn Từ bi, Trí tuệ của Phật tổ vào thời điểm của một quốc gia có số dân theo Hồi giáo đông nhất trên thế giới. Hành trạng cuộc đời và sự nghiệp của Ngài, hương đức hạnh của Ngài mãi với non sông xứ vạn đảo, mặc dù hình hài của Ngài không còn tại thế, nhưng vẫn cùng nhịp thở với vạn vật và con người đảo quốc Java.


Các tác phẩm của Ngài trước tác biên soạn:

- "Dasar Buddha-dhamma" (Phật pháp căn bản), 

Nhà xuất bản: (Bandung) Perhimpunan Buddhis Indonesia, Tjabang Bandung, 1966.

- Sang Pengasuh: 30 tahun pengabdian suci Y.A. Maha Nayaka Sthavira Ashin Jinarakkhita.

Nhà xuất bản: New Delhi, India: Library of Congress Office, 1987.

- Majjhima Nikāya, Vagga VIII, Sutta ke-75: Māgandiya Sutta

Nhà xuất bản: Bogor: PUUI, 1966.

- Dīgha Nikāya, Vagga III, Sutta ke-31: Sigālovāda-Suttanta: pegangan untuk orang2 berkeluarga. 

Nhà xuất bản:  Bogor: Dhammadiepa, 1966.

- Buddha Dharma Samvacana (Tanya-Jawab perihal Agama Buddha)

Nhà xuất bản: Jakarta Sang Buddha 1977

- Rang kuman tanya-jawab perihal agama Buddha (Indonesia) & paritta suci.

Nhà xuất bản: (Bandung): (Angkatan Muda Vihara Buddha Gaya?), 1986.

Video

Peringatan 13 Tahun Sukong, Grand Opening Prasadha Jinarakkhita

https://www.youtube.com/watch?v=ri1jt6zokwo

Peringatan 14 Tahun Wafatnya YA MNS Ashin Jinarakkhita (18 April 2002 - 18 April 2016)

https://www.youtube.com/watch?v=scGkeciKRrE

THE MAHASAMADHI OF SUKONG-(Ashin Jinarakkhita) part 1 SARIRAS after Creamation

https://www.youtube.com/watch?v=iZJ4ZlQ_fzY

THE MAHASAMADHI OF SUKONG-(Ashin Jinarakkhita) part 2 SARIRAS after Creamation

https://www.youtube.com/watch?v=SOpPBjHdJv4&t=808s

THE MAHASAMADHI OF SUKONG-(Ashin Jinarakkhita) part 2 SARIRAS after Creamation

https://www.youtube.com/watch?v=SOpPBjHdJv4

Tác giả: Maximilian Nilsson-Ladner

Biên dịch: Thích Vân Phong

(Nguồn: 佛門網)

facebook-1

***
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/08/2021(Xem: 2550)
Vào đầu tháng 7 vừa qua, Lễ kỷ niệm 100 năm (1921-2021) ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) https://www.nytimes.com/live/2021/06/30/world/china-communist-party-anniversary, đã được tổ chức tại quảng trường Thiên An Môn, thủ đô Bắc Kinh. Trong hầu hết những thập kỷ đó, ĐCSTQ đã tìm cách hạn chế hoặc xóa sạch các thực hành tôn giáo truyền thống, vốn được coi là một phần trong quá khứ "phong kiến" của Trung Hoa.
24/08/2021(Xem: 2128)
Hôm thứ Năm, ngày 19 tháng 8, có sự tham dự của 10.000 người được chọn. Ông Uông Dương (汪洋), Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc cho biết rằng cần "nỗ lực toàn diện" để đảm bảo người Tây Tạng nói và viết chuẩn tiếng Hán và chia sẻ rằng: "Các biểu tượng và hình ảnh văn hóa của đất nước Trung Quốc".
24/08/2021(Xem: 3038)
Một pho tượng Phật khổng lồ được cho là lớn nhất ở thế giới phương Tây, dự kiến sẽ được Khánh thành tại nước Cộng hòa Liên bang Brazil vào cuối tháng này, với một nghi lễ chính thức tại Thiền viện Morro da Vargem, thành phố Ibiraçu, thuộc bang Espírito Santo, Brazil.
22/08/2021(Xem: 3477)
Bắc Kinh đánh dấu Kỷ niệm 70 năm thành lập Khu tự trị Tây Tạng, với lời kêu gọi chấp nhận sự cai trị của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc.
22/08/2021(Xem: 2377)
Từ bao đời, đạo Phật đã song hành cùng nhịp bước vinh nhục, thăng trầm, thịnh suy của Đạo pháp Dân tộc Nhật Bản, và là điểm tựa về tinh thần cho nhân dân khi gặp cơn hoạn nạn, khủng hoảng, như thiên tai, dịch bệnh.
22/08/2021(Xem: 3652)
Gần đây, 13 cổ vật Phật giáo trị giá khoảng 16,5 triệu baht đã được chuyển từ Hoa Kỳ về Thái Lan. Cục Mỹ thuật Văn hóa Thái (FAD) có kế hoạch tổ chức một cuộc triển lãm, nhằm giới thiệu các bảo vật Phật giáo trong tương lai.
21/08/2021(Xem: 3290)
Vương quốc Phật giáo Thái Lan là nước đầu tiên ở Đông Nam Á có thể tự sản xuất vaccine AstraZeneca từ đầu tháng 6-2021. Tuy nhiên, số ca nhiễm tăng vọt và sẽ đạt con số 1 triệu vào cuối tuần này. Tình thế cấp bách buộc nước này phải vay mượn 150.000 liều AstraZeneca từ Vương quốc Phật giáo Bhutan và có thể ban hành lệnh cấm xuất khẩu vaccine, ảnh hưởng đến đơn mua 30 triệu liều AstraZeneca của Việt Nam và nhiều nước khác.
21/08/2021(Xem: 2137)
Tại Phòng trưng bày Indra và Harry Banga của Đại học Thành phố Hồng Kông (CityU), đã diễn ra cuộc triển lãm mới với chủ đề "Bản đồ Phật giáo Hàng hải, The Atlas of Maritime Buddhism, ECAI", làm nổi bật lên Con đường Tơ lụa hàng hải đã kích hoạt giao lưu văn hóa thương mại, văn hóa tâm linh thông qua việc truyền bá ánh sáng từ bi, trí tuệ đạo Phật.
19/08/2021(Xem: 2126)
Vô thường là không tồn tại mãi mãi, là thay đổi, biến dịch một cách bất định, không như mong muốn chủ quan của chúng sinh. Nguyên lý vô thường là nền tảng của giáo lý đạo Phật, tuy nhiên một số khía cạnh của triết học Phật giáo vượt qua ý tưởng về vô thường.
19/08/2021(Xem: 3532)
Các câu trích dẫn giáo huấn của Đức Đạt-lai Lạt-ma dưới đây được ghi lại từ một tư liệu trên trang mạng tiếng Pháp Evolution-101 https://www.evolution-101.com/citations-du-dalai-Lama/
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567