Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nơi lưu dấu Tam tạng Pháp sư Huyền Trang - Tu viện Phật giáo cổ đại Takht I Bahi, Pakistan

17/08/202112:56(Xem: 2170)
Nơi lưu dấu Tam tạng Pháp sư Huyền Trang - Tu viện Phật giáo cổ đại Takht I Bahi, Pakistan

Nơi lưu dấu Tam tạng Pháp sư Huyền Trang -
Tu viện Phật giáo cổ đại Takht I Bahi, Pakistan

Nơi lưu dấu Tam tạng Pháp sư Huyền Trang Tu viện Phật giáo cổ đại Takht I Bahi Pakistan 1 

Trong tiếng Pashto, Takht có nghĩa là “lên ngôi” và Bhi “nước” hay “mùa xuân”. Tổ hợp Tu viện Phật giáo cổ đại với danh hiệu là Takht-i-Bahi bởi vì nó được kiến tạo trên đỉnh một ngọn đồi tưới nước vào mùa xuân. Tam Tạng Huyền Trang đã từng đặt chân cất bước hành hương qua Tu viện Phật giáo Cổ đại Takht-I-Bahi này.

Khi du khách thập phương hành hương Pakistan ngày nay, không thể bỏ lỡ cơ hội để thưởng lãm và chiêm bái Tu viện Phật giáo cổ đại, khu phế tích Phật giáo ở Takht-I-Bahihay Takht Bahi (hoặc Takhtbai, Takht-i-Bahi), một di chỉ khảo cổ thời Vương quốc Ấn Độ-Parthia (đế quốc Arsaces), đây là viên ngọc di sản văn hóa của Pakistan và là di tích còn lại của một tổ hợp tu viện Phật giáo cổ đại có niên đại từ thế kỷ thứ nhất trước kỷ nguyên Tây lịch.

Nơi lưu dấu Tam tạng Pháp sư Huyền Trang Tu viện Phật giáo cổ đại Takht I Bahi Pakistan 3
Trong khi đó, hơn 23 thế kỷ về trước, cả khu vực Pakistan bấy giờ là trung tâm Phật giáo lớn thứ hai trên thế giới. 

Khu phức hợp này được các nhà khảo cổ xem đại diện tiêu biểu của kiến trúc trung tâm tu viện Phật giáo thời cổ đại đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1980.

Di tích lịch sử Phật giáo Takht-e-Bhai cách Mardan ở tỉnh Khyber Pakhtunkhwa 15 km, một trong 4 tỉnh của Pakistan. Một thành phố công sự nhỏ, có niên đại từ cùng một thời đại, nằm gần đó. Các di tích Phật giáo cổ đại cũng tọa lạc gần một ngôi làng hiện đại nổi tiếng cùng tên. Các khu vực xung quanh nổi tiếng với các cánh đồng trồng mía bạt ngàn. Nơi đây có nhà máy đường là một ngành công nghiệp sản xuất đường lớn của tỉnh, nằm ở giữa thị xã.
Tu viện Phật giáo cổ đại, Khu phế tích Phật giáo ở Takht-I-Bahihay Takht Bahi nằm trong danh sách Di sản Thế giới của UNESCO và được xem là một trong những ngôi già lam tự viện Phật giáo có cấu trúc tốt nhất ở quận Gandhara. Đây là một kỳ quan khảo cổ học, có ý nghĩa quan trọng bởi các thiết kế nghệ thuật Phật giáo độc đáo. Dù nhiều cuộc xâm lược đã diễn ra ở khu vực này nhưng vị trí trên đỉnh đồi của Takht Bahi dường như đã bảo vệ nó khỏi sự tàn phá, khác với nhiều tổ hợp tự viện Phật giáo thời kỳ đầu khác.

Nơi lưu dấu Tam tạng Pháp sư Huyền Trang Tu viện Phật giáo cổ đại Takht I Bahi Pakistan 2
Di tích lịch sử Phật giáo Takht-e-Bhai rất nổi tiếng bởi đây là một trong những địa điểm còn sót lại cuối cùng trong khu vực, rất diễm phúc nó thoát khỏi sự hủy diệt bởi một số cuộc xâm lược giữa hai dân tộc Gurjaras và Huns (một dân tộc du mục sống ở Trung Á, Kavkaz và Đông Âu, giữa thế kỷ thứ 4-6 sau kỷ nguyên Tây lịch; một trong những cuộc di cư lớn nhất của các bộ lạc du mục Trung Á trong lịch sử Pakistan. Cuộc xâm lược Huns kéo dài trong thế kỷ 5 và 6, và đó là bước ngoặt trong lịch sử Pakistan cả về mặt xã hội và chính trị.

Cuộc xâm lược giữa Huns và Gurjara cũng là một bước ngoặt chính trị đối với người dân Pakistan vì họ là giai cấp thống trị của Pakistan và miền bắc Ấn Độ. Trong giai đoạn này, Pakistan và Ấn Độ đang bước vào thời kỳ Trung cổ. Các nhóm người nước ngoài đã xâm chiếm, đã được hấp thụ vào cơ chế chính trị Ấn Độ giáo và nhóm quốc gia mới bắt đầu phát triển. Giai đoạn này còn được gọi là thời  Rajput, bởi vì Thời kỳ Medival được đánh dấu bằng sự phát triển của các gia tộc Rajput, và họ bắt đầu đóng một vai trò vĩnh viễn sau cái chết của Harsha, cho đến khi người Hồi giáo đến.

Vào thế kỷ thứ 5 và 6, khi thế lực của Gurjaras và Huns bành trướng sang Pakistan, họ đã phá hủy hàng trăm địa điểm di tích Phật giáo. Một số cơ sở tự viện Phật giáo đã có thể thoát khỏi sự hủy diệt này, ví dụ như Di tích lịch sử Phật giáo Takht-e-Bhai, bởi vì nó nằm ở một địa điểm xa xôi.

Nơi lưu dấu Tam tạng Pháp sư Huyền Trang Tu viện Phật giáo cổ đại Takht I Bahi Pakistan 4

Đế quốc Kushan tức Đế quốc Quý Sương (vào khoảng thế kỷ thứ 1-3), một cường quốc cổ đại tại Trung Á. Vào thời đỉnh cao (105-250), đế chế nầy trải dài từ Tajikistan tới  biển Caspi và từ Afghaistan xuống đến lưu vực sông Hằng Ấn Độ. Đế chế này được thành lập từ bộ lạc Kushan của dân Nguyệt Chi (người Trung Á cổ đại) đến từ Tân Cương (Trung Hoa) ngày nay, một dân tộc có thể liên hệ với người Tochari (Τοχάριοι). Do nằm trục giao thông huyết mạch của Trung Á, họ có quan hệ ngoại giao với Đế chế La Mã, Đế quốc Ba Tư (đế chế Iran-đế quốc Sassanid-tân đế quốc Ba Tư) và nhà Hán Trung Hoa, và trong vài thế kỷ họ là trung tâm trao đổi giữa Đông phương và Tây phương.

Trong thế kỷ thứ nhất và đầu thế kỷ thứ 2 sau kỷ nguyên Tây lịch, người Kushan (Quý Sương) bành trướng nhanh chóng trên phần phía bắc của khu vực Nam Á ít nhất là xa đến tận Saketa và Sarnath gần Varanasi (Bennares), nơi mà các chữ khắc đã được tìm thấy với niên đại tới những năm đầu của thời đại của vị vua Kushan nổi tiếng nhất, Kanishka, mà dường như bắt đầu khoảng năm 127 sau kỷ nguyên Tây lịch.

Các vị vua Kushan là một nhánh liên minh Nguyệt Chi. Trước đó họ là một dân tộc du mục cư trú tại các thảo nguyên phía tây bắc của Trung Hoa, họ di chuyển về phía tây nam và định cư ở Bactria cổ đại. Họ cũng đã có quan hệ ngoại giao với Đế chế La Mã, nhà Sassanid của Ba Tư và nhà Hán ở Trung Hoa. Đế chế này suy yếu từ thế kỷ thứ 3 và sụp đổ bởi Đế chế Saaaanid và Đế quốc Gupta.

Mãi đến thế kỷ thứ 3-4 sau kỷ nguyên Tây lịch, thời kỳ xây dựng lần thứ hai của Tu viện Phật giáo Cổ đại Takht-I-Bahi mới bắt đầu; công trình này bao gồm ngôi Bảo tháp và Giảng đường. Một công trình thứ ba của Tu viện Phật giáo Cổ đại Takht-I-Bahi đã được thực hiện vào thế kỷ thứ 3-4 dưới triều đại Kushan và Kidara Kushan Rulers. Thế kỷ thứ 6-7 đã chứng kiến công trình cuối cùng của Tu viện Phật giáo Cổ đại Takht-I-Bahi dưới thời thống trị của người Huns khi họ xâm chiếm. Kiến trúc cuối cùng là khu phức hợp Đạo tràng Mật tông Kim Cương thừa.

Mặc dù có một số xâm lược tàn phá xung quanh của Tu viện Phật giáo Cổ đại Takht-I-Bahi, nhưng nó vẫn được bảo vệ khỏi sự hủy diệt vì vị trí trên đỉnh đồi.
Nơi lưu dấu Tam tạng Pháp sư Huyền Trang Tu viện Phật giáo cổ đại Takht I Bahi Pakistan 5
Vào thế kỷ thứ 7, đã chứng kiến sự suy giảm của Tu viện Phật giáo Cổ đại Takht-I-Bahi, bởi vì ảnh hưởng của Phật giáo và sự quyên góp của tu viện này đang bị giới hạn. Chư tôn đức Tăng già đành phải rời khỏi địa điểm này, nhưng sau đó đã được tái phát hiện vào nửa sau thế kỷ 19.
 
Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang (602-664), nhà chiêm bái và học giả đã từng đặt chân cất bước hành hương Ấn Độ và Pakistan để tìm kiếm các văn bản Phật giáo, khi ngài lần đầu tiên xác định Tu viện Phật giáo Cổ đại Takht-I-Bahi này. Tuy nhiên, vào năm 1836, người đầu tiên đề cập bất cứ điều gì về của Tu viện Phật giáo Cổ đại Takht-I-Bahi là viên chức sĩ quan người Pháp Maharaja Ranjit Singh. Vào năm 1864, Tu viện Phật giáo Cổ đại Takht-I-Bahi cũng đã được khám phá bởi ông Hanry Walter Bellew, viên sĩ quan người Anh gốc Ấn Độ.

Năm 1907, các cuộc khai quật Di tích lịch sử Phật giáo Takht-e-Bhai đã được thực hiện và tìm thấy hàng trăm tác phẩm điêu khắc các pho tượng còn nguyên vẹn.

Những hiện vật còn lại cho đến ngày nay của Di tích lịch sử Phật giáo Takht-e-Bhai:

- Một khu bảo tháp được tìm thấy ở sân trung tâm.
- Khu phức hợp Đạo tràng Mật tông Phật giáo Kim cương Thừa. Phần phức tạp này có thể đã được sử dụng cho một số hình thức thiền của Mật tông Kim cương thừa.
- Tăng đường, bao gồm một phòng ăn, phòng chuyên dụng và các phòng riêng lẻ xung quanh sân.
- Khu phức hợp rườm rà, được tạo thành từ các ngôi bảo tháp, tuy nhiên những công trình này được xây dựng sau này.

Các địa điểm bổ sung đã được thêm vào có thể cho mục đích phòng họp của quý tôn đức tăng già và cư sĩ Phật tử.

Tu viện Phật giáo Cổ đại Takht-I-Bahi được xây dựng bằng đá địa phương, vôi và bùn được sử dụng cho sự kết dính. Tu viện Phật giáo Cổ đại Takht-I-Bahi tọa lạc trên một ngọn đồi nhỏ 500 feet và 2 km về phía đông của chợ TakhtBhai, quận Mardan. Khu vực xung quanh tu viện này là xứ nông nghiệp trồng các loại hoa màu rau, ngô, lúa mì, mía và các loại cây ăn quả.

Tu viện Phật giáo Cổ đại Takht-I-Bahi là một địa điểm tuyệt vời cho du khách yêu thích lịch sử, thời cổ đại và khảo cổ học. Nếu các bạn quan tâm đến lịch sử Phật giáo, các bạn có thể tìm thấy nhiều điều hấp dẫn trong tu viện này.

Tu viện Phật giáo Cổ đại Takht-I-Bahi có tính phức tạp về biểu tượng kiến trúc và là một giới thiệu tuyệt vời kiến trúc Phật giáo Gandhara.

Vào thế kỷ thứ 9 trước kỷ nguyên Tây lịch, địa danh Ganghara đầu tiên đã được đề cập trong những văn bản cổ xưa nhất là Riveda. Ngày nay thuộc một phần Pakistan trải rộng đến thung lũng Kabui Afghanistan. Năm 522-486 trước kỷ nguyên Tây lịch trở thành một tỉnh thuộc đế quốc Ba Tư, vua Darius. Khoảng năm sau, Alexander Đại đế chinh phục Gandhara và cả vùng Tây bắc Ấn Độ.

Từ năm 305 trước kỷ nguyên Tây lịch nằm dưới sự thống trị của các triều đại Mauryan Ấn Độ. Nhưng 55 năm sau đó, nó lại thuộc các đoàn kỵ binhg của đế quốc Parthia (Iran ngày nay). Rồi lần lượt trải qua nhiều biến đổi thành sở thuộc của  các triều đại Bactra, Scythia . . . Đến thế kỷ thứ nhất sau kỷ nguyên Tây lịch dưới sự thống trị của Triều đại Kushan (Quý Sương), vua Kanishka, Gandhara thật sự tỏa sáng thành một nền nghệ thuật được trộn lẫn giữa sư tinh tế của phương Tây và sự hài hòa của phương Đông qua các kiệt tác văn hóa, nghệ thuật nói chung; đặc biệt là nghệ thuật Phật giáo, tôn giáo được nhà vua ủng hộ mạnh mẽ trước các tôn giáo khác cùng thời.

Sau khi khu vực này bị chinh phục bởi Đại đế Alexander, nền nghệ thuật Gandhara được biết đến như một sự giao thoa của hai nền nghệ thuật lớn là Hy Lạp và Ấn Độ và thực sử lan tỏa sáng chói trong nghệ thuật Phật giáo kể từ triều đại Mauryan Ấn Độ, Parthia, và Vương triều Kushan miền Trung Á. Với sự phức tạp về sự ảnh hưởng văn hóa của nó đã hình thành nền tảng phong phú lan tỏa qua Trung Á, các lưu vực Tarim, về sau nó gây nhiều ảnh hưởng về mặt ý tưởng, hình ảnh đến cả các quốc gia Trung Hoa, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Lịch sử phi thường này làm cho nghệ thuật Gandhara có tầm quan trọng lâu dài cho các học giả đông tây, trong khi đó Phật giáo và nghệ thuật Phật giáo đã tồn tại song hành.

Tuy vẫn còn không nhiều tranh cãi, nhưng điều mà ai cũng dễ dàng chấp nhận từ các vị trí khai quật được phát hiện và minh chứng cho sự tồn tại của nền nghệ thuật đặc sắc này đi liền với các địa danh của “Con đường Tơ lụa” cổ đại, nơi giao thoa của các nền văn hóa qua thương mại.

Gandhara là địa danh cổ đại của một vùng phía tây bắc Pakistan, là một nổi tiếng về văn hóa học thuật, văn hóa nghệ thuật kiến trúc Phật giáo đầu tiên khi ánh sáng từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do bình đẳng đạo Phật tỏa khắp đến Pakistan. Khu vực này vẫn là vùng đất của Ấn Độ giáo và Phật giáo cho đến thế kỷ thứ 10 say kỷ nguyên Tây lịch, khi Quốc vương Mahmud chinh phục khu vực và giới thiệu Hồi giáo cho người dân. Một khi các khu định cư của người Hồi giáo được hình thành, do thế lực của Hồi giáo cầm quyền, cơ sở tự viện Phật giáo đều bị phá hủy, Phật tử không có nơi phụng thờ, từ đó Phật giáo suy yếu dần cho đến ngày nay đất nước này với quốc hiệu Cộng hòa Hồi giáo Pakistan. Đây là lý do tại sao cuộc xâm lược Hun, Phật tử bắt đầu di cư đến vùng Viễn Đông châu Á.

Người ta tin rằng, Đức Phật thứ hai đươc sinh ra ở Swat, và tại sao khu vực này rất phong phú với các di tích Phật giáo. Sau khi du khách thập phương khám phá xong Tu viện Phật giáo Cổ đại Takht-I-Bahi, họ bắt đầu hành trình lịch sử đến Swat.

Tu viện Phật giáo Cổ đại Takht-I-Bahi chứa đầy di tích lịch sử Phật giáo phong phú, và không phải là nơi các bạn có thể bõ lỡ cơ hội khi đến Pakistan. Để có những địa điểm cổ đại như vậy vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay là một hiện tượng khá hy hữu.

clip:

Takht-i-Bahi Buddhist monastery in Mardan || Pakistan
Thích Vân Phong biên dịch
(Nguồn: Dawn News Pakistan)
facebook-1

***
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/11/2021(Xem: 3517)
Buổi sáng ngày 17 tháng 11 vừa qua, Đức Đạt Lai Lạt Ma là khách mời online của Cục Quản lý thảm họa quốc gia (NDMA) Ấn Độ, được chào đón bởi Giám đốc Điều hành Thiếu tướng Manoj Kumar Bindal. Ông đã cung thỉnh Ngài đăng lâm Bảo tọa chia sẻ pháp thoại với chủ đề "sự Thấu cảm và Tình thương giữa Bối cảnh Quản lý Thiên tai" (Love and Compassion in the Context of Disaster Management).
22/11/2021(Xem: 3023)
Theo thống kê của Bộ du lịch Vương quốc Phật giáo Campuchia, lượng du khách thập phương hành hương trên toàn quốc đã được ghi nhận trong ngày thứ 2 của Lễ hội Té nước. Cư sĩ Thong Khon, Bộ Trưởng Bộ Du lịch Vương quốc Phật giáo Campuchia cho biết, trong ngày thứ 2 của Lễ hội Té nước, tại các địa điểm du lịch khác nhau trong của nước đã thu hút 330.000 người. Ngoài khách du lịch trong nước, cũng có một số khách du lịch nước ngoài được ghi nhận.
21/11/2021(Xem: 3040)
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã chế tác một "bản sao siêu tuyệt" bức tranh trong hang động thế kỷ thứ 7 và hai bức tượng Phật Bamiyan bị Taliban phá hủy, sử dụng kết hợp các kỹ thuật truyền thống và kỹ thuật số mà họ hy vọng sẽ cứu vãn "linh hồn" của tác phẩm cho các thế hệ tương lai.
21/11/2021(Xem: 2239)
Gần đây, nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc đã hạ lệnh đóng cửa Trường Phật học Gedeng, thuộc Tu viện Ganden Rao Denglangjie (壽靈寺), huyện Luhuo, châu tự trị dân tộc Tạng Garzê, tỉnh Tứ Xuyên, với lý do vi phạm luật sử dụng đất và thiếu cơ sở pháp lý liên quan, đồng thời hạ lệnh phá dỡ trường Phật học. Các lớp học và ký túc xá của trường, cưỡng bức toàn bộ học sinh phải trở về tư gia của họ.
18/11/2021(Xem: 2144)
Theo truyền thông quốc gia Phật giáo này đưa tin, vào ngày 14 tháng 11 vừa qua, Lễ hội Kathina cấp Quốc gia Dưới sự Bảo hộ và chủ trì của Tổng thống nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka Cư sĩ Gotabaya Rajapaksa, sự kiện được tổ chức tại các cơ sở tự viện Phật giáo Miyugunarama, Raja Maha Viharaya, Colabagama, Kurunegala.
18/11/2021(Xem: 3910)
Dù nhìn dưới góc độ nào hay y cứ theo ý nghĩa của bất kỳ truyền thống nào thì Triết gia Karl Marx (1818-1883) không phải là một Phật tử. Từ những nguồn có thể xác định được, trong những chuyến vân du đó đây vòng quanh châu Âu, cá nhân Triết gia Karl Marx chưa bao giờ tiếp cận với bất kỳ hình thức Phật giáo "dân tộc" nào.
16/11/2021(Xem: 2743)
Viên Hoán Tiên (1887-1966), chính trị gia, nhà quân sự, vị Trưởng lão Cư sĩ Thiền Tông ngộ đạo nổi danh một thời ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Hoa, ông đã kiến lập "Tịnh xá Duy Ma" (维摩精舍) ở Thành Đô, nơi ông tụ chúng giảng dạy Phật học và dạy thực hành thiền định, hóa độ một phương, tứ chúng đều ngưỡng mộ. Ông là vị Trưởng lão Thiền sư Cư sĩ nổi tiếng được coi là một nhân tố chính trong công cuộc phục hưng Phật giáo Trung Hoa. Những tác phẩm của ông được biên soạn, hiệu đính bởi đồ đệ thượng thủ xuất sắc Nam Hoài Cẩn như tác phẩm "Duy Ma Tinh Xá Tùng Thư" (維摩精舍叢書), "Viên Hoán Tiên Trước Thuật Tập" (袁煥仙著述集), "Linh Nham Ngữ Tiết" (靈巖語屑).
14/11/2021(Xem: 3617)
Vào ngày 11 tháng 11 vừa qua, Cư sĩ Mã Anh Cửu, cựu Tổng thống Đài Loan và đoàn tùy tùng của ông đã thân lâm viếng thăm Phật đà Kỷ niệm quán (佛陀紀念館), và thưởng ngoạn "Triển lãm đặc biệt Con đường Hải tuyến Phật giáo & Nghệ thuật Truyền thông Mới" (佛教海線絲綢之路&新媒體藝術特展) và kịch trường tương tác 360 độ để có tự thân trải nghiệm. Sau chuyến thăm thực tế này, Cư sĩ Mã Anh Cửu nói rằng, trước đây ông đã nghe nói về cuộc triển lãm này, quả thật là "Thật tuyệt vời!"
14/11/2021(Xem: 3002)
Gần đây Bảo tàng Quốc gia Bangkok vừa được tân trang, mời tất cả công chúng tìm hiểu về quá khứ, cùng chia sẻ từ thời tiền sử đến thời Đế quốc Tam Phật Tề (Srivijaya).
14/11/2021(Xem: 4438)
gười sáng lập studio SJK Architects, một công ty kiến ​​trúc ở thành phố Mumbai, nữ Kiến trúc sư người Ấn Độ Shimul Javeri Kadri đã minh chứng cho triết lý trong thiết kế khách sạn Marasa Sarovar Premiere ở Bodh Gaya, Ấn Độ trở thành một trải nghiệm tuyệt vời theo nhiều cách khác nhau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567