Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Theo Phật giáo có 5 điều Giúp bạn Ứng phó với Sợ hãi bởi Đại dịch virus corona

09/08/202116:55(Xem: 2210)
Theo Phật giáo có 5 điều Giúp bạn Ứng phó với Sợ hãi bởi Đại dịch virus corona


Theo Phật giáo có 5 điều Giúp bạn Ứng phó với Sợ hãi bởi Đại dịch virus corona
(5 Buddhist teachings that can help you deal with coronavirus anxiety)

Theo Phật giáo có 5 điều Giúp bạn Ứng phó với Sợ hãi bởi Đại dịch virus corona

Các trung tâm thiền định và các cơ sở tự viện Phật giáo khắp các quốc gia trên thế giới, đều bị ảnh hưởng đại dịch Covid-19, và đóng cửa để thực thi giãn cách xã hội.

Nhưng các vị giảng sư Phật học, các vị Thiền sư đang đưa ra các giáo lý từ xa của họ, để nhắc nhở cộng đồng xã hội Phật giáo về các yếu tố chính của việc thực hành. 

Tại châu Á, chư tôn tịnh đức Tăng già và Phật tử đã tụng kinh, niệm Phật, trì chân ngôn mật chú, tham thiền nhập định để tỉnh an tinh thần. Ở Sri Lanka, việc tụng kinh, tu tập thiền định tại các cơ sở tự viện Phật giáo được phát trên các đài phát thanh truyền hình. Tại Ấn Độ, chư tôn tịnh đức Tăng già và Phật tử tụng kinh, niệm Phật, trì chân ngôn mật chú, tham thiền nhập định nơi Đức Phật Thành Đạo Bồ đề Đạo tràng, bang Bihar, miền Đông nước này.


Monks at Mahabodhi Temple pray for coronavirus patients

https://www.youtube.com/watch?v=qd-6da4d0Zk&t=15s

Các nhà lãnh đạo Phật giáo cho rằng, giáo lý từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng của đạo Phật, có thể giúp đương đầu với sự vô thường, sợ hãi và lo âu, đã kéo theo sự lây lan của đại dịch Covid-19.

Đây không phải là lần đầu tiên chư tôn tịnh đức tăng già Phật giáo đưa ra giáo lý này, để giúp hóa giải những nỗi khổ niềm đau trong cuộc sống, khắc phục hậu quả khủng hoảng y tế, kinh tế trong cơn đại dịch hiểm ác này. Là một học giả Phật giáo, tôi đã nghiên cứu những cách thức mà giáo lý đạo Phật giải thích được để giải quyết các vấn đề vấn nạn xã hội.

Phật giáo Dấn thân

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, người đưa ra khái niệm Phật giáo Dấn thân và hành đạo nổi tiếng khắp thế giới. Vậy Phật giáo Dấn thân là gì”? Trong cuộc phỏng vấn nhà báo John Malkin cách đây hơn nửa thế kỷ, Thiền sư Thích Nhất Hạnh khẳng định, Phật ở chính trong nghệ thuật sống chánh niệm từng phút giây của cuộc đời. 

Trong thời chiến tranh Việt Nam, sau khi đất nước chia đôi (từ sau 1954) đứng trước sự lựa chọn giữa việc biệt lập tu tập trong các tu viện, hay tham gia với những người dân Việt Nam đau khổ, Ngài quyết định làm cả hai.

Vào thập niêm 1960, trong tác phẩm “Hoa sen trong biển lửa” (Lotus in a Sea on Fire), Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đưa ra khái niệm “Đạo Phật Dấn thân”, tức là áp dụng những tuệ giác mình đạt được từ những lời dạy của Đức Phật và từ thiền quán để làm vơi bớt những nỗi khổ niềm đau trong xã hội, trong môi sinh và trong chiến trường.

Triết lý này được thể hiện sâu sắc qua cuộc đời của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã dành cả đời để cống hiến cho hòa bình bằng những pháp môn thực tiễn của Phật giáo.


Theo Phật giáo có 5 điều Giúp bạn Ứng phó với Sợ hãi bởi Đại dịch virus corona

Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Ảnh: Geoff Livingston/Flickr, CC BY-ND

Sau đó, Ngài đã truyền trao Giới Tiếp hiện cho các tăng thân và mọi người theo lý tưởng Bồ tát đạo, hiện thực hóa cứu khổ ban vui (từ bi tâm).

Trong những năm gần đây, nhiều Phật tử đã tích cực tham gia vào các vấn đề chính trị và xã hội trên khắp châu Á, cũng như các khu vực của thế giới phương Tây.

Năm điều hướng dẫn sau đây, có thể giúp ích cho mọi người trong thời điểm sợ hãi, lo lắng bởi giãn cách xã hội hiện nay.  

1. Thừa nhận nỗi sợ hãi

Giáo lý đạo Phật dạy rằng đau khổ, bệnh tật và cái chết luôn rình rập, hiểu và thừa nhận. Bản chất của thực tại được khẳng định trong một câu ca dao ngắn gọn: “Tôi chịu sự già đi. . . bệnh tật. . . chịu đựng cái chết.”

Bài hát này nhằm nhắc nhở mọi người rằng, đối với cuộc sống bình thường, nỗi sợ hãi và vô thường là lẽ tự nhiên. Một phần của việc làm cho hòa bình với thực tại của chúng ta, bất kể điều gì, là mong đợi sự vô thường, thiếu kiểm soát và không thể đoán trước. 

Theo quan điểm của Phật giáo, nghĩ rằng mọi thứ nên khác đi, làm tăng thêm những đau khổ không cần thiết. 

Thay vì phản ứng với sự lo âu sợ hãi, các vị giảng sư Phật học, thiền sư khuyên các bạn nên trực diện với nỗi sợ hãi. Như Thiền sư Ajahn Brahm giải thích, khi Chúng ta chiến đấu với thế giới, chúng ta có cái được gọi là đau khổ,nhưng “Chúng ta càng chấp nhận thế giới, chúng ta càng có thể thực sự tận hưởng thế giới”.

2. Thực hành Chánh niệm và Thiền định

Chánh niệm và Thiền định là những giáo lý chính yếu của Phật giáo. Thực hành Thiền Chánh niệm, nhằm khắc chế các hành vi bốc đồng bằng nhận thức về cơ thể. 

Ví dụ, hầu hết mọi người phản ứng bốc đồng khi gãy ngứa. Với việc thực hành Thiền Chánh niệm, các cá nhân có thể rèn luyện bằng tâm trí của họ, để theo dõi sự phát sinh và tiêu diệt cơn ngứa. mà không không cần bất kỳ sự can thiệp vật lý nào. 

Với việc thực hành Thiền Chánh niệm, người ta có thể trở nên ý thức hơn, và tránh chạm vào mặt và rửa tay.

So với Chánh niệm, Thiền Phật giáo là một thực hành sâu hơn, hướng nội hơn so với trong khoảnh khắc thực hành nhận thức Chánh niệm.

Đối với các Phật tử, thời gian ở một mình với tâm trí của một người thường, là một phần của một khóa tu tập thiền định. Sự cô lập và cách ly có thể phản ánh những điều kiện cần thiết cho một khóa tu tập thiền định Phật giáo. 

Tôn giả Yongye Mingyur, một vị tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng, khuyên các bạn đối với bản thân nên quán chiếu những cảm giác lo lắng, và xem chúng như những đám mây đến và đi. 

Thường xuyên tu tập thiền định Phật giáo, có thể cho giúp một người trực nhận nỗi sợ hãi, tức giận và vô thường. Sự trực nhận như vậy, có thể giúp các bạn dễ dàng nhận ra những cảm giác này, chỉ đơn giản là phản ứng với một tình huống vô thường. 

3. Nuôi dưỡng Từ bi tâm

Giáo lý đạo Phật nhấn mạnh đến "Tứ vô lượng Tâm": Từ, Bi, Hỷ và Xả. Các vị Giảng sư Phật học tin rằng, Tứ vô lượng Tâm này có thể thay thế trạng thái tâm lo lắng và nỗi sợ hãi. 

Khi cảm xúc xung quanh nỗi sợ hãi, hoặc lo lắng trở nên quá mạnh, các vị Giảng sư Phật học nói rằng, người ta nên nhớ lại những tấm gương về từ bi tâm, hảo tâm và sự đồng cảm. Những suy nghĩ sợ hãi và tuyệt vọng, có thể được hóa giải bằng cách đưa bản thân trở lại cảm giác vô ngã vị tha, thường quan tâm đến người khác. Lòng trắc ẩn rất quan trọng ngay cả khi chúng ta duy trì khoảng cách xã hội (social distancing). Sư huynh Pháp Linh, vị giáo thọ xuất gia nam của Làng Mai, khuyên rằng đây có thể là thời điểm để tất cả mọi người quan tâm đến các mối quan hệ của mình. 

Dealing with Isolation - Monk Style | Quarantine Day 2

https://www.youtube.com/watch?v=v4rUnZYkxhI

Điều này có thể được thự hiện, thông qua các cuộc trò chuyện với những người thân yêu của chúng ta, nhưng cũng có thể thông qua thực hành Thiền định Phật giáo. Khi các thiền giả hít vào, họ nên trực nhận sự đau khổ và lo lắng mà mọi người cảm thấy, và trong khi thở ra, chúc phúc cát tường đến với mọi người luôn hạnh phúc, an lạc thịnh đạt. 

4. Hiểu các Kết nối của chúng ta

Các giáo lý từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng đạo Phật trực nhận mối liên hệ giữa mọi thứ. Đại dịch hiểm ác là một thời điểm để thấy điều này rõ ràng hơn. Với mỗi hành động ai đó, thực hiện để chăm sóc bản thân, chẳng hạn như rửa tay, vệ sinh hô hấp, họ cũng đang giúp bảo vệ người khác. 

Tư duy nhị nguyên về sự tách biệt giữa bản thân và người khác, bản thân và xã hội, bị phá vỡ khi nhìn từ góc độ liên kết. 

Sự sống còn của chúng ta luôn tương tác, phụ thuộc lẫn nhau, và khi chúng ta cảm thấy có trách nhiệm với mọi người, chúng ta hiểu khái niệm về sự kết nối như một lẽ thật khôn ngoan. 

5. Sử dụng thời gian này để suy ngẫm

Các vị Giảng sư Phật học cho rằng, thời điểm vô thường có thể là cơ hội tốt, để áp dụng những giáo lý từ bi, trí tuệ đạo Phật vào thực tế trong cuộc sống thường nhật. 

Các cá nhân có thể biến sự thất vọng về khoảnh khắc hiện tại, thành động lực để thay đổi cuộc sống, và quan điểm của một người về thế giới. Nếu người ta loại bỏ những trở ngại như một phần của con đường tâm linh, người ta có thể sử dụng những thời điểm khó khăn để cam kết sống một đời sống tinh thần hơn. 

Cô lập tại tư gia là cơ hội để suy ngẫm, tận hưởng những điều nhỏ bé và bình dị. 

Thích Vân Phong biên dịch 

(Nguồn: The Conversation)

 
facebook-1

***
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/02/2022(Xem: 4558)
Vào lúc 8 giờ sáng ngày 15 tháng 2 năm 2022, Pháp sư Diệu Tạng Giám tự Phật Quang Sơn Tây Phương Tự cùng đoàn Phật tử đã tổ chức buổi lễ truyền Tam quy Tam bảo và Ngũ giới cho các quân nhân tại Căn cứ Huấn luyện Thủy quân Lục Chiến, San Diego, Hoa Kỳ. Trước khi cử hành nghi lễ, Pháp sư Diệu Tạng giảng ý nghĩa Tam quy, Ngũ giới, gia trì chúc phúc cát tường cho các quân nhân luôn an trú trong chánh niệm và trong quân lữ luôn hùng dũng trong sự nghiệp giữ vững an ninh quốc gia.
17/02/2022(Xem: 4527)
“Glocalization” là một thuật ngữ, một ngôn ngữ lai giữa toàn cầu hóa và bản địa hóa, sự xuất hiện đồng thời của cả khuynh hướng phổ cập hóa và cụ thể hóa trong các hệ thống xã hội, chính trị và kinh tế đương đại. (Joachim Blatter & Munro 2013) Toàn cầu hóa đã được sử dụng rộng rãi theo cách tiêu cực, để giải thích những hậu quả không mong muốn đương thời, do nỗ lực của các cơ sở kinh tế và chính trị xuyên quốc gia, từ các liên minh quân sự và kinh tế như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cho các tập đoàn đa quốc gia như Huawei, McDonald's, Nestle, Starbucks và Toyota. Mặt khác, bản địa hóa đã nhận được sự ưu ái của công chúng và truyền thông bởi nó được sự tôn trọng rõ ràng đối với sự đa dạng, bảo tồn di sản và truyền thống địa phương và 'đôi khi' quan tâm đến lợi ích của thiểu số.
13/02/2022(Xem: 2629)
Diễn đàn "Hài hòa đa nguyên Tôn giáo Thế giới của Liên Hợp Quốc 2022" đã diễn ra vào ngày 3 tháng 2 vừa qua, do Quốc tế Phật Quang Sơn, Liên Hợp Quốc, liên minh châu Phi và các tổ chức phi chính phủ cùng tham gia, đặc biệt mời các đối tác xã hội dân sự và các tổ chức tôn giáo, Pháp sư Tuệ Đông, trụ Trì Tây Lai Tự, Phó Tổng Thư ký Quốc tế Phật Quang Sơn đại biểu Phật giáo phát biểu: "Đến năm 2022 là trọng yếu, đánh dấu kỷ niệm chu niên lần thứ 10, tiêu chí Quốc tế Phật Quang Sơn hài hòa hội nhập hoạt động Liên tôn Quốc tế. Đại dịch Covid-19 hiểm ác đã đặc giả thiết không đúng đắn về tất cả sự sống trên Trái đất, gây ra những thách thức chưa từng có trên quy mô toàn cầu, chủ đề năm nay "Niềm tin và tinh thần lãnh đạo, phản kháng nạn kỳ thị và xung đột trong quá trình Phục hồi Đại dịch", kiến lập những nhịp cầu xuyên biên giới, bằng cách tập hợp các nhà lãnh đạo tôn giáo và tinh thần để truyền cảm hứng cho các dân tộc trên thế giới, kế tục trí lực để thúc đẩy sự nghiệp phát triển một
13/02/2022(Xem: 4513)
Ông Holland Kotter, đồng trưởng ban phê bình nghệ thuật trên tờ New York Times, đã đưa ra một đánh giá tuyệt vời về cuộc triển lãm. Trong đó, Holland Kotter kể lại chuyến đi đến Nhật Bản vào năm 1983, nơi lần đầu tiên ông trải nghiệm khi tương tác với các Phật tử đang làm việc được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Tokyo: "Khi tôi gặp một pho tượng Phật Đương lai Hạ sinh Di Lặc được tạc bằng gỗ tuyệt xảo từ thế kỷ thứ 9, một du khách đến thăm tôi đã nhanh chóng vỗ tay hai lần, một điều gì đó (tôi sẽ tìm hiểu) mà những du khách đến các ngôi tự viện Phật giáo để tôn vinh vị Phật hay vi Bồ tát nào đó". (New York Times)
10/02/2022(Xem: 7623)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh, bậc đạo sư kính yêu, vị cao tăng thạc đức Phật giáo Việt Nam với tầm nhìn xa trông rộng đã an nhiên viên tịch, trụ thế 97 xuân. Ngài đã và đang là một trong những bậc thầy vĩ đại nhất của thời đại chúng ta. Mặc dù phải nhẫn nhịn cả đau khổ và số phận lưu đày bao thập kỷ, Ngài vẫn liên tục tuôn trào suối nguồn từ bi tâm, luôn thắp sáng ánh dương quang trí tuệ cho thế giới nhân loại được tươi mát và ấm áp.
10/02/2022(Xem: 5304)
Tôi đào thoát khỏi Tây Tạng vào ngày 31 tháng 3 năm 1959. Kể từ đó tôi sống lưu vong ở Ấn Độ. Trong giai đoạn 1949-50, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã gửi một đội quân đến xâm lược đất nước của tôi. Trong gần một thập kỷ, tôi vẫn là nhà lãnh đạo chính trị cũng như tinh thần của người dân và cố gắng thiết lập lại mối quan hệ hòa bình giữa hai quốc gia của chúng tôi. Nhưng nhiệm vụ được chứng minh là bất khả thi. Tôi đã đi đến một kết luận không mấy vui vẻ rằng tôi có thể phục vụ người dân của mình tốt hơn từ bên ngoài.
10/02/2022(Xem: 7768)
Hiện nay phong trào tu thiền nở rộ nhất là Thiền Chánh Niệm, Thiền Vipassana khiến cho một số người coi thường pháp môn tu tập có tính truyền thống. Thậm chí một số cho rằng lối tu truyền thống bao gồm tụng kinh, niệm Phật trở nên lỗi thời, chỉ có tu theo Thiền Chánh Niệm mới giải thoát mà thôi. Quan niệm đó hoàn toàn sai, trái với lời Phật dạy. Trong Kinh Kim Cang Đức Phật dạy rằng, “Pháp của ta không có thấp có cao”. Trong Bát Nhã Tâm Kinh, Đức Phật lại dạy rằng “vạn pháp bất tịnh, bất cấu, bất tăng, bất giảm” và diễn rộng là là “bất thấp, bất cao, bất đúng, bất sai”. Tất cả tùy căn cơ của mỗi chúng sinh mà thôi.
09/02/2022(Xem: 18585)
Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam Sử Lược (trọn bộ hai tập, do Hòa Thượng Giới Đức biên soạn)
08/02/2022(Xem: 4370)
Tại làng baho swabi, quận Swabi, nay là Khyber Pakhtunkhwa, các nhà khảo cổ và Bảo tàng KP đã phát hiện một Bảo tháp Phật giáo 1800 tuổi, các di vật và đồ tạo tác. Theo Daily Pakistan, đã được phát hiện hơn 400 cổ vật và Bảo tháp Phật giáo có niên đại 1800 năm.
05/02/2022(Xem: 3177)
Vào ngày 19 tháng 1 vừa qua, Cư sĩ Gotabaya Rajapaksa, Tổng thống nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka đã trao giấy Quyết định bổ nhiệm Thượng tọa Dhammakitti, vị tăng sĩ Phật giáo sinh ra tại Sri Lanka, có quốc tịch Hàn Quốc làm Tổng quan Phật giáo Hàn Quốc-Sri Lanka. Đây là lần đầu tiên Chính phủ Sri Lanka bổ nhiệm một vị tăng sĩ Phật giáo làm kênh giao lưu với Đại Hàn Dân Quốc ở cấp quốc gia và trao quyền Tổng quan Phật giáo Hàn Quốc-Sri Lanka. Việc bổ nhiệm Thượng tọa Dhammakitti với trách nhiệm nêu trên có ý nghĩa quan trọng bởi Chính phủ Sri Lanka đã chứng nhận vị tăng sĩ này đã đóng góp vào việc giao lưu quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia Phật giáo Hàn Quốc-Sri Lanka như một kênh liên lạc chính thức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567