Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14 vị Đại Trưởng Lão Tam Tạng của Đất Nước Miến Điện

13/01/202010:29(Xem: 6879)
14 vị Đại Trưởng Lão Tam Tạng của Đất Nước Miến Điện

14 VỊ ĐẠI TRƯỞNG LÃO TAM TẠNG CỦA ĐẤT NƯỚC PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY MYANMAR.

Danh hiệu "TAM TẠNG" là một danh vị vô cùng cao quí được trao tặng cho các vị tỳ khưu chuyên sâu về Pháp Học được tuyển chọn từ 500.000 chư đại đức tăng thành viên của giáo hội Tăng già trên khắp nước Miến.
Kỳ thi tuyển chọn các vị Tam Tạng có thể được coi là kỳ thi dài và khó nhất thế giới nhờ thể hiện khả năng ghi nhớ siêu việt và thông suốt toàn bộ 8026 trang kinh điển Tipitaka ghi lại những lời giáo huấn của Đức Phật (tương đương 2,4 triệu từ thuộc hệ ngôn ngữ Miến – Pali, khoảng 16.000 trang của các ngôn ngữ thuộc hệ Latin) & xuất sắc vượt qua phần thi viết của hơn 200 cuốn Kinh Pali, Athakatha, Tika (Tipitaka Canons) {*các bộ chú giải & phụ giải tương ứng}

"️Trên thế giới, chỉ có 2 quốc gia được coi là thành trì vững chắc của Phật giáo Nguyên thuỷ là Sri Lanka và Myanmar vẫn còn duy trì truyền thống tổ chức những kỳ thi quốc gia để vinh danh những bộ nhớ siêu việt về pháp học, trong đó Myanmar được đánh giá là nổi trội hơn cả. "
"Từ năm 1949, chính quyền của Thủ tướng U Nu đã khởi động một chương trình nhằm tuyển chọn và tôn vinh những cá nhân kiệt xuất có thể thuộc lòng, thông suốt và tụng lại được toàn bộ nội dung của bộ Tipitaka kinh điển. Trải qua 68 kỳ thi Tam Tạng (1949 - 2017), cho đến nay, mới chỉ có vỏn vẹn 14 vị Tam Tạng chính thức được công nhận và trở thành "QUỐC BẢO" của đất nước Myanmar, được chính phủ cấp xe, cấp đất xây chùa, hưởng mọi đãi ngộ xứng đáng và được chu cấp suốt đời"。


14 Vị Chư Đại Trưởng Lão Thấu Suốt Tam Tạng.


blank

1. Ngài Đại Trưởng Lão Đệ nhất Tam tạng Bhaddanta Vicittasārābhivaṃsa Visiṭṭhapiṭakadhara đậu kỳ thi thứ 6, Phật lịch 2.497 (DL.1953) lúc Ngài 42 tuổi. Người dân thường gọi Ngài Sayadaw Mingun. (Ngài Tam Tạng Thứ 1) {Danh Hiệu 134}
blank
Sayadaw Mingun. (Ngài Tam Tạng Thứ 1)
2. Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Neminda Visiṭṭhapiṭakadhara đậu kỳ thi thứ 12, Phật lịch 2.503 (DL.1959) lúc Ngài 32 tuổi. (Ngài Tam tạng Thứ 2) (Danh Hiệu 124)


blank
Ngài Tam tạng Thứ 2

3. Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Kosalla Tipiṭakadhara đậu kỳ thi thứ 16, Phật lịch 2.507 (DL.1963) lúc Ngài 36 tuổi. (Ngài Tam tạng Thứ 3) (Danh Hiệu 124)

4. Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Sumaṅgālaṅkāra Tipiṭakadhara đậu kỳ thi thứ 26, (DL.1973) lúc Ngài 27 tuổi. (Ngài Tam tạng Thứ 4)
5. Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Sirindābhivaṃsa Tipiṭakadhara đậu kỳ thi thứ 37, (DL.1984) lúc Ngài 37 tuổi. (Ngài Tam tạng Thứ 5)



blank
Ngài Tam tạng Thứ 5

6. Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Vāyāmindābhivaṃsa Tipiṭakadhara đậu kỳ thi thứ 48, (DL.1995) lúc Ngài 39 tuổi. (Ngài Tam tạng Thứ 6)



blank
Ngài TAM TẠNG VI - SAYADAW BHADDHANTA
Ngài Đại Trưởng Tam Tạng VI Sayadaw Bhaddanta Vāyāmindhābhivaṁsa thông thuộc thấu suốt tất cả Tam tạng Kinh điển lúc Ngài 35 tuổi. Ngài học Tam tạng Kinh điển trong suốt 22 năm thì thông thuộc tất cả. Ngài là một người luôn nỗ lực phấn đấu không ngừng trong việc học tập, cố gắng tích lũy kiến thức và làm nhiều công việc đem lại lợi ích cho giáo Pháp và đại chúng. Ngài Tam Tạng Vāyāmindhābhivaṁsa là vị Tam Tạng thứ 6 trong 14 vị Tam Ttạng từ trước đến nay tại Myanmar (Miến Điện). Ngài là vị Tam tạng thứ 2 trong 10 vị Tam tạng hiện đang còn sống, 4 vị Tam tạng đầu tiên đã viên tịch.
TIỂU SỬ CỦA NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO TAM TẠNG VI
Ngài thường được biết đến với pháp danh là Ngài Tam Tạng Ye-sa-gyo Sayadaw Bhaddanta Vāyāmindhābhivaṁsa. Thế danh của Ngài là Maung Hla Thun, Ngài sinh vào thứ tư, ngày 23 tháng 02 năm 1955 (PL 2499), tại làng Shwe-kyaung , Thị xã Ye-sa-gyo, xứ Pa-kok-ku, thuộc tỉnh Ma-gway, Myanmar. Song thân của Ngài là cụ ông U Bha Yi và cụ bà Daw Uon.
THỜI THƠ ẤU & XUẤT GIA LÀM SA-DI
- Khi Ngài sinh ra được 3 ngày thì cha Ngài qua đời. Ngài được sống trong tình yêu thương của mẹ đến năm 6 tuổi thì mẹ Ngài cũng từ giã cõi đời. Sau đó 1 năm Ngài được gửi vào chùa để sống và học hành.
THỌ GIỚI SA DI
- Năm 13 tuổi, vào thứ năm, ngày 14 tháng 6 năm 1968 (PL 2511), Ngài xuất gia Sa di với pháp danh là Vāyāminda tại ngôi chùa Myauk-kyaung, thị xã Ye-sa-gyo, với Thầy tế độ là Ngài Đại Trưởng lão Sayadaw Bhaddanta Nanda. Thí chủ làm lễ xuất gia là thân bằng quyến thuộc của Ngài.
THỌ GIỚI TỲ-KHƯU
- Năm 20 tuổi (1974), vào Chủ nhật, ngày 25 tháng 10 năm 1974 (PL 2518). Ngài thọ giới đại giới Tỳ-khưu tại chùa Ywa Lay, thị xã Nyaung Don với với vị Thầy Tế độ là Ngài Đại Trưởng lão Nandavaṁsa, thí chủ hộ pháp là gia đình ông bà ông U Bo Wa, bà Dwa Sien Tin, thương gia ở thị xã Nyaung Don.
Ngài là một vị Tỳ khưu có đủ giới đức, định đức, tuệ đức được phần đông chư Tỳ khưu, Sa di và những cận sự nam, cân sự nữ có đức tin trong sạch kính trọng. Để tỏ lòng tôn kính Ngài, các thí chủ thường kính xin tổ chức nhiều lần lễ Dalhīkamma, cung thỉnh chư Đại đức Tăng tụng Natti – Catutthakammavācā để cúng dường Ngài.
HÀNH TRÌNH HỌC VÀ THI TAM TẠNG
Trong quá trình tu tập, Ngài đã theo học với các bậc Đại trưởng lão danh sư Phật giáo uyên thâm như :
- Với Ngài Đại trưởng lão Sayadaw Bhaddanta Neminda, Sayadaw Bhaddanta Nadna tại chùa Myauk-kyaung, thị xã Ye-sa-gyo ;
- Với Ngài Đại trưởng lão Sayadaw Bhaddanta Vimala, tại chùa Wun Min, Học viện Hta The, thị xã Ye-sa-gyo ;
- Với Ngài Đại trưởng lão Sayadaw Bhaddanta Dhammapālā, tại chùa Dhammamancū, Học viện Hta The, thị xã Ye-sa-gyo ;
- Với đồng Tăng trưởng phái Shwe Chin tại Đại tự viện Shwe Hin Hta To Ya, thị xã Nyaung Don gồm:
- Ngài Đại trưởng lão Sayadaw Bhaddanta Vimala (Abhidhajamahāratthaguru),
- Ngài Sayadaw Bhaddanta Nānavamsa
- Ngài Sayadaw Bhaddanta Indāvamsabhivaṁsa
- Ngài Sayadaw Bhaddanta Indāvudhannanābhivaṁsa
- Ngài Sayadaw Bhaddanta Kusalābhivaṁsa
- với Ngài Đại trưởng lão Sayadaw Bhaddanta Obhāsā, tại Đại tự viện Mahāvihāra To Ya, thị xã Da Nu Phyu
- Với Ngài Đại trưởng lão Sayadaw Bhaddanta Kumārābhivaṁsa (Aggamahāpaṇḍita), tại chùa Ban Mo, Đại tự viện Mahāvisuddhāyuṁ, thành phố Mandalay
- Đặc biệt hơn cả là Ngài đã được thọ giáo với Ngài Đại trưởng lão Đệ nhất Tam Tạng Mingun Sayadaw Bhaddanta Vicittasārābhivaṁsa, Tipiṭakadhara Dhammabhaṇḍāgārika (Abhidhajamahāratthaguru, Abhidhajamahāsadhammajotika) tại Đại tự viện Tipitakannikāya, Mo Meik Kun Myay, tỉnh Sa Gaing, cũng như rất nhiều chư bậc Đại trưởng lão uyên thâm khác.
TÁN DƯƠNG CÔNG ĐỨC CỦA NGÀI TAM TẠNG VI:
Ngài Đại Trưởng Lão Tam Tạng VI Sayadaw Bhaddanta Vāyāmindhābhivaṁsa là một bậc có trí nhớ thuộc lòng chính xác, có trí tuệ tuyệt vời, cho nên Ngài đã vượt qua rất nhiều các kỳ thi do chính phủ và Bộ Tôn giáo Myanmar tổ chức.
Có thể kể ra một số danh hiệu cao quý mà chính phủ và Bộ Tôn giáo Myanmar đã kính dâng lên Ngài như sau:
1. Năm 18 tuổi (1973). Ngài đậu thủ khoa trong kỳ thi Dhammācariya. Do vậy, chính phủ và Bộ Tôn giáo Myanmar kính dâng Ngài danh hiệu Aggamahā - Kyo. Đây là danh hiệu đặc biệt trong kỳ thi Dhammācariya toàn quốc năm đó vì Ngài đậu thủ khoa khi vẫn còn là Sadi 18 tuổi (Trong lịch sử mới chỉ có vài vị Sadi đậu thủ khoa khóa Dhammācariya mà thôi).
2. Cùng năm đó, Ngài được hội Shwe Chin Nikāyasāsanāpāla, Nyaung Don kính dâng danh hiệu Sāsanāpāladhammācariya Abhivaṁsa
3. Năm 19 tuổi (1974) Ngài được chính phủ và Bộ Tôn giáo Myanmar kính dâng danh hiệu Sāsanadhaja Sīrīpavara Dhammācariya khi vẫn còn là sadi.
4. Năm 23 tuổi (1978) Ngài được chính phủ và Bộ Tôn giáo Myanmar kính dâng danh hiệu Vinayadhara.
5. Năm 23 tuổi (1978) Ngài được Hiệp hội Phật giáo tại thủ đô Yangon kính dâng danh hiệu Nikāyujjotakavinayadhara.
6. Năm 25 tuổi (1980) Ngài được chính phủ và Bộ Tôn giáo Myanmar kính dâng danh hiệu Vinayapāḷipāragū và danh hiệu Vinayakovida.
7. Năm 25 tuổi (1980). Ngài được Hiệp hội Mangalāvati Visuddhi tại Yangoon kính dâng danh hiệu Gambhīranānikavinayadhara.
8. Năm 23 tuổi (1978) Ngài được Hiệp hội Phật giáo tại thủ đô Yangon kính dâng danh hiệu Nikāyujjotakavinaya Dhammācariya.
9. Năm 26 tuổi (1981), Ngài được chính phủ và Bộ Tôn giáo Myanmar kính dâng danh hiệu Dīghabhānaka.
10. Năm 28 tuổi (1983), Ngài được chính phủ và Bộ Tôn giáo Myanmar kính dâng danh hiệu Dīghanikāyakovida.
11. Năm 28 tuổi (1983) Ngài được Hiệp hội Phật giáo tại thủ đô Yangon kính dâng danh hiệu Nikāyujjotakadīghanikāya Dhammācariya.
Năm 30 tuổi (1985), Ngài được chính phủ và Bộ Tôn giáo Myanmar kính dâng danh hiệu Abhidhammapāḷipāragū.
13. Năm 32 tuổi (1987) Ngài được Hiệp hội Phật giáo tại thủ đô Yangon kính dâng danh hiệu Nikāyujjotaka Atthavisārada Mūla Ābhidhammika.
14. Năm 35 tuổi (1991) Ngài được Ngài Đại Trưởng lão Pye Tipiṭakadhara Sayadaw, tại Thủ đô Yangon kính dâng danh hiệu Nikāyujjotaka Atthavisārada Majjhima Ābhidhammika.
15. Năm 36 tuổi (1992), Ngài được chính phủ và Bộ Tôn giáo Myanmar kính dâng danh hiệu Ābhidhammika.
16. Năm 36 tuổi (1992), Ngài được Ngài Đại Trưởng lão Kyauk Thap Kyi Sayadaw, tại Yangon dâng danh hiệu đặc biệt xuất sắc Nikāyujjotaka Atthavisārada Upari Ābhidhammika.
17. Năm 36 tuổi (1992). Ngài được Hiệp hội Phật giáo tại thủ đô Yangon kính dâng danh hiệu Nikāyujjotaka Aatthavisārada Ābhidhammika.
18. Năm 37 tuổi (1993), Ngài được chính phủ và Bộ Tôn giáo Myanmar kính dâng danh hiệu Tipiṭakadhara.
19. Năm 39 tuổi (1995), Ngài được chính phủ và Bộ Tôn giáo Myanmar kính dâng danh hiệu Abhidhammakovida.
20. Năm 39 tuổi (1995) Ngài được chính phủ và Bộ Tôn giáo Myanmar kính dâng danh hiệu Tipiṭakakovida.
. Năm 44 tuổi (1999) Ngài được chính phủ và Bộ Tôn giáo Myanmar kính dâng danh hiệu Aggamahāpaṇḍita.
22. Năm 46 tuổi (2001) Ngài được chính phủ và Bộ Tôn giáo Myanmar kính dâng danh hiệu Tipiṭakadhara Dhammabhaṇḍāgārika và còn rất nhiều danh hiệu cao quý khác.
Như vậy, năm 1993, trong kỳ thi Tam tạng lần thứ 45, Ngài Trưởng lão Tam Tạng Sayadaw Bhaddanta Vāyāmindābhivaṁsa đã thi đậu phần tụng đọc thuộc lòng, thông thuộc Tam tạng lúc Ngài 37 tuổi. Do đó, Chính phủ Myanmar kính dâng lên Ngài danh hiệu Tipiṭakadhara (Bậc Cao thượng thông thuộc Tam tạng)
Sau đó 2 năm (1995), trong kỳ thi Tam tạng lần thứ 47, lúc 39 tuổi, Ngài đã thi đậu phần thi viết, Ngài đã thông thuộc và thấu suốt toàn bộ Tam tạng, Chú giải và Phụ chú giải. Do vậy, Chính phủ Myanmar kính dâng lên Ngài danh hiệu cao thượng bậc nhất là Tipiṭakadhara, Tipiṭakakovida - Bậc Cao thượng thông thuộc và thấu suốt Tam tạng.
Năm 1995 (PL2539) chính phủ Myanmar kính dâng đến Quý Ngài danh bằng, cờ hiệu và một khuôn dấu tròn : bên trong có biểu tượng 3 lọng trắng cán vàng (vị nào chỉ đậu Tipiṭakadhara : Bậc thuộc lòng Tam tạng, thì được dâng danh bằng, cờ hiệu và khuôn dấu biểu tượng 3 lọng trắng cán đỏ), một bên hình con dấu Chính phủ Myanmar và một bên hình tròn ngôi sao 5 cánh, đường viền tròn bên ngoài có ghi dòng chữ danh hiệu của Ngài là : Tipiṭakadhara, Tipiṭakakovida Bhaddanta Vāyāmindhābhivaṁsa
Ngoài ra, Chính phủ Myanmar còn hộ độ cúng dường Ngài và 2 vị đệ tử theo Ngài những chỗ ngồi thượng hạng trên mọi phương tiện đi lại như : máy bay, xe lửa, … mỗi khi Ngài quang lâm đến nơi nào xa gần trong nước. Bên cạnh đó, chính phủ Myanmar cũng hộ độ cúng dường các thứ vật dụng đến Ngài cùng chư Tỳ khưu, Sa di theo học Tam tạng nơi ngôi chùa nào mà Ngài thường trú.
ĐỀN ƠN QUÊ HƯƠNG, THẦY TỔ:
Ngài Trưởng lão Tam tạng Sayadaw Bhaddanta Vāyāmindhābhivaṁsa có đức tin cao quý tri ân và báo ân chư bậc Thầy Tổ, nhất là Ngài Đại trưởng lão Đệ nhất Tam Tạng Sayadaw Bhaddanta Vicittasārābhivaṁsa. Ngài Tam Tạng thứ VI là vị Tam Tạng đầu tiên xuất thân từ Đại tự viện Tipiṭakanikāya mà Ngài Đại Trưởng lão Tam Tạng Sayadaw Mingun đã thành lập, đào tạo Tăng tài theo học Tam Tạng để duy trì pháp học Phật giáo được tồn tại lâu dài trên thế gian.
Sau khi, Ngài Đại trưởng lão Đệ nhất Tam Tạng Sayadaw Mingun viên tịch (DL.1992), Ngài Trưởng lão Tam Tạng Sayadaw Bhaddanta Vāyāmindhābhivaṁsa kế thừa, đứng ra đảm nhiệm trọng trách dạy dỗ chư Tỳ khưu, Sa di để đào tạo chư Tỳ khưu, Sa di trở thành những vị Tam Tạng mai sau, theo ý nguyện của Ngài cố Đại trưởng lão Đệ nhất Tam tạng Sayadaw Mingun (tại Đại tự viện này, ngoài Ngài ra, sau này còn có 6 vị đã thi đậu Tam Tạng).
Để hoằng dương Phật Pháp, Ngài Đại trưởng lão Tam Tạng Sayadaw Bhaddanta Vāyāmindhābhivaṁsa thành lập một Đại học viện là Tipiṭakamahāgantha - vamsanikāya tại thủ đô Yangon, giúp cho phần đông cận sự nam nữ có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo có cơ hội tốt làm phước thiện, cúng dường tứ vật dụng cần thiết đến chư Tỳ khưu ngày đêm cố gắng theo học Tam Tạng, để tạo duyên lành sâu sắc trong Phật giáo. Bên cạnh đó, Ngài còn bảo trợ cho các học viện Phật giáo danh tiếng tại Myanmar như học viện Chatthatipitaka Shwe-ukkampariyatti tại Yangon, học viện Tipiṭakasantāvāsapariyatti tại Mandalay...
Ngoài việc dạy học, đào tạo tăng tài, viết sách và thuyết giảng Phật pháp, Ngài Tam Tạng còn là người lãnh đạo trong ban trị sự trung tâm đào tạo Tam tạng Mingun Tipiṭaka Nikāya, làm cố vấn cho nhiều tổ chức và chi hội Phật học khắp cả nước, xây dựng các trường học, bệnh viện, viện dưỡng lão… để giúp đỡ dân chúng.
GHI NHẬN CÔNG HẠNH CỦA NGÀI
Năm 1999 (PL2543), mặc dù Quý Ngài chỉ mới 44 tuổi và mới có 24 tuổi hạ nhưng vì Ngài là Bậc Hiền Trí có đầy đủ giới đức, định đức, tuệ đức, vì tất cả những công hạnh xiển dương Phật Pháp vĩ đại của Quý Ngài nên Chính phủ Myanmar đã kính dâng Ngài danh hiệu cao quý là Aggamahāpaṇḍita (Bậc Đại Thiện trí cao thượng).
Năm 2001 (PL2545), để tôn vinh sự cao quý của Ngài Tam Tạng VI, Chính phủ và Bộ Tôn giáo Myanmar đã thành kính dâng cúng dường lên Ngài danh hiệu cao quý nhất của Phật Giáo là “Tipiṭakadhara Tipiṭakakovida Dhammabhaṇḍāgārika” (Bậc Thông Thuộc Thấu Suốt Tam Tạng, Bậc Giữ Gìn Kho Tàng Pháp Bảo).
Thật ra, những điều mà chúng ta biết về Ngài Đại Trưởng lão Tam tạng Bhaddanta Vāyāmindhābhivaṁsa thì rất ít so với những điều mà chúng ta chưa được biết về Ngài. Tóm lược tiểu sử Ngài Đại Trưởng lão Tam tạng Bhaddanta Vāyāmindhābhivaṁsa chỉ là một phần rất nhỏ trong muôn ngàn sự nghiệp lớn lao của Ngài mà thôi. Dù chỉ một phần nhỏ như vậy cũng làm cho chúng ta vô cùng kính phục, vô cùng tôn kính cuộc đời và sự nghiệp của Ngài đã đóng góp vào sự bảo tồn, duy trì giáo pháp của Đức Phật Gotama.


7. Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Sīlakkhandhābhivaṃsa Tipiṭakadhara đậu kỳ thi thứ 52, (DL.1999) lúc Ngài 34 tuổi. (Ngài Tam tạng Thứ 7)

blank
Ngài Tam tạng Thứ 7
Ngài Ngài Đại Trưởng lão Tam Tạng Bhaddanta Sīlakkhandhābhivaṁsa thông thuộc và thấu suốt toàn bộ Tam tạng Kinh điển lúc Ngài 36 tuổi. Ngài học Tam tạng Kinh điển trong suốt 15 năm thì thông thuộc tất cả. Ngài là một người luôn nỗ lực phấn đấu không ngừng trong việc học tập, cố gắng tích lũy kiến thức càng nhiều càng tốt, và làm nhiều công việc đem lại lợi ích cho mọi người, cho quê hương, đất nước.
Ngài Ngài Đại Trưởng lão Tam Tạng Bhaddanta Sīlakkhandhābhivaṁsa là vị Tam tạng thứ bảy trong số 14 vị Tam Tạng từ trước đến nay tại Myanmar. Ngài là vị Tam Tạng thứ 3 trong 10 vị Tam Tạng hiện đang còn sống, 4 vị Tam Tạng đầu tiên đã viên tịch.
THỜI THƠ ẤU & XUẤT GIA LÀM SA-DI
Ngài Đại Trưởng lão Tam Tạng Bhaddanta Sīlakkhandhābhivaṁsa có thế danh là Maung Thein Htun, Ngài sinh vào ngày thứ Sáu, 10-01-1964, tại thôn Pan Taw Su, huyện Maw Kyun (Mawlamyine Kyun), thuộc tỉnh Irrawaddy. Song thân là cụ ông U Htun Tin và cụ bà Daw Than Ri.Ngài là anh cả trong gia đình có bảy anh em.
Năm 10 tuổi (1974), Ngài được gởi đến ngài Indaka ở chùa Mahā Aung Mye Bon Tha thuộc thôn MaYan, huyện Maw Kyun, để nương tựa và học chương trình Phật Pháp vỡ lòng, bao gồm: Ân đức Tam bảo, 11 bàikinh Paritta, phận sự của Sa-di và văn hóa ứng xử Phật giáo đối với mọi người trong gia đình và ngoài xã hội.Trong vòng 5 tháng, Ngài đã học xong chương trình Phật pháp này.
Năm 11 tuổi (1975), Ngài được chọn để tham gia kỳ thi Vinayapāla (Hộ trì giới luật) và được thọ giới Sa-di, do ngài Indaka làm thầy tế độ và ông bà, cha mẹ làm thí chủ cúng dường lễ xuất gia, với pháp danh là Sīlakkhandha. Sau khi thọ Sa- di được 6 ngày, Ngài đã học thuộc lòng và thi đỗ xuất sắc lớp cao học của kỳ thi Vinayapāla, gồm 4 quyển luật: Luật Tỳ-khưu (Bhikkhupātimokkha), Luật Tỳ-khưu-ni(Bhikkhinīpātimokkha), Học pháp tóm lược (Khuddasikkhā) và Học pháp căn bản (Mūlasikkhā).
Năm 12 tuổi (1976), Ngài học thuộc lòng bộ luật Pārājikapāḷi – bộ đầu tiên của tạng luật – và thi đỗ lớp thủ khoa của chương trình Vinayapāla.
Năm 13 tuổi (1977), Ngài được thầy tế độ là ngài Indaka gửi đến Phật học viện In-sein Ywa-ma, thuộc thành phố Yangon và được các giảng sư uyên bác tại Phật học viện này là các ngài Nandavaṁsa, ngài Tilokābhivaṁsa… chuyên tâm giảng dạy những kiến thức căn bản của Tam tạng Kinh điển.
Năm 14 tuổi (1978), Ngài thi đỗ lớp Sơ cấp Phật học (Pathamange), năm 15 tuổi (1979) thi đỗ lớpTrung cấp Phật học (Pathamalat), và năm 17 tuổi (1981) thi đỗ lớp Cao cấp Phật học (Pathamagyi), các kỳ thi này do chính phủ tổ chức. Đặc biệt trong cả 3 chương trình thi, Ngài đều trả lời bằng ngôn ngữ Pāḷi, và ở kỳ thi lớp cao cấp, Ngài đã đứng thứ ba toàn quốc. Sau khi thi đỗ lớp Cao cấp Phật học, Ngài được Trưởng lão Tilokābhivaṁsa gởi đến Phật học viện Mahāvisuddhārāma, thuộc thị trấn Pakhukkū để học chương trìnhDhammācariya (Giảng sư Pháp học) và phương pháp giảng giải nổi tiếng ở đây trong suốt 2 năm.
THỌ GIỚI TỲ-KHƯU
Năm 20 tuổi (1984), Ngài thọ giới Tỳ-khưu tại Đại giới đường của Phật học viện Ko Hsaung thuộc thị trấn Myin-gyan với thầy tế độ là ngài Đại Trưởng lão Nandavaṁsa, ở Phật học viện In-sein Ywa-ma, thí chủ hộ pháp là gia đình ông bà U Shein và Daw Pale ở thị trấn Myin-gyan. Đặc biệt trong lễ thọ giới Tỳ-khưu này, Giáo thọ sư và Đệ nhất Tuyên luật sư của Ngài là ngài Đại Trưởng lão Đệ nhất Tam Tạng Mingun Sayadaw. Cũng trong năm này(1984), Ngài đến Phật học viện Mahāthūpārāma để học những phương pháp học hiểu liên quan đến giáo trình Dhammācariya, dưới sự hướng dẫn của ngài Đại Trưởng lão Dhammasāmi trong khoảng 6 tháng, và Ngài đã thi đỗ1 trong 3 bộ môn đại cương Pháp học Phật giáo của chương trình Dhammācariya (Giảng sư Pháp học), đó là: Đại cương bộ Luật, quyển Pārājika. Năm sau (1985) Ngài thi đỗ tiếp Đại cương bộ Kinh, quyển Sīlakkhandha.
HÀNH TRÌNH HỌC VÀ THI TAM TẠNG
Sau khi thi đỗ 2 trong 3 giáo trình của chuyên ngành Dhammācariya (Giảng sư Pháp học), Ngài bắt đầu tham gia học thi Tam Tạng.
Năm 22 tuổi (1986), Ngài thi đỗ phần học thuộc lòng 2 bộ đầu của tạng Luật – Pārājika và Pācittiya (Ubhatovibhaṅgadhara), và cũng trong năm này Ngài thi đỗ giáo trình Abhivaṁsa (Giảng sư Pháphọc uyên bác) của hội Phật học Nyaung Don Sudhammapariyatti. Kể từ đây, Pháp danh của Ngài được gọi một cách kính trọng và đầy đủ là Sīlakkhandhābhivaṁsa.
Năm 23 tuổi (1987), Ngài đến trung tâm học Tam Tạng của ngài Đại Trưởng lão Đệ nhất Tam Tạng Mingun Sayadaw (Bhaddanta Vicittasārābhivaṁsa) ở tỉnh Sagaing, thuộc miền trung Myanmar để xin nương nhờ và mưu cầu Pháp học. Cũng trong năm này, Ngài đã thi đỗ phần học thuộc lòng 3 bộ sau của tạng Luật – Mahāvagga, Cūlavagga và Parivāra – trở thành bậc Vinayadhara (Bậc thông thuộc Luật tạng), đồng thời cũng thi đỗ phần còn lại của giáo trình Dhammācariya (đại cương bộ Vi Diệu Pháp quyển Dhammasaṅganī), hoàn thành xong chương trình Đại cương Pháp học Phật giáo với danh hiệu Sāsanādhaja Dhammācariya.
CÁC TÁC PHẨM DO NGÀI BIÊN SOẠN
Trong quá trình dạy chương trình Pāḷipāragū tại Học viện Nikāya, tác phẩm “Phương pháp học Pāḷipāragū”và “Vinaya-pāḷipāragū” (uyên thâm về Pāḷi của tạng Luật ) được biên soạn và xuất bản, giúp các học tăng gỡ rối những thuật ngữ và văn phạm Pāḷi.
Sau đây là những tác phẩm đã được biên soạn và xuất bản để hỗ trợ các học tăng đang tham gia chương trình thi Tam Tạng ở phần thi viết:
- Pārājikakaṇḍaṭīkāsāra (Tinh hoa phụ chú giải bộ Luật Pārājika) (2 tập) (tiếng Pāḷi)
- Pācittiyaṭīkāsāra (Tinh hoa phụ chú giải bộ Luật Pācittiya) (tiếng Pāḷi)
- Mahāvaggaṭīkāsāra (Tinh hoa phụ chú giải bộ Luật Mahāvagga) (tiếng Pāḷi)
- Cūḷavaggaṭīkāsāra (Tinh hoa phụ chú giải bộ Luật Cūḷavagga) (tiếng Pāḷi)
- Parivāraṭīkāsāra (Tinh hoa phụ chú giải bộ Luật Parivāra) (tiếng Pāḷi)
- Dhammasaṅgaṇīṭīkāsāra (Tinh hoa phụ chú giải bộ Bộ Vi Diệu Pháp Dhammasaṅgaṇī) (tiếng Pāḷi)
- Vibhaṅgaṭīkāsāra (Tinh hoa phụ chú giải bộ Vi Diệu Pháp Vibhaṅga) (tiếng Pāḷi)
- Dhātukathādiṭīkāsāra (Tinh hoa phụ chú giải bộ Vi Diệu Pháp Dhātukathā, Puggalapaññatti và Kathāvatthu) (tiếng Pāḷi)
- Yamaka-paṭṭhānaṭīkāsāra (Tinh hoa phụ chú giải bộ Vi Diệu Pháp Yamaka và Paṭṭhāna) (tiếng Pāḷi)
- Suttanta Mahāvaggaṭīkāsāra (Tinh hoa phụ chú giải bộ Kinh Mahāvagga) (tiếng Pāḷi)
- Pāthikavaggaṭīkāsāra (Tinh hoa phụ chú giải bộ Kinh Pāthikavagga) (tiếng Pāḷi)
- Sutabuddhawin (Thanh Văn Phật sử) (tiếng Myanmar)
Ngoài ra, Ngài Đại Trưởng lão Tam Tạng Bhaddanta Sīlakkhandhābhivaṁsa đã sưu tập, xuất bản và cúng dường tất cả các bộ đề thi Tam Tạng từ những thập niên trước cho đến nay, là những tài liệu vô cùng quý hiếm và bổ ích đối với những vị đang học thi Tam Tạng. Đối với hàng Phật tử tại gia, Ngài đã soạn và xuất bản những tập sách nhỏ giải thích về lợi ích của việc thực hành thiện pháp trong đời sống hàng ngày như “Nên phát triển từ tâm”, “Lợi ích lớn của bố thí vô phân biệt”...
ĐỀN ƠN QUÊ HƯƠNG, THẦY TỔ :
Kể từ khi thông thuộc thấu suốt Tam Tạng, Ngài Đại Trưởng lão Tam Tạng Bhaddanta Sīlakkhandhābhivaṁsa đã nhiều lần đền ơn quê hương, thầy tổ với nhiều cách khác nhau.
- Cúng dường thuyền máy, máy xay lúa, máy bơm nước, điện thoại... đến ngài Đại Trưởng lão ở chùa Ma Yan, nơi Ngài lớn lên và nơi nuôi dưỡng Ngài những ngày đầu trong giáo pháp của Đức Từ Phụ.
- Trùng tu bảo tháp bị hư hoại bởi bảo lụt, lát đường và bố thí máy phát điện ở thôn Pa Taw Su.
- Vận động xây dựng trường tiểu học, trường trung học, xây dựng các phòng học, ủng hộ các nhu yếu phẩm cho trường học, như máy phát điện, giếng nước và máy bơm nước, bàn, ghế, tủ... ở thôn Ma Yan.
- Ủng hộ máy phát điện có công suất lớn cho bệnh viện nhân dân ở thị trấn Maw Kyun và thị trấn BoKalay, mỗi nơi một máy.
- Xây dựng phòng khám, phòng chữa bệnh và hỗ trợ những dụng cụ y tế cần thiết ở thôn Ma Yan.
- Xây dựng cúng dường Phật thất để tôn trí tượng Phật lớn ở thôn Ma Yan và thôn Kyaik Pi Taik.
- Xây dựng các cầu cống bắc qua những sông rạch ở vùng phụ cận của thôn Ma Yan, giúp dân làng đi lại an toàn và thuận lợi...
HOẰNG PHÁP LỢI THA
Vận động cứu trợ các nạn nhân bị thiên tai, lũ lụt, đặc biệt là bão Nargis vào năm 2008 đã cướp đi sinh mạng nhiều người và của cải. Chủ trương mở các phòng khám bệnh định kỳ ở trong Học viện Nikāya, khám mắt và tai miễn phí, tổ chức hiến máu 4 tháng một lần. Vào năm 2010, mở trường học bồi dưỡng miễn phí cho các học sinh lớp 10 ôn thi vào đại học.
Ngoài việc dạy học, đào tạo tăng tài, viết sách và thuyết giảng Phật pháp, Ngài Đại Trưởng lão Tam Tạng Bhaddanta Sīlakkhandhābhivaṁsa còn là người lãnh đạo trong ban trị sự trung tâm đào tạo Tam Tạng Mingun Tipiṭaka Nikāya, và làm cố vấn cho nhiều tổ chức và chi hội Phật học khắp cả nước, như: Hội Thắp sáng Pháp học Nikāya, Hội Phát triển Vi Diệu Pháp Sule, Hội Từ thiện Phật giáo Toàn quốc Myanmar...
HẦU CHUYỆN VỚI NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO TAM TẠNG VII SAYADAW BHADDANTA SĪLAKHANDHĀBHIVAṀSA
Hỏi: Bạch Ngài, khi học thi Tam tạng, Ngài có thể học bao nhiêu trang sách trong một ngày?
Đáp: Không học các bài mới suốt ngày, chỉ học bài mới vào buổi sáng mà thôi, thời gian còn lại trong ngày là ôn lại những bài cũ đã học. Khi học bài mới thì ngoài những câu kệ tóm tắt ở cuối các chương, cứ mỗi 15 phút là học thuộc 1 trang sách; 4 giờ sáng bắt đầu học thì mỗi buổi sáng học được 16 trang sách.

Hỏi: Bạch Ngài, Ngài duy trì thế nào để không quên những bài đã học?
Đáp: Để không quên thì phải thường xuyên ôn lại. Một người với trí nhớ siêu việt thế nào đi nữa, nếu không thường xuyên ôn lại những bài vở đã học thuộc thì lâu ngày cũng sẽ quên thôi. Cũng cần giới hạn các đối tượng bên ngoài có thể làm phân tâm; nếu các đối tượng bên ngoài được giới hạn và siêng năng ôn lại thì những bài đã học thuộc rất khó quên.

Hỏi: Bạch Ngài, Ngài có thể cho biết những khó khăn khi học thuộc lòng Tam tạng Pāḷi và đọc tụng trong các kỳ thi?
Đáp: Có nhiều khó khăn nhất định, và khó nhất là những đoạn lặp lại nằm ẩn mình rải rác ở rất nhiều trang trong Tam tạng Pāḷi, đó là những đoạn có nội dung đã được trình bày ở các trang trước và ở các trang sau, chúng không được đề cập lại nữa mà chỉ có từ ‘peyyāla’ có nghĩa là ‘lặp lại’. Nếu những đoạn lặp lại ẩn này ổn định thì học rất dễ, còn nếu chúng không ổn định thì học cực kỳ khó. Trong Tam Tạng Pāḷi, các bộ sách như bộ Luật Pācittiya, bộ Vi Diệu Pháp Dhammasaṅgaṇī có những đoạn lặp lại ẩn rất tuyệt; nếu các bộ sách khác có những đoạn lặp lại ẩn kiểu này thì học rất nhanh. Những đoạn lặp lại ẩn khó nhất là ở bộ Vi Diệu Pháp Paṭṭhāna, kế đến làbộ Kathāvatthu; nội dung vốn đã khó, cộng thêm những đoạn lặp lại ẩn không ổn định, khiến đã khó càng khó hơn.

Hỏi: Bạch Ngài, ai đã làm những đoạn lặp lại ẩn mình bất ổn như thế?
Đáp: Trước tiên là các vị Thánh Tăng. Sau đó những người viết Tam tạng trên lá bối đã chỉnh sửa, khiến những đoạn lặp lại ẩn này bất ổn như bây giờ. Trong mấy lần kết tập Tam tạng, chúng không được quan tâm đúng mức, nên càng về sau càng bất ổn. Bây giờ, nếu các vị thông thuộc thấu suốt Tam tạng cùng với chư Tăng uyên thâm Pháp học tổ chức một hội nghị, tạm gọi là “Hội nghị Tập hợp các đoạn lặp lại ẩn”, để giải quyết vấn đề liên quan đến những đoạn lặp lại ẩn này thì thật lợi ích vô cùng.
Cơ hội học hỏi
Có câu nói đầy kinh nghiệm của các cổ nhân thiện tri thức như thế này: “Nếu muốn có kiến thức và trí tuệ thì phải học hỏi khi có cơ hội học hỏi”. “Phải học hỏi khi có cơ hội học hỏi” có nghĩa phải cố gắng, tranh thủ học hỏi, khi điều kiện cho phép. Học hỏi kiến thức không phải khi nào cũng có điều kiện thuận lợi. Chỉ khi nào hội đủ nhân duyên, khi nào sức khỏe còn tốt, khi nào không vướng bận phụng dưỡng mẹ cha và thầy tổ, khi nào có đủ những hỗ trợ vật chất cần thiết, khi nào tuổi còn trẻ và trí nhớ còn minh mẫn, và khi nào không có những cản trở khách quan, chúng ta mới có thể cắp sách đến trường, học hỏi kiến thức được. Vì vậy, chúng ta hãy cố gắng học hỏi khi điều kiện cho phép, thay vì lãng phí thời gian. Nếu không, sau này lúc chúng ta rất muốn học mà điều kiện không thuận lợi thì dù có thốt lên rằng “tôi muốn học quá” cũng vô ích mà thôi. Chúng ta đã từng nghe câu nói “cơ hội không đến hai lần”, vì vậy, hãy đừng bỏ qua cơ hội học hỏi.
Nỗ lực làm việc
Kiếp sống của chúng ta bây giờ là ở cõi người. Kiếp người là kiếp sống dựa vào nỗ lực bản thân. Vì vậy,theo kinh sách, chúng ta được gọi là người sống lệ thuộc vào kết quả của công việc thường ngày (upaṭṭhānaphalupajīvī). Con người phải nỗ lực bản thân mới sống còn, nếu không có nỗ lực bản thân thì sẽ không tồn tại. Ở trên kia, chư thiên và chư Phạm Thiên không giống chúng ta, họ không cần làm việc, họ sống an nhàn với quả phước của thiện nghiệp mà họ đã làm trong những kiếp quá khứ. Vì vậy, chư thiên và chúng Phạm Thiênđược gọi là chúng sanh sống dựa vào quả phước của thiện nghiệp (Puññaphalupajīvī). Họ không làm việc là vì ở cảnh giới của họ không cần làm mà vẫn sống thoải mái, hạnh phúc. Đối với cảnh giới của chúng ta thì khác, chúng ta không thể lười biếng mà cần phải làm việc mới có thể sống còn. Là những người phải nỗ lực bản thân và sống dựavào kết quả của công việc thì không nên bắt chước những chúng sanh sống nhờ vào quả phước của thiện nghiệp trong quá khứ.
Thực hành thiện nghiệp
Đức Phật dạy “sukho puññassa uccayo”, có nghĩa là “làm hưng thịnh các thiện nghiệp là nguyên nhân mang lại hạnh phúc”. Vậy thì, để có hạnh phúc, giàu sang như ý, trong tâm thức cần có nhiều phước thiện, nhiều công đức. Hạnh phúc, giàu sang đi chung với thiện nghiệp mới bền vững. Hạnh phúc, giàu sang mà không đi chung với thiện nghiệp thì rất mong manh. Vì vậy, chúng ta nên thường xuyên tạo phước và thực hành thiện nghiệp.
GHI NHẬN CÔNG HẠNH CỦA NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO TAM TẠNG VII SAYADAW BHADDANTA SĪLAKHANDHĀBHIVAṀSA
Thật ra, những điều mà chúng ta biết về Ngài Đại Trưởng lão Tam Tạng Bhaddanta Sīlakkhandhābhivaṁsa thì rất ít so với những điều mà chúng ta chưa được biết về Ngài. Tóm lược tiểu sử Ngài Đại Trưởng lão Tam Tạng Bhaddanta Sīlakkhandhābhivaṁsa chỉ là một phần rất nhỏ trong muôn ngàn sự nghiệp lớn lao của Ngài mà thôi.
Dù chỉ một phần nhỏ như vậy cũng làm cho chúng ta vô cùng kính phục, vô cùng tôn kính cuộc đời và sự nghiệp của Ngài đã đóng góp vào sự bảo tồn, duy trì giáo pháp của Đức Phật. Do đó, Chính phủ Myanmar thành kính dâng lên Ngài danh hiệu cao thượng là: “Tipiṭakadhara Tipiṭakakovida Dhammabhaṇḍāgārika” (Bậc Thông Thuộc Thấu Suốt Tam Tạng, Bậc Giữ Gìn Kho Tàng Pháp Bảo), thật xứng đáng với công hạnh của Ngài.
Sādhu, Sādhu, Lành thay!
Soạn dịch
Bhante Thiện Đức Kusalaguṇa


8.  Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Vaṃsapālālaṅkāra Tipiṭakadhara đậu kỳ thi thứ 52, (DL.1999) lúc Ngài 34 tuổi. (Ngài Tam tạng Thứ 8)

blank
Ngài Tam Tạng thứ VIII. Ashin Vaṁsapālālaṅkāra. 
Ngài Vaṁsapālālaṅkāra thông thuộc thấu suốt Tam Tạng vào năm 1999 và là vị Tam Tạng thứ 8 trong 14 vị Tam Tạng từ trước đến nay tại Miến Điện.
Sinh vào ngày Thứ tư, mồng 3 tháng 11 năm 1965, Ngài là con trai của cụ ông U Kyaw và cụ bà Daw Chin Myaing ở làng Khwet Khwin, thị xã Myin Mu, tỉnh Sagaing – một trung tâm Phật Giáo lâu đời thuộc miền trung xứ Miến.
Năm 1984 Ngài thọ đại giới tỳ khưu tại chùa Pajjotāyon, thị trấn Hman Kin thuộc cố đô Mandalay. Thầy tế độ là Ngài Nāgavaṁsa ở chùa Pajjotāyon thuộc thị trấn Mon-ywa, và thí chủ hộ độ xuất gia là gia đình ông U Pho Hmi và bà Daw Shwe Nyunt tại Mandalay.
Ngài Tam Tạng Vaṁsapālālaṅkāra đã theo học với nhiều danh Tăng lỗi lạc, như thầy tế độ là Ngài Nāgavaṁsa và các Đại đức giáo thọ ở chùa Pajjotāyon, Ngài đệ nhất Tam Tạng Mingun Sayadaw, và tiến sĩ danh dự văn học Pāli – Ngài Kumārabhivaṁsa (hiện là Tăng Thống của Tăng già Phật giáo Miến Điện) ở chùa Bamaw thuộc tỉnh Mandalay.
Sau khi hoàn tất chương trình Phật học Pariyatti-sāsanālaṅkāra (chương trình Phật học cho sadi ưu tú) và học trình Dhammācariya (giảng sư), Ngài Tam Tạng Vaṁsapālālaṅkāra đã tham gia chương trình thi Tam Tạng do chính phủ Miến Điện tổ chức và bảo trợ. Trải qua 15 năm, từ năm 1985 đến năm 1999, Ngài đã thông thuộc (thi học thuộc lòng) và thấu suốt (thi viết kèm với Chú Giải và Phụ Chú Giải) Tam Tạng Pāli nên được chính phủ Miến Điện dâng tặng văn bằng và danh hiệu “Bậc Thông Thuộc Thấu Suốt Tam Tạng” (Tipiṭakadhara Tipiṭakakovida) vào năm 1999.
Là một Bậc Thông Thuộc Thấu Suốt Tam Tạng sau 15 năm nỗ lực không ngừng, Ngài Tam Tạng Vaṁsapālālaṅkāra đã tiếp tục công việc hoằng Pháp của Ngài đệ nhất Tam Tạng Mingun Sayadaw với trọng trách thư ký trong ban lãnh đạo của trung tâm đào tạo Tam Tạng "Mingun Tipiṭaka Nikāya" thuộc tỉnh Sagaing. Ngài hiện là viện chủ của trung tâm đào tạo Tam Tạng này.
Vào năm 2005, chính phủ Miến Điện đã vinh danh Ngài là “Bậc Gìn Giữ Kho Tàng Pháp Bảo của Đức Phật” (Tipiṭakadhara Dhammabhaṇḍāgārika).
Từ khi trở thành Bậc Thông Thuộc Thấu Suốt Tam Tạng cho đến bây giờ, Ngài Tam Tạng Vaṁsapālālaṅkāra vừa đảm trách công việc đào tạo Tăng tài ở Phật học viện Mingun Tipiṭaka Nikāya vừa đi hoằng Pháp trong và ngoài nước. Đặc biệt, Ngài đã thành lập bệnh viện mắt để chữa trị và mang lại ánh sáng cho bao người thiếu may mắn tại tỉnh Sagaing và các tỉnh thành lân cận.
Tại bệnh viện chuyên khoa mắt này, bệnh nhân có thể đến khám và chữa mắt các ngày trong tuần, trừ ngày Thứ Ba. Trong khoảng 4 năm từ ngày thành lập, bệnh viện của Ngài đã khám và chữa trị hơn 50,000 bệnh nhân có vấn đề về mắt. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa mắt thiện nguyện từ các nước Nepal, Thailand, Mỹ, Úc và Lào, bệnh viện đã đạt giải nhất trong quá trình trị liệu mắt tại Nam Á.
Ngoài ra, Ngài Tam Tạng đang thành lập thêm một bệnh viện đa khoa và các công trình xây dựng trong bệnh viện này đang trong giai đoạn hoàn thiện. Việc làm lợi ích cộng đồng là một trong những phương diện hoằng dương Phật pháp được biểu hiện qua từ bi và trí tuệ, và bệnh viện đa khoa này sẽ là nơi mà các Phật tử, các nhà hảo tâm và các nhà từ thiện có cơ hội vun bồi công đức và phục vụ cộng đồng, xã hội ngày một tươi sáng hơn.

 
Dịch và biên sọan: Sư Thiện Đức – Kusalaguna Bhante 

 
9. Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Gandhamālālaṅkāra Tipiṭakadhara đậu kỳ thi thứ 53 (DL.2000) lúc Ngài 33 tuổi. (Ngài Tam tạng Thứ 9)

blank
Ngài Tam tạng Thứ 9  
Ngài Đại Trưởng Lão Tam Tạng Bhaddanta Gandhamālālaṅkāra Sayadaw là một trong 13 vị Tam Tạng xuất hiện trong thế giới đương đại tại Myanmar, và là 1 trong 9 vị Tam Tạng hiện đang còn sống, dạy dỗ, hoằng pháp và lãnh đạo tinh thần Phật giáo Theravāda tại Myanmar nói riêng và thế giới nói chung.
Theo tuần tự xuất hiện của 13 vị Tam Tạng, Ngài là bậc xuất hiện thứ 9, nên các Phật tử Việt Nam thường gọi Ngài với danh xưng tắt là Ngài Tam Tạng IX, hoặc Phật tử Myanmar gọi theo tên quê hương nơi Ngài sinh là Tipiṭaka Myin Chan Sayadaw.
THỜI THƠ ẤU & XUẤT GIA LÀM SA DI
Ngược thời gian cách đây 47 năm, vào thứ Hai ngày 04 tháng 3 Phật lịch 2512 (1968) Ngài đã sinh ra tại ngôi tại làng Kyaung Kon, thị trấn Myin Chan, thành phố Mandalay, Myanmar.
- Năm lên 6 tuổi, Ngài đã học về Phật Pháp căn bản dưới sự hướng dẫn của Ngài Nyaung Shwe Pin Sayadaw.
- Năm 9 tuổi, Ngài được song thân hộ độ cho xuất gia Sa di với Ngài Kyaung Kon Sayadaw.
- Năm 20 tuổi, Ngài thọ đại giới tỳ khưu tại Mandalay với vị thầy tế độ là Ngài Trưởng Lão Nagavaṁsa. Ngài đã theo học Phật pháp với các bậc Đại Trưởng lão danh sư Phật giáo uyên thâm, đặc biệt là Ngài đến trung tâm học Tam Tạng của ngài Đại Trưởng lão Đệ nhất Tam Tạng Mingun Sayadaw (Bhaddanta Vicittasārābhivaṁsa) ở tỉnh Sagaing, thuộc miền trung Myanmar để xin nương nhờ và mưu cầu Pháp học là bước đệm cho việc thi Tam Tạng sau này.
HÀNH TRÌNH HỌC VÀ THI TAM TẠNG
Ngài Đại Trưởng Lão Tam Tạng Bhaddanta Gandhamālālaṅkāra Sayadaw đã trải qua 13 năm để học thuộc hết Tam Tạng Kinh điển.
- Năm 1987,trong kỳ thi Tam Tạng lần thứ 40, Ngài thi đỗ phần học thuộc lòng 2 bộ đầu của tạng Luật – Pārājika và Pācittiya (Ubhatovibhaṅgadhara)
- Năm 1989, trong kỳ thi Tam tạng lần thứ 42, Ngài đã thi đỗ phần học thuộc lòng 3 bộ sau của tạng Luật – Mahāvagga, Cūlavagga và Parivāra – trở thành bậc Vinayadhara (Bậc thông thuộc Luật tạng).
- Năm 1992, trong kỳ thi Tam Tạng lần thứ 45 , Ngài hoàn tất phần thi viết 2 bộ đầu tiên của Tạng Luật và đạt danh hiệu Ubhatovibhaṅgakovida (Bậc thông thuộc và thấu suốt 2 bộ đầu tiên của Tạng Luật)
- Năm1993, trong kỳ thi Tam Tạng lần thứ 46, Ngài thông thuộc và thấu suốt 3 bộ sau cùng của Tạng Luật là Mahāvagga, Cūlavagga và Parivāra và đạt được danh hiệu Vinayakovida (Bậc thông thuộc và thấu suốt 3 bộ sau cùng của Tạng Luật). Ngài được chính phủ và bộ Tôn giáo Myanmar dâng Ngài danh hiệu cao quý - Bậc Nhất Tạng.
- Năm 1994, trong kỳ thi Tam Tạng lần thứ 47, Ngài thi đỗ phần thuộc lòng 3 bộ của Tạng Kinh và đạt được danh bằng Dīghabhāṇaka.
- Năm 1995, trong kỳ thi Tam tạng lần thứ 48, Ngài thông thuộc và thấu suốt 3 bộ của tạng Kinh, Ngài đạt được danh bằng Dīghanikāyakovida và trở thành Bậc thuộc lòng Nhị Tạng - Dvipiṭakadhara. (Tạng Kinh và Tạng Luật).
- Năm 1997, trong kỳ thi Tam Tạng lần thứ 50, Ngài thông thuộc 5 bộ đầu tiên trong 7 bộ của Tạng Vi Diệu Pháp (Mūla Abhidhammika).
- Năm 1998, trong kỳ thi Tam Tạng lần thứ 51, Ngài thông thuộc và thấu suốt 5 bộ đầu tiên của Tạng Vi Diệu Pháp (Mūla Abhidhamikakovida)
- Năm 1999, trong kỳ thi tam Tạng lần thứ 52, Ngài thông thuộc 2 bộ sau cùng của Tạng Vi Diệu Pháp (Abhidhamika) và đạt danh hiệu Tipiṭakadhara – Bậc thông thuộc Tam Tạng.
- Năm 2000, trong kỳ thi Tam Tạng lần thứ 53, Ngài hoàn tất phần thi viết 2 bộ sau cùng của Tạng Abhidhamma và đạt danh hiệu Tipiṭakakovida – Bậc thấu suốt Tam Tạng. Ngài vừa thuộc lòng Tam Tạng, vừa thông hiểu thấu suốt tất cả những gì liên quan đến pháp học Tam Tạng, nên Ngài đạt được danh bằng Tipiṭakadhara - Tipiṭakakovida (Bậc Thông thuộc Tam Tạng - Bậc Thấu suốt Tam Tạng)
Chính phủ và Bộ Tôn Giáo Myanmar đã dâng tặng Ngài danh hiệu cao quý "Bậc Thủ Trì Tam Tạng", cờ, lọng và khuôn dấu với biểu tượng 3 cây lọng trắng cán vàng tượng trưng cho Tam Tạng Kinh Điển của Đức Thế Tôn. Ngoài ra, Chính phủ cũng dâng đến Ngài cùng 2 người theo hộ độ Ngài các loại vé thượng hạng của tàu hoả, tàu thuỷ, xe, máy bay và tứ vật dụng hàng tháng. Bên cạnh đó, chính phủ Myanmar còn hộ độ cúng dường các thứ vật dụng đến Ngài cùng chư tỳ khưu theo học Tam tạng nơi ngôi chùa nào mà Ngài thường trú.
- Sau đó không lâu, Chính phủ đã dâng lên Ngài Danh hiệu Tipiṭakadhara Dhammabhaṇḍāgārika (Bậc Thông thuộc Tam Tạng, Bậc giữ gìn kho tàng pháp bảo của Đức Phật Gotama) Đây cũng là danh hiệu tột cùng trong Pháp học Phật giáo (Pariyattisāsana).
HOẰNG PHÁP LỢI THA
Sau khi đạt danh hiệu Tam Tạng Tipiṭakadhara - Tipiṭakakovida, Ngài Đại Trưởng Lão Tam Tạng Bhaddanta Gandhamālālaṅkāra đã làm luận án tiến sỹ tại Đại học Oxford và Cambridge, Vương quốc Anh.
Để cho Phật Pháp được tồn tại dài lâu , Ngài đi hoằng pháp và cùng với sự phát tâm của các tín chủ, Ngài xây dựng các tự viện ở các nơi trên thế giới như Mỹ, Anh, Nhật, Thái Lan, Myanmar... Ngài Tam Tạng thứ IX còn được chọn kế thừa bảo tồn đại tự viện nơi ngài Đại Trưởng lão Đệ nhất Tam Tạng Mingun Sayadaw (Bhaddanta Vicittasārābhivaṁsa) đã sống và làm việc. Ngoài ra, Ngài còn xây dựng bệnhviện, trường học,... để giúp đỡ dân chúng và Ngài đã xây dựng con đường chính nối từ Mingun đi Sagaing.Tại trung tâm đào tạo Tam Tạng Mingun Tipiṭaka Nikāya, Ngài đào tạo Tăng tài theo học Tam Tạng để giáo pháp của Đức phật được tồn tại dài lâu. Hiện nay, Ngài Đại Trưởng Lão Tam Tạng Bhaddanta Gandhamālālaṅkāra thường ở tại đại Tự viện Mingun để bảo tồn di vật của Ngài Tam Tạng Mingun và hướng dẫn, đào tạo chư Tăng và Phật tử tại đây.
GHI NHẬN CÔNG HẠNH CỦA NGÀI
Thật ra, những điều mà chúng ta biết về Ngài Đại Trưởng lão Tam Tạng Bhaddanta Gandhamālālaṅkāra thì rất ít so với những điều mà chúng ta chưa được biết về Ngài. Tóm lược tiểu sử Ngài Đại Trưởng lão Tam Tạng Bhaddanta Gandhamālālaṅkāra chỉ là một phần rất nhỏ trong muôn ngàn sự nghiệp lớn lao của Ngài mà thôi.
Dù chỉ một phần nhỏ như vậy cũng làm cho chúng ta vô cùng kính phục, vô cùng tôn kính cuộc đời và sự nghiệp của Ngài đã đóng góp vào sự bảo tồn, duy trì giáo pháp của Đức Phật. Do đó, Chính phủ Myanmar thành kính dâng lên Ngài danh hiệu cao thượng là: “Tipiṭakadhara Tipiṭakakovida Dhammabhaṇḍāgārika” (Bậc Thông Thuộc Thấu Suốt Tam Tạng, Bậc Giữ Gìn Kho Tàng Pháp Bảo), thật xứng đáng với công hạnh của Ngài.


10. Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Sundara Tipiṭakadhara đậu kỳ thi thứ 53 (DL.2000) lúc Ngài 45 tuổi. (Ngài Tam tạng Thứ 10)
blank

 Ngài Tam Tạng BHADDANTA SUNDARA 

Ngài Đại trưởng lão Tam Tạng Ashin U Sundara là một vị danh Tăng xuất chúng trong giáo pháp Đức Phật (Sāsana Ājānī) sinh ngày thứ sáu, mồng 8 tháng 4 năm 1955. Thân sinh Ngài là cụ ông U Tha Don và cụ bà Daw Khin Phwa tại làng Chaut Taing, thị xã Myaing, thị trán Pakhokku thuộc tỉnh Magwe.
- Vào năm 12 tuổi, Ngài xuất gia sa-di với Thầy tế độ U Kovida trụ trì chùa Ma-ji-cho và thí chủ xuất gia là cha mẹ Ngài.
- Vào năm 15 tuổi, Ngài theo học chương trình Phật học căn bản tại chùa của Ngài Đại trưởng lão U Nandiya, là bậc thông thuộc về Abhidhamma và với Ngài U Jāgara tại chùa Tu Maung thuộc thị xã Amarapūra.
- Vào năm 16 tuổi, Ngài đậu kỳ thi Pathama-nge (sơ cấp) của chính phủ.
- Vào năm 17 tuổi, Ngài đậu kỳ thi Pathama-lat (trung cấp) của chính phủ.
- Vào năm 18 tuổi, Ngài đậu kỳ thi Pathama-ji (cao cấp) của chính phủ.
- Vào năm 19 tuổi, Ngài hoàn thành 2 trong 3 phần của Dhammācariya (pháp sư).
- Vào năm 20 tuổi, Ngài thọ giới Tỳ kheo vào ngày 15/11/1974. Vị thầy tế độ là Đại Trưởng Lão U Kovida tại chùa Tu Maung thị xã Amarapūra. Thí chủ xuất gia là ông U Than và bà Daw Khin Hla.
Cũng vào năm đó, Ngài đỗ bằng Sāsanādhaja Dhammācariya (bằng pháp sư của chính phủ), bằng Nikāya-vinaya Dhammācariya (bằng pháp sư của hội Phật học phi chính phủ) và bằng Atthavisārada Mūla-abhidhammika (5 bộ đầu tiên trong 7 bộ của Tạng Vi Diệu Pháp), là nền tảng căn bản cho kỳ thi Tam Tạng sau này. Ngoài ra, Ngài còn đạt bằng Dighābhāṇaka (thông thuộc Trường Bộ Kinh), một trong mười phần của chương trình thi Tam Tạng.
- Vào năm 23 tuổi, Ngài đỗ bằng Dighānikāya-kovida (thông thuộc thấu suốt Trường Bộ Kinh).
- Vào năm 25 tuổi, Ngài thông thuộc Tạng Luật (Vinaya-dhara), và đạt bằng Dvipiṭaka-dhara (thông thuộc Nhị Tạng) trong kỳ thi Tam Tạng do Ban Tôn Giáo thuộc Bộ Tôn Giáo chính phủ tổ chức. Kể từ đó, Ngài bắt đầu dạy pháp hành (Paṭipatti) tại Thiền viện Sunlun.
- Vào năm 29 tuổi, Ngài đỗ bằng Ubhatovibhaṅga-kovida (thông thuộc thấu suốt 2 bộ đầu tiên của Tạng Luật).
- Vào năm 31 tuổi, Ngài đỗ bằng danh dự Sāsanadhaja Sirīpavara Dhammācariya.
- Vào năm 34 tuổi, Ngài thông thuộc thấu suốt Tạng Luật (Vinaya-kovida), và đạt bằng Dvipiṭaka-kovida (thông thuộc thấu suốt Nhị Tạng).
- Vào năm 38 tuổi, Ngài đỗ bằng Mūla-abhidhammika: thông thuộc 5 bộ đầu tiên trong 7 bộ của Tạng Abhidhamma.
- Vào năm 43 tuổi, Ngài đạt bằng Mūla-abhidhammika-kovida: thông thuộc thấu suốt 5 bộ đầu tiên của Tạng Abhidhamma.
- Vào năm 45 tuổi, Ngài thông thuộc 2 bộ cuối của Tạng Abhidhamma, và đạt bằng Tipiṭaka-dhara (thông thuộc Tam Tạng).
- Vào Năm 48 tuổi, ở kỳ thi Tam Tạng lần thứ 56 vào năm 2004, Ngài đậu kỳ thi viết 2 bộ cuối cùng của Tạng Abhidhamma, và đạt bằng Tipiṭaka-dhara Tipiṭaka-kovida (thông thuộc thấu suốt Tam Tạng).
Sau khi hoàn thành xong Tam Tạng cả về tụng lẫn viết thuộc lòng kèm với Chú Giải và Phụ Chú Giải, Ngài Tam Tạng Ashin U Sundara đã được phong tặng danh hiệu Tipiṭaka-dhara Tipiṭaka-kovida – Bậc cao thượng thông thuộc thấu suốt Tam Tạng. Chính phủ Myanmar kính dâng danh hiệu, cờ hiệu và một khuôn dấu tròn, bên trong có biểu tượng 3 lọng trắng cán vàng.
Thêm vào đó, chính phủ cúng dường Ngài đất xây dựng, nước, gạo và điện cùng với 3 vé máy bay quốc nội thượng hạng cho Ngài và 2 người đi theo Ngài và, v.v…
Hiện nay, Ngài Tam Tạng Ashin U Sundara đảm nhận 2 trọng trách lớn của Phật Pháp là dạy Pháp học và hướng dẫn Pháp hành. Ngài hiện là Thiền sư Viện chủ Thiền viện Sunlun ở phố 16/2, phường Thingangyun thuộc địa phận Yangon
.

11.
 Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Indapāla Tipiṭakadhara đậu kỳ thi thứ 53, (DL. 2000) lúc Ngài 40 tuổi. (Ngài Tam tạng Thứ 11)



blank
 Ngài Tam Tạng thứ XI. Ashin Indapāla

12. Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddhanta Abhijātābhivaṃsa Tipiṭakadhara đậu kỳ thi thứ 62, {2011} (Ngài Tam Tạng Thứ 12)



13. Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddhanta Indācariya Tipiṭakadhara
 đậu kỳ thi thứ 63 {2012} (Ngài Tam Tạng Thứ 13)


14. Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddhanta Vīriyānanda Tipiṭakadhara
 đậu kỳ thi thứ 68 {2017} (Ngài Tam Tạng Thứ 14)

blank
Ngài TAM TẠNG XIV BHADDANTA VĪRIYĀNANDA
Ngài Đại Trưởng Lão Thông Thuộc Tam Tạng Vīriyānanda sinh vào ngày thứ tư, 21 tháng 1 năm 1970, trong một gia đình có tín tâm sâu sắc đối với Tam Bảo. Thân phụ của Ngài là ông Ba Kyaw, thân mẫu là bà Tin Kyi. Quê Ngài ở vùng phía Bắc tiểu bang Shan của Myanmar, cách thành phố Yangon khoảng 620 km về phía Đông Bắc.
Quy y Tam Bảo và xuất gia thọ giới sa-di từ nhỏ, lên 20 tuổi Ngài thọ giới tỳ-khưu vào ngày thứ tư, 10 tháng 5 năm 1989, tại Phật học viện Kyaik-ka-hsan, Yangon, do Ngài Khemindābhivaṃsa làm thầy tế độ, và thí chủ hộ độ tứ sự là gia đình ông Oun Maung và bà Than Yi.
Từ nhỏ Ngài đã học các chương trình Phật học căn bản và nâng cao với nhiều giảng sư uyên thâm Phật Pháp ở nhiều Phật học viện. Khi tham gia chương trình học thi Tam Tạng, Ngài đã học Tam Tạng dưới sự chỉ dạy của nhiều vị Tam Tạng như Ngài Mingun Sayadaw (Ngài Tam Tạng 1, đã viên tịch), Ngài Kosalla (Ngài Tam Tạng 3, đã viên tịch), Ngài Vāyāmindābhivaṃsa (Ngài Tam Tạng 6), Ngài Sīlakkhandhābhivaṃsa (Ngài Tam Tạng 7), và Ngài Tăng Thống đương nhiệm của Giáo Hội Phật Giáo tại Myanmar, Ngài Kumārābhivaṃsa. Sau đây là hành trình tu tập Pháp học Phật giáo của Ngài Tam Tạng Vīriyānanda.
- Dhammācariya (Giảng viên Pháp học), năm 1992, lúc 22 tuổi, sau khi hoàn tất các chương trình Phật học Tiểu đẳng (Pathama-nge), Trung đẳng (Pathama-lat) và Cao đẳng (Pathama-kyi).
- Ubhatovibhaṅga-dhara (Thông thuộc 2 quyển đầu của Tạng Luật), năm 1993, lúc 23 tuổi.
- Vinaya-dhara (Thông thuộc Tạng Luật), năm 1995, lúc 25 tuổi.
- Ubhatovibhaṅga-kovida (Thấu suốt 2 quyển đầu của Tạng Luật), năm 1996, lúc 26 tuổi.
- Vinaya-kovida (Thấu suốt Tạng Luật), năm 1997, lúc 27 tuổi.
- Dīghabhāṇaka (Thông thuộc Trường Bộ Kinh), năm 1998, lúc 28 tuổi.
- Dīghanikāya-kovida (Thấu suốt Trường Bộ Kinh), năm 1999, lúc 29 tuổi, trở thành Bậc thông thuộc thấu suốt Nhị Tạng – Tạng Luật (Vinaya-piṭaka) và Tạng Kinh (Suttanta-piṭaka).
- Mūla-ābhidhammika (Thông thuộc phần đầu của Tạng Vi Diệu Pháp), năm 2001, lúc 31 tuổi.
- Mūla-abhidhamma-kovida (Thấu suốt phần đầu của Tạng Vi Diệu Pháp), năm 2004, lúc 34 tuổi.
- Ābhidhammika (Thông thuộc Tạng Vi Diệu Pháp), trở thành Bậc thông thuộc Tam Tạng (Tipiṭaka-dhara), năm 2009, lúc 39 tuổi.
Ngoài các chương trình Phật học căn bản và nâng cao cũng như chương trình học thi Tam Tạng do chính phủ tài trợ, Ngài Đại Trưởng Lão Thông Thuộc Tam Tạng Vīriyālaṅkāracòn học và thi đỗ các chương trình Phật học khác do các hội Phật học phi chính phủ bảo trợ.

http://archive.li/BSRjR#selection-189.0-1294.0

Trên đây là danh sách những vị Đại Trưởng Lão thi đậu Tipiṭakadhara: thông thuộc đầy đủ bộ Tam Tạng: “Tạng Luật, Tạng Kinh, Tạng Vi Diệu Pháp” gồm có 84.000 bài pháp mà Đức Phật đã thuyết giảng, chế định suốt 45 năm ròng rã, kể từ khi thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác cho đến phút cuối cùng tịch diệt Niết Bàn. Những vị Đại Trưởng Lão này không chỉ thông thuộc Tam Tạng (Tipiṭakadhara) gồm có 40 quyển, mà còn thông suốt đầy đủ các bộ Aṭṭhakathā (Chú giải) gồm có 52 quyển, các bộ Ṭīkapāḷi (Phụ Chú giải)các bộ Anuṭīkāpāḷi (Phụ theo Chú giải) gồm có 26 quyển.
"Trong lịch sử đầy những biến động của Phật giáo, vào thời kỳ Phật Thích Ca còn tại thế thì việc thông thuộc và thấu suốt những lời dạy của Đức Phật là điều không quá khó khăn với các vị thánh tăng Alahán, những người đã đạt quả vị giải thoát và thấu triệt mọi chân lý trên đời. Tuy nhiên, khoảng 500 năm sau khi Phật nhập Niết Bàn, đối mặt với nguy cơ bị mai một giáo pháp do chiến tranh và loạn lạc, vị vua người Sri Lanka mới cho chép toàn bộ kinh điển xuống lá bối khô và cứ sau một thời gian lại diễn ra một cuộc kết tập kinh điển Pali nhằm tụng lại và kiểm tra lại toàn bộ nội dung của kho tàng đồ sộ này với một số lượng lớn các vị thánh tăng tham dự. Cho đến nay, tổng cộng đã có 6 kỳ kết tập kinh điển Pali với cuộc kết tập gần nhất diễn ra tại Thủ đô Yangoon của Myanmar vào năm 1954 với sự tham dự của 2.500 vị tăng đến từ 8 quốc gia Phật giáo Nguyên thuỷ, trong đó có Việt Nam. Dưới sự chủ trì của Đại Thiền sư Mahasi và phần trả lời về Pháp do Ngài Mingun phụ trách, cuộc kết tập kéo dài tới 2 năm mới kết thúc"
Nếu có kỳ thi nào lớn nhất, dài nhất, sâu sắc nhất và cũng khó nhất thế giới thì đó chính là kỳ thi tuyển chọn một vị Tam Tạng. Phải mất 5 năm để hoàn thành một cuộc chạy marathon như vậy (trước đây là 4 năm) . Trong 2 năm đầu tiên, các ứng viên phải trải qua bài thi sát hạch Tạng Luật (Vinaya Pitaka)2260 trang kéo dài trong 20 ngày (tụng liên tục 5 tập kinh với tốc độ trung bình 3 ngày/tập cộng thêm 5 ngày phải hoàn thành phần thi viết liên quan đến bộ chú giải và phụ chú giải). Vào năm 3, các ứng viên phải tụng 3 tập của Tạng Kinh (Sutta Pitaka 779 trang). Vào năm thứ 4 tụng 1390 trang của 5 tập đầu của tạng vi diệu pháp và năm thứ  5 các ứng viên phải tụng 3597 trang của 2 tập còn lại tổng cộng 7 tập thuộc Tạng Vi diệu pháp (Abhidhamma Pitaka).
Mặc dù đều phải vượt qua những kỳ thi hóc búa và gian khổ nhưng không phải vị Tam Tạng nào cũng đều có danh vị giống nhau. Có 4 thang bậc danh vị dành cho một vị Tam Tạng và người nào càng nhiều danh vị thì càng chứng tỏ sự siêu việt và lỗi lạc của mình.  

1. Tipitakadhara = Bậc Thông thuộc Tam Tạng (Tụng lại toàn bộ kinh điển bằng miệng ) 
2. Tipitakadhara Tipitakakovida = Bậc Thấu Suốt Tam Tạng
(Tụng lại toàn bộ kinh điển bằng miệng và viết lại toàn bộ trên giấy, giải đáp được thấu đáo phần chú giải và phụ chú giải trong đó có những nội dung vô cùng hóc búa)
3. Maha Tipitakakovida= "️THỦ KHOA" Bậc Đại Thấu Suốt Tam Tạng, (Dành cho những vị đã giành được danh vị thứ hai với SỰ XUẤT CHÚNG VÀ LỖI LẠC PHI THƯỜNG)
4. Dhammabhandagarika=Bậc Giữ Gìn Kho Tàng Pháp Bảo Danh hiệu vô cùng cao quí (Dành cho những ngài Tam Tạng có những đóng góp to lớn, mang lại nhiều lợi ích cho quê hương đất nước)

Vị Tam Tạng bắt buộc phải thông qua sát hạch (tụng + viết) đạt được thang bậc 12 trong 4 thang bậc trên thì mới được công nhận danh vị TAM TẠNG. Ngoài ra còn có các vị đạt được thang bậc 1 (Tipitakadhara) thì được công nhận là NHẤT TẠNG hoặc NHỊ TẠNG, HAI TẠNG RƯỠI (đã qua được kỳ thi sát hạch tụng bằng miệng Tam Tạng và 1 phần thi viết)
▶️Trong lịch sử 69 kỳ thi Tam Tạng cho đến nay chỉ có duy nhất NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO ĐỆ NHẤT TAM TẠNG -SAYADAW MINGUN là đạt được thang bậc thứ 
Maha Tipitakakovida = BẬC ĐẠI THẤU SUỐT TAM TẠNG. Và 03 vị đại trưởng lão đạt được danh vị BẬC GIỮ GÌN KHO TÀNG PHÁP BẢO trong 14 vị Tam Tạng (Thang bậc đó là 03 ngài ĐẠI TRƯỞNG LÃO ĐỆ NHẤT, NHỊ, TAM TẠNG (1,2,3)
Tại kỳ thi Tam Tạng đầu tiên được tổ chức tại Yangon vào năm 1948 ngay sau khi Myanmar giành được độc lập từ tay thực dân Anh, không có ai là người giành chiến thắng. Mãi đến tận năm 1953, Myanmar mới có vị Tam Tạng đầu tiên là Ngài Mingun Sayadaw (pháp danh là U Vicittasarabhivamsa). K️hả năng ghi nhớ siêu việt của Mingun Sayadaw đã được Sách Kỷ lục Guiness công nhận. Mingun Sayadaw được coi là vị Tam Tạng vĩ đại nhất trong lịch sử Myanmar, không chỉ vì Ngài là Đệ Nhất Tam Tạng mà còn vì vai trò chủ chốt của Ngài trong cuộc tập kết kinh điển thế giới lần thứ 6.

- Năm 1985, khi một đoàn của Kỷ lục Guiness đến Myanmar để trực tiếp kiểm tra và ghi nhận bộ nhớ siêu phàm của Mingun Sayadaw ngài đã khiến tất cả những người tham dự phải kinh ngạc khi Ngài đọc liên tục 16.000 trang, không quên một câu, không đọc sai hay vấp dù chỉ một từ nào trong TAM TẠNG KINH ĐIỂN. Đã rất choáng váng vì điều này, một người trong đoàn vẫn còn tò mò hỏi: “Thưa Sayadaw, Ngài còn có khả năng ghi nhớ thứ gì khác nữa không?”. “Có chứ, hãy đưa cho tôi một tờ báo bất kỳ”, Ngài Mingun nói. Thế là một người trong đoàn đưa cho Ngài một tờ báo mới. Ngài cầm tờ báo và chỉ đọc lướt qua một lượt rồi nói: “Nào, bây giờ hãy hỏi tôi một đoạn bất kỳ”. Và trong sự kinh ngạc đến thảng thốt của những người tham dự, Ngài Mingun đọc vanh vách toàn bộ nội dung của cột báo hay trang báo Ngài được hỏi tới. Dường như trong Ngài đã có sẵn một cái máy quét (scanner) kết nối với một máy tính có ổ cứng chứa dữ liệu vậy."
▶️Mingun sayadawgi không chỉ là một vị Tam Tạng xuất chúng lỗi lạc, ngài còn đạt được rất nhiều danh vị danh tiếng khác như:
Pahtamakyaw Abhivamsa. Nhằm giữ gìn duy trì giáo pháp của Đức Phật được lưu truyền lâu dài trên thế gian này, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài cho chúng sinh, nhất là nhân loại, chư thiên, phạm thiên...Ngài thành lập trường đại học mang tên MINGUN TIPITAKA UNIVERSITY chuyên đào tạo các ngài Tam Tạng, Nước Miến có tổng cộng 14 vị Tam Tạng trong đó 04 vị đã hưởng hạnh phúc an lạc của sự giải thoát, hiện tiền còn 10 vị thì 7 vị đỗ được kỳ thi Tam Tạng đều học từ ngôi trường đại học này đó là các Ngài Tam Tạng 6, 7, 8, 9, 11, 13, 14.
▶️Sau khi thành lập trường đại học MINGUN rất nhiều năm sau đó không một ai đó đỗ được Tam Tạng vì không thể nào qua được môn Vi Diệu Pháp hóc báu, ngài MINGUN tìm mọi cách mời Ngài Kumārābhivaṃsa -(Tăng Thống đương nhiệm của Giáo Hội Phật Giáo Myanmar) lúc bấy giờ chưa là Tăng thống & nổi tiếng là một vị giáo sư uyên bác về dạy 04 năm tại trường đại học MINGUN. ▶️Kỳ tích đã xuất hiện từ năm 1995 đến năm 2000

▶️4 ỨNG CỬ VIÊN ĐÃ XUẤT SẮC VƯỢT QUA KỲ SÁT HẠCH NHẬN DANH HIỆU VÔ CÙNG CAO QUÍ TAM TẠNG (6,7,8,9).
▶️Hiện nay, ngài Tam Tạng 8 là hiệu trưởng trường đại học MINGUN, không chỉ giúp đỡ người nghèo, đào tạo tăng tài cho đất nước, ngài Tam Tạng 8 còn nổi tiếng nhất trong các ngài Tam Tạng hiện nay với bệnh viện mắt mỗi ngày mổ miễn phí cho 500 bệnh nhân không phân biệt tôn giáo mầu da nhằm mang lại ánh sáng không chỉ cho đôi 👀 mắt mà còn đem lại ánh sáng giác ngộ cho họ bằng việc truyền bá hoằng dương chánh Pháp. Sau khi làm viện trưởng trường đại học MINGUN, 3 ứng cử viên xuất sắc hoàn thành kỳ thi Tam Tạng trở thành các ngài Tam Tạng 11, 13, 14.


▶Trong thời đại ngày nay, nhiều người sẽ đặt câu hỏi về sự khôn ngoan của việc tổ chức một kỳ thi dài và căng thẳng như vậy để chọn ra một vị Tam Tạng trong khi toàn bộ Tam Tạng kinh điển đã được ghi trên lá cây, trên phiến đá, được in thành sách và trong cả những đĩa CD-Rom và rất khó có khả năng những văn bản Tipitaka sẽ biến mất khỏi thế giới này. Tuy nhiên, trên thực tế, việc so sánh giữa lưu trữ vật lý với lưu giữ bằng trí nhớ của con người là một sự khập khiễng. Một người thuộc nằm lòng Tam Tạng có thể sử dụng những kiến thức của mình vào bất cứ lúc nào, với một thái độ đúng đắn và đầy trách nhiệm, truyền tải những thông điệp phù hợp với trình độ hiểu biết, hoàn cảnh tâm lý của người nghe, một điều mà không một phương tiện vô tri vô giác nào có thể thay thế được. Bên cạnh đó, những bậc thông suốt Tam Tạng luôn thẳng bước trên con đường chánh pháp, hiểu rõ Phật đồng thời mang đến lợi ích vô giá cho những người xung quanh. Chính vì thế, mục đích tối thượng của kỳ thi Tam Tạng chính là quảng bá rộng rãi những lời giáo huấn của Đức Phật, những lời dạy được coi là món quà cao quý nhất trên thế gian và chính là món quà Pháp bảo dưới dạng thức thuần khiết nhất.

Dành cho những ai muốn nghiên cứu và đọc thêm bằng tiếng Anh:
http://www.myanmarnet.net/nibbana/tipitaka/tpdkdhra.htm


Theo: Facebook H.N

CUỘC THI TUYỂN CHỌN
BẬC THỦ TRÌ TAM TẠNG - BẬC THÔNG SUỐT TAM TẠNG

Cuộc thi tuyển chọn những bậc Thủ Trì Tam Tạng (Tipiṭakadhara) - bậc Thông Suốt Tam Tạng (Tipiṭakakovida) lần đầu tiên diễn ra vào ngày 03-02-1949 và cho đến giờ phút này cuộc thi lần thứ 67 đang diễn ra tại thạch độ Mahā Pāsāna, đã khai mạc vào ngày 28-12-2014 - tháng rồi. Như vậy cuộc thi tuyển đã đi một chặn đường dài 66 năm. Đây là cuộc thi với thời gian diễn ra dài nhất - 33 ngày, có tỷ lệ vị hoàn tất kỳ thi viên mãn ít nhất - 65 năm chỉ 13 vị đã hoàn tất và có độ khó và căng thẳng nhất trên thế giới.
Một chặn đường 66 năm, biết bao thăng trầm, biến thiên của đất nước, từ tôn giáo đến chính trị, kinh tế, văn hoá ...thế nhưng cuộc thi vẫn đều đặn diễn ra mỗi năm và được ủng hộ mạnh mẻ từ quần chúng là do hướng đến những mục đích thiết thực vì sự tồn tại và
phát triển Chánh Pháp và vì sự lợi ích cho tứ chúng. Khi tổ chức cuộc thi, ban tổ chức đã hướng tới 3 mục tiêu: 

1. Để phát hiện ra những vị đang vun bồi những Pháp Độ thù thắng, những bậc có đại trí tuệ trong Giáo Pháp.
2. Để thực hành thiện sự cao thượng nhất trong các thiện sự đó là sự nâng đỡ Pháp Học.
3. Để phát hiện ra những vị thông thuộc Tam Tạng, những vị ấy ví như
tháp thờ Pháp Bảo trong Giáo Pháp xứng đáng lễ bái, cúng dường.

HÌNH THỨC & NỘI DUNG CUỘC THI

Về hình thức, cuộc thi chia thành hai phần: Phần thi thuộc lòng Tam tạng và Phần thi viết, mỗi phần lại được chia ra năm phần nữa. Nếu một vị thí sinh một năm đăng ký thi một phần thì vị ấy sẽ hoàn tất cuộc thi trong 10 năm, nhưng phần Thắng Pháp Tạng, nhứt là đến bộ Paṭṭhāna hiếm có vị nào vượt qua trong một năm vì nghĩa lý của bộ này thâm sâu như đạihải, văn cú trúc trắc khôn lường.


1. Phần thi thuộc lòng Tam tạng

Phần này đòi hỏi vị thí sinh phải thuộc nằm lòng 8.025 trang Chánh
Tạng Pāḷi Miến Điện gồm Luật tạng, Kinh tạng và Thắng Pháp tạng và phải được tụng đọc trước sự rà soát, kiểm tra của ban giám khảo. Trong lúc tụng đọc vị nào bị nhắc trên năm lần coi như rớt. Lẻ dĩ nhiên, một vị không thể nào hoàn tất hết hơn tám ngàn trang một lần thi, nên phần thi thuộc lòng được chia ra 5 phần:

Luật tạng 5 bộ chia làm hai phần:

- Phần đầu gồm (1) Pārājikapāḷi, 381 trang và (2) Pācittiyapāḷi 470
trang. Hai bộ này tổng cộng 851 trang, thi trong 6 ngày. Vị nào đậu phần này sẽ được cấp bằng Ubhatovibhaṅgadhara, còn vị nào đậu với thành tích xuất sắc thì danh hiệu là Visiṭṭha Ubhatovibhaṅgadhara.
- Phần sau gồm: (3) Mahāvaggapāḷi, 511 trang; (4) Cūlavaggapāḷi, 508 trang và (5) Parivārapāḷi, 390 trang. Tổng cộng ba bộ có 1.409 trang, thi trong 9 ngày. Khi đậu phần này cùng với phần trước, vị ấy sẽ được cấp bằng Vinayadhara - Bậc Thủ Trì Luật tạng và vị đậu với kết quả xuất sắc thì danh hiệu sẽ là Visiṭṭha Vinayadhara.
Kinh tạng chỉ thi Trường bộ kinh gồm 3 phẩm: 
(1) Sīlakkhandhavaggapāḷi, 236 trang; (2) Mahāvaggapāḷi, 283 trang; (3) Pāthikavaggapāḷi, 260 trang. Ba phẩm này tổng cộng 779 trang, thi trong 9 ngày. Vị nào đậu sẽ được cấp bằng Dīghabhāṇaka, đối với vị đạt thành tích ưu việt thì danh hiệu là Visiṭṭha Dīghabhāṇaka.
Thắng Pháp tạng cũng được chia hai phần:
- Phần đầu thi 5 bộ đầu, tổng cộng 1.390 trang, thi trong 11 ngày.
(1) Dhammasaṅgaṇī, 298 trang, thi 3 ngày
(2) Vibhaṅga, 453 trang, thi 3 ngày
(3) Dhātukathā, thi 1 ngày và (4) Puggalapaññatti, thi 1 ngày. (3) và (4) có 185 trang (5) Kathāvatthu, 454 trang, thi 3 ngày
Vị đậu phần này sẽ được cấp bằng Mūlābhidhammika, vị đậu hạng ưu văn bằng sẽ là Visiṭṭha Mūlābhidhammika.
- Phần sau: thi 2 bộ còn lại, tổng cộng có 3.597 trang, thi trong 18 ngày.
(6) Bộ Yamaka được phân thành 3 phần: Phần 1, 265 trang; phần 2, 386 trang và phần 3, 330 trang, thi 6 ngày.
(7) Bộ Paṭṭhāna được phân thành năm phần: Phần 1, 464 trang; phần 2,  493 trang; phần 3, 605 trang; phần 4, 636 trang và phần 5, 442 trang, thi 12 ngày. (Có sự sai sót về số trang ở tài liệu chúng tôi tham khảo, vì tổng các số trang cộng lại ở phần này không đúng 3.597) Vị đậu phần này sẽ được cấp bằng Abhidhammika, vị đậu xuất sắc, danh bằng sẽ là Visiṭṭha Abhidhammika.
Vị hoàn tất phần thi thuộc lòng sẽ được cấp bằng Tipiṭakadhara - Bậc Thủ Trì Tam Tạng, vị đậu xuất sắc thì có danh hiệu Visiṭṭha
Tipiṭakadhara.
2. Phần thi viết
Phần thi viết chỉ dành cho những vị đã hoàn tất phần thi thuộc lòng. Phần này được xem là phần thi nặng hơn, khó hơn vì đòi hỏi vị thí sinh phải có khả năng trích dẫn chánh sớ (aṭṭhakathā) và hậu sớ (ṭīkā) để có thể giải thích, làm sáng tỏ nghĩa ý của những câu hỏi liên quan đến phần Chánh Tạng. Điều này đòi hỏi vị thí sinh không những thuộc nằm lòng Tam tạng mà phải rành rẻ, thông suốt chánh sớ và hậu sớ nữa.
Đề thi có 12 câu hỏi, thí sinh chỉ chọn trả lời 10 câu, một câu trả lời đúng được 20 điểm. Một vị đậu thông thường, bài làm phải đạt ít nhất 75 điểm; trong trường hợp nếu như muốn được số điểm đậu mỗi ngày là 85 thì mỗi ngày thi, bài làm phải đạt ít nhất trên 80 điểm; vị đậu với điểm số bình quân 90% thì trước danh hiệu sẽ có chữ "Mahā". Tương tự như phần thi thuộc lòng, phần thi viết cũng được chia ra 5 phần:
Luật tạng gồm hai phần:
- Phần đầu: những câu hỏi sẽ nằm trong hai bộ luật: (1) Pārājikapāḷi và (2) Pācittiyapāḷi, thi 2 ngày.
- Phần sau: những câu hỏi sẽ liên quan đến ba bộ luật: (3)
Mahāvaggapāḷi (4) Cūlavaggapāḷi và (5) Parivārapāḷi thi trong 3 ngày.
- Chánh sớ liên quan phần này gồm: (1) Pārājikakaṇḍa-aṭṭhakathā, 657
trang; (2) Pācityādi-aṭṭhakathā, 347 trang; (3) Cūlavaggadi-aṭṭhakathā,  265 trang (gồm cả Parivāra) . Tổng số trang phần chánh sớ là 1.269  trang.
- Hậu sớ được phép tham khảo gồm: (1) Sārattha-ṭīkā, 1.404
trang; (2) Vimativinodanī-ṭīkā, 684 trang; (3) Vajirabuddhi-ṭīkā, 585 trang; tổng cộng 2.673 trang và (4) Yojanā, 655 trang.
Vị đậu phần đầu sẽ được cấp bằng Ubhatovibhaṅgakovida, vị đậu xuất sắc sẽ là Mahā Ubhatovibhaṅgakovida. Vị đậu luôn cả phần sau thì coi như vị ấy đã viên mãn phần Luật tạng và sẽ được cấp bằng Vinayakovida - Bậc Thông suốt Luật tạng; vị có thành tích xuất sắc thì tấm bằng sẽ là Mahā Vinayakovida.
Kinh tạng

Những câu hỏi sẽ được ra liên quan đến 3 phẩm của Trường bộ kinh. Vị thí sinh phải làm sáng tỏ nghĩa lý dựa trên phần chánh sớ gồm (1) Sīlakkhandhavagga-aṭṭhakathā, 338 trang; (2) Mahāvagga-aṭṭhakathā, 403 trang; (3) Pāthikavagga-aṭṭhakathā, 251 trang. Tổng cộng có 992 trang.
- Phần hậu sớ gồm (1) Sīlakkhandhavagga-ṭīkā, 405 trang; (2)
Sīlakkhandhavagga-abhinava-ṭīkā (Pa), 500 trang; (3)
Sīlakkhandhavagga-abhinava-ṭīkā (Du), 437 trang; (4) Mahāvagga-ṭīkā, 358 trang; (5) Pāthikavagga-ṭīkā, 292 trang. Tổng cộng có 1.992 trang.
Phần thi viết này diễn ra 3 ngày, vị nào đậu sẽ được cấp bằng
Dīghanikāyakovida - Bậc Thông Suốt Trường bộ, vị đậu với thành tích xuất sắc, danh bằng sẽ là Mahā Dīghanikāyakovida.
Vị nào đậu cả hai phần thi thuộc lòng và thi viết thuộc Luật tạng và Kinh tạng sẽ được cấp bằng chứng nhận Dvipiṭakadhara/Dvipiṭakakovida tức là những vị thông
suốt hai tạng, gọi tắt là vị Nhị tạng. Vị đậu xuất sắc thì danh bằng sẽ  có thêm chữ Visiṭṭha (hạng ưu)
Thắng Pháp tạng có hai phần:
- Phần đầu: nội dung đề thi sẽ nằm trong 5 bộ đầu của Thắng Pháp tạng và thi trong 5 ngày. Phần sau câu hỏi liên quan hai bộ còn lại, thi 4 ngày. Thí sinh sẽ phải giải thích, làm rỏ nghĩa của mỗi câu hỏi dựa trên 3 bộ chánh sớ và 3 bộ hậu sớ:
- Chánh sớ: (1) Aṭṭhasālinī-aṭṭhakathā, 454 trang (2) Samohavinodanī-aṭṭhakathā, 508 trang (3) Pañcapakaraṇa-aṭṭhakathā, 499 trang. Tổng cộng có 1.461 trang.
- Hậu sớ: (1) Dhammasaṅgaṇī Mūlaṭīkā - Anuṭīkā, 423 trang; (2) Vibhaṅga Mūlaṭīkā - Anuṭīkā, 464 trang; (3) Pañcapakaraṇa Mūlaṭīkā - Anuṭīkā, 571 trang. Tổng cộng có 1.458 trang.
Vị hoàn thành phần đầu sẽ được cấp bằng Mūlābhidhammakovida. Vị đậu phần sau sẽ được cấp bằng Abhidhammakovida, vị đổ với thành tích xuất sắc thì văn bằng sẽ là Mahā Abhidhammakovida. Khi hoàn tất phần sau của Thắng pháp tạng vị ấy được xem như đã hoàn thành viên mãn cuộc thi đầy cam go này.
Giờ đâyvị ấy đạt được danh hiệu: Tipiṭakadhara - Tipiṭakakovida - Bậc Thủ Trì Tam Tạng - Bậc Thông Suốt Tam Tạng, nếu vị ấy các phần thi đều đạt thành tích xuất sắc thì danh hiệu sẽ là Visiṭṭha Tipiṭakadhara và Mahā Tipiṭakakovida. Một vị đạt thành tích như vậy thì sự nghiệp Pháp Học vĩ đại được xem như hoàn tất và việc tiếp theo, vị ấy với sở học của mình về Phật Pháp, như một vị sứ giả Như Lai, tiếp nối công việc hoằng dương Phật Pháp.
Trung mình một vị phải trãi qua từ 10 đến 15 năm để hoàn tất tất cả những phần thi của cuộc thi. Phần thi dài nhất và căng thẳng nhất là Thắng Pháp tạng. Để trở thành một vị với danh hiệu cao quý: Tipiṭakadha và Tipiṭakakovida - Bậc Thủ Trì Tam Tạng và Bậc Thông Suốt Tam Tạng vị ấy ngày đêm, lúc ăn cũng như lúc nghỉ luôn luôn tưởng niệm lời Phật dạy, tha thiết với giáo lý của Bậc Đạo Sư; vị ấy có sự vững tâm trước mọi thử thách.
Sau khi hoàn tất viên mãn cuộc thi, vị ấy sẽ được chính phủ phong tặng một danh hiệu nữa là Tipiṭakadha Dhammabhaṇḍāgārika - Bậc Thủ Trì Tam Tạng - Bậc Thủ Kho Chánh Pháp. Có điều danh hiệu này được phong tặng ít nhất sau 5 năm vị ấy đã vượt qua cuộc thi, cùng với danh hiệu này vị ấy sẽ được dâng tặng một cây quạt ngà voi được chế tác tỉ mỉ, công phu và vô giá.

VINH DANH

Mỗi năm theo truyền thống, sau cuộc thi, chính phủ sẽ tổ chức một cuộc đại lễ long trọng có tính cách quốc gia để vinh danh và cúng dường nhữngvị đã vượt qua cuộc thi. Những vị đậu từ Nhất Tạng cho đến Tam Tạng được xem như là những vị "Anh Hùng Chánh Pháp", tiếng Miến gọi là Sāsanā-a-dza-ni-pouk-kou.
1. Bậc Thủ Trì Tam Tạng, vị "Anh Hùng Chánh Pháp" sẽ được vinh danh với ba cây lọng tán trắng, cán lọng màu đỏ; và được ban cờ và con dấu khắc danh hiệu vị ấy.
2. Bậc Thủ Trì Tam Tạng - Thông Suốt Tam Tạng, vị "Anh Hùng Chánh Pháp" sẽ được vinh danh với ba cây lọng tán trắng, cán lọng màu đỏ; và được ban cờ và con dấu khắc danh hiệu vị ấy.
3. Bậc Thủ Trì Nhị Tạng, vị "Anh Hùng Chánh Pháp" sẽ được vinh danh với hai cây lọng màu trắng, cán lọng màu đỏ; và được ban cờ và con dấu khắc danh hiệu vị ấy.
4. Bậc Thủ Trì Nhị Tạng - Bậc Thông Suốt Nhị Tạng, vị "Anh Hùng Chánh Pháp" sẽ được vinh danh với hai cây lọng màu trắng, cán lọng màu vàng; và được ban cờ và con dấu khắc danh hiệu vị ấy.
5. Bậc Thủ Trì Nhất Tạng, vị "Anh Hùng Chánh Pháp" sẽ được vinh danh với một cây lọng màu trắng, cán lọng màu đỏ; và được ban cờ và con dấu khắc danh hiệu vị ấy.
6. Bậc Thủ Trì Nhất Tạng - Bậc Thông Suốt Nhất Tạng, vị "Anh Hùng Chánh Pháp" sẽ được vinh danh với một cây lọng màu trắng, cán lọng màu vàng; và đượcban cờ và con dấu khắc danh hiệu vị ấy.


THỜI GIAN THI
Hằng năm cuộc thi như thường lệ được tổ chức tại thạch động nơi diễn ra Cuộc Kết Tập Kinh Điển lần thứ 6, thạch động Mahā Pāsāna, Yangon.
Phần thi thuộc lòng Tam Tạng bắt đầu từ 8 giờ sáng đến 10 giờ sáng, có4 thời thi; buổi chiều từ 1 giờ trưa đến 4 giờ chiều có 5 thời. Một thời thi diễn ra 25 phút, sau mỗi thời các thí sinh được nghỉ 10 phút. Như vậy một ngày có 9 thời thi. Một ngày trung bình một vị thí sinh tụng khoảng từ 100 đến 150 trang. Trong một ngày thi, thí sinh được nhắc 5 lần, nếu bị nhắc trên 5 lần coi như rớt.
Phần thi viết bắt đầu sau phần thi thuộc lòng, thời gian thi từ 12 giờ 30 trưa đến 4 giờ 30 chiều. Mỗi đề thi viết có 12 câu, vị thí sinh chỉ chọn trả lời 10 câu, một câu trả lời đúng sẽ được tính 20 điểm, bài thi không đạt điểm chuẩn 75, coi như bị chấm rớt. Vị đạt điểm đậu bình quân 90% được xưng danh hai chữ tuyệt vời (Mahā).
THÀNH PHẦN BAN GIÁM KHẢO
Thànhphần ban giám khảo của một vị thí sinh gồm: 2 vị trưởng lão có nhiệm vụrà bài và một cư sĩ thư ký. 2 vị trưởng lão giám khảo ít nhất phải 15 hạ, phải có bằng Dhammācariya hoặc trình độ Mūladhammācariya ngoài ra là những vị lãnh đạo chủ đáng kính, có đức tánh không thiên vị, có tinh  thần trách nhiệm. Vị cư sĩ giám khảo phải là người có tai thính, mắt tốt và không có 4 pháp thiên vị, về trình độ Phật Pháp vị ấy rành về Pāḷi  hoặc có bằng Pathama-Kji hoặc Dhammācariya và đang ở độ tuổi từ 35 đến 70.
ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN THAM GIA CUỘC THI
Cuộc thi này không dành cho các cư sĩ và các cô tu nữ mà chỉ có các vị sa-di và tỳ-khưu mới được đăng ký tham gia. Các thí sinh dự thi phải hội đủ những điều kiện:
- Vị thí sinh phải hoàn tất một trong những chương
trình Phật Pháp sau: Pathama-kji-dan, Sakyasīha-sa-tin-dan hoặc
Cetiyaṅgaṇa-sa-tin-dan.
- Vị ấy có dáng vẻ dễ nhìn và không có những khuyết tật về thân thể.
- Vị ấy phải tuân thủ những nội quy, qui định do của Ban tổ chức.
 

ĐỨC TÁNH CỦA VỊ RA ĐỀ THI
- Là vị trưởng lão 20 hạ
- Là vị thiện xảo về Pháp học, tức nắm vững Chánh tạng, Chánh sớ, Hậu sớ, ...
- Là vị trưởng lão có đức tánh kiên định, có tinh thần trách niệm và có khả năng giữ bí mật sự vụ.
- Là vị trưởng lão không có 4 pháp thiên vị.
- Là vị trưởng lão có sự cẩn trọng trong việc soạn đề thi theo qui định. Ngày nay với sự suy thoái đạo đức và sự hưởng thụ vật chất tăng cao diễn ra nơi nơi, Miến Điện được xem như là một miền đất còn nhiều ẩn kính, nhưng với sự mở cửa hiện nay, lòng người cũng không thoát khỏi thực trạng này; thế nhưng vẫn còn đây những vị tha thiết với lời Phật dạy, miệt mài ngày đêm ghi khắc những trang kinh vào lòng thì thật đáng trân trọng và đánh quý xiết bao. Hãy một lần đến thạch động Mahā Pāsāna,nơi cuộc thi diễn ra, để lắng lòng nghe những lời kinh từ ngàn xưa vọnglại mà nghe lòng dâng trào niềm cảm xúc mãnh liệt. Đáng cảm phục thay những vị Anh Hùng Chánh Pháp!.


Sagaing, 09/01/2015


Từ Minh
–––––––––––––––––––––––––––
Tài liệu tham khảo:
Bài viết này lấy cảm hứng từ một bài viết của tờ báo Myanmar-alin ra ngày 29-12-2014, nhưng tài liệu tham khảo chính dựa trên:
- Tipiṭakadha-sa-mwe-bwe akjaung
- Tipiṭakadha-shwe-ya-tu 1310-1360, xb 1998
- Những hình ảnh từ cuộc thi thứ 67 do sư Thiện Ngọc cung cấp
And, Thank my friend, U. Aggadhamma, for his kindness, conscientiousness to help me complete this article

https://tanhbietnhiemmau.blogspot.com/2017/04/14-vi-ai-truong-lao-tam-tang-cua-at.html

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/11/2021(Xem: 3337)
Buổi sáng ngày 17 tháng 11 vừa qua, Đức Đạt Lai Lạt Ma là khách mời online của Cục Quản lý thảm họa quốc gia (NDMA) Ấn Độ, được chào đón bởi Giám đốc Điều hành Thiếu tướng Manoj Kumar Bindal. Ông đã cung thỉnh Ngài đăng lâm Bảo tọa chia sẻ pháp thoại với chủ đề "sự Thấu cảm và Tình thương giữa Bối cảnh Quản lý Thiên tai" (Love and Compassion in the Context of Disaster Management).
22/11/2021(Xem: 2862)
Theo thống kê của Bộ du lịch Vương quốc Phật giáo Campuchia, lượng du khách thập phương hành hương trên toàn quốc đã được ghi nhận trong ngày thứ 2 của Lễ hội Té nước. Cư sĩ Thong Khon, Bộ Trưởng Bộ Du lịch Vương quốc Phật giáo Campuchia cho biết, trong ngày thứ 2 của Lễ hội Té nước, tại các địa điểm du lịch khác nhau trong của nước đã thu hút 330.000 người. Ngoài khách du lịch trong nước, cũng có một số khách du lịch nước ngoài được ghi nhận.
21/11/2021(Xem: 2895)
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã chế tác một "bản sao siêu tuyệt" bức tranh trong hang động thế kỷ thứ 7 và hai bức tượng Phật Bamiyan bị Taliban phá hủy, sử dụng kết hợp các kỹ thuật truyền thống và kỹ thuật số mà họ hy vọng sẽ cứu vãn "linh hồn" của tác phẩm cho các thế hệ tương lai.
21/11/2021(Xem: 2120)
Gần đây, nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc đã hạ lệnh đóng cửa Trường Phật học Gedeng, thuộc Tu viện Ganden Rao Denglangjie (壽靈寺), huyện Luhuo, châu tự trị dân tộc Tạng Garzê, tỉnh Tứ Xuyên, với lý do vi phạm luật sử dụng đất và thiếu cơ sở pháp lý liên quan, đồng thời hạ lệnh phá dỡ trường Phật học. Các lớp học và ký túc xá của trường, cưỡng bức toàn bộ học sinh phải trở về tư gia của họ.
18/11/2021(Xem: 2040)
Theo truyền thông quốc gia Phật giáo này đưa tin, vào ngày 14 tháng 11 vừa qua, Lễ hội Kathina cấp Quốc gia Dưới sự Bảo hộ và chủ trì của Tổng thống nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka Cư sĩ Gotabaya Rajapaksa, sự kiện được tổ chức tại các cơ sở tự viện Phật giáo Miyugunarama, Raja Maha Viharaya, Colabagama, Kurunegala.
18/11/2021(Xem: 3734)
Dù nhìn dưới góc độ nào hay y cứ theo ý nghĩa của bất kỳ truyền thống nào thì Triết gia Karl Marx (1818-1883) không phải là một Phật tử. Từ những nguồn có thể xác định được, trong những chuyến vân du đó đây vòng quanh châu Âu, cá nhân Triết gia Karl Marx chưa bao giờ tiếp cận với bất kỳ hình thức Phật giáo "dân tộc" nào.
16/11/2021(Xem: 2623)
Viên Hoán Tiên (1887-1966), chính trị gia, nhà quân sự, vị Trưởng lão Cư sĩ Thiền Tông ngộ đạo nổi danh một thời ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Hoa, ông đã kiến lập "Tịnh xá Duy Ma" (维摩精舍) ở Thành Đô, nơi ông tụ chúng giảng dạy Phật học và dạy thực hành thiền định, hóa độ một phương, tứ chúng đều ngưỡng mộ. Ông là vị Trưởng lão Thiền sư Cư sĩ nổi tiếng được coi là một nhân tố chính trong công cuộc phục hưng Phật giáo Trung Hoa. Những tác phẩm của ông được biên soạn, hiệu đính bởi đồ đệ thượng thủ xuất sắc Nam Hoài Cẩn như tác phẩm "Duy Ma Tinh Xá Tùng Thư" (維摩精舍叢書), "Viên Hoán Tiên Trước Thuật Tập" (袁煥仙著述集), "Linh Nham Ngữ Tiết" (靈巖語屑).
14/11/2021(Xem: 3158)
Vào ngày 11 tháng 11 vừa qua, Cư sĩ Mã Anh Cửu, cựu Tổng thống Đài Loan và đoàn tùy tùng của ông đã thân lâm viếng thăm Phật đà Kỷ niệm quán (佛陀紀念館), và thưởng ngoạn "Triển lãm đặc biệt Con đường Hải tuyến Phật giáo & Nghệ thuật Truyền thông Mới" (佛教海線絲綢之路&新媒體藝術特展) và kịch trường tương tác 360 độ để có tự thân trải nghiệm. Sau chuyến thăm thực tế này, Cư sĩ Mã Anh Cửu nói rằng, trước đây ông đã nghe nói về cuộc triển lãm này, quả thật là "Thật tuyệt vời!"
14/11/2021(Xem: 2888)
Gần đây Bảo tàng Quốc gia Bangkok vừa được tân trang, mời tất cả công chúng tìm hiểu về quá khứ, cùng chia sẻ từ thời tiền sử đến thời Đế quốc Tam Phật Tề (Srivijaya).
14/11/2021(Xem: 4324)
gười sáng lập studio SJK Architects, một công ty kiến ​​trúc ở thành phố Mumbai, nữ Kiến trúc sư người Ấn Độ Shimul Javeri Kadri đã minh chứng cho triết lý trong thiết kế khách sạn Marasa Sarovar Premiere ở Bodh Gaya, Ấn Độ trở thành một trải nghiệm tuyệt vời theo nhiều cách khác nhau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567