Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tổng quan về Phật giáo Thế giới

22/03/201918:51(Xem: 5463)
Tổng quan về Phật giáo Thế giới



Phat Giao The Gioi_2019

Tổng quan về Phật giáo Thế giới

 

Phật giáo là tên gọi giáo pháp của Đức Phật Cồ-Đàm, thường được các tín đồ gọi là Phật pháp. Được thành lập bởi Đức Phật Thích Ca (560-480 TTL) ở miền Bắc Ấn Độ, sau đó được Hoàng đế A Dục chấp nhận là quốc giáo rồi đem vào Tích Lan và các nước lân cận, Phật giáo phát triển nhanh chóng ở Đông phương và cuối cùng trở thành tôn giáo có ảnh hưởng nhất trên thế giới.

 

1) Các điểm nổi bật của Phật giáo

 

Bởi vì Phật giáo phát triển tại các xứ Á Châu,  người Tây phương đương nhiên nhìn nó qua lăng kính văn hóa và tâm lý của riêng họ. Các điểm hấp dẫn của Phật giáo là chủ trương thực nghiệm của Đức Phật, hướng đi tâm linh thực tế và đa dạng. Lý thuyết về tâm lý con người đặt nền tảng trên trách nhiệm cá nhân rất thích hợp với chủ nghĩa cá nhân của Tây phương. Những giáo thuyết về luân lý, lòng bi mẫn và ý chí lợi tha rất tương đồng với truyền thống Do-thái Cơ-đốc giáo Tây phương. Khái niệm về nghiệp, luật nhân quả trong cả hai lãnh vực tâm lý và trách nhiệm cá nhân cũng rất phù hợp với định luật tác động và phản tác động của khoa học. Và đường hướng theo chủ nghĩa kinh nghiệm phổ cập của Phật giáo được tâm hồn người Tây phương chấp nhận. Tuy nhiên, đồng thời Phật giáo cũng có những yếu tố tương phản với cốt lõi văn hóa Tây phương.Trong khi Đức Phật dạy là hạnh phúc có thể tìm được qua sự tiết chế dục vọng, văn hóa Mỹ (đại diện cho Tây phương) lại dạy là hạnh phúc nằm trong sự thỏa mãn lòng mong cầu. Trong khi Tây phương dạy lòng tự quyết và sự theo đuổi ham muốn, Phật giáo dạy xả kỷ và lợị tha. Có sự đối chọi giữa khuynh hướng thoát tục của Phật giáo và khuynh hướng nhập thế của người Mỹ hiên đại. Ngay cả trong Phật giáo cũng có sự đối kháng giữa hai hướng đi thiền định và học tập giáo lý, trong tất cả các tông phái.

 

Phật giáo rất bao dung, đó là điểm luôn luôn thu hút người Tây phương. Phật giáo có kho giáo lý (rất tốt) nhưng không bao giờ muốn cưỡng ép hay lên lớp người khác. Người ta cũng rất ngưỡng mộ hệ thống công lý của Phật giáo, theo đó thì ai gieo nhân nào sẽ gặt quả đó. Thiện chí sẽ được tưởng thưởng và ác ý sẽ bị trừng phạt đích đáng. Hệ luân lý cao thượng của Phật giáo được nhiều người tán thán. Không ai có thể bài bác giá trị của Bốn Sự Thật và Con Đường Bát Chánh.

 

Yếu tố quan trọng nhất của Phật giáo được diễn tả trong nhiều kinh điển Đại thừa như kinh Pháp Hoa và kinh Hoa Nghiêm. Đó là Đức Phật không phải chỉ cứu vớt chúng sanh rồi sau đó để họ đóng vai trò phụ thuộc hay phục tùng - mà thật ra tâm nguyện của Ngài là giúp đỡ họ thành Phật, nghĩa là bằng như Ngài không khác. Đây là ưu điểm có tính cách mạng và duy nhất của Phật giáo, không thấy có trong các tôn giáo khác.

 

2) Chi nhánh và Truyền thống

 

Nhánh Phật giáo Nam tông hay Phật giáo Trưởng Lão nổi lên ở miền Nam Ấn Độ rồi lan qua Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan và Campuchia - cũng gọi Phật giáo Nguyên thủy. Trong trường phái nầy, hành giả gắng tu tập để thành A-la-hán, tức là vị thánh đã chiến thắng dục vọng và ngã chấp, đạt giải thoát cho riêng mình. Bởi vì chỉ nhằm đạt giải thoát cá nhân, hệ phái nầy bị các xứ Phật giáo miền Bắc chê là Tiểu thừa (xe nhỏ). Nhánh Phật giáo miền Bắc Ấn, gọi là Đại thừa, phát triển và lan qua Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Quốc, Việt Nam và Triều Tiên. Trái với Phật giáo Nguyên thủy chủ trương bảo thủ cứng nhắc, Đại Thừa uyển chuyển thích nghi với nhu cầu của chúng sanh có căn bản dân tộc, văn hóa và trình độ khác nhau. Lý tưởng của Đại thừa là trở thành vị Bồ-tát, sẵn sàng hy sinh bản thân để cứu giúp chúng sanh đang chìm đắm trong vô minh và tuyệt vọng, kể cả với cái giá phải xả bỏ quả Bô-đề Vô thượng cho riêng mình (xem “Bồ-tát Địa Tạng”)..

 

Bởi vì mỗi môn phái và giáo pháp đều là phương tiện thích ứng với một nhóm người, chúng chỉ hoàn hảo đối với các đối tượng đó, tại một thời điểm nào đó. Hãy xem qua lời bình của ngài D.T. Suzuki: "Thần học Phật giáo có lý thuyết bao gốm nhiều loại kinh nghiệm trong Phật giáo có vẽ như mâu thuẫn với nhau. Thật ra, lịch sử Phật giáo Trung quốc là một chuỗi các cố gắng nhằm dung hòa những trường phái đối kháng nhau. Có nhiều cách phân loại và dung hòa được đề nghị ... đã đi đến kết luận là: Phật giáo mở cho ta nhiều cánh cửa đi vào chân lý, bởi lẽ có nhiều loại người, nhiều loại tánh người và môi trường khác nhau do sự sai biệt về nghiệp quả. Điều nầy được chính Đức Phật nêu lên và Ngài dạy rằng chỉ cùng một loại nước mà bò cái uống vào thành sữa ngọt trong khi rắn hổ mang uống vào thành nọc độc chết người – cho nên vị lương y phải cho thuốc tùy theo bịnh. Đây là thuyết "Phương tiện Thiện xảo." của Đức Phật..

 

3) Hiện tình Phật giáo

 

Thế kỷ 20 đem lại nhiếu biến chuyển quan trọng cho Phật giáo. Cộng Sản chiếm quyền đưa tới sự tàn phá rộng khắp, nhứt là cho các Tăng đoàn. Trước hết là ở phần Á châu của Liên bang Sô-viết và Mông cổ, rồi kế tiếp là Bắc Hàn, Trung Quốc, Tây Tạng, Việt Nam. Lào và Cao Miên. Các truyền thống Phật giáo đều bị hủy hoại (để rồi vào cuối thế kỷ niềm tin lại được tái sinh, Trung quốc là một trường hợp đáng chú ý). Khoảng thời gian nầy có sự phục hồi hoạt động và trở về đất đai đã bị chiếm đoạt từ lâu. Đáng chú ý là ở Nam Dương và Ấn Độ, Phật giáo đã tái hiện và hồi phục được sự ủng hộ của dân chúng. Đáng ghi nhận là Phật giáo ngày nay có nhiều môi trường phát triển mới. Ở Âu Châu, Phật giáo Nguyên thủy vào đầu thế kỷ đã thành lập, tuy còn ở qui mô nhỏ. Đại thừa Phật giáo ở hình thức Thiền đã thu phục được một số tín đồ đáng kể ngoài cộng đồng di dân Á Châu,.vào thập niên 1950, nhứt là tại Bắc Mỹ. Hoạt động đắc lực của các sư Tây Tạng lưu vong đã đem lại sự ủng hộ cho Phật giáo Tây tạng. Đầu thập niên 1980, đã có hàng trăm nhóm tín đồ và trung tâm Phật giáo rải rác khắp nơi trên thế giới Tây phương. Phần lớn những họat động nầy tuy còn ở qui mô nhỏ, nhưng khá nhiều trường hợp có cơ sở vững chắc.

 

Hình ảnh Phật giáo ở người Tây phương có khuynh hướng tập trung nơi sư đồng hóa cốt yếu với các lý tưởng cao đẹp của Phật giáo. Thường thì người Tây phưong chú trọng về tâm linh hơn là vấn đề tu tập qua luyện tâm và giới luật, hay giáo thuyết của các giảng sư. Kết quả sự tu tập được họ diễn tả là nhằm đạt được, trong đời nầy, một kinh nghiệm tâm linh trực tiếp. Nhưng đối với phần nhiều Phật tử Á châu, hình ảnh Phật giáo nầy chỉ là một phần nhỏ của những gì đến với tâm họ. Phật giáo là hơn nhiều so với thiền định, kiết hạ, tĩnh lặng và tu tâm - nhiều hơn tất cả những gì nêu lên bởi các triết gia và học giả. Mặt kia của Phật giáo có nhiều hình thức, nhưng nếu chỉ tập trung vào hai quyển kinh A Di Đà, ta có thể nói rằng xuyên qua lịch sử, hai bộ kinh nầy được trân trọng bởi rất nhiều Phật tử có niềm tin vào một số đức Phật siêu nhiên và trông cậy vào sự cứu độ của các Ngài. Như vậy, trong số người tự nhận là Phật tử, có những người hướng về một Đức Phật hay nhiều Đức Phật như là nguồn cảm hứng hay dẫn đạo - và có những người đặt căn bản đức tin và sự tu tập của họ trên sự cứu độ của các Đức Phật. Nếu chúng ta nói về hạng người sau, đây là lãnh vực của Phật giáo đức tin và phụng thờ, gọi là Tịnh độ tông - môn phái đang phổ biến và thành công nhất trong cộng đổng Phật giáo Á châu ."

 

Thích Phước Thiệt
(Phỏng dịch đề mục “Buddhism”, trong “The Seeker’s Glossary: Buddhism” – 22/3/19)






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/11/2021(Xem: 2659)
Dưới bầu trời xanh, mây trắng bãng lãng bay cao, những đỉnh núi hiểm trở và Cung điện Potala ngoạn mục bởi được coi là biểu tượng kiến trúc, văn hóa, tôn giáo vĩ đại của Tây Tạng, một hình ảnh phổ biến tại thủ đô Lhasa của Cao nguyên Phật giáo Tây Tạng: chân dung đương kim lãnh tụ Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình và các lãnh đạo đồng cấp.
14/11/2021(Xem: 2396)
Vào hôm thứ Hai ngày 1 tháng 11 vừa qua, các thành viên của năm tổ chức bộ lạc từ gia tộc của Tripura, đã tổ chức một cuộc biểu tình trước Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR) tại Bangladesh, để lên án các cuộc tấn công và phóng hỏa đốt tu viện Phật giáo tại làng Katakhali quận Cox's Bazar, Bangladesh.
12/11/2021(Xem: 2159)
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất, mà thế giới nhân loại phải đối mặt. Báo cáo của Liêp Hợp quốc đã cảnh báo rằng, lượng khí phát thải nhà kính do các hoạt động của con người đang ở mức kỷ lục, “không có dấu hiệu thuyên giảm”. Rất nhiều quốc gia đã ghi nhận thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ trung bình cao và tăng mực nước biển. Trong khi đó, làn sóng đầu tiên về gia tăng số lượng người tỵ nạn vì biến đổi khí hậu sẽ định hình lại cuộc sống của con người.
11/11/2021(Xem: 2122)
Hội thảo Quốc tế Tuần lễ Thiền Thư giãn này, do báo ibulgyo.com (불교신문) thuộc Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc và báo Bulgwang Media (불광미디어가) đồng đăng cai tổ chức, đã long trọng khai mạc vào ngày 5 tháng 11 vừa qua.
11/11/2021(Xem: 2746)
Ba pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni Đản sinh, Thành đạo và nhập Niết bàn, tạc trên vách đá Phnom Sampov, huyện Banan, tỉnh Battambang, Vương quốc Phật giáo Campuchia. Đội thi công xây dựng dự kiến ​​hoàn thành vào cuối năm 2021. Ông Sin Sarin, một nhà thầu xây dựng xác nhận rằng, ba pho tượng Phật được khởi công kiến tạo vào năm 2018. Nhưng chậm trễ trong thi công là do vướng trong mẫu thiết kế.
11/11/2021(Xem: 2580)
Tân Hoa xã đưa tin, ngày 9 tháng 11 vừa qua, Cơ quan bảo vệ và quản lý khu vực Angkor Wat (Cơ quan quốc gia APSARA hoặc ANA) và các di tích Phật giáo cổ đại ở tỉnh Siem Reap, Vương quốc Phật giáo Campuchia, đã cho biết việc gia cố hoàn thiện ngôi già lam cổ tự Banteay Srey Domdek bên ngoài khu phức hợp Angkor Wat.
10/11/2021(Xem: 1887)
Trưởng lão Pháp sư Chi Phong (芝峰法師) cùng với các đồng môn huynh đệ, Pháp sư Pháp Phảng (法舫法師), Pháp sư Đại Tỉnh (大醒法師), Pháp sư Pháp Tôn (法尊法師) được tôn vinh là "Tứ Đại Kim Cương" (四大金剛) thuộc đệ tử cao thủ của Thái Hư Đại sư.
09/11/2021(Xem: 2519)
Vào chiều ngày 8 tháng 11 vừa qua, Thủ tướng chính phủ Vương quốc Phật giáo Campuchia, Cư sĩ Hun Sen cho biết, Australia đã cam kết cung cấp hơn ba triệu liều vaccine cho Vương quốc Phật giáo Campuchia. Điều này sẽ giúp quốc gia Phật giáo này có những phấn khởi, tăng cường cho nhân dân Campuchia.
08/11/2021(Xem: 3434)
Tổ chức Từ thiện Xã hội Cộng sinh Toàn cầu và Thiếu Lâm Tự (소림사), thành phố Bucheon, Gyeonggi, Hàn Quốc đã hoàn thiện trong xây dựng ngôi Trường Tiểu học Bucheon Sorimsa (부천소림사초등학교) và trao tặng một nơi lý tưởng học tập cho các em thiếu niên tại Nepal.
08/11/2021(Xem: 2740)
Ngôi Cổ tự Phật Ngọc (Wat Phra Kaew) ngôi chùa linh thiêng “bậc nhất” và Cung điện Hoàng gia Vương quốc Thái Lan, tọa lạc trung tâm thủ đô Bangko đã mở cửa lại để chào đón du khách thập phương nội địa và du khách quốc tế hành hương vào ngày 1 tháng 11 vừa qua. Khi quốc gia Phật giáo Đông Nam Á này ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 thấp trong 4 tháng, Vương quốc Phật giáo Thái Lan đã chính thức mở cửa trở lại một số địa điểm Tôn giáo và Văn hóa chào đón du khách tham quan.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567