Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Số lượng Phật tử hiện nay (2009) trên thế giới

10/04/201313:35(Xem: 5180)
Số lượng Phật tử hiện nay (2009) trên thế giới

Một tiếp cận có vẻ khả tín hơn:
Số lượng Phật tử trên Thế giới không phải là 500 triệu
mà từ 1,2 đến 1,6 tỉ người

Thedhamma.com / Trí Tánh ĐHT dịch

Số lượng Phật tử trên thế giới đã từng bị lượng định quá thấp. Những thống kê mà ta đọc được trong các Từ điển Bách khoa hoặc trong các Bảng Niên giám thường ghi con số nầy vào khoảng 500 triệu người. Con số nầy đã không kể đến hơn một tỉ người Trung Quốc hiện đang sống tại nước Cọng hòa Nhân dân Trung Quốc. Trung Quốc chính thức là một nước Cọng sản (dầu nhiều điều kiện của một nền kinh tế tự do đã hình thành) và họ không lưu giữ những con số thống kê các tín đồ tôn giáo. Cũng vậy, nhiều nguồn thông tin của các nước phương Tây không thừa nhận rằng một người có thể theo nhiều hơn một tôn giáo. Tại châu Á, tình trạng một người theo hai, ba, hay thậm chí nhiều tôn giáo là điều bình thường. Tại Trung Quốc, trong nhà có bàn thờ với hình tượng và biểu tượng của Lão giáo, Khổng giáo và Phật giáo chung nhau cũng là chuyện bình thường trong một gia đình. 

image002Số Phật tử tại Trung Quốc: Hiện nay [2009], có khoảng 1,3 tỉ người Trung Quốc sống tại nước Cọng hòa Nhân dân. Những điều tra (như Gach-Alpha Books, Phúc trình của Bộ Ngoại giao Mỹvề Trung Quốc, Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Trung Quốc Hiện đại, Thông tấn BBC News, tạp chí China Daily, và một phúc trình của những nhà Truyền giáo Tin Lànhtại Trung Quốc) đã phát hiện ra rằng có khoảng từ 8% đến 91%người Trung Quốc xác nhận rằng Phật giáo là một trong những tôn giáo của họ. Nếu chúng ta dùng con số gần với số bách phân cực đại của những điều tra nầy, nghĩa là lấy 80%, thì cũng đã là khoảng 1,1 tỉ Phật tử Trung Quốc. Không lý đến hơn một tỉ người là một sai lầm ghê gớm và lạc dẫn trong nỗ lực đo đếm số lượng tín đồ Phật giáo. Một Diễn đàn Phật tử Trung Quốc (bskk.com) mà thôi đã có khoảng 60.000 hội viên đăng ký và có hơn 2 triệu người tham dự. Con số nầy thì gấp đôi con số của một diễn đàn Phật giáo lớn nhất bằng Anh ngữ (mà trong đó có cả Phật tử Trung Quốc tham gia cuộc thảo luận). Nhưng để cho sòng phẳng, ta [sẽ không chỉ lấy bách phân 80%, mà sẽ] dùng thêm một ước lượng bảo thủ hơn (xin xem bảng bên dưới). 

Dưới đây là một vài nghiên cứu đã phân tích và định lượng số Phật tử tại Trung Quốc và Bách phân của nó [khi so với tổng dân số nước nầy]:

- Phúc trình của Bộ Ngơại giao Mỹ: Khoảng 8% đến 40% (Phúc trình ghi 8%, nhưng ghi chú thêm rằng có cả “hàng trăm triệu” người Trung Quốc theo nhiều tôn giáo cùng một lần, kể cả Phật giáo).

- BBC News, 2007: Khoảng 16% đến 23%.

- ChinaDaily.com, 2007: Khoảng 16% đến 21%.

- Seanetwork.org, bài viết của Tiến sĩ A. Smith, 2004: Khoảng 50% đế 80%.

- Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Trung Quốc Hiện đại: Khoảng 23% đến 98% (Phúc trình ghi 23% nhưng ghi chú thêm rằng có 98% người Trung Quốc theo nhiều hơn một tôn giáo, trong đó có Phật giáo).

- Băng tần Buddhist Channel, bài viết “Phật giáo phát triển mạnh tại Trung Quốc” ngày 7-7-2009.

- Gach, Nhà Xuất bản Alpha Books: Khoảng 91%. 

Số Phật tử tại Mỹ: Xác định số Phật tử tại Mỹ cũng có vấn đề vì Văn phòng Thống kế Dân số Hoa Kỳ (US Census Bureau) không hỏi dân Mỹ theo tôn giáo nào. Nhiều công trình nghiên cứu cho rằng bách phân Phật tử khi thì khá thấp, vào khoảng 0,5%, khi thì khá cao, vào khoảng 3%. Vài nghiên cứu với kết quả bách phân thấp khẳng định rằng một nữa số Phật tử Mỹ nầy thuộc dân da trắng, nguồn gốc Âu châu. Điều nầy chứng tỏ rằng những nghiên cứu đó có thể sai lầm. Ai đã từng tiến hành điều tra tình hình Phật giáo tại Mỹ bằng cách thực tế đến các Tự viện và Thiền đường thì đều thấy rằng đa số Phật tử đều chủ yếu là người Á châu hoặc có gốc Á châu. Luồng di dân từ Á châu đến Mỹ thì rất cao nhờ các cơ hội kinh tế và nhờ chính sách nhập cư cởi mở của Mỹ cho những người có kỹ năng như trong khu vực Y khoa. Số lượng di dân từ châu Á đến Mỹ là trong khoảng từ 0,5 triệu đến 7 triệu mỗi năm, và chắc rằng một số lượng lớn những người di dân nầy là Phật tử

[Một lý do khác khiến cho] các điều tra có số bách phân thấp là vì họ căn cứ vào những phúc trình thống kê của mộtTổ chức Phật giáo mà thôi. Tổ chức đó có tên là “Những Giáo hội Phật giáo của Mỹ”, BCA: Buddhist Churches of America, (vốn là một trong hiếm hoi những tổ chức chịu thổng kê số hội viên của mình). [Nhưng] BCA chỉ là một nhánh trong Tịnh Độ tông, vốn chỉ là một tông phái trong hệ thống Đại Thừa, vốn cũng chỉ là một thừa trong toàn bộ Phật giáo. Cách đây gần 15 năm, vào năm 1995, một công trình nghiên cứu đã xác định rằng 1,6% dân Mỹ là Phật tử. Chỉ vài năm sau đó, số Phật tử tăng lên gấp đôi; điều nầy cho phép ta ước lượng một con số bách phân là từ 2% đến 4% (xem R. Baumann, Đại học Hannover). Giáo sư Tiến sĩ C. Prebish đã xác nhận rằng 2% dân số Mỹ là Phật tử, và đa số những Phật tử Mỹ đó (80%) có nguồn gốc Á Châu, nghĩa là 4,8 triệu trên 6 triệu (xem Đại học Tiểu bang Utah, 2007). Trong Bảng Tổng kết ở dưới, chúng tôi sẽ dùng bách phân 2%bảo thủ nầy cho số Phật tử tại Mỹ. 

Cập nhật vào tháng Ba năm 2007: Nhờ những cuộc tranh luận [để xác định số lượng Phật tử trên thế giới] , cuối cùng, vài Nguồn tài liệu và Bách khoa Từ điển đã thừa nhận có Phật tử tại Trung Quốc. Những tài liệu nầy cho rằng cuộc điều tra nào xác định 91% thì quá lố, nhưng vài nguồn tài liệu cũng đã ghi một bách phân đáng kể, như Wikipedia chẳng hạn, ghi trên 60%. Vì vậy, cho Bảng Tổng kết bên dưới, chúng tôi sẽ dùng bách phân “lạc quan” 80%và bách phân “bi quan” 50%[cho số Phật tử tại Trung Quốc]. 

Cập nhật vào tháng Bảy năm 2009: Bách phân số Phật tử tại Ấn Độ đã gia tăng đáng kể trong những năm gần đây nhờ có nhiều buổi quy y tập thể của giai cấp Cùng đinh (Dalit), đổi đạo từ Ấn Độ giáo sang Phật giáo. (Xin xem Lễ Đổi đạo 50.000 ngườivà Tài liệu của tạp chí Newsweek, 3/2008, với tựa đề “Ngày nay, 3,25% Phật tử tại Ấn Độ”). 

Ngoài ra, xin xem thêm bài viết “Sự quyến rũ của Phật giáo” (The Appeal of Buddhism) trong tạp chí The Dhamma Encyclopediađể có thêm dữ liệu thống kê, các trang Web Phật giáo và các nguồn tài liệu khác. 

Bảng Tổng Kết: Dưới đây là bảng Tổng kết tương đối chính xác hơn, ghi chú số lượng Phật tử trên toàn thế giới [7/2009] sau khi đã thêm vào những dữ liệu ở trên. (Bách phân số Phật tử trên tổng dân số quốc gia / vùng / châu lục được ghi trong ngoặc đơn):

Quốc gia / Vùng / Châu lục

Số Phật tử

(Bách phân)

Trung Quốc (ước lượng “lạc quan”)

1.070.893.447

(80.00%)

Trung Quốc (ước lượng “bi quan”)

669.308.405

(50.00%)

Nhật Bản

122.022.837

(96.00%)

Thái Lan

62.626.649

(95.00%)

Ấn Độ

37.913.134

(3.25%)

Tích Lan

14.933.050

(70.00%)

Những nước Á châu khác

280.209.398

(21.00%)

Á CHÂU(ước lượng “lạc quan”)

1.588.598.515

Á CHÂU(ước lượng “bi quan”)

1.187.013.473

Hoa Kỳ

6.135.071

(2.00%)

Canada và các Quốc gia đảo Bắc Mỹ

368.447

(1.10%)

BẮC MỸ

6.503.518

Đức Quốc

905.657

(1.10%)

Pháp Quốc

773.215

(1.20%)

Anh Quốc

733.394

(1.20%)

Những nước Âu châu khác

785.700

(0.15%)

ÂU CHÂU

3.197.966

CHÂU MỸ LATINH & NAM MỸ

868.929

(0.15%)

ÚC CHÂU VÀ ÚC ĐẠI LỢI

618.752

(1.80%)

PHI CHÂU

194.550

(0.02%)

TOÀN THẾ GIỚI(ước lượng “lạc quan”)

1.599.982.230

Khoảng 1.6tỉ

TOÀN THẾ GIỚI(ước lượng “bi quan”)

1.198.397.188

Khoảng 1.2tỉ

(Xin xem thêm “Định nghĩa thế nào là một Phật tử” của Tiến sĩ David N. Snyder) 

Kết luận: Như vậy, số lượng Phật tử hiện nay trên thế giới là khoảng từ 1.2 tỉ đến 1.6 tỉ. Số lượng nầy thì gần bằng số lượng tín đồ của hai tôn giáo lớn nhất thế giới là Hồi giáo và Thiên Chúa giáo [gồm Công giáo, Tin Lành, Anh giáo và Chính Thống giáo]. Ngay cả với số lượng “bi quan” (1.2 tỉ), con số nầy cũng cao hơn rất nhiều con số “300 đến 500 triệu” thường được ghi chú trong các tài liệu trích dẫn. Điều quan trọng khi biết được con số thực sự là để viết sử cho chính xác, và để biết rằng chúng ta không “cô đơn” khi chúng ta tư duy và hành xử. Điều chúng ta phấn đấu không phải là có thêm nhiều Phật tử mà là có thêm nhiều “Phật đà” (kẻ thức tỉnh) hầu nội tâm chúng ta cũng như nhân loại được bình an.

Trí TánhĐHTdịch

[ Theo http://www.thedhamma.com/buddhists_in_the_world.htm

Buddhists around the world

The number of Buddhists around the world is grossly underestimated. The statistics found in nearly all encyclopedias and almanacs place the number of Buddhists at approximately 500 million. This figure completely ignores over one billion Chinese people who live in the People's Republic of China. China is officially communist (although many free market conditions are already in place) and does not keep records on religion statistics of adherents. Also, many western reference sources refuse to accept that a person can belong to more than one religion. In Asia it is quite common for one person to have two, three, or more religions. In China, it is common for a family to have a shrine in their home with statues and icons from Daoism, Confucianism, and Buddhism.

Currently there are about 1.3 billion Chinese living in the People's Republic. Surveys (Gach-Alpha Books, U.S. State Dept. report on China, Global Center for the Study of Contemporary China, BBC News, China Daily, and a report by Christian missionaries in China) have found that about 8% to 91% identify with Buddhism as one of their religions. If we use a percent near the upper end of this estimate, of about 80% it works out to about 1.1 billion Chinese Buddhists. To ignore over one billion people as if they do not count is a terrible mis-count and very misleading in the reporting of adherents. A Chinese Buddhist forum (bskk.com) currently has about 60,000 registered members and over 2 million posts, which is about double the amount of the largest English language Buddhist forum (which also has Chinese Buddhists participating in the discussions). But to be fair, a more conservative estimate is also shown (see below).


Here are some studies that have analyzed or counted the number of Buddhists in China and the percentage found in the study:


U.S. State Dept. reportApprox. 8% to 40% (the report lists 8% but then states that there are "hundreds of millions" of Chinese who practice various religions together, which includes Buddhism).
BBC News, 2007Approx. 16% to 23%

ChinaDaily.com, 2007Approx. 16% to 21%

Seanetwork.org article by Dr. A. Smith, 2004Approx. 50% to 80%

Global Center for the Study of Contemporary ChinaApprox. 23% to 98% (the report lists 23% but states that as many as 98% follow more than one religion, which includes Buddhism).

Buddhist Channel article, July 7, 2009Buddhism thrives in China

Gach, Alpha Books, 2001Approx. 91%


The counting of Buddhists in America is also a little problematic since the U.S. Census Bureau does not ask religious affiliation. There are studies that suggest the percentage of Buddhists in America is as low as 0.5% and others that suggest over 3%. Some of the lower estimates claimed that about half of all Buddhists in America are white, European ancestry, which shows that the study was flawed. Any personal observation survey of Buddhism in America by attending meditation groups and temples will demonstrate that the vast majority of Buddhists in the U.S. are still predominantly Asian or Asian ancestry. Immigration to the U.S. from Asia has been very high due to favorable economic opportunities and more open immigration for those with technical skills, such as in the medical fields. Immigration from Asia ranges from about 0.5 million to 7 million per year and certainly a sizeable percentage of these immigrants are Buddhist.

See: Asian immigration to U.S.

Some other reports at the low end are going by official statistics from Buddhist organizations that count and in many of these estimates it is based on counting only one group, The Buddhist Churches of America (which is one of the few that counts their members). The BCA is just one sect inside the Pure Land school of Buddhism, which is a further sub-set of Mahayana, which is a sub-set of Buddhism in general. As far back as 1995 a study showed that 1.6% of the U.S. is Buddhist. Only a few years later the number of Buddhist centers doubled, which suggests that the actual percent of Americans who are Buddhist is from 2% to 4%. See: R. Baumann, Univ. of HannoverProfessor C. Prebish, Ph.D. has stated that 2% of the U.S. population is Buddhist and that most, about 80% of American Buddhists are of Asian descent (about 4.8 million out of 6 million American Buddhists), See: Utah State Univ., 2007
A conservative estimate of 2% is used for the number of Buddhists in America in the table below.

March 2007 update: Due to the debates and discussions that have occured, some reference books and encyclopedias are finally recognizing that there are Buddhists in China. Some have stated that the survey suggesting that 91% are Buddhist is exaggerated, but at least some are now showing a sizeable percentage, such as over 60% over at wikipedia. Therefore, included below is a liberal estimate using 80% and a more conservative estimate using a 50% figure.

Here is the Wikipedia estimate, which is compatible to the numbers shown here: Wikipedia List of religious populations

July 2009 update: The percentage and numbers for Buddhists in India has increased dramatically over recent years because there have many recent mass conversions of the dalit (untouchables) from Hinduism to Buddhism. See: One of several mass conversions of over 50,000
and also this report: Newsweek, March 2008 India now 3.25% Buddhist

See also this article at The Dhamma encyclopediafor more statistics, links and sources: The appeal of Buddhism

The following is the more accurate listing of Buddhists around the world with the inclusion of the above-mentioned people (percentage of the total population who are Buddhist is shown in parentheses):

China, liberal estimate (80.00%)

1,070,893,447

China, conservative estimate (50.00%)

669,308,405

Japan (96.00%)

122,022,837

Thailand (95.00%)

62,626,649

India (3.25%)

37,913,134

Sri Lanka (70.00%)

14,933,050

Other Asian countries (21.00%)

280,209,398

Total Buddhists in Asia, liberal estimate

1,588,598,515

Total Buddhists in Asia, conservative estimate

1,187,013,473

USA (2.00%)

6,135,071

Canada and N. Amer. islands (1.10%)

368,447

Total Buddhists in N. America

6,503,518

Germany (1.10%)

905,657

France (1.20%)

773,215

United Kingdom (1.20%)

733,395

Other European countries (0.15%)

785,700

Total Buddhists in Europe

3,197,966

Total Buddhists in Latin America and S. America (0.15%)

868,929

Total Buddhists in Australia and Oceania (1.80%)

618,752

Total Buddhists in Africa (0.02%)

194,550

_______________________________________________________

Total Buddhists in the world, liberal estimate

1,599,982,230
(about 1.6 billion)

Total Buddhists in the world, conservative estimate

1,198,397,187
(about 1.2 billion)


last updated: July 2009

See also Definition of a Buddhistby David N. Snyder, Ph.D.


The current number of Buddhists is therefore, about 1.2 to 1.6 billion which places it nearly equal with each of the two largest religions of Christianity and Islam. Even with the conservative estimate, it is still much higher than the 300 to 500 million still being placed in many references. It is important to know the true number to provide an accurate history and to know that we are not “alone” in our thinking and our practice. What we really strive for is not more Buddhists, but more “buddhas” (enlightened ones) so that we can have true peace inside and for the world.

[Source: http://www.thedhamma.com/buddhists_in_the_world.htm- 11/2009]

---o0o---

Trình bày: Phổ Trí

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5578)
Miền Bắc giáp Bangladesh, Ấn Độ, Trung Hoa. Miền đông giáp Lào, Thái Lan. Miền Nam giáp Mã Lai Á và miền Tây giáp với biển Ấn Độ. Một dãi giang sơn trãi dài qua các đồng bằng, núi non và biển cả. Miến Điện có lịch sử hơn 3000 năm tồn tại và phát triển. Ngày xưa Miến Điện được gọi là Bumua và ngày nay là Myanmar.
10/04/2013(Xem: 5081)
Thế kỷ 16, sau khi chấm dứt cuộc chiến tranh nhiều năm khổ nạn giữa các thủ lãnh, sự xuất hiện của Shabdrung- Ngawang- Namgyal (1594- 1651) đã khiến Bhutan thực hiện công cuộc thống nhất toàn quốc.
10/04/2013(Xem: 13681)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với thơ ca, mỹ thuật và đời sống tâm linh của người Úc.
10/04/2013(Xem: 10191)
Hội Từ Thiện Từ Tế (Tzu Chi) dưới sự lãnh đạo của ni sư Chứng Nghiêm, một nữ tu đầy đức độ và khả kính của Phật giáo Đài Loan, đã mở một chiến dịch nhân đạo cứu trợ nạn nhân sóng thần tsumani ở các quốc gia vùng biển Ấn Độ Dương. Hội Từ Tế luôn luôn có mặt tại khắp mọi nơi trên thế giới một cách nhanh chóng và hữu hiệu. Hội này đã cứu trợ khắp mọi nơi từ Châu Á (trong đó có Việt nam), Châu Phi, Châu Mỹ (luôn cả bắc Mỹ).
10/04/2013(Xem: 5158)
Từ thập niên 80 trở lại, Đông phương với trào lưu cải cách mở cửa đã phổ cập khắp các đại lục, khắp nơi đã diễn ra một cách sôi nổi hùng hồn. Cùng với sự nhảy vọt của nền kinh tế, trăm hoa đua nở của văn hóa và sự chuyển hình của xã hội, nhiều bậc đống lương thạch trụ quốc gia mang trong lòng nỗi âu lo và trách nhiệm cao độ, khiến họ có ý thức sâu sắc trong việc tự giác tiến hành, cải cách chấn hưng một nền văn hóa.
10/04/2013(Xem: 4878)
Vào ngày 27-6-2003, Tổ chức Văn Hoá, Xã Hội và Giáo Dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO) chính thức liệt Bồ-đề Đạo Tràng vào danh sách Di Tích Văn Hoá Thế Giới (World Heritage Site), đứng hàng thứ 23 trong tổng số các công trình văn hoá tôn giáo ở Ấn-độ. Sự kiện trọng đại này đã làm nức lòng tăng ni và Phật tử trên khắp năm châu bốn biển.
10/04/2013(Xem: 12958)
Vào những năm cuối đời Ðông hán, sau khi Phật giáo truyền vào TQ, trải qua những năm chiến loạn của các triều đại như Tam quốc, Tây Tấn 16 nước và Nam Bắc triều, trong chiến tranh và khổ nạn như thế, Phật giáo đã truyền bá 1 cách nhanh chóng. Các lịch đại vương triều, từ việc giữ gìn, bảo vệ chiếc ngai vàng của mình lâu dài vững mạnh, đã biết áp dụng, lưïa chọn chính sách bảo vệ và đề xướng giáo lý Phật giáo. Do vậy, chùa chiền và số lượng tăng chúng không ngừng tăng thêm.
10/04/2013(Xem: 5666)
“This is a fight between Dhamma and A-dhamma (between justice and injustice)” -­ A member of the Alliance of All Burmese Buddhist Monks. “Đây là cuộc tranh chấp giữa chánh pháp và tà thuyết (giữa công lý và bất công)”. Lời của một Thành viên trong Liên Đoàn Phật Tăng Toàn Miến.
10/04/2013(Xem: 5582)
Ngày 27/06/2002, Unesco đã chính thức ghi nhận Tháp Đại Giác là di sản của nhân loại. Có thể nói đây là một tín hiệu đầy hoan hỷ cho cộng đồng Phật giáo trên thế giới nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng. Từ nay, tất cả những người con Phật không còn lo lắng trước những “bạo lực” và “cuồng tín” của các tôn giáo cực đoan đã và đang tìm cách ngăn chặn sự phát triển và hủy diệt các Thánh địa Phật giáo.
10/04/2013(Xem: 5518)
Sự tín ngưỡng Phật giáo tại Ðài Loan bắt nguồn từ những di dân hai tỉnh Phúc Kiến và Quảng Ðông vào thời Minh – Thanh. Nhưng vào thời kỳ đầu này Phật giáo chỉ chú trọng đến việc cầu phước, tiêu tai, sự tu tập chủ yếu là của các cá nhân đơn lẻ, chứ chưa có những hoạt động mang tính Tăng đoàn ở qui mô lớn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]