Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật sống Tây Tạng

10/04/201313:19(Xem: 4815)
Phật sống Tây Tạng




5dalailama

Phật sống Tây Tạng
Pico Iyer (ghi chép)
Thích Nguyên Tạng (dịch)

Đêm Hy Mã Lạp Sơn vang lên tiếng chó sủa. Ánh sáng lập lòe bên kia sườn đồi. Dưới vòm trời sao, trên lối mòn tăm tối giữa những hàng thông, một nhóm người hành hương trong y phục tả tơi đang bước đi, miệng lẩm bẩm cầu kinh. Ngay trước lúc rạng đông, khi những đỉnh núi tuyết ở phía sau nhuộm màu hồng đậm, đám đông ở bên ngoài ngôi chùa Namgyal ba tầng ở Dharamsala, miền Bắc Ấn Độ, trở nên yên lặng. Một người có tướng mạo mạnh mẽ, lưng hơi khòm bước vào đưa đôi mắt sáng nhìn khắp mọi người, khuôn mặt hoan hỷ với nụ cười rộng không tắt trên môi. Tháp tùng theo sau ngài là các tăng sĩ mặc áo đỏ thẫm và đầu đội mão có mào vàng. Vị mới đến đi thẳng lên điện Phật. Nơi đó, các vị phụ tá ngồi nghiêm trang phía trước ngài. Khi mặt trời ló dạng, tiếng tù và vang vọng cả một vùng thung lũng ở bên dưới, Đức Đạt Lai Lạt Ma chủ trì một nghi lễ đón mừng năm mới, năm con Rồng Đất.

Vào ngày mùng hai Tết Losar, hội mừng xuân mới của Tây Tạng, vị Phật sống của khoảng mười bốn triệu người về tiếp kiến công chúng. Đến tám giờ sáng, đoàn người đến viếng thăm ngài đứng thành một hàng dài nửa dặm dọc theo con đường núi quanh co ở bên ngoài ngôi nhà gỗ thoáng khí của ngài ở vùng núi. Họ là những người sơn cước phong trần trong những chiếc mũ rộng vành, những người Tây Phương để tóc dài, những bé gái mặc những bộ áo lụa đẹp nhất, tất cả sáu ngàn dân làng, và hàng ngàn người khác nữa. Tiếp đó là ba mươi người khách với y phục bám bụi đường vừa rời khỏi Tây Tạng đứng chen chúc ở bên trong ngôi nhà. Khi trông thấy vị lãnh tụ lưu vong của mình lần đầu tiên sau gần ba mươi năm, họ liền oà lên khóc nức nở, rồi những tiếng sụt sịt sau đó. Trong suốt những khoảnh khắc đó, Tenzin Gyatso, nhà lãnh đạo thế quyền và giáo quyền của Tây Tạng, hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm qua danh hiệu Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, một dòng truyền thừa không gián đoạn kể từ 597 năm qua, vẫn trầm tĩnh an nhiên.

Sau đó ngài giải thích rằng, ở Tây Tạng lễ Losar thường được cử hành trên sân thượng của cung điện Potala cao mười ba tầng, với những cái bánh nướng được bày ra cho mọi người. “Mỗi năm tôi lại thực sự lo ngại khi nhìn người ta cứ nhào tới lấy bánh. Thứ nhất là toà nhà lâu đời có thể sụp đổ bất cứ lúc nào và thứ hai, có thể có một người nào đó rơi từ trên nóc nhà xuống dưới đất. Bây giờ việc đó diễn ra ở đây lặng lẽ hơn nhiều”. Giọng nói của ngài trở nên trầm ấm thân tình.

Từ năm 1959, cuộc nổi dậy của người Tây Tạng chống lại những lực lượng chiếm đóng của Trung Quốc đã đưa đến việc Đức Đạt Lai Lạt Ma phải sống lưu vong ở Ấn Độ, nhưng tinh thần của nền tín ngưỡng cổ truyền, có tính chất như truyện cổ tích, vẫn còn sống mạnh mẽ ở Dharamsala này -- nơi trước kia vốn là đồn lính của chính quyền thuộc địa Anh Quốc, cách thủ đô New Delhi 250 cây số về hướng Bắc. Ở đây, với một nhà tiên tri quốc gia, một lạt ma có quyền năng làm mưa, một số y sĩ, mấy nhà chiêm tinh và một nội các gồm bốn người, Đức Đạt Lai Lạt Ma, là hóa thân của tất cả những gì mà ngài đã làm kể từ khi bước lên ngai sư tử ở Lhasa vào năm lên bốn tuổi.

Nhưng dù “Người bảo hộ xứ tuyết” (Protector of the Land of Snows) có tất cả những nét huyền bí của vương quốc huyền diệu mà người Tây Phương tưởng tượng lại và đặt tên là Shangri-la, ngài vẫn là một nhà lãnh đạo trong cõi giới trần tục này. Từ năm mười lăm tuổi ngài buộc phải lo toan với những nhu cầu của nhân dân ngài trước những mưu đồ đối nghịch của Bắc Kinh, Washington và New Delhi. Tình trạng luôn luôn nóng bỏng đó đã đi tới cực điểm trong mùa thu vừa qua khi người Tây Tạng nổi dậy ở Lhasa, chính quyền Trung Quốc đã giết chết ba mươi hai người, Đức Đạt Lai Lạt Ma mở cuộc họp báo lớn đầu tiên của ngài ở Dharamsala, và Quốc Hội Hoa Kỳ nhất trí lên án hành động của Trung Quốc. Những cuộc nổi dậy đã bộc phát trong mấy tuần vừa qua, nhưng ngay cả trước đó, vị tu sĩ Phật Giáo khiêm tốn này đã thấy mình không chỉ là biểu tượng tinh thần nối kết một trăm ngàn người Tây Tạng lưu vong với sáu triệu người vẫn sống dưới ách thống trị của Trung Quốc mà còn là một nhân vật lãnh đạo về chính trị cho xứ sở nữa. Ngài cười vui vẻ và nói “Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 có lẽ là người nổi tiếng nhất trong tất cả các vị Đạt Lai lạt Ma. Nếu người Trung Hoa đã đối xử với ngưòi Tây Tạng giống như người anh em thực sự thì có lẽ vị Đạt lai Lạt Ma này không nổi tiếng như vậy. Vì thế, tất cả là nhờ có người Trung Hoa”.Mắt ngài sáng lên một cách châm biếm.



8.dalailama-5-dalailama-thu-13






Đức Đạt Lai Lạt Ma thư 13

Đức Đạt Lai Lạt Ma được xem là hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm, điều hành một chính phủ lưu vong, là một tiến sĩ siêu hình học. Nhưng có lẽ điều kỳ diệu duy nhất về ngài chính là tính nhân bản thành thực và mạnh mẽ nơi ngài. Với phong thái riêng, vị Phật sống qua hình ảnh quen thuộc với đôi giầy màu nâu cùng bộ y mầu đỏ thẫm của mình, và cặp mắt vẫn có nét tinh nghịch mà thuở ấu thời từng làm cho các lạt ma của mình phải hốt hoảng vì tài chơi trò trốn tìm nghịch ngợm. Ngài thích chăm sóc vườn hoa, ngắm bầy chim rừng, sửa chữa những chiếc đồng hồ, máy thu thanh và nhất là hành thiền tĩnh tọa. Và ngay cả đối với những kẻ đã giết tới một triệu hai trăm ngàn người dân của ngài và phá hủy sáu ngàn hai trăm năm mươi bốn ngôi tự viện của Tây Tạng, ngài vẫn tha thứ cho họ. Ngài nói: “là những hành giả tu theo giáo lý Đại Thừa, chúng ta cầu nguyện mỗi ngày để phát triển một loại tâm từ bi vô giới hạn. Vì vậy không có lý do gì để nuôi dưỡng lòng thù hận người Trung Quốc. Chúng ta hãy phát khởi đại bi tâm đối với họ”.

1dalailama
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, lúc 2 tuổi

3dalailama
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, lúc 20 tuổi

Vị Phật vương thứ mười bốn của Tây Tạng ra đời trong một gia đình nông dân ở ngôi làng nhỏ Takster vào năm 1935. Khi ngài được hai tuổi, một phái đoàn tăng sĩ tìm đến ngôi nhà nhỏ của ngài do có sự xuất hiện của những dấu hiệu như một xác chết có vẻ như cử động, linh cảm từ hồ thiêng và những đám mây lành, cho thấy ngài là hóa thân mới của vị thần chủ của Tây Tạng. Hai năm sau đó, sau khi trải qua những cuộc trắc nghiệm phức tạp, chú bé đã được một phái đoàn gồm mấy trăm người cung thỉnh về thủ đô Lhasa. Ở đó ngài sống xa gia đình cùng với người anh trai trong cung điện Potala rộng lớn với một ngàn căn phòng và học một khóa giáo lý kéo dài mười tám năm. Lên bảy tuổi, ngài tiếp phái đoàn của Tổng Thống Mỹ Franklin Roosevelt và cầu nguyện trước hai mươi ngàn tăng sĩ. Nhưng lúc đó ngài vẫn là một lạt ma tí hon bình thường, thích chạy quanh cung điện trên chiếc xe hơi đạp và đùa nghịch với các anh em ruột của mình, Tenin Choegyal, em trai của Đức Đạt Lai Lạt Ma nhớ lại “ Một ngày mùa hè, vào năm tôi được bảy tuổi, mẹ tôi đưa tôi đến cung điện mùa hè Norbulingka để thăm Đức Đạt Lai Lạt Ma. Khi chúng tôi tới nơi, ngài đang tưới nước những cây kiếng của mình, và ngài đã chỉa ngay vòi nước vào tôi”.


6dalailama

Cung điện Potala ở thủ đô Lhasa

Cũng trong khoảng thời gian đó, lạt ma tí hon tinh nghịch lần đầu tiên biểu lộ những năng khiếu về khoa học của mình. Ngài tự học những nguyên tắc của động cơ nổ và tự sửa chữa cái máy phát điện của Cung Điện Potala khi nào nó trục trặc. Ngài chỉ được phép nhìn ra thế giới bên ngoài qua tấm màn lụa của chiếc kiệu bằng vàng của mình, vì vậy ngài dùng máy chiếu để xem những cuốn phim mà ngài thích như loạt phim “Tarzan”, phim “Henry V, vua Anh Quốc”, và nhất là những cuốn phim thu hình chính thủ đô Lhasa. Ngài nhớ lại là mình thường trèo lên nóc điện Potala lấy ống viễn vọng kính và thích thú quan sát những cư dân của thủ đô Lhasa đang sinh hoạt trong đời sống hằng ngày của họ.

9.dalailama-6-voi-maotrachdong

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 và Mao Trạch Đông

Năm 1950, sự cô lập của “ viên ngọc như ý”(“Wish-Fulfilling Gem”) và vương quốc miền núi của ngài bị phá hủy khi quân Trung Quốc tấn công từ tám hướng khác nhau. Bất ngờ nhà lãnh đạo nhỏ tuổi này phải học một khóa cấp tốc về chính trị, để rồi đến Bắc Kinh thương thuyết với Chu Ân Lai (Zhou Enlai)và Mao Trạch Đông (Mao Zedong). Cuối cùng, vào tháng ba năm 1959, khi một cuộc đụng độ đẫm máu diễn ra với ba mươi ngàn người Tây Tạng dũng mãnh vùng lên chống lại sự cai trị hung bạo của Trung Quốc, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã quyết định trốn khỏi cung điện mùa hè, hóa trang thành một người lính thường và leo qua những rặng núi cao nhất thế giới. Hai tuần sau, bị bệnh tiêu chảy và ngồi trên lưng một con trâu yak, “Vị thủ lĩnh hoa sen trắng” (“Holder of the White Lotus) đã đi vào đất Ấn Độ như một người lưu vong cùng với tám chục ngàn người dân Tây Tạng khác.

11.dalailama-escape
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 trên đường đào thoát khỏi Tây Tạng vào năm 1959

Kể từ đó ngài đã phải sống với sự cố gắng giữ thăng bằng trên sợi dây chính trị thế giới. Ngài là một vị khách của một quốc gia muốn ngài giữ im lặng và là một kẻ địch của quốc gia mà nhiều nước trên thế giới đang ve vãn. Không nản chí, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tổ chức năm mươi hai khu định cư của người Tây Tạng ở Ấn Độ và Nepal cũng như thiết lập những viện bảo tồn nghệ thuật, kinh sách và y học truyền thống của Tây Tạng. Trong mấy năm sau đó, ngài bắt đầu đi vòng quanh thế giới giống như một vị Giáo hoàng của Phật Giáo để diễn thuyết ở Đại học Harvard, Hoa Kỳ, tiếp kiến Đức Giáo Hoàng John Paul đệ nhị và gặp các tín đồ PG trên khắp thế giới, dù họ là nông dân thất học hay là diễn viên (diễn viên điện ảnh người Mỹ Richard Gere -- người bắt đầu nghiên cứu PG từ năm 1982). Ngài muốn luôn luôn nhìn thấy những phương diện tích cực của đời sống, ngài cảm thấy rằng sự lưu vong cũng có những mặt tốt của nó. “Khi chúng tôi ở Tây Tạng, có những hoạt động nghi lễ chiếm nhiều thời giờ mà thực chất không có ý nghĩa gì nhiều. Tất cả những chuyện đó bây giờ không còn nữa. Tôi nghĩ như vậy là tốt. Bây giờ thì không cần đến những hình thức bên ngoài nữa”.

Nhiều người Tây Tạng thuộc thế hệ trẻ muốn vị lãnh đạo của họ có nhiều tính chiến đấu hơn. Họ ủng hộ đường lối bạo động, vì họ nhận xét rằng có hơn ba ngàn tù nhân chính trị chỉ ở riêng miền trung Tây Tạng và chính quyền Trung Quốc đã đưa ít nhất là ba trăm ngàn binh sĩ đến để chiếm đóng “nóc nhà của thế giới”. Nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn chủ trương đường lối ôn hòa. Ngài trình bày: “khi tâm trí bị sự sân hận ngự trị thì nó có thể trở nên điên loạn. Người ta sẽ không thể quyết định đúng và không thể trông thấy sự thật. Nhưng nếu bình tĩnh và an định người ta sẽ trông thấy sự vật đúng như thật. Tôi nghĩ rằng các nhà chính trị cần phải có loại kiên nhẫn này. Chẳng hạn, so với các nhà lãnh đạo trước đây của Liên Xô thì ông Gorbachevlà người bình tĩnh hơn nhiều và do đó hoạt động của ông hữu hiệu hơn”.

Tuy nhiên, hiếu hòa không có nghĩa là thụ động, ngài nói tiếp “rốt cuộc người Trung Quốc sẽ phải nhận thức rằng Tây Tạng là một quốc gia riêng biệt. Nếu Tây Tạng đã luôn luôn thật sự là một phần của Trung Quốc thì dù muốn hay không muốn, người Tây Tạng cũng phải sống với sự kiện này. Nhưng sự thật không phải như vậy, do đó chúng ta có tất cả những lý do để đòi hỏi quyền lợi của mình”.

Đức Đạt Lai Lạt Ma dành nhiều thời giờ để suy nghĩ về việc Phật Giáo Tây Tạng có thể dạy như thế nào và có thể học như thế nào từ những nền giáo thuyết khác. Chẳng hạn ngài tin rằng Phật Giáo có thể hướng dẫn cho chủ nghĩa Marx biết cách thiết lập một chủ nghĩa xã hội đích thực “không bằng võ lực mà bằng lý luận, bằng một sự luyện tập tâm trí rất nhẹ nhàng, bằng sự phát triển tâm từ bi”. Ngài nhìn thấy nhiều điểm tương đồng giữa niềm tin của ngài và tâm lý học, vũ trụ học, thần kinh học, khoa học, xã hội học và vật lý học. Ngài nói “có nhiều điều mà người đệ tử Phật chúng ta nên học từ những phát hiện mới nhất của khoa học. Và các nhà khoa học có thể học từ những giáo lý của Phật Giáo. Chúng ta phải làm công việc nghiên cứu và rồi tiếp nhận những kết quả. Nếu không phù hợp với những kết quả trắc nghiệm thì chính những lời giảng của Phật cũng phải bị loại bỏ”.

Sự cấp tiến của ngài có khi làm cho người Tây Tạng hoang mang, dù họ là những người sẵn sàng từ bỏ mạng sống vì vị lãnh đạo của mình. Trong bản hiến pháp sơ thảo mà ngài đã soạn vào 1963, vị Phật vương đã cho vào đó một điều trái ngược với ước muốn của người dân Tây Tạng, có thể làm cho ngài bị lên án. Đó là việc ngài đang xét lại cách thức mới để chọn vị Dalai Lama kế tục, có lẽ bằng một cuộc bầu cử giống như của Tòa Thánh Vatican của Ky Tô Giáo vậy, hoặc chọn theo tuổi tác, bãi bỏ tất cả những tập quán tìm kiếm vị hóa thân tái sanh. “Tôi nghĩ rằng đã đến lúc, dù không nhất thiết phải có quyết định thật sớm, nhưng cũng phải có sự bắt đầu một cuộc thảo luận có tính cách chính thức hơn, để người dân có thể chuẩn bị tư tưởng cho việc này”.

6.dalailama-10-cungvoime-anhchiem-1956

Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng Mẹ và các anh chị em (hình chụp năm 1956)

Trong lúc đó, nhà lãnh đạo lưu vong tiếp tục sống một đời sống đơn giản, vô vị kỷ, giống như giáo lý Trung Đạo của Phật Giáo, không tranh chấp với thế gian và cũng không bị thế gian ảnh hưởng. Ngài vẫn không chịu ngồi hàng ghế hạng nhất trên các chuyến bay và vẫn tự xem mình luôn là một “tăng sĩ đơn sơ” (simple Buddhist monk). Dù là một trong những học giả uyên bác nhất và là một trong những người trí tuệ nhất của tất cả các nền triết học trên thế giới, ngài có tài thu tóm giáo thuyết của mình thành một điều thực dụng trong sáng, như đã kết tinh trong tựa đề cuốn sách xuất bản năm 1984 của ngài “ Từ Bi, Quang Minh và Trí Tuệ” (Kindness, Clarity and Insigh) do nhà xuất bản Snow Lion ấn hành. Ngài nói “Tôn giáo thực sự của tôi là lòng từ bi” (My true religion is kindness).Đây là một điều không may mắn cho chính phủ Trung Quốc khi họ đụng phải một người như Đức Đạt Lai Lạt Ma. Bắc Kinh đã phỉ báng ngài khi gọi ngài là “thây ma chính trị, thổ phỉ và phản bội” (political corpse, bandit and traitor), “tên đồ tể tay dính máu, sống bằng thịt người (red-handed butcher who subsisted on people’s flesh). Nhưng bất cứ ai gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng cảm thấy sự nồng ấm, nhân ái và từ bi của ngài.

Đối với một người ngoài, đời sống của một vị Phật sống có vẻ rất cô đơn. Thêm nữa, trong mấy năm qua gần như tất cả những người thân cận của ngài, nhất là vị giáo sư của chính ngài, vị giáo sư phụ tá, mẹ và anh của ngài, là người xưa kia đã chơi đùa với ngài, đều đã lần lượt qua đời. Nhưng cũng như mọi điều khác, Đức Đạt Lai Lạt Ma chấp nhận thực tại một cách sâu sắc nhất. Ngài nói “Bạn cũ qua đời, bạn mới xuất hiện. Điều này cũng giống như ngày tháng vậy. Ngày tháng cũ trôi qua, ngày mới xuất hiện. Điều quan trọng là làm cho nó có ý nghĩa: một người bạn đầy ý nghĩa hay một ngày đầy ý nghĩa”.

Source: Sidney Piburn (1993), The Dalai Lama, A Policy of Kindness, Snow Lion Publications, Ithaca, New York, USA

Xem tiếp



Trở về Trang Xuân Đinh Hợi -2007

---o0o---

Kỹ thuật vi tính:Kim Thư, Kim Thư, Phổ Trí
Trình bày:
Diệu An

---o0o---

Kỹ thuật vi tính:
Kim Thư, Kim Thư, Phổ Trí
Trình bày:
Vĩnh Thái

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2014(Xem: 7511)
ÚC ĐẠI LỢI: Trung tâm Phật học Nam Thiên được xây lên từ khu đất hoang Wollongong, New South Wales – Tại một khu đất hoang được mua từ hội đồng địa phương với giá một đô la, một tòa nhà lấy cảm hứng từ hoa sen đã được xây dựng nên và một ngày nào đó nó có thể là hiện thân của trường đại học Phật giáo đầu tiên của Úc Đại Lợi. “Nó rất có tính biểu tượng – tòa nhà hoa sen vươn khỏi khu đất hoang này”, nhà toán học John Loxton, viện trưởng sáng lập viện Nam Thiên nói. Tọa lạc ở nam Wollongong, tòa nhà trong khuôn viên khu đại học vươn lên không gian với những phần bê tông uốn cong với kiểu dáng đẹp. Bên ngoài, các tấm chắn và ngói màu đất sét của tòa nhà hài hòa với ngôi chùa Nam Thiên có mái đất nung truyền thống nằm liền kề. Giáo sư Loxton nói rằng tất cả đã bắt đầu với các dịch vụ sau đại học về nghiên cứu Phật giáo ứng dụng, và học viện có kế hoạch xây dựng thêm nhiều khóa học hơn để đáp ứng về kinh doanh và cuộc sống chuyên nghiệp. (The Australian – October 15, 2014)
19/10/2014(Xem: 33680)
Cuốn PHẬT GIÁO KHẮP THẾ GIỚI, do Tỷ khưu Nguyên Tạng viết, là một đề tài hấp dẫn mà đáng lẽ phải có từ lâu. Ðối với người con Phật ở Việt Nam / châu Á thì sự kiện nổi bật nhất ở nửa cuối thế kỷ XX không hẳn là cuộc cách mạng Tin học, mà là sự phát triển ngoạn mục của Phật giáo tại Tây AÂu và Bắc Mỹ. Thực ra, cuộc cách mạng giác ngộ nhân chủ khởi nguyên từ hậu bán thế kỷ XVIII là do sự thức tỉnh của giới trí thức phương Tây sớm biết tìm đến với Ðạo Phật, và đã lái lịch sử thế giới đi vào con đường giải thoát thân phận con người khỏi khổ đau, mê tối, và giải phóng các dân tộc nhược tiểu thoát cảnh thù địch, lạc hậu – Phải chờ hơn hai thế kỷ.
16/10/2014(Xem: 10373)
Chaman Lan và một số học giả Hoa Kỳ cho rằng không phải ông Columbus đầu tiên tìm ra Châu Mỹ mà chính những người di dân Hindu từ Ấn Độ. Lý luận mới lạ này được dựa vào một số truyền thống thịnh hành ở Trung Mỹ và Mexico. Nhưng giả thiết này thiếu sự ủng hộ của bằng chứng văn học. Tuy nhiên chúng ta cũng có ít nhất là một điểm được ghi lại trong lịch sử Trung Hoa nói đến một đoàn tu sĩ Phật Giáo đến Châu Mỹ vào thế kỷ thứ 5 sau Tây lịch và đã đưa Phật Giáo vào dạy cho những người dân ở đó.
02/09/2014(Xem: 10199)
Các tổ chức cá nhân trên thế giới đã tập hợp để bày tỏ lo ngại ngôi Borobudur (Bà La Tự viện quần-婆羅浮屠寺院群) Đại Già lam lớn nhất thế giới, bởi mối đe dọa gần đây của nhà nước Hồi giáo (IS). Ngôi Borobudur (Bà La Tự viện quần-婆羅浮屠寺院群) Đại Già lam lớn nhất thế giới, là một ngôi Chùa Tháp Phật giáo quy mô, miền Trung đảo Java, Indonesia.
17/08/2014(Xem: 24863)
Đại Sư tên là Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sinh ra ngài nhằm giờ tý, ngày mùng tám tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12. Khi ấy, hào quang từ nhà ngài chiếu sáng lên không trung, mùi hương lạ tỏa lan khắp nhà. Đến tảng sáng, có hai vị tăng lạ mặt đến thăm, bảo cha ngài rằng: “Khuya nay ông vừa sinh quý tử, chúng tôi đến đây là để đặt tên cho cháu bé. Ông nên đặt trước là chữ Huệ, sau là chữ Năng.”
17/08/2014(Xem: 8487)
Vào thời đại Silla (Tân La) ở Hàn Quốc, khoảng hơn Nghìn năm trước, có một cậu bé tên là Kim Đại Thành (Kim Dae-seong 김대성-金大城) sống ở làng Moryang. Vì hoàn cảnh gia đình gặp phải khó khăn về kinh tế, cho nên cậu phải rày đây mai đó làm thuê mướn để đổi lấy bát cơm manh áo và phụ giúp gia đình. Một hôm, sau khi dự buổi thính pháp đàm của một vị Pháp sư giảng giáo lý Phật đà, cậu liền về nhà thuyết phục mẹ mình cúng dường mảnh ruộng vườn, tài sản duy nhất của gia đình để tích phúc đức.
23/07/2014(Xem: 7041)
Bằng việc cho phép phụ nữ gia nhập Tăng đoàn, Đức Phật 2.500 năm trước đã đặt phụ nữ bình đẳng với nam giới ở Ấn Độ. Nhưng ngày nay ở hầu hết các quốc gia Phật giáo châu Á nữ tu đang chiến đấu một trận chiến khó khăn để được công nhận là người truyền bá Giáo pháp. Một người phụ nữ Nepal có thể đã vô tình thay đổi nhận thức này bằng cách hát về Giáo pháp.
23/07/2014(Xem: 4839)
1500 người tham gia cầu nguyện nạn nhân Malaysia Airlines MH17 Phật Quang Sơn, Trụ trì Tuệ Phong pháp sư (慧峰法師) chính giữa, Tuệ Nghi pháp sư (慧宜法師) bên phải, Tuệ Trạch Pháp sư (慧澤法師) bên trái, ba vị dẫn đoàn 1500 Thiền sinh, Trại sinh Thiền học Quốc tế cùng đến trước Phật đài, thắp nến để cầu nguyện cho các nạn nhân chuyến bay MH17 Malaysia Airlines.
28/05/2014(Xem: 5846)
Đảo Jeju, Hàn Quốc; vịnh Hạ Long, Việt Nam; Thác Iguazu (Bra-xin và Ác-hen-ti-na), Đảo Komodo (Indonesia), Rừng mưa Amazon và Sông Amazon, Vườn quốc gia sông ngầm Puerto Princesa (Philippines) và Núi Bàn (Nam Phi) được bình chọn là "Bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới” vào cuối năm 2011.
26/05/2014(Xem: 10556)
New Delhi, India – Nhà truyền bá Phật giáo Toàn cầu đầu tiên của thế giới Anagarika Dharmapala và người đàn ông được nói đều nhiều nhất ở Ấn độ ngày nay, và có lẽ những người có quyền thành lập chính sách và đưa ra quyết định, Thủ tướng Ấn độ, ông Narendra Modi, đều có một số điểm chung. Cả hai đều sinh ngày 17 tháng 09 mặc dầu cách nhau 86 năm. Anagarika Dharmapala sinh ngày 17 tháng 09 năm 1864 và Narendra Modi chào đời ngày 17 tháng 09 năm 1950.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]