Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tháp Đại Giác là di sản của thế giới

10/04/201312:27(Xem: 5578)
Tháp Đại Giác là di sản của thế giới


THÁP ĐẠI GIÁC LÀ
DI SẢN CỦA THẾ GIỚI

Thích Lệ Thọ

Ngày 27/06/2002, Unesco đã chính thức ghi nhận Tháp Đại Giác là di sản của nhân loại. Có thể nói đây là một tín hiệu đầy hoan hỷ cho cộng đồng Phật giáo trên thế giới nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng. Từ nay, tất cả những người con Phật không còn lo lắng trước những “bạo lực” và “cuồng tín” của các tôn giáo cực đoan đã và đang tìm cách ngăn chặn sự phát triển và hủy diệt các Thánh địa Phật giáo.

Ngôi tháp Đại Giác hùng vĩ đứng sừng sững với chiều cao khoảng 52m (170 feet) mỗi cạnh vuông là 15m (50 feet), đã được xây dựng vào thế kỷ thứ hai sau Tây lịch. Nó được xây dựng trên nền tháp cũ của ngôi tháp A-dục vương và toà Kim Cang vẫn giữ đúng vị trí nguyên thỉ nơi đức Phật ngồi chứng đắc chân lý. Ngọn của tháp có hình chóp nhọn vươn cao. Mỗi 4 mặt của tháp được khắc chạm tinh xảo theo những kiến trúc của các triều đại Huvishka, sau vua Ca-nị-sắc-ca (Kanishka). Bên trong của Tháp được tôn trí một tượng Phật bằng đá mạ vàng với chiều cao khoảng 2m, tượng được tạc vào khoảng năm 380 sau Tây lịch. Tượng Phật với nét điêu khắc tài hoa mang vóc dáng đặc biệt giúp cho những người hành hương khi đến nơi này sẽ được gợi nhớ lại sự kiện giác ngộ vĩ đại của đức Phật.

Vào năm 600 sau Tây lịch vua Brahmin của xứ Bengal, người rất kỳ thị với Phật giáo nên đã đốt phá tháp và hủy hoại cội Bồ đề. Hai mươi năm sau RajaPurna Varma, một vị vua mộ đạo Phật đã cho phục sinh lại cây Bồ đề, kiến tạo lại tháp và cho xây một tường rào cao 7m (24 feet) để bảo vệ. Từ đó về sau, khu Thánh địa này đã trãi qua không biết bao nhiều lần bị phá hoại bởi người Hồi Giáo và Ấn Độ giáo, khi Phật giáo bị suy tàn vào thế kỷ thứ 13. Đến nỗi ông Edwin Arnorld, tác giả nổi tiếng trên thế giới với tác phẩm “Ánh Sáng Phương Đông” đã diễn tả sự thờ ơ và hoang phế Thánh địa: “Quả thật, Phật giáo thế giới đã quên đi Thánh địa này, và mọi người chỉ biết đến Mecca, Jerusalem…Khi tôi lưu lại Bồ-đề đạo tràng, tôi thật sự đau lòng khi thấy hàng ngàn những di sản cổ quí giá, những tảng đá có khắc chữ Sanskrit nằm ngổn ngang chồng chất quanh đây”

Do sự lãng quên nơi đức Phật giác ngộ, ngài Anagarika Dharmapala đã vận động lấy lại quyền điều hành từ người Ấn giáo. Ngài kiên quyết từng bước ngăn chặn những việc lấn chiếm, phá hoại…của ngoại đạo. Chính vì vậy, nơi này thường xãy ra các cuộc xung đột, Phật giáo luôn nhận sự thiệt thòi. Mãi đến khi Ấn Độ độc lập, chính phủ tại Bihar mới ban đạo luật quản lý khu vực Bồ-đề đạo tràng vào năm 1949 và 1952 chính phủ Ấn độ mới thành lập một ủy ban quản trị để điều hành và gìn giữ những di sản. Ủy ban này gồm có tám thành viên, 4 tăng sĩ Phật giáo và 4 vị Ấn giáo cộng với một quận trưởng Gaya làm chủ tịch. Mặc dù, ngày nay khu Thánh địa chưa thoát khỏi sự kiềm tỏa của người Ấn Giáo, nhưng tranh chấp không còn xãy ra như trước nữa, tạo nên một không khí trang nghiêm thanh tịnh cho nơi này, nên Tiến sĩ A.D.T.E. Perera nhận định: “Ngày nay, Buddhagaya là nơi thu hút giới Phật giáo và các phái đoàn hành hương đến viếng thăm quanh năm. Như một điều kỳ diệu, Buddhagaya, một ngôi làng tầm thường, cổ xưa đã được chuyển hoá trong chốc lát. Giờ đây, Buddhagaya đang hoạt động mạnh mẽ trong đời sống, và một lần nữa, Buddhagaya có triển vọng là một trung tâm của Phật giáo thế giới”

Với sự ủng hộ của Unesco lần này, toàn thể những người con Phật khi đến đây đều hoan hỷ, vì từ nay Phật giáo không còn đơn độc gìn giữ Thánh địa và cũng không còn lo lắng bị phá hoại. Họ đã phối hợp với ủy ban điều hành Bồ-đề đạo tràng và ngành khảo cổ học của tiểu bang Bihar để phục chế lại toàn bộ tháp Đại Giác bằng chất liệu truyền thống của Ấn Độ:

1/ Đất đỏ.

2/ Vỏ của cây bố.

3/ Trái Đào tiên

4/ Mật đường

5/ Vôi.

Đại đức Bodhipala, người chịu trách nhiệm giám sát công trình phục chế cho chúng tôi biết, với những chất liệu này thì hơn hẳn xi-măng, tuổi thọ của chất liệu này có thể tồn tại khoảng 300 năm, sau thời gian đó mới làm lại một lần nữa. Nên các nghệ nhân đang nhè nhàng tháo gỡ toàn bộ các hoa văn trước đây đã làm bằng xi-măng, để thay vào đó những chất liệu truyền thống. Sau khi hoàn tất, tháp Đại Giác sẽ có một màu đất nung, như các tháp của người Chàm, chắc chắn là sẽ đẹp hơn bây giờ! Công trình được dự kiến là khoảng 2 năm, cho công việc phục chế. Có tất là 35 người, 10 nhà điêu khắc và 20 người phụ việc đang cần mẫn đắp từng chút vật liệu đặc biệt thành các hoa văn, các đường cong cầu kỳ cổ kính của văn hoá Ấn Độ một cách nhẫn nại! Tổng chi phí dự tính cho công trình là 53 Lahks = 132500 USD. Sau khi hoàn tất, Unesco sẽ hoàn lại ủy ban điều hành Bồ-đề đạo tràng và ngành khảo cổ học của tiểu bang Bihar.

Nhìn tháp Đại Giác đang được “thay đổi làn da” sau hàng trăm thế kỷ như thể đang hồi sinh để mang lại một sức sống mới cho Thánh địa. Lòng tôi chợt dâng lên niềm kính tiếc, phải chi nhân loại sớm văn minh hơn bây giờ thì Trường đại học Nalanda ngày xưa và 2 tượng Phật được điêu khắc từ thế kỷ thứ 2 ở Afghanistan đâu có bị hủy diệt, làm mất đi của nhân loại những kiệt tác vô song!

Delhi, 04.08.2002

Lệ Thọ


---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/11/2021(Xem: 3866)
Gần đây Bảo tàng Quốc gia Bangkok vừa được tân trang, mời tất cả công chúng tìm hiểu về quá khứ, cùng chia sẻ từ thời tiền sử đến thời Đế quốc Tam Phật Tề (Srivijaya).
14/11/2021(Xem: 5135)
gười sáng lập studio SJK Architects, một công ty kiến ​​trúc ở thành phố Mumbai, nữ Kiến trúc sư người Ấn Độ Shimul Javeri Kadri đã minh chứng cho triết lý trong thiết kế khách sạn Marasa Sarovar Premiere ở Bodh Gaya, Ấn Độ trở thành một trải nghiệm tuyệt vời theo nhiều cách khác nhau.
14/11/2021(Xem: 3477)
Dưới bầu trời xanh, mây trắng bãng lãng bay cao, những đỉnh núi hiểm trở và Cung điện Potala ngoạn mục bởi được coi là biểu tượng kiến trúc, văn hóa, tôn giáo vĩ đại của Tây Tạng, một hình ảnh phổ biến tại thủ đô Lhasa của Cao nguyên Phật giáo Tây Tạng: chân dung đương kim lãnh tụ Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình và các lãnh đạo đồng cấp.
14/11/2021(Xem: 3371)
Vào hôm thứ Hai ngày 1 tháng 11 vừa qua, các thành viên của năm tổ chức bộ lạc từ gia tộc của Tripura, đã tổ chức một cuộc biểu tình trước Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR) tại Bangladesh, để lên án các cuộc tấn công và phóng hỏa đốt tu viện Phật giáo tại làng Katakhali quận Cox's Bazar, Bangladesh.
12/11/2021(Xem: 2884)
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất, mà thế giới nhân loại phải đối mặt. Báo cáo của Liêp Hợp quốc đã cảnh báo rằng, lượng khí phát thải nhà kính do các hoạt động của con người đang ở mức kỷ lục, “không có dấu hiệu thuyên giảm”. Rất nhiều quốc gia đã ghi nhận thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ trung bình cao và tăng mực nước biển. Trong khi đó, làn sóng đầu tiên về gia tăng số lượng người tỵ nạn vì biến đổi khí hậu sẽ định hình lại cuộc sống của con người.
11/11/2021(Xem: 2945)
Hội thảo Quốc tế Tuần lễ Thiền Thư giãn này, do báo ibulgyo.com (불교신문) thuộc Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc và báo Bulgwang Media (불광미디어가) đồng đăng cai tổ chức, đã long trọng khai mạc vào ngày 5 tháng 11 vừa qua.
11/11/2021(Xem: 3694)
Ba pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni Đản sinh, Thành đạo và nhập Niết bàn, tạc trên vách đá Phnom Sampov, huyện Banan, tỉnh Battambang, Vương quốc Phật giáo Campuchia. Đội thi công xây dựng dự kiến ​​hoàn thành vào cuối năm 2021. Ông Sin Sarin, một nhà thầu xây dựng xác nhận rằng, ba pho tượng Phật được khởi công kiến tạo vào năm 2018. Nhưng chậm trễ trong thi công là do vướng trong mẫu thiết kế.
11/11/2021(Xem: 3430)
Tân Hoa xã đưa tin, ngày 9 tháng 11 vừa qua, Cơ quan bảo vệ và quản lý khu vực Angkor Wat (Cơ quan quốc gia APSARA hoặc ANA) và các di tích Phật giáo cổ đại ở tỉnh Siem Reap, Vương quốc Phật giáo Campuchia, đã cho biết việc gia cố hoàn thiện ngôi già lam cổ tự Banteay Srey Domdek bên ngoài khu phức hợp Angkor Wat.
10/11/2021(Xem: 2477)
Trưởng lão Pháp sư Chi Phong (芝峰法師) cùng với các đồng môn huynh đệ, Pháp sư Pháp Phảng (法舫法師), Pháp sư Đại Tỉnh (大醒法師), Pháp sư Pháp Tôn (法尊法師) được tôn vinh là "Tứ Đại Kim Cương" (四大金剛) thuộc đệ tử cao thủ của Thái Hư Đại sư.
09/11/2021(Xem: 3314)
Vào chiều ngày 8 tháng 11 vừa qua, Thủ tướng chính phủ Vương quốc Phật giáo Campuchia, Cư sĩ Hun Sen cho biết, Australia đã cam kết cung cấp hơn ba triệu liều vaccine cho Vương quốc Phật giáo Campuchia. Điều này sẽ giúp quốc gia Phật giáo này có những phấn khởi, tăng cường cho nhân dân Campuchia.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]