Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bản Lên Tiếng Về Việc Biển Miền Trung Việt Nam Nhiễm Độc Khiến Cá Chết Hàng Loạt

19/05/201614:52(Xem: 31558)
Bản Lên Tiếng Về Việc Biển Miền Trung Việt Nam Nhiễm Độc Khiến Cá Chết Hàng Loạt

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT

VĂN PHÒNG ĐIỀU HỢP LIÊN CHÂU

Chánh Văn Phòng: HT. Thích Bổn Đạt

1002 W. Somerset St, Ottawa, Ontario, K1R 6G9 CANADA
Tel.: (613) 231 2516

___________________________

 

 

BẢN LÊN TIẾNG

 Về Việc Biển Miền Trung Việt Nam Nhiễm Độc Khiến Cá Chết Hàng Loạt

 

 

Bắt đầu từ ngày 06 tháng 4 năm 2016, cá biển tự nhiên và cá nuôi lồng bè của ngư dân ven biển chết hàng loạt, bắt nguồn từ khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh), lan xuống các tỉnh lân cận (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam-Đà Nẵng…) suốt dọc trên 200 cây số bờ biển. Ngay cả rạn san hô, “nhà ở” của các sinh vật dưới biển, cách bờ biển từ 1-6 hải lý, chạy dài từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh Quảng Bình, cũng đã bị phá hủy trong các đợt cá chết vừa qua; san hô chết, nhiều sinh vật biển chết theo (theo báo cáo ngày 06.5.2016 của chính quyền địa phương thôn Nhân Nam, xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình).

Nguyên do cá chết hàng loạt nói trên được tin là do Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn (TNHH) Hưng Nghiệp Formosa, một công ty luyện kim, sản xuất thép (mà chủ doanh nghiệp là người Đài Loan và Trung Hoa lục địa) đã xả nước thải hóa chất ra biển. Chính đại diện của công ty, đã phần nào xác nhận hậu quả cá chết hàng loạt là do việc xả nước thải ra biển của Formosa khi trả lời báo chí, rằng “Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi…” (nguồn: báo Tuổi Trẻ, số ra ngày 25.4.2016).

Cá chết hàng loạt chỉ là hiện tượng, là hậu quả nhãn tiền mà mọi người có thể thấy biết. Vấn đề nghiêm trọng đàng sau hiện tượng nầy là một thảm họa lâu dài về môi trường và kinh tế, không những hủy hoại đời sống của sinh vật dưới biển, mà còn ảnh hưởng nặng nề đến nghề nghiệp, đời sống của hàng vạn ngư dân và người dân sống ven biển, tác hại dây chuyền đến thực phẩm và rau quả của các miền khác, gieo họa tràn lan không giới hạn trên toàn quốc vào các ngành kinh tế và dịch vụ khác (ngư nghiệp, nông nghiệp, sản xuất mắm-muối, du lịch, v.v…).

Nhận thức về hiểm họa khôn lường từ sự kiện cá nhiễm độc, mà hệ lụy là đại họa môi sinh và kinh tế, hàng ngàn người dân đã lên tiếng và tự phát biểu tình liên tục tại các thành phố lớn và các tỉnh (Hà-nội, Sài-gòn, Đà Nẵng, Nha Trang, Quảng Bình, Nghệ An, Bà Rịa-Vũng Tàu…) để khẳng định họ yêu môi trường (biển sạch), yêu cầu nhà cầm quyền làm sáng tỏ nguyên nhân gây thảm họa môi sinh để ngăn chặn, xử lý thích đáng và kịp thời; ngoài ra còn phải tận lực cứu hộ và bồi thường những thiệt hại to lớn về sinh mạng và của cải của người dân trực tiếp hay gián tiếp bị ảnh hưởng.

Thế nhưng, suốt hơn một tháng qua kể từ ngày phát hiện cá chết hàng loạt, nhà cầm quyền Việt Nam vẫn chưa đưa ra một kết luận nào về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển, chỉ nói quanh co, kéo dài thời gian điều tra khảo nghiệm, mà dư luận khắp nơi, cả trong nước lẫn hải ngoại, cho rằng chính nhà cầm quyền cố tình bao che, bảo vệ công ty Hưng Nghiệp Formosa, tránh né trách nhiệm, sẵn sàng đàn áp, bịt miệng nhân dân. Hậu quả là các cuộc biểu tình ôn hòa của hàng ngàn người dân vào các ngày 01.05, 08.05 và 15.05.2016 đều bị Đảng và Nhà Nước ra lệnh các lực lượng an ninh (công khai hoặc trá hình) thẳng tay đàn áp, đánh đập, bắt giam.

Chúng tôi cũng như nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước, đã kiên nhẫn, im lặng chờ đợi câu trả lời rõ ràng và cách giải quyết thích đáng của Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) từ khi hiện tượng cá chết được phát hiện. Cuối cùng, vào ngày 14.05.2016 thì Nhà Nước đã lộ rõ quyết tâm triệt tiêu tiếng nói lương tri của người dân bằng cách vu khống và xuyên tạc hành vi biểu tình bảo vệ môi trường là do tổ chức phản động giật dây, kích động; để rồi qua ngày 15.05.2016, các lực lượng an ninh nổi-chìm của Đảng và Nhà Nước có lý cớ bao vây, chặn bắt và đánh đập người dân một cách dã man ngay cả trước khi họ tập trung, hoặc có cử chỉ chụp hình, quay phim; một số nhà hoạt động xã hội cũng bị bắt bớ hoặc ngăn cấm rời khỏi nhà; và hàng trăm người chưa kịp biểu tình đã bị bắt đưa vào Trung Tâm Hỗ Trợ Xã Hội (một trung tâm nuôi nhốt người vô gia cư và nghiện ngập của quận Bình Thạnh, Sài-gòn) để tra tấn, đánh đập, chích điện…

Đau lòng trước các vấn đề nghiêm trọng của nhân dân và đất nước, Văn Phòng Điều Hợp Liên Châu thuộc các Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại (GHPGVNTNHN) Tại Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan, GHPGVNTN Âu Châu, GHPGVNTN Hoa Kỳ, và GHPGVNTNHN tại Canada đồng thanh

 

Lên Tiếng:

 

1/ Kêu gọi Nhà Nước CHXHCNVN cấp thiết điều tra và mau chóng công bố nguyên nhân làm biển nhiễm độc, công khai tuyên bố vụ cá chết hàng loạt là hiểm họa môi trường, đưa ra phương thức giải quyết vấn đề hiểm họa môi sinh một cách cụ thể nhằm ngăn chặn hậu họa; đình chỉ lập tức việc xả thải của công ty Hưng Hiệp Formosa và các công xưởng sản xuất có nhu cầu xả thải tương tự; cấp thời có biện pháp nghiêm phạt những kẻ vi phạm và đồng phạm trong việc hủy hoại môi trường, đòi bồi thường thỏa đáng cho nạn nhân các tỉnh;

2/ Kêu gọi Nhà Nước CHXHCHVN gấp rút huy động các cơ quan, ban ngành liên hệ đến hiểm họa, thực hiện ngay công tác khoanh vùng bị nhiễm độc, làm vệ sinh và thiêu hủy thủy sản chết, cứu trợ dài hạn cho đồng bào nạn nhân bị ảnh hưởng về đại họa nầy, đồng thời mưu tìm phương kế để ổn định việc sinh nhai của họ;

3/ Kêu gọi Nhà Nước CHXHCNVN triệt để tôn trọng tự do và nhân quyền của người dân, đặc biệt là quyền biểu tình đã được hiến định trong Hiến Pháp nước CHXHCNVN qua Điều 69: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật;” lập tức trả tự do cho những nhà hoạt động xã hội, những người tù lương tâm và những người biểu tình đang còn bị giam nhốt;

4/ Thiết tha kêu gọi Tăng Ni và Phật tử Việt Nam trong nước cũng như hải ngoại, tùy theo khả năng và hoàn cảnh, nhân danh Giáo Hội, nhân danh các tổ chức Phật giáo, hoặc nhân danh tư cách là người con Phật, mạnh dạn cất lên tiếng nói Bi-Trí-Dũng của mình trước các hiểm họa của đất nước, thiết thực đóng góp tài sức, thời gian và vật sản của mình để ủy lạo, cứu giúp đồng bào nạn nhân đang lâm cảnh ngặt nghèo khốn khó vì thảm họa biển độc, cá chết.

 

Phật Lịch 2560, ngày 17 tháng 5 năm 2016

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất

Văn Phòng Điều Hợp Liên Châu

 

Chánh Văn Phòng

Hòa Thượng Thích Bổn Đạt

Chủ tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Hải Ngoại tại Canada

 

Hòa Thượng Thích Tín Nghĩa

Chủ tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Hoa Kỳ

 

Hòa Thượng Thích Bảo Lạc

Hội Chủ Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi—Tân Tây Lan

 

Hòa Thượng Thích Tánh Thiệt

Đệ nhất Chủ tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Âu Châu

 

 

 
Một số hình ảnh

cá chết hàng loạt ở Việt Nam
ca chet hang loat o vung ang-2

       NHƯ BAO DÒNG LỆ
Mưa rơi ướt thấm từng ngày
Như bao dòng lệ trong ngoài quê hương
Ai gây thảm cảnh tang thương
Biển bờ cá chết đau thương khốn cùng
Bao người cất tiếng nói chung
Cùng nhau đứng dậy dẹp hung bạo tàn
Gây bao ác nghiệp tham lam
Mê mờ nhân quả chẳng màng lợi dân
Biển bờ là của muôn dân
Tiền nhân khai phóng góp phần máu xương
Nguyện xin gìn giữ quê hương
Cùng chung tay nắm lên đường đắp xây .

                         Thích Tánh Thiện
                      05-20-2016 (xem bài khác)




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5577)
Miền Bắc giáp Bangladesh, Ấn Độ, Trung Hoa. Miền đông giáp Lào, Thái Lan. Miền Nam giáp Mã Lai Á và miền Tây giáp với biển Ấn Độ. Một dãi giang sơn trãi dài qua các đồng bằng, núi non và biển cả. Miến Điện có lịch sử hơn 3000 năm tồn tại và phát triển. Ngày xưa Miến Điện được gọi là Bumua và ngày nay là Myanmar.
10/04/2013(Xem: 5076)
Thế kỷ 16, sau khi chấm dứt cuộc chiến tranh nhiều năm khổ nạn giữa các thủ lãnh, sự xuất hiện của Shabdrung- Ngawang- Namgyal (1594- 1651) đã khiến Bhutan thực hiện công cuộc thống nhất toàn quốc.
10/04/2013(Xem: 13670)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với thơ ca, mỹ thuật và đời sống tâm linh của người Úc.
10/04/2013(Xem: 10190)
Hội Từ Thiện Từ Tế (Tzu Chi) dưới sự lãnh đạo của ni sư Chứng Nghiêm, một nữ tu đầy đức độ và khả kính của Phật giáo Đài Loan, đã mở một chiến dịch nhân đạo cứu trợ nạn nhân sóng thần tsumani ở các quốc gia vùng biển Ấn Độ Dương. Hội Từ Tế luôn luôn có mặt tại khắp mọi nơi trên thế giới một cách nhanh chóng và hữu hiệu. Hội này đã cứu trợ khắp mọi nơi từ Châu Á (trong đó có Việt nam), Châu Phi, Châu Mỹ (luôn cả bắc Mỹ).
10/04/2013(Xem: 5155)
Từ thập niên 80 trở lại, Đông phương với trào lưu cải cách mở cửa đã phổ cập khắp các đại lục, khắp nơi đã diễn ra một cách sôi nổi hùng hồn. Cùng với sự nhảy vọt của nền kinh tế, trăm hoa đua nở của văn hóa và sự chuyển hình của xã hội, nhiều bậc đống lương thạch trụ quốc gia mang trong lòng nỗi âu lo và trách nhiệm cao độ, khiến họ có ý thức sâu sắc trong việc tự giác tiến hành, cải cách chấn hưng một nền văn hóa.
10/04/2013(Xem: 4877)
Vào ngày 27-6-2003, Tổ chức Văn Hoá, Xã Hội và Giáo Dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO) chính thức liệt Bồ-đề Đạo Tràng vào danh sách Di Tích Văn Hoá Thế Giới (World Heritage Site), đứng hàng thứ 23 trong tổng số các công trình văn hoá tôn giáo ở Ấn-độ. Sự kiện trọng đại này đã làm nức lòng tăng ni và Phật tử trên khắp năm châu bốn biển.
10/04/2013(Xem: 12956)
Vào những năm cuối đời Ðông hán, sau khi Phật giáo truyền vào TQ, trải qua những năm chiến loạn của các triều đại như Tam quốc, Tây Tấn 16 nước và Nam Bắc triều, trong chiến tranh và khổ nạn như thế, Phật giáo đã truyền bá 1 cách nhanh chóng. Các lịch đại vương triều, từ việc giữ gìn, bảo vệ chiếc ngai vàng của mình lâu dài vững mạnh, đã biết áp dụng, lưïa chọn chính sách bảo vệ và đề xướng giáo lý Phật giáo. Do vậy, chùa chiền và số lượng tăng chúng không ngừng tăng thêm.
10/04/2013(Xem: 5665)
“This is a fight between Dhamma and A-dhamma (between justice and injustice)” -­ A member of the Alliance of All Burmese Buddhist Monks. “Đây là cuộc tranh chấp giữa chánh pháp và tà thuyết (giữa công lý và bất công)”. Lời của một Thành viên trong Liên Đoàn Phật Tăng Toàn Miến.
10/04/2013(Xem: 5580)
Ngày 27/06/2002, Unesco đã chính thức ghi nhận Tháp Đại Giác là di sản của nhân loại. Có thể nói đây là một tín hiệu đầy hoan hỷ cho cộng đồng Phật giáo trên thế giới nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng. Từ nay, tất cả những người con Phật không còn lo lắng trước những “bạo lực” và “cuồng tín” của các tôn giáo cực đoan đã và đang tìm cách ngăn chặn sự phát triển và hủy diệt các Thánh địa Phật giáo.
10/04/2013(Xem: 5518)
Sự tín ngưỡng Phật giáo tại Ðài Loan bắt nguồn từ những di dân hai tỉnh Phúc Kiến và Quảng Ðông vào thời Minh – Thanh. Nhưng vào thời kỳ đầu này Phật giáo chỉ chú trọng đến việc cầu phước, tiêu tai, sự tu tập chủ yếu là của các cá nhân đơn lẻ, chứ chưa có những hoạt động mang tính Tăng đoàn ở qui mô lớn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]