Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 2

16/04/201618:27(Xem: 10166)
Tuần 2
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
( TUẦN THỨ 2 THÁNG  4, 2016 ) 
                                          
 Diệu Âm lược dịch

NHẬT BẢN: Quán Cà phê Chùa tại Tokyo

Thoạt nhìn, quán cà phê phục vụ cả rượu này trông giống bất kỳ quán khác, ngoại trừ một bàn thờ có tôn trí tượng Phật với vải nền màu nhũ vàng. Tên quán, Tera Cafe, là một gợi ý nữa – Tera nghĩa là Chùa theo tiếng Nhật.

Cuốn thực đơn  xác định quán này có điều khác biệt. Nó liệt kê các lớp học với giá 1,500 yen (14 usd) về xâu tràng hạt, về thư pháp kinh Phật hoặc các dòng trích dẫn kinh, và các cuộc tham vấn với một nhà sư.

Quán Cà phê Chùa là một phần của một hiện tượng đang phát triển mạnh tại Nhật, nơi các tu sĩ Phật giáo đang tìm cách thâm nhập vào thế giới hiện đại, khi mà công chúng mất dần sự kết nối với một truyền thống của 15 thế kỷ.

Hirotake Asano, sư trưởng chùa Shingyoji gần Tokyo, là người đã mở Quán Cà phê Chùa vào năm 2013, nói rằng chư tăng Phật giáo phải dần thân vào xã hội để xây dựng các mối liên kết.

(Reuters – April 8, 2016)

2016-04-02-000
Một nhà sư phục vụ tại quán Cà phê Chùa
Photo: Reuters

TRUNG QUỐC: Tăng sĩ người máy “Xianer”

Một tăng sĩ người máy gọi là “Xianer” đã trở thành một sự kiện gây bão tại Trung Quốc sau khi được hiển thị trên mạng tại nước này. Tăng sĩ Robot  Xianer có thể nói chuyện với con người và trả lời một số câu hỏi cơ bản về Phật pháp. Nó được phát triển bởi các nhà sư của chùa Long Xuân ở Bắc Kinh. Hiện nay chỉ có duy nhất một robot tăng, chứ không có kế hoạch sản xuất hàng loạt.

Sư trưởng Xianfan của chùa Long Xuân nói, “Xét cho cùng, đây không phải là một nỗ lực thương mại. Chúng tôi đã tạo ra Xianer để giảng giáo lý Phật giáo theo một phương cách hiện đại”.

Đến nay, ngoài việc trả lời các câu hỏi cơ bản, robot tăng Xianer có thể nhảy múa chút ít bằng đầu và niệm vài câu thần chú Phật giáo cũng như chơi nhạc Phật.

Chùa Long Xuân cũng đang phát triển một robot tăng thế hệ thứ hai, có thể có khả năng tương tác tốt hơn và thông minh hơn.

(sputniknews.com – April 8, 2016)

2016-04-02-0012016-04-02-002
Robot  tăng “Xianer”
Photos:  CNS và Buddhist Door
 

 

HOA KỲ: Lễ hội Phật giáo Nhật Bản Hanamatsuri tại thành phố Anaheim

Anaheim, California – Trong lễ hội Hanamatsuri tại chùa Harada vào 2 ngày cuối tuần 9 và 10-4-2016, Giáo hội Phật giáo Quận Cam tại thành phố Anaheim đã tổ chức lễ mừng ngày Đức Phật đản sinh qua nghi lẽ tắm tượng bằng trà ngọt và giảng dạy cho mọi người về ý nghĩa văn hóa của Ngài.

Lễ kỷ niệm đã thu hút khoảng 2,000 người tham dự, ăn các món ăn Nhật, thưởng thức ca vũ dân gian truyền thống và xem các cuộc triển lãm văn hóa.

Đối với chùa Harada, ngôi chùa Phật giáo Nhật tại Mỹ lớn nhất ở Quận Cam, sự kiện cuối tuần nói trên còn có mục đích thứ hai: giáo dục mọi người về Phật phái Tịnh độ đặc biệt của bản tự, và về văn hóa và lịch sử Nhật Bản.

Giáo hội Phật giáo Quận Cam thực hành theo Phật phái Tịnh độ, vốn khởi nguồn tại Nhật cách đây khoảng 800 năm. Phật phái Tịnh độ truyền bá sang Hoa Kỳ vào khoảng cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, khi các làn sóng đầu tiên của những người nhập cư Nhật Bản đến.

(ocregister.com – April 10, 2016)

 

 

ẤN ĐỘ: Triển lãm ảnh “Cảm ơn Đạt lai Lạt ma”

Ngày 10-4-2016, Đức Đạt lai Lạt ma đã tham dự một cuộc triển lãm kéo dài một tuần mang tên “Cảm ơn Đạt lai Lạt ma”, với hơn 250 ảnh chụp vị lãnh đạo Tây Tạng 80 tuổi này – qua những hoàn cảnh và sự kiện khác nhau của ngài kể từ thuở nhỏ.

Tác giả của triển lãm là Vijay Kranti, một nhà báo cựu chiến binh Ấn Độ, đã chụp ảnh Đức Đạt lai Lạt ma trong suốt 43 năm gắn bó với người Tây Tạng của mình.

Vijay Kranti nói, “Khi người Tây Tạng bắt đầu chiến dịch ’Cảm ơn Ấn Độ’ vảo năm 2009 để cảm ơn nước Ấn Độ về việc tiếp nhận người Tây Tạng qua 50 năm, tôi đã nghĩ rằng điều quan trọng không kém đối với chúng tôi là cảm ơn Ngài (Đạt lai Lạt ma) đã làm vẻ vang cho Ấn Độ. Vì vậy, tôi, thay mặt người dân Ấn Độ cảm ơn ngài thông qua sáng kiến (triển lãm) này”.

Cùng với cuộc triển lãm ảnh, còn có phần trưng bày một tác phẩm điêu khắc bơ do chư tăng tu viện Nachung  và mạn đà la cát Quan Thế Âm do chư tăng Tu viện Namgyal tạo tác, cùng với các tranh Thangka.

(Phayul – April 11, 2016)

2016-04-02-003

Đức Đạt lai Lạt ma tại cuộc triển lãm “Cảm ơn Đạt lai Lạt ma”
Photo: Phayul

 PAKISTAN: Di sản văn hóa tại Swat truyền cảm hứng cho du khách Phật giáo

Ngày 13-4-2016, các du khách Phật giáo từ Thái Lan đã ca ngợi thắng cảnh, thời tiết dễ chịu và di sản văn hóa phong phú  của Phật giáo cổ xưa tại thung lũng Swat, và đã mời du khách từ Đông Nam Á đến viếng thung lũng này để mở mang kiến thức.

Đây là nhóm du khách quốc tế đầu tiên gồm 25 thành viên đến thung lũng thắng cảnh Swat kể từ khi chính quyền tỉnh Khyber Pakhtunkhwa rút lại điều kiện của giấy chứng nhận không phản đối đối với du khách ngoại quốc để vào thung lũng Swat từ ngày 30-3-2016.

Thung lũng Swat có hàng nghìn di tích khảo cổ Phật giáo rất quan trọng, và thung lũng này được xem là linh thiêng đối với tín đồ Phật giáo cũng như Ấn giáo.

Trong cuộc tham quan Bảo tàng Swat, nhóm du khách từ Thái Lan rất quan tâm đến các tài liệu khảo cổ và hiện vật Phật giáo được trang trí trong các phòng trưng bày tại đây.

(Dawn – April 14, 2016)

2016-04-02-004
Du khách Thái Lan đang được giới thiệu sơ lược về hiện vật Phật giáo tại Bảo tàng Swat (Pakistan)
Photo: Dawn
 
 
Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/07/2021(Xem: 7077)
Tường Thuật Về Đại Hội Ban Chấp Hành Hội Đồng Tăng Già Thế Giới, Kỳ 1 nhiệm kỳ 5 tại Hannover - Đức Quốc, từ ngày 13 - 17 tháng 4 năm 1991. Thượng tọa Thích Như Điển chuyển dịch từ Anh văn và Hoa văn sang Việt văn
31/03/2021(Xem: 11098)
Sách này sẽ được ghi theo hình thức biên niên sử, về các sự kiện từ ngày 8/5/1963 cho tới vài ngày sau cuộc chính biến 1/11/1963, nhìn từ phía chính phủ Hoa Kỳ. Phần lược sử viết theo nhiều tài liệu, trong đó phần chính là dựa vào tài liệu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ “Foreign Relations of the United States 1961-1963”, một số tài liệu CIA lưu giữ ở Bộ Ngoại Giao, và một phần trong sách “The Pentagon Papers” của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, ấn bản Gravel Edition (Boston: Beacon Press, 1971). Vì giờ tại Việt Nam và Hoa Kỳ cách biệt nhau, cho nên đôi khi ghi ngày sai biệt nhau một ngày.
03/05/2020(Xem: 4901)
Phật giáo là một tôn giáo thiểu số tại Vương quốc Bỉ, mặc dù thiếu sự công nhận chính thức của Chính phủ Vương quốc Bỉ, nhưng Phật giáo đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Cuối thế kỷ 20, theo ước tính năm 1997, có đến 29.497 công dân Bỉ đã xác định tôn giáo của họ là Đạo Phật (khoảng 0,2% tổng dân số).
30/04/2020(Xem: 6411)
Milan, ngày 6/4/2020, Nhân mùa Phật đản PL. 2564, 90 tổ chức thuộc Xã hội dân sự như một khu vực thứ ba (Organizzazioni del Terzo Settore) trong xã hội, đã được nhận phần đặc biệt của quỹ 1,5 triệu euro do Liên minh Phật giáo Ý (L'Unione Buddhista Italiana) phân bổ, nhằm hỗ trợ cho những người cam kết phòng chống sự lây lan của đại dịch Covid-19.
29/04/2020(Xem: 4510)
Vừa tròn bách nhật 100 ngày từ khi xuất hiện ca nhiễm Covid-19 đầu tiên tại Hàn Quốc, Ủy ban Phòng chống tai nạn và Quản lý an toàn Trung ương Hàn Quốc (중앙안전관리위원회) ngày 28/4 vừa qua nhận định kỳ nghỉ Quốc lễ Phật đản PL.2564 vào ngày mồng 8 tháng 4 năm Canh Tý (30/4/2020) và ngày Quốc tế Lao động (1/5) là bước đệm quan trọng cho quá trình chuyển đổi sang phòng dịch trong đời sống thường nhật, qua đó yêu cầu người dân tiếp tục nỗ lực phòng dịch.
20/04/2020(Xem: 3463)
Cơ quan bảo vệ và quản lý khu đền Angkor (Apsara) của Campuchia đã phát hiện phế tích của một nền móng ngôi cổ tự Lor Ley tại huyện Prasat Bakong, tỉnh Siem Reap, Vương quốc Phật giáo Campuchia.
21/03/2020(Xem: 2872)
Đầu những thập niên 1990, Hòa thượng Yemyo Imamura (村恵猛 –Thôn Tuệ Mãnh, 1867-1932), vị tăng sĩ Phật giáo Nhật Bản, đang hoạt động Phật sự ở Honolulu, Hawaii, Hoa Kỳ, và là một nhà lãnh đạo trong cộng đồng người Mỹ gốc Nhật. Ngài đã thành lập Hiệp hội Thanh niên Phật tử tương đương với tổ chức The Young Men's Buddhist Association (YMBA).
21/03/2020(Xem: 3734)
Như thường niên, cứ đến tháng Tư âm lịch, mùa sen nở, mùa hoa Vô Ưu lại về, báo hiệu mùa Phật Đản. Cùng với hàng trăm triệu người con Phật trên khắp 5 châu, lòng tràn đầy hân hoan, đón chào ngày Đản sinh lần thứ 2.643 của đấng Từ phụ Thích Ca Mâu Ni, chúng ta cùng vọng hướng về Thánh địa Lâm Tỳ Ni, nơi Bồ tát thị hiện ra đời, thành tâm cúi đầu đảnh lễ và xưng tụng đại nguyện độ sinh cao cả của Đấng Thiên Nhân Sư.
05/03/2020(Xem: 6896)
Trong những quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha, Phật Giáo nằm ngay giữa bối cảnh lịch sử Thiên Chúa Giáo. Mối quan hệ giữa hai nền văn hóa tôn giáo – Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo – phủ lên một hình ảnh bao quát: từ chủ nghĩa bài xích nhau đến đối thoại hiệu quả, chuyển qua các cấp độ đa dạng của sự lãnh đạm nhau. Liên quan đến hai truyền thống tâm linh, Ana Maria Schlüter Rodés biểu hiện những gì bà gọi một cách chính xác là “song ngữ tôn giáo.” Trong cuộc phỏng vấn với Daniel Millet Gil từ Buddhistdoor Global được dịch sang Anh ngữ và đăng trên trang mạng www.buddhistdoor.net hôm 27 tháng 2 năm 2020, Ana Maria nói về con đường tâm tinh và thực hành Thiền của bà trong bối cảnh Thiên Chúa Giáo.
13/02/2020(Xem: 9267)
Sau khi Đức Phật thành đạo, ánh sáng giác ngộ của Ngài đã chiếu khắp mọi nơi, hàng vạn người dân Ấn, từ sĩ, nông, công, thương, mọi tầng lớp của xã hội Ấn đều thừa hưởng được kết quả giác ngộ của Ngài. Đến cuối đời của Ngài, Chánh pháp đã có mặt ở khắp Ấn Độ và lan tỏa đến các quốc gia láng giềng. Từ hạ lưu của sông Hằng đi về phía Đông, phía Nam tới bờ sông Caodaveri, phía Tây tới bờ biển Á-rập, phía Bắc tới khu vực Thaiysiro, đâu đâu cũng có sự ảnh hưởng của giáo lý Phật-đà, và người dân nơi ấy sống trong sự hòa bình và hạnh phúc. Trong triều đại của Hoàng Đế Asoka thuộc Vương Triều Maurya (thế kỷ thứ III trước TL), Phật giáo đã bắt đầu truyền bá sang các vùng biên giới của đại lục.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567