Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một cuốn sách về tôn giáo vừa vi phạm nghiêm trọng luật bản quyền, vừa có những nội dung xuyên tạc tôn giáo

10/04/201311:27(Xem: 4955)
Một cuốn sách về tôn giáo vừa vi phạm nghiêm trọng luật bản quyền, vừa có những nội dung xuyên tạc tôn giáo


Một cuốn sách về tôn giáo vừa vi phạm nghiêm trọng luật bản quyền, vừa có những nội dung xuyên tạc tôn giáo

Hoàng Độ

---o0o---

phatgiaoqt-biahoangphadaovan

Cuối tháng 3 năm 2004, tại TP Hồ Chí Minh diễn ra một hội sách mang tính quốc tế với sự góp mặt của hầu hết các nhà xuất bản trong nước cũng như một số nhà xuất bản uy tín nước ngoài. Có thể thấy ngay được những cố gắng của nhà nước trong quản lý văn hóa, nhằm tôn vinh giá trị của văn hóa đọc, một kỹ năng luôn cần cho con người trong quá trình phát triển ở mọi thời đại. Ðiều này cũng nằm trong chủ trương xây dựng một nền văn hóa hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc mà nhà nước đã và đang cổ súy. Qua những công trình, những tác phẩm được các nhà xuất bản giới thiệu, người đọc khó tính cũng có thể ra về với niềm vui vì đã chọn ít nhất là một cuốn sách mà mình ưng ý và muốn có. Một điều khác nổi bật có thể thấy ở đây là sách về tôn giáo, đặc biệt là đạo Phật, một thành tố quan trọng trong đời sống và văn hóa Việt Nam, tuy chưa thật phong phú, nhưng cũng đã có một “chỗ đứng”, dẫu còn rất khiêm tốn, giữa hàng núi sách thuộc các lĩnh vực khoa học xã hội khác. Mừng là thế, nhưng bên cạnh những tác phẩm hay, có giá trị về mặt học thuật, biên dịch, lại có không ít những tác phẩm viết ẩu hoặc dịch vội vàng, dịch sai đến khó chấp nhận hoặc “đạo văn” của người khác một cách trắng trợn, hoặc thu nhặt và lắp ghép một cách luộm thuộm, hoặc có ý xuyên tạc về giáo lý tôn giáo và thậm chí còn vi phạm cả chính sách của nhà nước... mà không hiểu sao lại được nhà xuất bản nghiêm túc cấp giấy phép xuất bản và lại được lưu hành rộng rãi. Một trong những cái gọi là sách tiêu biểu như vậy phải kể đến cuốn “Tôn giáo và lịch sử văn minh nhân loại – Phật giáo Việt Nam và thế giới” của 2 “cái tên” Thiền Sư: Ðịnh Lực và Cư Sĩ: Nhất Tâm[1](sic), mang nguồn gốc nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Công ty Văn hóa Minh Trí-nhà sách Văn Lang liên kết xuất bản.[2]

Tôn giáo và lịch sử văn minh nhân loại – Phật giáo Việt Nam và thế giới” được in trên giấy tốt, bìa cứng, với lời giới thiệu của nhà xuất bản Văn hóa thông tin một cách trang trọng nhằm “mô tả Phật giáo và những vấn đề cơ bản của Phật pháp và Thiền”, dày 631 trang. Nội dung của nó có 4 phần, trong đó, vấn đề chính như tựa sách muốn nói gói gọn ở phầnmột: Phật giáo Việt Nam và thế giới. Về mặt khách quan, đây là phần nghiêm túc nhất của cuốn sách, tuy nhiên khi đọc nó, chúng tôi đã nhận ra một giọng văn rất quen thuộc của một tác giả là cộng tác viên gắn bó với nguyệt san Giác Ngộ về Phật giáo thế giới. Nhiều bài trong đó đã được giới thiệu trên báo, đã được in thành sách và được giới thiệu trên nhiều website hiện hữu. Ðọc tiếp những phần sau, chúng tôi vô cùng kinh ngạc với nội dung mà đôi khi khiến chúng tôi nghĩ đấy là sản phẩm của một đầu óc hoang tưởng. Ðó là những cái được gọi là “tôn giáo và văn minh nhân loại” sao? Ðó là nội dung của sự “mô tả Phật giáo và những vấn đề cơ bản của Phật pháp và Thiền” như lời giới thiệu của nhà xuất bản Văn hóa thông tin sao? Những lời được viết ra trong các phần bàn về những vấn đề cơ bản trong Phật giáo, có thể nói nôm na là hết sức bậy bạ, nếu không nói là có ý đồ khác, nhằm xuyên tạc Phật giáo. Thử lật một trang bất kỳ trong những phần đó, độc giả sẽ không thể hình dung đấy là cái được xem là “tôn giáo và lịch sử văn minh nhân loại”, xin nêu ra ở đây một đoạn ngẫu nhiên:

“BỒ TÁT VẤN PHẬT:

BỒ TÁT: Bạch Ngài, kỷ nguyên Thánh Ðức, Ngài sẽ là vị nào trong Tam bảo?

PHẬT: Ta là vai con trong ba ngôi, mà ngôi thứ nhứt là Cha, ngôi thứ hai là con, và ngôi thứ ba chính là ngươi.

Cha chúng ta ở trên trời, nhưng hiện nay ở trần thế. Vì trên hay dưới đều là một, để chỉ sự hiểu biết chứ không ở trên hay ở dưới.

Còn con hay Cha, do TRÍ HUỆ mà phán đoán, chứ không ai sánh ai, mà nói rằng cha con.

Ba Ngôi, thường gọi là TAM BẢO (là ba vị Phật khi Long Hoa đại hội bế mạc) là thời chúng sanh hoàn thành ngôi vị Phật.

Không ai cao, ai thấp, thì làm gì còn Tam bảo.

Ðời Thánh Ðức, là đời bình đẳng, không còn ai từ xưng là Thầy, hoặc còn giáo hội để xây đắp, gìn giữ mối đạo.”[3](sic)

v.v...

Xin miễn bàn thêm gì về nó. Lối tưởng tượng như thế đầy rẫy trong trong gần 2/3 cuốn sách.

Với sự ngỡ ngàng đến đến nghi ngờ, chúng tôi đã liên hệ với đại đức Thích Nguyên Tạng, người có một bài đã từng đăng trên báo Giác Ngộ “bị” trích với cả bút danh đầy đủ cũng như có nhiều bài bị tước mất tên người biên soạn để gắn một cái “mác” khác, và được vị này cho biết là tuyệt đối không nhận được một sự liên lạc nào từ nhà xuất bản hay đơn vị liên kết xuất bản(Công ty Văn hóa Minh Trí-Nhà sách Văn Lang). Bản thân đại đức Thích Nguyên Tạng cũng không hề biên soạn chung và không hề biết những cái tên đã nêu. Chúng tôi cũng đã làm một sự đối chiếu với những bài đã được đăng trên báo cũng như sau đó được chính tác giả in thành sách phát hành ở Uùc với tựa sách là “Phật giáo khắp thế giới (Buddhism throughout the world)”, thì không nghi ngờ gì nữa, nó được “sao chép” một cách trắng trợn toàn bộ phần gọi là “Phật giáo Việt Nam và thế giới”. Sự sao chép này... trung thành đến độ “bê” nguyên xi cả những lỗi trong nguyên bản đã được in trước đây. Thậm chí vẫn “bê” nguyên xi cả những đoạn vi phạm nghiêm trọng đến chính sách tôn giáo của Nhà nước, mà trong một bối cảnh ở hải ngoại, tác giả đã mô tả trong bài viết của mình. Hành động “đạo văn” này quả là trắng trợn, bất chấp những quy định về quyền tác giả đã được ngành Văn hóa thông tin của chính phủ ban hành, và cũng oái ăm thay, nó lại “đội nón” nhà xuất bản Văn hóa thông tin (!).

Sở dĩ chúng tôi cho đó là hành động “đạo văn” trắng trợn, bởi lẽ phần nhiều những bài trong phần một này đã được đăng trên báo Giác Ngộ, một tờ báo Phật giáo chính thức duy nhất trong nước sau năm 1975 mà hầu như giới Phật giáo và những người quan tâm đến đạo Phật ai cũng biết; mặt khác, chúng đã được chính tác giả tập hợp in thành sách, và được giới thiệu rộng rãi trên nhiều website mà ở bất kỳ nơi nào, với phương tiện Internet hiện nay, ai cũng có thể truy cập để có nó. Vậy mà, những người đứng ra xin thủ tục hợp thức hóa nó bằng một giấy phép xuất bản và kinh doanh nó lại như không thèm để ý đến dư luận, ngang nhiên coi thường pháp luật. Ðấy là chưa noùi đến việc cố ý diễn dịch các khái niệm, các phạm trù triết học Phật giáo, các vấn đề Phật học cơ bản hết sức xuyên tạc, vô căn cứ. Ấy vậy mà nhà xuất bản lại thẩm định và cho rằng đấy là một công trình nghiên cứu về tôn giáo và lịch sử văn minh nhân loại; là “không đề cập tới cái được và cái chưa được của tôn giáo mà chỉ trình bày nó như đang hiện hữu, đã ảnh hưởng tới văn hóa, kinh tế, từ xưa tới nay...”[4]Không biết những nội dung như thế nếu “ảnh hưởng” tới văn hóa, kinh tế của đất nước ta thì hậu quả sẽ khó lường đến mức độ nào. Chúng tôi thực sự không hiểu nhà xuất bản nghĩ gì về tôn giáo, ở đây là đạo Phật, và nhận định gì về nội dung, nhất là các phần hai, ba và bốn của cuốn sách đó để viết nên lời giới thiệu trang trọng như thế ?!

Ðấy là chúng tôi mới lướt qua về nội dung, chứ chưa nói đến phần trình bày và minh họa. Những hình ảnh minh họa trong các trang, từ đầu đến cuối, hết sức vô duyên, không ăn nhập gì đến nội dung, “lấy râu ông nọ chắp cằm bà kia” (trừ việc “bê” nguyên hình minh họa trong hai bài viết đã được công bố chính thức của tác giả Thích Nguyên Tạng). Nó không chỉ “đạo văn” của các tác giả trong nước, mà còn tước mất quyền tác giả (người viết lời, họa sĩ) trong các tác phẩm truyện tranh về Phật giáo được xuất bản ở Ðài Loan. Thật là một hành động không thể chấp nhận được.

Tuy nhiên, sự không thể chấp nhận đựơc ấy lại được công nhận bằng giấy phép xuất bản của một trong những nhà xuất bản lớn của nước ta hiện nay là nhà xuất bản Văn hóa thông tin. Hơn thế nữa, nó được nhà xuất bản giới thiệu một cách trang trọng.

Những loại sách như thế này nếu đến tay một người đọc muốn tìm hiểu về các nền văn minh và các tôn giáo thì liệu hậu quả trong nhận thức của người đó sẽ như thế nào đối với đạo Phật, đối với các vấn đề mà nhà xuất bản gọi là “vấn đề cơ bản của Phật pháp và Thiền”???

Với tất cả những gì hiện biết được, chúng tôi nghĩ rằng cuốn sách này ra đời nhằm xuyên tạc Phật giáo, nhằm gieo vào trong đầu óc của người tìm hiểu nó, rằng đạo Phật là một “mớ bùng nhùng” và “hoang đường” như nó đã làm! Và, dẫu chưa đủ sơ sở để kết luận, tuy nhiên, chúng tôi vẫn đặt giả thiết, phải chăng những cái tên tác giả là một sự tự đặt có ý đồ, nhằm nói với người đọc (một cách mặc nhiên): những lời trong cuốn sách này do người Phật giáo (không phải là người Phật tử bình thường mà là “thiền sư”, là “cư sĩ” hẳn hoi!), hãy yên tâm nhé! Sự đánh lận con đen này là một “chiêu thức” đã quá quen thuộc, những người tinh ý, những ai có kiến thức cơ bản về Phật pháp sẽ dễ dàng nhận ra ngay. Tuy nhiên, nó cũng dễ dàng lừa được người đọc chưa biết về giáo lý Phật giáo, vì các danh hiệu (thiền sư, cư sĩ) “gắn” trước tên tác giả, vì có phần một tương đối nghiêm túc và đầy đủ, và hơn thế nữa vì “dấu son” của nhà xuất bản Văn hóa thông tin, một nhà xuất bản lớn ở nước ta hiện nay.

Nhìn lại toàn bộ nó, điểm nổi bật duy nhất là những việc làm đáng ngăn chận này lại được thể hiện trên một hình thức rất tốt, bìa cứng, giấy trắng ít có sách dẫu có giá trị thực sự lại được in ấn như thế!

Với những điều đã nói sơ lược như trên, đây không còn là trường hợp thuộc về sự “thiếu tư liệu tham khảo” hoặc do “hạn chế về nhận thức” của người biên soạn, mà thuộc về lĩnh vực đạo đức và pháp luật. Nó nên được làm sáng tỏ để góp phần làm trong lành không khí học thuật ở nước ta, góp phần vào việc định hướng xây dựng một nền văn hóa hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc, và định hướng cho một nhận thức đúng đắn về tôn giáo, ở đây là đạo Phật - một tôn giáo có lịch sử gắn bó với đất nước gần hai ngàn năm, hạn chế sự gây rối ren trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo bình thường của người dân.

Bài viết kỳ này, chúng tôi chỉ nêu như thế. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc, những độc giả và các bậc thức giả quan tâm những phản hồi mà chúng tôi có được trong nay mai, chung quanh cuốn sách này, cũng như từ phía các nhà chức năng trong quản lý văn hóa và tôn giáo.



[1]Sở dĩ chúng tôi gọi như vậy vì trong việc trình bày tên tác giả đã thể hiện sự thiếu hiểu biết sơ đẳng về cách xưng hô trong đạo Phật, không ai sử dụng dấu 2 chấm (:) như phép liệt kê sau những danh hiệu trong đạo Phật như thế. Theo chỗ biết của chúng tôi và hỏi qua các nhà chuyên nghiên cứu trong lĩnh vực này, không ai biết những cái tên như trên cả. Chúng tôi sẽ tiếp xúc, nếu được các vị có trách nhiệm xuất bản và liên kết xuất bản cho biết thông tin về địa chỉ.

[2]Theo giấy phép số 1715/XB-QLXB Cục Xuất bản cấp ngày 11.12.2001, trích ngang kế hoạch xuất bản số 06/VHTT Nhà Xuất bản Văn hóa thông tin cấp ngày 23.7.2002. In xong và nộp lưu chiểu quý 1 năm 2003.

[3]Trang 244-245

[4]Lời giới thiệu của nhà xuất bản Văn hóa thông tin, trang 7.

---o0o--

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/02/2022(Xem: 2882)
Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc đầu tư kiến tạo Trường Đại học Nông nghiệp Công nghệ cao Borigaram (보리가람농업기술대학) tại làng Mwasonga, cách thành phố lớn nhất của Tanzania, TP.Dar es Salaam, khoảng 3 giờ đồng hồ đi xe hơi, Cộng hòa Thống nhất Tanzania, một quốc gia ở bờ biển phía đông châu Phi và đã đi vào hoạt động cho lớp học đầu tiên. Gồm 60 sinh viên được thi tuyển từ khắp Tanzania, họ được lưu trú tại Ký túc xá trong khuôn viên trường từ tháng 2 năm 2016 và đã đưa ra những học kỳ đầu tiên.
26/02/2022(Xem: 2562)
Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan phải hứng chịu các cuộc nội chiến kéo dài liên miên, chiến tranh tàn phá khốc liệt, hiện người dân nơi đây đang sống trong cảnh mùa giá lạnh cay đắng. Nhiều người đang phải chịu cảnh đói và rét, khẩn cấp cứu hộ quốc tế là tối cần thiết. Với từ bi tâm cứu trợ nhân đạo, Pháp sư Giác Thành, Phó Tổng Thư ký Quốc tế Phật Quang Sơn đặc trách vực Đông Nam Á, cùng đồng tâm hợp lực với tổ chức Hòa bình Thế giới Malaysia, Ngân hàng Đầu tư Kỹ thuật số Golden Horse, đã tiến hành thành lập Nhóm Sưởi ấm và Chăm sóc Nhân đạo để viện trợ nhân đạo cho nhân dân các địa phương Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan.
17/02/2022(Xem: 5251)
Vào lúc 8 giờ sáng ngày 15 tháng 2 năm 2022, Pháp sư Diệu Tạng Giám tự Phật Quang Sơn Tây Phương Tự cùng đoàn Phật tử đã tổ chức buổi lễ truyền Tam quy Tam bảo và Ngũ giới cho các quân nhân tại Căn cứ Huấn luyện Thủy quân Lục Chiến, San Diego, Hoa Kỳ. Trước khi cử hành nghi lễ, Pháp sư Diệu Tạng giảng ý nghĩa Tam quy, Ngũ giới, gia trì chúc phúc cát tường cho các quân nhân luôn an trú trong chánh niệm và trong quân lữ luôn hùng dũng trong sự nghiệp giữ vững an ninh quốc gia.
17/02/2022(Xem: 5262)
“Glocalization” là một thuật ngữ, một ngôn ngữ lai giữa toàn cầu hóa và bản địa hóa, sự xuất hiện đồng thời của cả khuynh hướng phổ cập hóa và cụ thể hóa trong các hệ thống xã hội, chính trị và kinh tế đương đại. (Joachim Blatter & Munro 2013) Toàn cầu hóa đã được sử dụng rộng rãi theo cách tiêu cực, để giải thích những hậu quả không mong muốn đương thời, do nỗ lực của các cơ sở kinh tế và chính trị xuyên quốc gia, từ các liên minh quân sự và kinh tế như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cho các tập đoàn đa quốc gia như Huawei, McDonald's, Nestle, Starbucks và Toyota. Mặt khác, bản địa hóa đã nhận được sự ưu ái của công chúng và truyền thông bởi nó được sự tôn trọng rõ ràng đối với sự đa dạng, bảo tồn di sản và truyền thống địa phương và 'đôi khi' quan tâm đến lợi ích của thiểu số.
13/02/2022(Xem: 3338)
Diễn đàn "Hài hòa đa nguyên Tôn giáo Thế giới của Liên Hợp Quốc 2022" đã diễn ra vào ngày 3 tháng 2 vừa qua, do Quốc tế Phật Quang Sơn, Liên Hợp Quốc, liên minh châu Phi và các tổ chức phi chính phủ cùng tham gia, đặc biệt mời các đối tác xã hội dân sự và các tổ chức tôn giáo, Pháp sư Tuệ Đông, trụ Trì Tây Lai Tự, Phó Tổng Thư ký Quốc tế Phật Quang Sơn đại biểu Phật giáo phát biểu: "Đến năm 2022 là trọng yếu, đánh dấu kỷ niệm chu niên lần thứ 10, tiêu chí Quốc tế Phật Quang Sơn hài hòa hội nhập hoạt động Liên tôn Quốc tế. Đại dịch Covid-19 hiểm ác đã đặc giả thiết không đúng đắn về tất cả sự sống trên Trái đất, gây ra những thách thức chưa từng có trên quy mô toàn cầu, chủ đề năm nay "Niềm tin và tinh thần lãnh đạo, phản kháng nạn kỳ thị và xung đột trong quá trình Phục hồi Đại dịch", kiến lập những nhịp cầu xuyên biên giới, bằng cách tập hợp các nhà lãnh đạo tôn giáo và tinh thần để truyền cảm hứng cho các dân tộc trên thế giới, kế tục trí lực để thúc đẩy sự nghiệp phát triển một
13/02/2022(Xem: 5384)
Ông Holland Kotter, đồng trưởng ban phê bình nghệ thuật trên tờ New York Times, đã đưa ra một đánh giá tuyệt vời về cuộc triển lãm. Trong đó, Holland Kotter kể lại chuyến đi đến Nhật Bản vào năm 1983, nơi lần đầu tiên ông trải nghiệm khi tương tác với các Phật tử đang làm việc được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Tokyo: "Khi tôi gặp một pho tượng Phật Đương lai Hạ sinh Di Lặc được tạc bằng gỗ tuyệt xảo từ thế kỷ thứ 9, một du khách đến thăm tôi đã nhanh chóng vỗ tay hai lần, một điều gì đó (tôi sẽ tìm hiểu) mà những du khách đến các ngôi tự viện Phật giáo để tôn vinh vị Phật hay vi Bồ tát nào đó". (New York Times)
10/02/2022(Xem: 11229)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh, bậc đạo sư kính yêu, vị cao tăng thạc đức Phật giáo Việt Nam với tầm nhìn xa trông rộng đã an nhiên viên tịch, trụ thế 97 xuân. Ngài đã và đang là một trong những bậc thầy vĩ đại nhất của thời đại chúng ta. Mặc dù phải nhẫn nhịn cả đau khổ và số phận lưu đày bao thập kỷ, Ngài vẫn liên tục tuôn trào suối nguồn từ bi tâm, luôn thắp sáng ánh dương quang trí tuệ cho thế giới nhân loại được tươi mát và ấm áp.
10/02/2022(Xem: 7259)
Tôi đào thoát khỏi Tây Tạng vào ngày 31 tháng 3 năm 1959. Kể từ đó tôi sống lưu vong ở Ấn Độ. Trong giai đoạn 1949-50, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã gửi một đội quân đến xâm lược đất nước của tôi. Trong gần một thập kỷ, tôi vẫn là nhà lãnh đạo chính trị cũng như tinh thần của người dân và cố gắng thiết lập lại mối quan hệ hòa bình giữa hai quốc gia của chúng tôi. Nhưng nhiệm vụ được chứng minh là bất khả thi. Tôi đã đi đến một kết luận không mấy vui vẻ rằng tôi có thể phục vụ người dân của mình tốt hơn từ bên ngoài.
10/02/2022(Xem: 10695)
Hiện nay phong trào tu thiền nở rộ nhất là Thiền Chánh Niệm, Thiền Vipassana khiến cho một số người coi thường pháp môn tu tập có tính truyền thống. Thậm chí một số cho rằng lối tu truyền thống bao gồm tụng kinh, niệm Phật trở nên lỗi thời, chỉ có tu theo Thiền Chánh Niệm mới giải thoát mà thôi. Quan niệm đó hoàn toàn sai, trái với lời Phật dạy. Trong Kinh Kim Cang Đức Phật dạy rằng, “Pháp của ta không có thấp có cao”. Trong Bát Nhã Tâm Kinh, Đức Phật lại dạy rằng “vạn pháp bất tịnh, bất cấu, bất tăng, bất giảm” và diễn rộng là là “bất thấp, bất cao, bất đúng, bất sai”. Tất cả tùy căn cơ của mỗi chúng sinh mà thôi.
09/02/2022(Xem: 23742)
Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam Sử Lược (trọn bộ hai tập, do Hòa Thượng Giới Đức biên soạn)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]