Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 3

11/06/201520:12(Xem: 12438)
Tuần 3

TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

(TUẦN THỨ 3 THÁNG 8, 2014)

Diệu Âm lược dịch

THÁI LAN: Phật tử đến chùa vào Ngày của Mẹ

Đông đảo Phật tử đã đến các chùa trên khắp đất nước vào sáng ngày 12-8-2014 để cúng dường vật phẩm cho chư tăng, vì đây là ngày kỷ niệm sinh nhật thứ 83 của Hoàng hậu và là quốc lễ Ngày của Mẹ.

Theo truyền thống, trước khi đến chùa để nghe những bài pháp giảng Phật giáo, nhiều người đã dậy rất sớm để cúng dường vật phẩm cho các nhà sư. Thông điệp của ngày này là vai trò của người mẹ như là những người ban tặng vĩ đại, những người sinh và nuôi dưỡng con cái.

Truyền thống Ngày của Mẹ sẽ tiếp tục vào buổi tối trên khắp quốc gia, khi mọi người tập trung tại các địa điểm quan trọng hoặc trong nhà họ để thắp nến và cùng hát bài ngợi ca hoàng gia, trước khi kết thúc các lễ mừng ngày lễ với pháo hoa rực rỡ để tôn vinh Hoàng hậu.

(tipitaka.net – August 17, 2014)

 

 blank

Cúng dường chư tăng trong Ngày của Mẹ của Thái Lan

Photo:NNT

 

 

TRUNG QUỐC: Khu Chùa thờ Quốc tế Bạch Mã Tự

Bạch Mã Tự, một đền thờ Phật giáo 2.000 năm tuổi tọa lạc tại Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, đang được biến thành một Khu Chùa Quốc tế. Khi hoàn thành, khu này sẽ có 10 ngôi Phật tự với tất cả phong cách của các nước khác nhau.

Đến nay, đã có 2 chùa mở cửa cho khách tham quan, gồm: chùa theo phong cách Phật giáo Ấn Độ mở cửa vào tháng 5-2010, và chùa phong cách Miến Điện được khánh thành vào ngày 30-6-2014.

Còn ngôi chùa kiểu Thái, nguyên được xây dựng vào thập niên 1990, đang tân trang lại và dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 9 năm nay; 10 công nhân vẫn ở lại công trình từ 5 năm qua để xây lại và trang trí ngôi chùa này, vốn chiếm khoảng 3.000 m2  và được tài trợ hoàn toàn bởi các nhà tài trợ từ Thái Lan.

Tiếp theo việc xây dựng các chùa kiểu Ấn Độ, Miến Điện và Thái Lan, các nước Phật giáo khác bao gồm Tích Lan, Cam Bốt, Nepal và Hàn quốc sẽ đầu tư vào các công trình tương tự để chuyển tải thông điệp của nền văn hóa và nghệ thuật của họ. Một số công trình được dự kiến hoàn thành vào năm 2020.

(Buddhist Door – August 18, 2014)

 

blank

Tổng thống Miến Điện Thein Sein tham gia lễ khánh thành ngôi chùa kiểu Miến Điện vào ngày 30-6-2014 tại khu Bạch Mã Tự (Trung quốc)

Photo: Xiang Mingchao

 

 

NHẬT BẢN: Hội Phật giáo Chisan gửi tặng tiền cho nạn nhân trận bão Yolanda

Vào ngày 19-8-2014, Hội Cầu nguyện cho Hòa bình Chisan thuộc phái Chisan của tông phái Shingon (Chơn Ngôn) đã chuyển 1,2 triệu yen (tương đương 510.000 peso) đến đại sứ quán Phi Luật Tân tại Tokyo.

Số tiền này được Houken Hosoda, Sư trưởng và là phó chủ tịch Hội Chisan, chuyển đến người đại diện đại sứ quán Phi Luật Tân Gilberto Asuque để tặng cho các nạn nhân của trận siêu bão Yolanda (Hải Yến). Đại sứ quán sẽ gửi khoản tiền tặng nói trên đến các cơ quan hữu quan phụ trách việc phục hồi.

Theo đại sứ quán, Hội Chisan đã thăm tỉnh Leyte (Phi luật Tân) 3 lần, lần gần đây nhất là vào tháng 11-2012. Hội đã tặng hàng tiếp tế cho các trường công lập tại tỉnh này.

(GMA – August 19, 2014)

 

 

ẤN ĐỘ: Di tích Phật giáo cổ đại không được chính phủ bảo vệ

Một địa điểm khảo cổ học được biết đến như là một di tích Phật giáo đang đối mặt với nguy hiểm tại Srinagar, Ấn Độ. Địa điểm này, có niên đại thuộc thế kỷ thứ 3, tọa lạc tại khu vực Harwan của Srinagar và 2 năm trước đã được công bố là một địa điểm khảo cổ học bởi Sở Lưu trữ, Khảo cổ học và Bảo tàng J&K (bang Jammu và Kashmir).

Mặc dù có tên trong một đề nghị với chính phủ Ấn Độ về việc bảo vệ các địa điểm khảo cổ học chưa xác định trong bang này, các quan chức nói rằng họ chưa nhận được bất cứ phản hồi nào từ chính quyền bang cũng như chính phủ Ấn Độ.

Được biết địa điểm này thuộc một thời kỳ Phật giáo mà gạch đất nung đã được phục hồi. Hai di tích khảo cổ học, có niên đại 1.500 và 1.100 năm, dường như cũng bị chính quyền bang để vậy chứ không bảo vệ. Một trong 2 di tích này là Chùa Pandrathan, được xây trên di tích của ngôi chùa mà nhà sư Huyền Trang của Trung Hoa đã lưu trú trong 2 năm của ông tại Kashmir.

(Buddhist Door – August 19, 2014)

 

blank

Địa điểm khảo cổ học cổ đại tại Srinagar (Ấn Độ) được biết đến như một di tích Phật giáo

Photo: risingkashmir.com

 

 

HÒA LAN: Buổi lễ Phật giáo dành cho 5 nạn nhân của thảm kịch MH17

The Hague, Hòa Lan – Sáng ngày 19-8-2014 tại nhà tang lễ ở thành phố The Hague (La Haye), một nghi lễ Phật giáo đã được tổ chức dành cho di hài của 5 nạn nhân người Mã Lai trong vụ rơi chiếc máy bay MH17 của Hàng không Mã Lai.

Buổi lễ bắt đầu lúc 8 a.m và được hướng dẫn bởi các tu sĩ Phật giáo, trong sự hiện diện của 100 thành viên gia đình của các nạn nhân và hội viên của một số hội Phật giáo địa phương.

Sau đó, lễ hỏa táng các di hài đã diễn ra tại thị trấn Zoetermeer, cách nhà tang lễ 26 km. 

Tiến sĩ Wee Ka Siong, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mã Lai, nói rằng nghi lễ đã tiến hành như dự định. “Các gia đình không cần phải lo lắng, vì nó đã được thực hiện theo thỏa thuận trước đây. Chúng tôi luôn luôn nỗ lực để đem lại điều tốt nhất và thực hiện đầy đủ các yêu cầu của họ”, ông nói với báo chí Mã Lai sau buổi lễ.

(Big News Network – August 20, 2014) 

 

blank

Nghi lễ Phật giáo tại The Hague trước khi hỏa táng cấc nạn nhân của chiếc MH17

Photo: Bernama

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/08/2021(Xem: 3671)
Vào sau tuần lễ đầu tháng 4 năm 2013, chuyến công du của ngài Tổng thống Vladimir Putin đến Cộng hòa Buryatia là một chủ thể liên bang của Nga, viếng thăm Tu viện Ivilga Datsan, tu viện chính của Tăng đoàn Truyền thống Phật giáo tại Nga.
24/08/2021(Xem: 2771)
Vào đầu tháng 7 vừa qua, Lễ kỷ niệm 100 năm (1921-2021) ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) https://www.nytimes.com/live/2021/06/30/world/china-communist-party-anniversary, đã được tổ chức tại quảng trường Thiên An Môn, thủ đô Bắc Kinh. Trong hầu hết những thập kỷ đó, ĐCSTQ đã tìm cách hạn chế hoặc xóa sạch các thực hành tôn giáo truyền thống, vốn được coi là một phần trong quá khứ "phong kiến" của Trung Hoa.
24/08/2021(Xem: 2284)
Hôm thứ Năm, ngày 19 tháng 8, có sự tham dự của 10.000 người được chọn. Ông Uông Dương (汪洋), Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc cho biết rằng cần "nỗ lực toàn diện" để đảm bảo người Tây Tạng nói và viết chuẩn tiếng Hán và chia sẻ rằng: "Các biểu tượng và hình ảnh văn hóa của đất nước Trung Quốc".
24/08/2021(Xem: 3271)
Một pho tượng Phật khổng lồ được cho là lớn nhất ở thế giới phương Tây, dự kiến sẽ được Khánh thành tại nước Cộng hòa Liên bang Brazil vào cuối tháng này, với một nghi lễ chính thức tại Thiền viện Morro da Vargem, thành phố Ibiraçu, thuộc bang Espírito Santo, Brazil.
22/08/2021(Xem: 3674)
Bắc Kinh đánh dấu Kỷ niệm 70 năm thành lập Khu tự trị Tây Tạng, với lời kêu gọi chấp nhận sự cai trị của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc.
22/08/2021(Xem: 2493)
Từ bao đời, đạo Phật đã song hành cùng nhịp bước vinh nhục, thăng trầm, thịnh suy của Đạo pháp Dân tộc Nhật Bản, và là điểm tựa về tinh thần cho nhân dân khi gặp cơn hoạn nạn, khủng hoảng, như thiên tai, dịch bệnh.
22/08/2021(Xem: 3911)
Gần đây, 13 cổ vật Phật giáo trị giá khoảng 16,5 triệu baht đã được chuyển từ Hoa Kỳ về Thái Lan. Cục Mỹ thuật Văn hóa Thái (FAD) có kế hoạch tổ chức một cuộc triển lãm, nhằm giới thiệu các bảo vật Phật giáo trong tương lai.
21/08/2021(Xem: 3539)
Vương quốc Phật giáo Thái Lan là nước đầu tiên ở Đông Nam Á có thể tự sản xuất vaccine AstraZeneca từ đầu tháng 6-2021. Tuy nhiên, số ca nhiễm tăng vọt và sẽ đạt con số 1 triệu vào cuối tuần này. Tình thế cấp bách buộc nước này phải vay mượn 150.000 liều AstraZeneca từ Vương quốc Phật giáo Bhutan và có thể ban hành lệnh cấm xuất khẩu vaccine, ảnh hưởng đến đơn mua 30 triệu liều AstraZeneca của Việt Nam và nhiều nước khác.
21/08/2021(Xem: 2247)
Tại Phòng trưng bày Indra và Harry Banga của Đại học Thành phố Hồng Kông (CityU), đã diễn ra cuộc triển lãm mới với chủ đề "Bản đồ Phật giáo Hàng hải, The Atlas of Maritime Buddhism, ECAI", làm nổi bật lên Con đường Tơ lụa hàng hải đã kích hoạt giao lưu văn hóa thương mại, văn hóa tâm linh thông qua việc truyền bá ánh sáng từ bi, trí tuệ đạo Phật.
19/08/2021(Xem: 2308)
Vô thường là không tồn tại mãi mãi, là thay đổi, biến dịch một cách bất định, không như mong muốn chủ quan của chúng sinh. Nguyên lý vô thường là nền tảng của giáo lý đạo Phật, tuy nhiên một số khía cạnh của triết học Phật giáo vượt qua ý tưởng về vô thường.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567