Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 2

10/06/201519:34(Xem: 14792)
Tuần 2
                               TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
                               (TUẦN THỨ 2 THÁNG 4, 2014)
 
                                      Diệu Âm lược dịch

 

 

NHẬT BẢN: Bảo tàng Nghệ thuật Thư Đạo triển lãm tranh Mèo của Nhật Bản thế kỷ thứ 19

 

Shibuya, Tokyo – Theo phát biểu của Bảo tàng Thư Đạo, Phật giáo du nhập Nhật Bản vào thế kỷ thứ 6, và loài mèo cùng đi theo tôn giáo này để bảo vệ kinh sách khỏi loài chuột. Mèo có vai trò nổi bật trong văn học cổ điển Nhật Bản, và các họa sĩ Nhật đã rất yêu thích vẽ tranh mèo – nào là mèo đang ngủ trưa, đang ăn, đang đuổi bắt chuột, ếch, bướm v.v.

Những tranh mèo thế kỷ 19 của Nhật hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Thư Đạo ở khu Shibuya, Tokyo, với lời giới thiệu hào hứng cho cuộc triển lãm,“Bảo tàng Nghệ thuật Thư Đạo sẽ đầy mèo!” Triển lãm sẽ kéo dài đến ngày 18-5-2014.

(Japanese-buddhism.com – April 8, 2014)

 

blank

Một tranh Mèo  của Nhật Bản thế kỷ thứ 19

Photo: Japanese Buddhism in the News

 

 

HOA KỲ: Nhà máy in kinh Phật được mở rộng hoạt động

 

Việc mở rộng các hoạt động in ấn tại Trung tâm Tu tập Ratna Ling (RLRC) ở Hạt Somona, California, đã được sự chấp thuận của chính quyền hạt này, vượt qua được một thách thức đối với việc cho phép của một nhóm cư dân địa phương có tên là Bảo tồn Nông thôn Vùng đồi Duyên hải.

Từ năm 2005, các tình nguyện viên của RLRC đã điều hành nhà máy in lớn này để in ấn kinh Phật, vốn được phát miễn phí cho các tu viện Phật giáo Tây Tạng trên khắp châu Á. Những người phụ trách nhà máy in hài lòng vì việc in kinh là “một thực hành tôn giáo phụ trợ cho việc tu tập”, trong khi nhóm đối lập cho rằng hoạt động công nghiệp của nhà máy in không phù hợp với vẻ đẹp của địa phương và vi phạm qui hoạch chung của hạt.

Sau khi xem xét và điều trần công khai, Hội đồng Giám sát Hạt Sonoma đứng về phía RLRC trong một cuộc bỏ phiếu với kết quả 3-2.

(Buddha Dharma – April 11, 2014)

 

blank

Tình nguyện viên xếp kinh vào thùng vân chuyển tại nhà máy in Ratna Ling

Photo: Buddha Dharma

 

 

TÂN TÂY LAN: Triển lãm xá lợi tại Whangarei

 

Một trong những bộ sưu tập xá lợi linh thiêng nhất thế giới được trưng bày trong cuộc triển lãm tại Thư viện Cổ ở khu Whangarei từ tối ngày 11 đến hết ngày 13-4-2014.

Hàng chục vị lạt ma từ các trung tâm Phật giáo trên khắp đất nước Tân Tây Lan và các nước khác đã có mặt tại Whangarei để chiêm ngưỡng Tour Triển lãm Xá lợi Tâm Từ Ái Di Lặc này.

Whangarei là nơi duy nhất ở Tân Tây Lan tổ chức tour triển lãm này. Toàn bộ xá lợi của bộ sưu tập bao gồm hơn 70 tinh thể, xương và các xá lợi khác của những vị tôn sư có niên đại từ thời Đức Phật cho đến thời các vị đã viên tịch gần đây, trong đó có 8 xá lợi hơn 2.600 năm tuổi từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và được mượn từ Đức Đạt lai Lạt ma.

(The Northern Advocate – April 11, 2014)

 

blank

Hai vị lạt ma tại Whangarei khiêng một tượng Phật vào Thư viện Cổ để chuẩn bị cho cuộc triển lãm xá lợi--Photo: Linda Laird

 

 

HOA KỲ: Triển lãm các tác phẩm điêu khắc thời kỳ đầu của Phật giáo Trung Hoa

 

New York, Hoa Kỳ - Phòng triển lãm Mỹ thuật Throckmorton tổ chức triển lãm 31 tác phẩm điêu khắc thời kỳ đầu của Phật giáo Trung Hoa.

Trong số này có nhiều tượng bị chôn vùi qua nhiều thế kỷ. Chúng đã được nghiên cứu kỹ bởi các học giả Trung quốc, với hình ảnh và phân tích trong một danh mục kèm theo dưới sự hướng dẫn của các Tiến sĩ Qing Chang và Elizabeth Childs-Johnson.

Nhóm tượng thu thập được trong 12 năm qua này cho thấy sự đa dạng của các tác phẩm điêu khắc Trung Hoa từ thời Bắc Ngụy cho đếncác triều Đường và Tống – từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ 12. Tất cả các tượng của triển lãm cho thấy sự kiên nhẫn và kỹ năng của các nghệ nhân Trung Hoa, cho phép so sánh sự thay đổi hình ảnh của Phật giáo và chư Thần Phật trong văn hóa Trung Hoa.

(WSI - April 11, 2014)

 

blank

Tượng đầu của một Bồ tát bằng cẩm thạch thời Đông Ngụy/Bắc Tề (năm 535-577)

blank

blankẢnh trên: Tượng Phật bằng cẩm thạch thời Bắc Tề (550-577)

Ảnh dưới: Tượng Bồ tát bằng cẩm thạch thời Đông Ngụy/Bắc Tề

 

blank

blank
Tượng Phật  cẩm thạch và tượng Bồ tát bằng đá vôi thời Bắc Tề

 

blank

blank
Ảnh trái: Đầu tượng Phật bằng cẩm thạch thời Bắc Tề/ nhà Tùy (550-618)

Ảnh phải: Tượng Bồ tát bằng đá vôi thời Bắc Tề/ Bắc Chu (550-581)

Photos:WSI

 

 

MÃ LAI: Tăng sĩ người Bhutan đứng đầu đội dịch thuật kinh Phật giáo Tây Tạng

 

Kuala Lumpur, Mã Lai – Mang giáo lý thực sự của Đức Phật đến với thế giới bằng cách dịch hơn 231.800 trang kinh từ tiếng Tây Tạng sang Anh ngữ và các ngôn ngữ khác là một dự án trăm-năm cần mẫn.

Dự án này bắt đầu vào tháng 1-2010, liên quan đến 153 dịch giả từ 15 nước, và có tên là ’84.000: Dịch ngôn từ của Đức Phật’.

Người hiện đang chịu trách nhiệm chính của dự án là Sư trưởng Dzongar Khyentse. Ông là một thầy dạy về Phật giáo, là nhà văn và nhà làm phim người Bhutan.

Ông tích cực truyền đạt giáo lý của Đức Phật trên toàn thế giới, bao gồm việc thiết lập các trung tâm đạo pháp và giảng dạy tại trường Đại học Oxford và Bắc Kinh và tại các tổ chức nổi tiếng khác.

(Mahabhodi IP – April 14, 2014)

 

blank

Sư trưởng Dzongar Khyentse

Photo: The Star

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi
 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/09/2021(Xem: 2757)
Ngày 27 tháng 9 vừa qua, Thủ tướng chính phủ Vương quốc Campuchia Hun Sen cho biết, quốc gia Phật giáo này sẽ là một điểm an toàn cho du khách quốc tế khi nước này mở cửa trở lại.
28/09/2021(Xem: 2592)
Hôm thứ Bảy, ngày 26/6/2021, Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Campuchia Hun Sen cho biết, đại dịch Covid-19 đã lây nhiễm gần một nửa số tự viện Phật giáo thủ đô Phnôm Pênh.
27/09/2021(Xem: 2660)
Rất nhiều vị tăng sĩ Phật giáo ủng hộ Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD), Hôm thứ Bảy, ngày 25 tháng 9 vừa qua, chư tăng Phật giáo đã tập hợp xuống đường tại Mandalay là thành phố lớn thứ 2 tại Myanmar, phản đối chế độ độc tài quân sự, trong các cuộc biểu tình nhân dịp kỷ niệm 14 năm ngày nổi lên cuộc "Cách mạng áo Cà sa". Hồi năm 2007, giới tu sĩ Phật giáo đã biểu tình rầm rộ chống chính quyền quân sự Miến Điện và phong trào nổi dậy đã bị đàn áp đẫm máu.
26/09/2021(Xem: 3728)
Taliban đã tiến hành cuộc săn lùng tại khu di tích Phật giáo Bactria cổ đại (Afghanistan), để tìm châu báu, vàng quý giá hai nghìn năm tuổi và các đồ tạo tác khác được cho là trị giá hàng tỷ USD.
17/09/2021(Xem: 2975)
Vào ngày 24 tháng 7 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Ấn Độ Narendra Modi cho biết, tư tưởng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni rất phù hợp khi nhân loại đang đối mặt với cuộc khủng hoảng bởi đại dịch Covid-19, và khẳng định rằng Ấn Độ đã chỉ ra cách đối mặt thử thách với khó khăn nhất, bằng cách tuân lời vàng ngọc của Đức Phật, người sáng lập đạo Phật.
16/09/2021(Xem: 3626)
UNESCO, phối hợp với Bộ Thông tin và Văn hóa Afghanistan, đã công bố đề xuất kế hoạch khai thác Trung tâm Văn hóa Phật giáo Bamiyan. Đội M2R có trụ sở tại Cộn hòa Argentina, dẫn đầu bởi Carlos Nahuel Recabarren, Manuel Alberto Martínez Catalán và Franco Morero, đã được chọn từ 1.070 mục thiết kế từ 117 quốc gia.
14/09/2021(Xem: 4849)
Tầm quan trọng của bức tranh nghệ thuật qua phong cảnh và văn hóa truyền thống của Hàn Quốc là gì? Tranh phong cảnh tại Hàn Quốc đã phát triển ra sao? Tranh phong cảnh của Hàn Quốc với những đặc điểm nổi bật như thế nào?
12/09/2021(Xem: 3430)
Ngày 10 tháng 9, Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Vương quốc Campuchia đã thông báo việc cho phép các cơ sở giáo dục Phật học trên toàn quốc sẽ mở cửa vào ngày 11 tháng 10 tới, nhưng phải tuân thủ các biện pháp của Bộ Y tế trong việc phòng ngừa sự lây lan của dịch Covid-19.
08/09/2021(Xem: 3164)
Những người làm công tác di sản văn hóa, họ ước tính có 5 năm để bảo vệ nội dung của khu di sản Phật giáo cổ đại Mes Aynak trước khi bị phá hủy để khai thác quặng. Với việc Taliban tiếp quản Afghanistan, các chuyên gia đang lo lắng về số phận của Mes Aynak, một thành phố Phật giáo cổ đại cách thủ đô Kabul khoảng 40 km về phía đông nam.
06/09/2021(Xem: 5420)
Nữ cư sĩ Mazie Keiko Hirono Thượng nghị sĩ Phật tử đầu tiên của quốc gia Hoa Kỳ Nữ cư sĩ Mazie Keiko Hirono Thượng nghị sĩ Phật tử đầu tiên của quốc gia Hoa Kỳ 1Hình 1: Cư sĩ Phật tử Mazie Keiko Hirono thời còn là cô bé với mẹ, tỉnh Fukushima, Nhật Bản, vào khoảng năm 1949. Ảnh: Mazie Hirono Đây là tự truyện do Nữ cư sĩ Mazie Keiko Hirono Thượng nghị sĩ Phật tử đầu tiên của quốc gia Hoa Kỳ kể rằng: "Được đặc ân và trách nhiệm khi tôi phục vụ người dân Hawaii tại Thượng viện Hoa Kỳ. Là một người nhập cư và trưởng thành trong hoàn cảnh khó khăn, tôi chưa từng bao giờ cảm nghĩ, đối với con đường quan lộ đến Thượng viện Hoa Kỳ. Đồng thời, những kinh nghiệm của tôi cho thấy những cơ hội có sẵn đáng kinh ngạc ở Mỹ, và thúc đẩy tôi mong muốn được đền đáp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]