Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Giáo Thái Lan nhìn lại 50 năm

24/03/201517:12(Xem: 4831)
Phật Giáo Thái Lan nhìn lại 50 năm

 

chua-xa-loi-1Tôi vẫn say mê với Phật Giáo Thái Lan từ những hình tượng lạ, bí ẩn trên các trang sách thiếu nhi – đúng ra, một phần là các hình khắc trên tường ở hai vách Chùa Xá Lợi (Sài Gòn). Đây là một ngôi chùa có  ngọn tháp kiểu các chùa Bắc Tông Miền  Trung, nơi tầng thứ nhì của tháp là thư viện, nơi đầy những kinh sách rất mực bí ẩn đối với bọn thiếu nhi chúng tôi lúc đó. Nhưng các vách tường chính điện là điêu khắc kiểu Phật Giáo Nam Tông, những hình tượng cổ cũng rất mực bí ẩn theo hướng chuyện cổ Jataka Tales.

Hai nhân vật thường xuất hiện với bọn học trò ngồi học ở khuôn viên Chùa Xá Lợi là bác Mai Thọ Truyền và bác Lê Ngọc Diệp -- cả hai cụ đều là dân Nam kỳ Miền Tây, thường đón các sư Nam Tông lên Sài Gòn trọ học khi quý thầy chưa có chỗ cư ngụ. Do vậy, hình ảnh hở vai và chiếc áo kiểu chư tăng  Nam Tông nơi sân chùa cũng bay phất phới trong trí nhớ của tôi, mỗi khi nghĩ về một thời thơ ấu.

Và tôi nhận ra rằng, năm nay là một năm đặc biệt của Phật Giáo Thái Lan: một dấu mốc 50 năm, và một dấu mốc  40 năm. Năm mươi năm là gần trọn đời người -- đối với rất nhiều người. Nhưng 50 năm là một chặng đường đặc biệt của Phật Giáo Thái Lan: dấu mốc của năm 1965, khi Phật Giáo  Thái Lan bắt đầu hiện diện vững vàng ở Hoa Kỳ và Anh quốc, với hai ngôi chùa Thái Lan đầu tiên dựng lên ở hai quốc gia, một ở Châu Mỹ, một ở Châu Âu.

*

Nhưng tôi chỉ đọc nhiều về Phật Giáo Thái Lan, nhiều năm sau khi ra hải ngoại. Lý do, tôi thuộc loại chậm, nên học tiêng Anh rất là mệt nhọc. Chỉ được cái là siêng học, siêng đọc -- tôi phải tự nhìn nhận rằng, lý do siêng chỉ vì mình chậm, nên phải lấy cái tinh tấn bù vào.

Ngôi chùa Thái Lan đầu tiên ở Anh là tại London năm 1965, và rồi dọn sang thị trấn Wimbledon để có khuôn viên rộng hơn, có tên là Buddhapadipa Temple -- gọi như nhiều người quen gọi là Wat Buddhapadipa.

buddhayaram-temple

Ngôi chùa Thái Lan đầu tiên ở Hoa Kỳ là Buddhayaram Temple, lúc đầu là trụ sở Buddhist Study Center năm 1965 và rồi sau đó cộng đồng gốc Thái Lan biến thành chùa.

Như thế, năm 1965 có vẻ như tiền định đối với Phật Giáo Thái Lan khi đặt chân trên cả Mỹ và Anh.

Khi đã đủ tiếng Anh để đọc và tìm hiểu về Phật Giáo Thái Lan, tôi đã có nhiều kiến thức về vấn đề bộ phái và đã trải qua nhiều phương pháp thiền tập. Tôi luôn luôn tự xem mình như học trò của Ngài Bồ Đề Đạt Ma và của Phật Giáo Tây Tạng -- đặc biệt là say mê đọc sách của Ngài Đạt Lai Lạt Ma, và có nhiều thiện duyên với Đại sư Geshe Tsultim Gyeltsen, cũng là một giáo sư ở UCLA và là tác giả một số sách về Phật Giáo.

Tôi không bao giờ quên kỷ niệm khi Thầy Gyeltsen bảo anh Tenzin Dorjee (một giáo sư Phật học ở CSU Fullerton) phải chở Thầy tới tận nhà tôi để tặng sách, mà nhà mình thì lôi thôi, nhỏ xíu, dựng ven các vách là sách chất hàng chồng, không có đủ tủ mà cất sách.

Lúc đó là năm 2003. Thầy Gyeltsen và anh Dorjee lộ vẻ phải đi cho khéo, kẻo là đổ sách. Ký tên vào sách xong, Thầy Gyeltsen đi ra 4 góc nhà và ngoài sân để làm phép, kiểu Phật Giáo Tây Tạng. Tôi lặng lẽ chắp tay bước theo, dù chẳng hiểu gì. Nhưng đời mình đã trải qua quá nhiều huyền bí, nên đã rất trọn lòng tin. Thầy Gyeltsen viên tịch năm 2009, tháng trước là tròn 6 năm đi xa; đã có tin là Đức Đạt Lai Lạt Ma đã công nhận một em bé là hậu thân của Thầy Gyeltsen và đã đưa về Dharamsala dạy đạo. Còn Giáo sư Dorjee là cựu tu sĩ PG Tây Tạng, đang dạy ở CSUF, vẫn gọi nhà văn Nhã Ca là “Mom” (Má) vì tình thân, vì nhà văn này là học trò trực tiếp của Thầy Gyeltsen và từng đi Dharamsala tu học trực tiếp với Ngài Đạt Lai Lạt Ma.

*

ajahn-chah

Nhưng cảm xúc của tôi với Phật Giáo Thái Lan vẫn luôn luôn tươi mới, mỗi khi đọc về Đại sư Ajahn Chah. Những hình ảnh các vị sư hở vai và mặc áo vàng Nam Tông vẫn hiện ra trên các trang giấy, giữa các trang lật qua sột soạt – cũng y hệt như thời tôi còn thơ ấu.

Lẽ ra là phải khác lắm chứ. Đúng ra, có khác là với nhiều vị sư khác. Nhưng với Ngài Ajahn Chah vẫn là một tiền định.

Cũng nên kể về một nhân vật: Tiger Woods, chàng lực sĩ chơi golf  từng thắng cả chục giải vô địch thế giới. Tôi không ưa môn thể thao này, vì mình chẳng hiểu gì cả. Nhưng đặc biệt chú ý tới chàng này  vì anh ta là hàng xóm, cùng ở Quận Cam, tự nhận là Phật Tử, có mẹ mang nửa dòng máu Thái Lan. Anh này nói rằng anh tập thiền để giữ lòng cho lặng lẽ giữa những trận đấu.

Dĩ nhiên, người ta tới với Thiền từ nhiều hướng khác nhau, và với nhiều ý định khác nhau. Thí dụ, các bác sĩ Mỹ đưa Thiền Chánh Niệm vào bệnh viện để  giúp chữa trị cho bệnh nhân; các sinh viên dùng thiền để thư giãn, giảm căng thẳng và tăng trí nhớ khi học thi; các trại giam Mỹ dạy Thiền cho tù nhân để giảm bạo động… Còn anh Tiger Woods tập Thiền là để chuẩn bị thắng các giải vô định về golf. Nhưng Đức Phật nói rõ rồi: Phật pháp là để thoát khổ, để giải thoát sinh tử luân hồi. Các ứng dụng khác, hiển nhiên chỉ là phụ.

*

Nhìn dưới mắt sử gia, cũng có một dấu mốc cực kỳ đặc biệt: 50 năm về trước, có ngôi chùa Thái Lan đầu tiên lập ở Anh và Mỹ (năm 1965); và 40 năm về trước, chính Ngài Ajahn Chah, vào năm 1975, là người lập ra ngôi tự viện đầu tiên để đào tạo các nhà sư ngoại quốc -- cụ thể, người Tây Phương.

wat-pah-nanachat-buddha-2

Ngài lập ra chùa Wat Pah Nanachat (tên tiếng Anh là International Forest Monastery) ở phía đông bắc Thái Lan, 15 kilômét cách thị trấn Ubon Rachathani. Trong ngôi chùa này, tu sĩ gồm nhiều quốc tịch, truyền thông và giảng dạy thuần bằng Anh ngữ. Trụ trì đầu tiên nơi này là Ngài Ajahn Sumedho, học trò lớn của ngài Ajahn Chah. Ngài Ajahn Sumedho sinh năm 1934 tại Seattle, Hoa Kỳ, có tên đời là Robert Kan Jackman. Và bây giờ truyền thống Thai Forest Tradition đã có nhiều chùa khắp thế giới, nhờ các vị sư Âu-Mỹ tu học từ ngôi chùa ở núi rừng Udon.

Như thế, năm nay 2015 là những dấu mốc lớn cho Phật Giáo Thái Lan: tròn 50 năm vào Mỹ, Anh; và tròn 40 tuổi ngôi tự viện huấn luyện các sư Âu-Mỹ.

*

Tôi nhận ra rằng, Phật Giáo Thái Lan có một dấu mốc lớn, rất lớn: Thiền pháp do Ngài Ajahn Chah dạy. Nó rất là gần với những gì tôi học Thiền từ Việt Nam.

Như bài pháp năm 1976 của Ngài Ajahn Chah, bản Anh ngữ có tên là “The Two Faces of Reality” (Hai Mặt Của Thực Tại). Nơi đây sẽ, trích dịch từ “The Empty Flag” (Lá Cờ Tánh Không).

Chỗ này, xin ghi nhận rõ rằng, chữ Không thường dịch từ  “empty” (tĩnh từ) hay chữ “emptiness” (danh từ) – không có nghĩa là “không gì hết.” Nếu thuần nghĩa như thế là rơi vào hư vô luận. Thí dụ, nói “vô niệm” không có nghĩa là “không có niệm” và chỉ nên hiểu là “không dính vào bất kỳ niệm nào, dù là niệm lành dữ, thương ghét…” và bởi vì nó vốn là Không.

Trong Anh văn, “cái không gì hết” nên và thường được dịch là “nothingness”; nghĩa này nghịch với “emptiness.”

Do vậy, chữ Không trong Bát Nhã Tâm Kinh mang nghĩa là “Thực Tướng Không.” Nhận ra như thế, sẽ thấy rằng Ngàì Ajahn Chah không nói gì khác với Lục Tổ Huệ Năng của Thiền Tông Trung Hoa.

Nơi đây, xin dịch lời Ngài Ajahn Chah như sau:

“Tôi một lần đọc một cuốn sách về Zen (Thiền Tông). Trong  Zen, quý vị biết là, người ta không giảỉ thích nhiều. Thí dụ, nếu một nhà sư ngủ gục trong khi ngồi thiền, người ta lấy gậy đánh vào lưng người ngủ gục. Khi môn đệ có lỗi bị đánh gậy, sư có lỗi bày tỏ lòng biết ơn bằng cách cảm ơn người kia. Trong pháp Zen, học nhân được dạy là phải cảm ơn đối với mọi cảm thọ giúp cho mình có cơ hội tiến tu.

Một hôm, có một hội chúng các sư tụ họp. Ngoài sân, một lá cờ bay trong gió. Bấy giờ có tranh cãi về chuyện làm sao lá cờ bay trong gió. Một nhà sư nói rằng vì có gió, trong khi vị sư khác nói rằng vì có lá cờ. Do vậy, họ tranh luận, và bất đồng với nhau. Họ sẽ có thể cãi nhau mãi như thế  cho tới ngày họ chết. Tuy nhiên, thầy của họ can thiệp và nói, “Không ai trong hai sư này đúng cả. Hiểu đúng phải là, không có lá cờ và không có gió.”

Đây là pháp tu nhé: không có gì hết, không có lá cờ và không có gió. Nếu có lá cờ, rồi sẽ có gió. Nếu có gió, rồi sẽ có lá cờ. Quý vị nên chiêm nghiệm, suy ngẫm về điều này cho tận tường cho tới khi quý vị nhìn thấy đúng lẽ thật. Nếu [quý vị] suy nghĩ đúng, rồi sẽ không còn gì hết. Nó là tánh không, là rỗng rang – không có lá cờ và không có gió. Trong cái Không tuyệt vời đó, không có lá cờ và không có gió. Không có sinh, không có già, không có bệnh, không có tử. Cái hiểu tục đế của chúng ta về lá cờ và gió chỉ là một khái niệm. Trong thực tướng, không có gì hết. Thế đấy! Không có gì hơn là các tên gọi trống rỗng.

Nếu chúng ta tu học trong cách này, chúng ta sẽ thấy cái toàn thể, và tất cả các vấn đề của chúng ta sẽ kết thúc. Trong cái Không tuyệt vời này, Thần Chết sẽ không bao giò tìm ra quý vị. Không có gì để già, để bệnh và để chết bám theo. Khi chúng ta thấy và hiểu như thực, tức là hiểu đúng, rồi sẽ chỉ có cái Không tuyệt vời này. Nơi đây sẽ không còn chút gì “chúng tôi”, không “chúng nó”, không “tự ngã” gì hết…” (1)

Đó là ngôn ngữ Thiền Lâm Truyền Thái Lan của ngài Ajahn Chah, cũng là ngôn ngữ Thiền Tông Đông Độ, không thể khác hơn. Đó là Bát Nhã Tâm Kinh, là Kinh Kim Cương.

Tôi đã rất mực hạnh phúc khi gặp ngôn ngữ của Ngaì Ajahn Chah. Đó cũng chính là ngôn ngữ tôi trình bày trong tác phẩm “Thiền Đốn Ngộ - Và Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa” (2) – sách này vừa xuất bản cuối năm 2014, bởi nhà xuất bản Hồng Đức, đang bán ở nhiều nhà sách tại Việt Nam.

Và bây giờ, tôi đã vui mừng gặp lại các phù điêu Thái Lan trên tường chánh điện Chùa Xá Lợi  ngay trên trang sách của Ngài Ajahn Chah. Và bây giờ, tôi cũng có thể nói rằng, tôi là Phật Tử Thái Lan chính hiệu. Đúng vậy, chính hiệu Thai Forest Tradition.

GHI CHÚ:

(1) Nguyên văn Anh ngữ ở:

https://www.ajahnchah.org/book/Two_Faces_Reality1.php

 (2) Tác phẩm "Thiền đốn ngộ và Những lời dạy từ các thiền sư Việt Nam xưa" có thê tìm ở:http://tinyurl.com/ThienDonNgo  

PHOTO:

 geshela-book-signed

Thủ bút của Đại sư Tây Tạng Geshe Tsultim Gyeltsen trên sách “Mirror of Wisdom

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2021(Xem: 3113)
Hôm Chủ nhật, ngày 17 tháng 10 vừa qua, tượng Phật nhập Niết bàn 1300 tuổi tại ngôi già lam cổ tự Wat Dhammachakra Sema Ram, ở Công viên lịch sử Muang Sema, quận Sung Noen bị nhấn chìm trong nước lũ tràn từ trên núi xuống.
17/10/2021(Xem: 2723)
Chương trình tiêm chủng ngừa Covid-19 tại Vương quốc Phật giáo Campuchia, đã giành được sự tán dương, ca ngợi từ nhiều quốc gia trên thế giới, đã một lần nữa cho thấy khả năng tiêm chủng cho trẻ em từ 6 đến 12 tuổi.
17/10/2021(Xem: 2827)
Các cộng đồng Phật giáo còn sót lại tại Cộng hòa Hồi giáo Pakistan đang trên nguy cơ diệt vong do thiếu cơ sở tự viện, chư tôn tịnh đức tăng già và Phật tử, sự hỗ của Chính phủ, theo một phái đoàn Phật tử gồm 5 thành viên từ huyện Naushahro Feroze, tỉnh Sindh, họ đã đến viếng thăm triển lãm Gandhara "Nguồn gốc và tuyến trình: Khám phá lịch sử đạo Phật và Kỳ Na giáo của Pakistan" (Roots or Routes: Exploring Pakistan’s Buddhist and Jain Histories) tại Bảo tàng Taxila gần Islamabad vào tuần trước; Bảo tàng Taxila, nơi lưu giữ một bộ sưu tập nghệ thuật Gandharan có ý nghĩa và toàn diện từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 7.
15/10/2021(Xem: 2669)
Triều đại Joseon (1392-1910), một Vương quốc Nho giáo cực thịnh. Các quan chức, học giả Nho giáo đã đàn áp nghiêm trọng các tôn giáo khác như Phật giáo và Thiên Chúa giáo. Vào thời kỳ ấy, nữ Hộ pháp Phật tử Chiêu Hiến Vương Hậu Trầm Thị (소헌왕후 심씨, 昭憲王后 沈氏, 1395-1446), Hoàng hậu của vị minh quân Phật tử Triều Tiên Thế Tông Đại vương vĩ đại (조선세종대왕, trị vì: 1418-1450) đều hộ trì chính pháp Phật đà, phát huy ánh đạo vàng Từ bi, Trí tuệ, Hùng lực, Tự do, Bình đẳng trong việc quốc sách an dân.
15/10/2021(Xem: 2977)
Thiền viện Sương Nguyệt (상월선원, 霜月禪院) Vạn Hạnh Kết Xã (만행결사, 萬行結社), Thiền sư Từ Thừa (자승선사, 慈乘禪師), nguyên Tổng vụ Viện trưởng Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc, nguyên Chủ tịch Liên Tôn giáo châu Á vì Hòa bình (ACRP) đã chủ trì và tổ chức một cuộc họp báo cuộc "Hành hương Từ bi" (자비순례, 慈悲巡禮) tại tầng 5 của tòa hành chính, Đại học Dongguk vào ngày 14 tháng 7 vừa qua.
11/10/2021(Xem: 3149)
Hôm thứ Tư, ngày 6 tháng 10 vừa qua, một số ngôi già lam cổ tự ở thành phố lịch sử Ayutthaya, Thái Lan, Di sản Văn hóa Thế giới đã chìm trong biển nước, do mưa lớn làm ngập lụt diện rộng trên khắp Vương quốc Phật giáo này.
09/10/2021(Xem: 2786)
Theo sách hướng dẫn du lịch nổi tiếng 'Rough Guides', trong một cuộc thăm dò trực tuyến của quý độc giả đã bình chọn Vương quốc Phật giáo Campuchia là "đất nước thân thiện nhất thế giới".
09/10/2021(Xem: 3089)
Cư sĩ Shakti Sinha, một nhân vật cốt cán trong tổ chức Phật giáo lớn nhất của Ấn Độ đã thanh thản trút hơi thở về cõi Phật vào hôm thứ Hai, ngày 4/10/2021, hưởng thọ 64 tuổi. Cư sĩ Shakti Sinha là Tổng giám đốc Liên đoàn Phật giáo Quốc tế (International Buddhist Confederation, IBC).
08/10/2021(Xem: 2772)
Trong buổi lễ ký kết long trọng được tổ chức tại Trường Đại học Phật giáo Preah Sihanouk Raja (SBU), Preah Sisowath Quay, Phnom Penh, Campuchia; Giáo sư Preah Tepsattha Khy Sovanratana (MA), quyền Hiệu trưởng, Đại học Phật giáo Preah Sihanouk Raja, nữ Tiến sĩ Devyani Khobragade, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Vương quốc Campuchia, đã ký biên bản ghi nhớ để thành lập Trung tâm CNTT tại Trường Đại học Phật giáo Preah Sihanouk Raja (SBU), cũng như cho Chi nhánh Tỉnh Battambang.
01/10/2021(Xem: 2416)
Nữ Phật tử, cô giáo Lý Phụng Khuê (이봉규), một cố vấn chuyên nghiệp tại trường Trung học Cơ sở Gwang-dong, thành phố Namyangju, Gyeonggi, Hàn Quốc, đã sử dụng "Tin nhắn gửi Cảm ơn" (감사노트) do báo Korean Buddhist News (불교신문) sản xuất và phân phối để thực hiện "Liệu pháp Tri ân" (감사테라피) 'Tâm lý học Tích cực' với một số cố vấn địa phương, nói rằng, nữ Phật tử Lý Phụng Khuê cảm thấy "Lòng biết ơn khiến chúng tôi cảm thấy hạnh phúc" và quyết định thử nó với các học sinh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]