Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Indonesia: Nhà nước Hồi giáo đe dọa sẽ phá hủy Borobudur

02/09/201409:28(Xem: 10264)
Indonesia: Nhà nước Hồi giáo đe dọa sẽ phá hủy Borobudur


borobudur-phat-2

Các tổ chức cá nhân trên thế giới đã tập hợp để bày tỏ lo ngại ngôi Borobudur (Bà La Tự viện quần-婆羅浮屠寺院群) Đại Già lam lớn nhất thế giới, bởi mối đe dọa gần đây của nhà nước Hồi giáo (IS).

Ngôi Borobudur (Bà La Tự viện quần-婆羅浮屠寺院群) Đại Già lam lớn nhất thế giới, là một ngôi Chùa Tháp Phật giáo quy mô, miền Trung đảo Java, Indonesia.

Ngôi Đại Già lam lớn nhất thế giới này được kiến tạo vào thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 9, thời vua Sailendra, vị minh quân sùng mộ Phật giáo. Ngôi Chùa Tháp này tọa lạc trên đỉnh đồi giữa vùng đồng bằng bát ngát hương đồng phì nhiêu, ngôi Borobudur (Bà La Tự viện quần-婆羅浮屠寺院群) nổi lên cao ngất giữa lòng chảo, chung quanh là núi rừng bạt ngàn màu xanh hoa lá. Các di tích này được trùng tu vào năm 1970 với sự trợ giúp của UNESCO. Là một trong những địa điểm hành hương nổi tiếng thế giới, là một kỳ tích Phật giáo quan trọng và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1991.

Theo ông Marsis Sutopo lời đe dọa đã được đăng trên trang mạng xã hội Facebook với tựa đề “Chúng ta là Nhà nước Hồi giáo (IS)” vào hôm thứ sáu, 15.8. 2014.

Một đoạn trên Facebook ghi: “ngôi Borobudur (Bà La Tự viện quần-婆羅浮屠寺院群) sẽ bị phá hủy bởi lực lượng Thánh chiến Mujāhidīn của nhà nước Hồi giáo (Caliphate).

Đài RT (Nga) hôm Chủ nhật, ngày 24/8 đưa tin, an ninh tại ngôi Borobudur (Bà La Tự viện quần-婆羅浮屠寺院群) đang được siết chặt sau khi các phần tử ủng hộ tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) dọa phá hủy ngôi chùa lớn nhất thế giới này.

Ông Marsis Sutopo, người đứng đầu Cơ quan Bảo tồn ngôi Borobudur (Bà La Tự viện quần-婆羅浮屠寺院群) cho hay cảnh sát đã tiến hành các biện pháp đối phó với khả năng chùa bị đánh bom bằng việc tăng cường đội ngũ an ninh bên ngoài và bên trong chùa. Ngoài ra, cảnh sát Indonesia còn bắt đầu tiến hành rà soát trên quy mô lớn các dữ liệu từ Internet để kiếm thêm manh mối về kế hoạch phá hoại của nhà nước Hồi giáo (IS).


borobudur-phat

Điều này gây sự phản ứng căm phẩn của cư dân mạng nhanh chóng, sau khi mối đe dọa đã được loan tin trên mạng Internet.

Ví dụ, Plain Talk Toronto đăng tin tiếng Anh trên Truyền thông Quốc tế (Al Jazeera): "Không có Do Thái ở đây, không có người Mỹ ở đây, không có phái Kitô hữu Coptic ở đây. Hiện chỉ có Tôn giáo của hòa bình và một nhóm những người không tin vào đạo Hồi. Và tất nhiên các bạn cần cho bạo lực và giết hại người dân vô tội, mối đe dọa của họ là hủy diệt nơi thờ phượng của Tôn giáo khác. Các mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình thế giới là cực đoan Hồi giáo. Thực tế là hầu hết người Hồi giáo ôn hòa là không thích hợp với bạo lực, khi họ vẫn còn tương đối yên tĩnh và họ bất lực với giáo phái cực đoan".

Những người khác trên Internet chỉ trích các nước Phật giáo gây sự đau khổ cho người Hồi giáo thiểu số trong phạm vi biên giới của họ. Mossdale, một cư dân mạng trên truyền thông Quốc tế (Al Jazeera) viết bằng tiếng Anh, khẳng định: "Phật tử ở Indonesia chịu trách nhiệm cho những gì đã xảy ra ở Myanmar và Sri Lanka". Plain Talk Toronto trả lời: "Cảm nhận của bạn thực sự là khá thảm hại và hy vọng không đại diện cho 99% người Hồi giáo. Bạn thực sự cần cố gắng để làm việc trên sự đồng cảm và sự hiểu biết".


borobudur17

Buckman, cư dân mạng khác, chủ trương hoà bình giữa các tôn giáo trên thế giới từ một quan điểm Hồi giáo ôn hòa: "Là một người Hồi giáo tôi nghĩ rằng; không nên trả thù Phật tử vô tội sống ở Indonesia, vì những vấn đề phải đối mặt với người Hồi giáo ở Miến Điện. Các cuộc đàm phán kinh Koran thiêng liêng của các quyền của người thiểu số và họ phải được bảo mật tự vệ nếu họ gặp nguy hiểm. Tôi không nghĩ rằng đó là phù hợp với người Hồi giáo thiểu số để tấn công Phật giáo ở Indonesia, và đa số người Hồi giáo nên nói chuyện với những người chịu trách nhiệm về tội ác này. Chính phủ hoặc người cai trị của Indonesia nên có hành động ngay lập tức, sẽ không có hại xảy ra với những dân tộc thiểu số; nếu không, các nhà lãnh đạo sẽ chịu trách nhiệm phán xét. Đối với người Hồi giáo chúng ta cần phải thể hiện sự kiên nhẫn và sự kiên trì để không xảy ra bạo lực".

Chính phủ Indonesia đang nỗ lực để củng cố an ninh xung quanh ngôi Borobudur (Bà La Tự viện quần-婆羅浮屠寺院群). Theo báo The Straits Times đưa tin vào hôm thứ 7, ngày 23 tháng 08 vừa qua; phát ngôn viên cảnh sát quốc gia Ronny F. Sompie cho biết: "Cảnh sát trưởng miền Trung Java ra lệnh điều tra các mối đe dọa và chúng tôi hy vọng rằng sẽ có hợp tác với các nhân viên an ninh của ngôi Chùa Tháp và quân đội Indonesia (TNI) để bảo vệ ngôi Chùa Tháp từ bất kỳ thiệt hại nào. "

Nhà nước Hồi giáo (IS) đã khiến cả thế giới kinh hoàng và căm phẫn với vụ hành quyết tàn bạo nhà báo Mỹ James Foley hồi đầu tuần trước.

Thích Vân Phong



borobudur-mandala
Bảo Tháp Borobudur, kỳ quan PG thế giới

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/11/2013(Xem: 50621)
"Đức Đạt Lai Lạt Ma, Con Trai Của Tôi" là một tập tự truyện của Mẫu Thân Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đây là một tập sách hấp dẫn do Cụ bà Diki Tsering, Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma kể lại những chi tiết sinh động trong cuộc đời của mình, từ một phụ nữ nông thôn bình thường, bỗng chốc đã trở thành một người đàn bà có địa vị cao nhất trong xã hội, làm Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, người lãnh đạo quốc gia Tây Tạng.
26/10/2013(Xem: 63781)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
09/10/2013(Xem: 12379)
Tờ nhật báo uy tín Le Monde của Pháp ngày 18 tháng 9 năm 2013, trong mục Địa Lý và Chính Trị và qua một bài viết của ký giả Frédéric Robin đặc phái viên ở New Delhi, đã nêu lên các mưu đồ và tham vọng quốc tế nhằm khai thác thánh địa Phật Giáo Lâm-tì-ni (Lumbini). Dưới đây là phần chuyển ngữ.
18/09/2013(Xem: 4755)
Trong lá thư tháng 9 năm 2013 (http://www.bouddhismes.net/node/1659)của Viện Nghiên Cứu Phật Học Pháp gửi cho các thành viên có giới thiệu một bài báo nói về Phật Giáo Trung Quốc đã đăng trên trang web Fait-religieux.com(http://www.fait-religieux.com/monde/asie_pacifique/2013/06/16). Xin chuyển ngữ dưới đây. Một sự đổi mới thật ngoạn mục thế nhưng cần phải hiểu với sự thận trọng
05/06/2013(Xem: 25711)
Kỷ Yếu Kính Mừng Chu Niên Hai Mươi Năm (1990-2010) Thành Lập Tu Viện Quảng Đức
25/05/2013(Xem: 10382)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
23/04/2013(Xem: 8511)
Quyển Thiền Lâm Tế Nhật Bản quý vị đang cầm trên tay bằng tiếng Việt đây, chúng tôi dịch trực tiếp từ tiếng Nhật sang tiếng Việt, tại Tu Viện Đa Bảo, Úc Đại Lợi, nhân kỳ nhập thất lần thứ ba tại đây. Công việc được bắt đầu từ ngày 24 tháng 10 năm 2005, đến ngày 18 tháng 11 năm 2005 bản dịch hoàn tất.
10/04/2013(Xem: 4356)
Hiện nay có hai bảng Niên biểu Phật giáo khá phổ biến và cả hai đều căn cứ vào một mốc thời gian duy nhất tương đối chính xác là năm đăng quang của hoàng đế A-dục, tức là năm - 268 hay - 267 trước Tây lịch. Các học giả Tây phương đặt tên cho hai bảng Niên biểu này là : "Bảng Niên biểu dài" và "Bảng Niên biểu ngắn". Theo bảng "Niên biểu dài" thì Đức Phật tịch diệt 218 năm trước khi hoàng đế A-dục chính thức lên ngôi, vì vậy nếu suy ngược lên bằng cách dựa vào mốc thời gian làm chuẩn là năm - 268, thì Đức Phật nhập vào Đại bát Niết bàn vào năm - 486
10/04/2013(Xem: 5183)
Số lượng Phật tử trên thế giới đã từng bị lượng định quá thấp. Những thống kê mà ta đọc được trong các Từ điển Bách khoa hoặc trong các Bảng Niên giám thường ghi con số nầy vào khoảng 500 triệu người. Con số nầy đã không kể đến hơn một tỉ người Trung Quốc hiện đang sống tại nước Cọng hòa Nhân dân Trung Quốc.
10/04/2013(Xem: 12976)
Hôm nay là ngày 20 tháng 6 năm 2001 nhằm ngày 29 tháng 4 nhuần năm Tân Tỵ, tôi chắp bút bắt đầu viết quyển sách thứ 32 nầy trong mùa An Cư Kiết Hạ của năm nay. Hôm nay cũng là ngày rất đẹp trời. Vì mấy tháng nay, mặc dầu đã vào hạ; nhưng bầu trời vẫn vần vũ bóng mây, như dọa nạt thế nhân là ánh sáng của thái dương sẽ không bao giờ chan hòa đến quả địa cầu nầy nữa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]