Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Miếng Giẻ Chùi Chân

04/12/201319:44(Xem: 29764)
11. Miếng Giẻ Chùi Chân
blank

Miếng Giẻ Chùi Chân


Từ Vesāli, đức Phật và đại chúng trở lại phương Bắc. theo con đường thương buôn, đi mãi. Lúc này, trời đã sang xuân mát mẻ nên đức Phật bộ hành rất chậm, ngài ghé nơi này ít hôm, nơi khác ít ngày nên hơn cả ba tháng sau mới về đến Kỳ Viên tịnh xá. Có lẽ đường xa thấm mệt, lại tuổi già, sức yếu, đức Phật giao công việc lại cho hai vi đại đệ tử để ngài tịnh dưỡng nửa tháng trong hương phòng.

Rồi mùa an cư thứ ba mươi bốn lại đến. Đức Phật họp các vị trưởng lão để chế định thêm một số giới điều trong tạng luật, nhất là phần “tăng tàn” và “trọng tội” vì có một số trường hợp điển hình phạm tội cụ thể cần phải được chấn chỉnh.

Hôm nọ, cuối mùa mưa, lại có một chuyện xẩy ra cho tôn giả Sāriputta. Số là sau khi an cư mùa mưa xong, tại Kỳ Viên, một số rất đông tỳ-khưu đến chào từ giã tôn giả Sāriputta để lên đường, đi nhiều phương khác nhau để hành đạo. Theo thông lệ, tôn giả hay ưu ái gọi các vị tỳ-khưu bằng tên của gia đình họ đặt, gọi tên theo giới hạnh hoặc pháp hạnh của vị ấy. Ví dụ:

- Này hiền giả Maṅgalo! Hiền giả an vui chứ?

- Này con của bà Dhanī, có khỏe không?

- Vị Ðại Hoan Hỷ đây rồi!

- Ðại đức tinh thông tạng Luật đây rồi!

- Thượng tọa Ðộc Cư Khổ Hạnh đây rồi!...

Thấy bậc Tướng quân Chánh pháp niềm nở, vui vẻ, thân tình với tất cả mọi người như vậy, ai cũng hoan hỷ, ai cũng cảm thấy mình được biết đến, vinh hạnh được tôn giả quan tâm. Và họ hãnh diện về điều đó. Có một vị tỳ-khưu trẻ, mà hoàn toàn tôn giả Sāriputta thấy lạ hoắc, không biết gọi tên sao, nên ngài đành phải bỏ qua.

Nhưng vị tỳ-khưu ấy không bỏ qua, cảm thấy buồn, cảm thấy bực tức, bất mãn, tự nghĩ: “Tôn giả ấy khinh thường ta, coi thường ta; ngài đã thiên vị, đã không đối xử thân thiện với ta như những vị khác”.

Bất đồ, lúc ấy tôn giả Sāriputta đứng dậy, bước qua, chéo y của ngài phất đụng vị tỳ-khưu trẻ nọ. Lòng bất mãn càng tăng, vị tỳ-khưu trẻ qua đại giảng đường:

- Bạch đức Thế Tôn! Tôn giả Sāriputta khi không ngài lại đánh con! Chắc hẳn tôn giả ấy nghĩ rằng mình là một Ðại Ðệ Tử oai phong lẫm liệt nên muốn làm gì thì làm sao! Xin đức Thế Tôn hãy phân xử cho công minh. Tôn giả Sāriputta đã đánh con một bạt tai - đến nỗi tai con như bị bỏng, bị điếc! Sau khi làm vậy rồi, ngài chẳng tỏ vẻ gì là hối lỗi, thản nhiên bước đi không thèm đếm xỉa gì con cả! Xin đức Thế Tôn hãy phân xử, oan con lắm!

Tăng chúng được tôn giả Ānanda thông báo triệu tập đại giảng đường. Câu chuyện được lan truyền rất nhanh qua miệng của nhiều người. Lúc ấy tôn giả Mahā Moggallāna và tôn giả Ānanda biết rõ là đã có một sự cáo oan xảy ra cho huynh trưởng của mình. Nhưng không sao, cả hai tôn giả đều rất vui, đã tuyên bố trước hội chúng tỳ-khưu của mình rằng:

“- Này chư hiền! Hãy cố gắng tụ họp ở đại giảng đường cho đông đủ! Hãy đến đấy và nghe! Khi sư huynh của ta, tôn giả Sāriputta mà đối diện với câu chuyện vừa rồi, với ông tỳ-khưu ngu si kia - chư hiền mới cảm nhận và lắng nghe được tiếng gầm của con sư tử con như thế nào!”.

Trước cả hàng ngàn tỳ-khưu có mặt, đức Thế Tôn mỉm nụ cười trong tâm, tự nghĩ: “Ừ, đây là phải thời để con trai trưởng của ta giáo giới đến chư tỳ-khưu, nhất là ông sư phàm tục nọ!”, ngài bèn hỏi:

- Này Sāriputta! Có phải như vậy chăng, ông đã thô bạo đánh vị tỳ-khưu này một bạt tai làm điếc cả lỗ tai rồi bỏ đi không thèm đếm xỉa đến?

Mọi người hồi hộp trước lời chất vấn của đức Ðạo Sư. Tôn giả Sāriputta tâm ý linh thông, biết ý của đức Đạo Sư nên ngài chẳng chấp nhận cũng chẳng chối từ tội, cất giọng trầm hùng vang vang như chuông ngân:

- Bạch đức Thế Tôn! Khi một thiện gia nam tử xuất ly cần cầu an ổn mọi khổ ách, đã từ bỏ gia sản, vinh hoa phú quý thì đối với vị ấy chỉ có một mục đích duy nhất là giải thoát mọi phiền não, khổ đau trên trần thế. Khi một sa-môn tấn tu phạm hạnh, đã đặt chân đứng vững chắc trong đạo quả, người ấy hoàn toàn làm chủ được chính mình, hoàn toàn với tứ vô lượng tâm: Từ, bi, hỷ, xả.

Bạch đức Thế Tôn! Những người như vậy có thể nào làm đau đớn cho đồng đạo của mình rồi bỏ đi thản nhiên không một lời xin lỗi?

Bạch đức Thế Tôn! Một người, khi mà trong tâm không còn sân hận, ác độc, hiềm hại ai; vị ấy bao giờ cũng có được đức tính trầm lặng, khiêm nhu, nhẫn nại; tâm người ấy như mặt đất, mặc cho ai chà, ai đạp, ai bước tới, bước lui, quăng lên đấy tất cả mọi dơ uế bất tịnh; ai đại tiện, tiểu tiện lên đấy cũng được hết!

Bạch đức Thế Tôn! Một người, khi mà tự coi tâm mình như nước, thì nước ấy mặc tình ai uống, ai tắm, ai rửa đồ dơ dáy; nước ấy cũng không vui, không buồn, vẫn bình lặng và an nhiên!

Bạch đức Thế Tôn! Một người, khi mà tự coi tâm mình như lửa, thì lửa ấy mặc tình người ta thắp để cúng, để thờ; mặc tình người ta lấy để đốt tử thi, nấu ăn, đốt cỏ rác, đốt đồ dơ uế; lửa ấy cũng chẳng vui, chẳng buồn, vẫn bình lặng và an nhiên!

Bạch đức Thế Tôn! Một người, khi mà tự coi tâm mình như gió, thì gió ấy đâu phải vì qua tha ma, mộ địa mà chồn chân; gió ấy đâu phải vì qua chỗ phú quý, cao sang mà dừng lại? Dơ, sạch gió ấy không phân biệt; buồn, vui gió ấy có biết đâu. Muôn đời nó vẫn bình lặng và an nhiên như thế!

Bạch đức Thế Tôn! Một người, khi đã tự coi mình như miếng giẻchùi chân, thì ai chùi chân cũng được cả; nó chẳng bao giờ phàn nàn sao lau vật này mà không lau vật kia! Miếng giẻ chùi chân là cái thân của vị ấy, cái tâm của vị ấy, ở chỗ dơ uế nhất, nào dám khinh khi ai, ác ý với ai, sân hận với ai? Không! Bao giờ nó vẫn như vậy, bình lặng và an nhiên!

Bạch đức Thế Tôn! Một người, khi đã tự coi mình như một hạng người thấp kém nhất trong xã hội, như một gã chiên-đà-la cùng đinh, hạ liệt, thì ai muốn đánh, muốn chửi; cho chí họ có giết chết cũng vô tội, người đó luôn luôn ý thức giá trị thấp hèn của mình dầu có bị đối xử thế nào, vẫn không than van bao giờ!

Bạch đức Thế Tôn! Một người, khi đã tự ví mình như một con bò rụng sừng, thì nó rất sợ đụng chạm đến vật cứng, nó không bao giờ dám gây hấn với ai, báng húc ai. Sống, nó muốn thu rút cái sừng của mình lại, đó là cái thân của vị ấy, cái tâm của vị ấy!

Bạch đức Thế Tôn! Một người, khi đã tự ví mình như con rắn mang cái xác nặng nề, trườn tới trườn lui không ra khỏi cái xác. Cũng vậy, người ấy đã tự thấy rõ cái thân này gồm ba mươi hai thể trược bất tịnh, lại chứa sẵn bao nhiêu bệnh tật ở trong, lại còn ốm đau, già chết; vị ấy chỉ mong cầu tu tập để sớm quẳng bỏ cái xác nặng nề, hôi hám ấy, có đâu còn rảnh thì giờ để cho khi mạn, ác ý phát sanh lên đem đến phiền não cho người!

Bạch đức Thế Tôn! Một người, khi đã tự ví tâm mình như chén mỡ đặc thì chén ấy còn đựng được gì? Có thể nào chén mỡ đặc lại đựng thêm được tham, nộ, si, ganh ghét và thù oán?

Bạch đức Thế Tôn! Chín điều ấy là đệ tử, đệ tử chính là chín điều ấy. Tất cả mọi phẩm hạnh, mọi đức tính của một sa-môn mà đức Tôn Sư hằng giáo giới, dẫu đệ tử chưa thành tựu vẹn toàn nhưng đệ tử vẫn đang đi từng bước một, vững chắc và ổn định. Từ khi thấy đạo, thấy quả đến nay, đệ tử chưa hề hổ thẹn một điểm nào về giới luật để đến nỗi phải tự khiển trách chính mình.

Xin đức Thế Tôn, đại giảng đường và cả đại địa vô tình này minh chứng cho đệ tử sự thật ấy”.

Khi tôn giả Sāriputta nói xong, địa cầu dày bốn mươi do tuần rung chuyển như chấn động. Ðại giảng đường lặng ngắt như tờ. Có rất nhiều vị tỳ-khưu cảm động quá đến chảy nước mắt. Người mà khiêm tốn đến cùng tận như vậy thì thế gian không có người thứ hai.

Chợt nhiên, vị tỳ-khưu trẻ sợ hãi, bước tới, quỳ mọp xuống dưới chân đức Ðạo Sư:

- Bạch đức Thế Tôn! Chính con là kẻ nói dối! Chính con đã tự dựng nên câu chuyện để nói xấu đến bậc Tướng quân Chánh pháp. Oai đức của tôn giả ấy lớn quá, con sợ hãi đến tê điếng, lạnh ngắt cả người. Ðấy là lỗi lầm quá nghiêm trọng, không thể tha thứ của con.

Ðức Phật nói:

- Này Sāriputta! Ông hãy bi mẫn tha lỗi cho ông tỳ-khưu ngu si này - nếu không, cái đầu của ông ta sẽ vỡ tan thành bảy mảnh.

Tôn giả Sāriputta trả lời:

- Bạch đức Thế Tôn! Tự nhiên là đệ tử đã tha thứ cho vị tỳ-khưu này rồi.

Rồi với hai bàn tay chấp lại, ngài hướng đến vị tỳ-khưu trẻ, nói rằng:

- Ngoài ra, cũng xin hiền giả hoan hỷ xá lỗi cho tôi nếu tôi vô tình có làm điều gì đó mếch lòng hiền giả.

Tiếng rống của con sư tử và những hành động sau đó của tôn giả Sāriputta làm cho tăng chúng ai nấy cũng đều cảm phục, kính ngưỡng vô song.

Họ bàn luận với nhau:

- Này huynh đệ,! Hãy xem những đức tính siêu việt của bậc Tướng quân Chánh pháp. Ðối với vị tỳ-khưu vu khống mình, đầy ác tri, ác ngữ như thế kia mà ngài không tỏ vẻ gì là nóng giận hay oán ghét ông ta.

- Vị đại trưởng lão của chúng ta thật là tuyệt vời! Vị tỳ-khưu kia có lỗi, thay vì phải quỳ xuống ôm chân bụi của ngài mà sám hối trước; ở đây, trưởng lão của chúng ta lại chấp tay, cung kính xin lỗi mặc dầu ngài không có lỗi.

- Huynh đệ có nghe rõ tiếng rống của tiểu sư vương không? Ôi! Quả đất kia không chịu đựng nổi giới đức của ngài nên phải rung động đến từng mảy vi trần cát bụi.

Ðức Thế Tôn nói với đại chúng:

- Này các thầy tỳ-khưu! Dĩ nhiên con trai trưởng của Như Lai đã chấm dứt trọn vẹn lòng sân hận, bực tức, bất mãn; chấm dứt trọn vẹn mọi luyến ái trên cuộc đời này. Tâm hồn con trai trưởng của Như Lai ổn định như quả đất vĩ đại, vững chắc như những trụ cột của một tòa cổ thành và yên lặng như một hồ nước trong không gợn sóng. Với một con người như vậy, giới đức thanh tịnh như vậy, định tĩnh tựa Tu-Di sơn như vậy thì ma vương không còn tìm thấy dấu vết và vòng luân hồi tử sanh chẳng còn mảy may hiệu lực gì đối với vị ấy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2020(Xem: 5034)
Xã hội tự do của chúng ta có các trường Đại học là nơi phản ánh xã hội và sản xuất những đổi mới. Họ là nơi chuyển giao kiến thức và tạo ra kiến thức. Nhưng họ cũng là nơi quan tâm đến sự phát triển của mỗi cá nhân. Đặc biệt là điểm cuối cùng phải được cân nhắc mạnh hơn khi đối mặt với số hóa ngày hôm nay.
06/01/2020(Xem: 7542)
Hình 1: Từ trái sang, Ngài Phó Thủ tướng Chính phủ Singapore, Vương Thụy Kiệt đã tham dự buổi lễ Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Hội Phật giáo Cư sĩ Lâm Singapore. Ảnh TNP: Jason Quah Nhân Kỷ niệm Ngày Phật Thành đạo 8/12/Kỷ Hợi (02/01/2020), tại địa chỉ Kim Yam Road, Singapore, một trong những tổ chức từ thiện Phật giáo Cư sĩ Lâm Singapore (The Singapore Buddhist Lodge - SBL; 新加坡佛教居士林) đã kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Hội, Khánh thành Chính điện mới, khai quang kim thân Phật tượng, với sự hiện diện của hàng nghìn người gồm các vị chức sắc đa tôn giáo, lãnh đạo chính phủ và khách quốc tế Hoa Kỳ, Trung Quốc và Indonesia.
22/03/2019(Xem: 6229)
Phật giáo là tên gọi giáo pháp của Đức Phật Cồ-Đàm, thường được các tín đồ gọi là Phật pháp. Được thành lập bởi Đức Phật Thích Ca (560-480 TTL) ở miền Bắc Ấn Độ, sau đó được Hoàng đế A Dục chấp nhận là quốc giáo rồi đem vào Tích Lan và các nước lân cận, Phật giáo phát triển nhanh chóng ở Đông phương và cuối cùng trở thành tôn giáo có ảnh hưởng nhất trên thế giới.
07/09/2018(Xem: 7672)
Theo truyền thống Đại thừa, một ngàn vị Phật sẽ giáng thế trong thời kiếp may mắn này là điển hình của Hóa thân tối thượng (mchog-gi sprul-sku, thể dạng của các hóa thân tối thượng). Mỗi một vị Phật trong một ngàn vị Phật đã thành tựu giác ngộ từ lâu. Khi một vị Phật thị hiện trong thời kiếp này thì mỗi vị sẽ đồng thời hóa thân ở Nam Thiệm Bộ Châu (Southern Continent) trong mỗi một tỷ hệ thống thế giới trong vũ trụ của chúng ta, đồng thời thực hiện mười hai công hạnh giác ngộ (mdzad-pa bcu-gnyid) của một vị Phật ở nơi đó.
01/08/2018(Xem: 12739)
Một kỷ nguyên mới canh tân kỹ thuật đang lan tràn khắp thế giới và đang tiến đến trưởng thành, đó là mạng lưới thông tin toàn cầu internet (world wide web), một hệ thống truyền thông và môi trường học có sức mạnh. Không nên xem Internet chỉ là một phương tiện mới để truyền bá Giáo Pháp với một hình thức mới, mà Internet còn có tiềm năng là một căn cứ cho một cộng đồng Phật Giáo trên mạng (online) cống hiến những giá trị xã hội và tâm linh cho mọi người.
14/07/2018(Xem: 8532)
Đức Phật ra đời vào năm 624 trước tây lịch tại nước Ấn Độ. Ngài thuyết pháp 49 năm. Phật giáo đã trở thành quốc giáo, vì các vua, các quan và dân chúng đa phần đều theo đạo Phật. Nay trên trang website của nước Ấn Độ thống kê Phật giáo chỉ có 0,7 % của dân số Ấn Độ. Quý vị có thể tham khảo trang nhà nước Ấn Độ theo đường nối kết bên dưới.
21/03/2018(Xem: 17390)
Chúng ta đang ở vào năm thứ 18 của Thế Kỷ 21 và chỉ còn 82 năm nữa nhân loại sẽ bước vào Thế Kỷ 22. Có rất nhiều biến động của thế kỷ trước mà chúng ta đã quên mất rồi. Nhân dịp về hưu rảnh rỗi tôi lục lại cuốn Biên Niên Sử Thế Kỷ 20 (Chronicle of the 20th Century) để xem nhân loại phát minh ra những gì, chịu những thống khổ, những vui buồn như thế nào và có bao nhiêu cuộc chiến tranh giữa các đế quốc. Sự thực phũ phàng của 118 năm qua là, một quốc gia tuy nhỏ bé nhưng có vũ khí tối tân và bộ máy quân sự khổng lồ vẫn có thể bá chủ thế giới và biến các quốc gia to rộng gấp mười lần mình thành nô lệ. Do đó muốn tồn tại trong độc lập, ngoài phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học, lúc nào cũng phải tăng cường binh bị, vũ khí cho kịp đà tiến triển của nhân loại. Sách lược ngoại giao cũng là một vũ khí nhưng sức mạnh quân sự của một quốc gia là loại vũ khí vững chắc nhất.
02/02/2018(Xem: 8573)
Rắc Rối Về Phật Giáo Của Bà San Suu Kyi. "Aung San Suu Kyi’ s Buddhism Problem” Tại sao biểu tượng dân chủ của Miến Điện lại không lên tiếng bênh vực các sắc dân thiểu số và chống lại chủ nghĩa quốc gia, tinh thần kỳ thị chủng tộc, bài ngoại và thỉnh thoảng bạo động của tín đồ Phật Giáo chiếm đa số trên đất nước Miến Điện? (Bài viết của William McGowan đăng trên tạp chí Foreign Policy ngày 17/9/2012) Suốt đoạn đường đấu tranh lâu dài chống lại các ông tướng của Miến Điện, Bà Aung San Suy Kyi – biểu tượng của nền dân chủ- phần lớn dựa vào tinh thần Phật Giáo. Bà đã tán dương một tôn giáo đã giúp bà tìm thấy tự do ở trong tâm tưởng suốt 15 năm bị quản thúc tại gia và nói rằng giáo lý, chẳng hạn như “bao dung” (loving kindness) có thể giúp
01/01/2018(Xem: 42271)
Đại Bảo tháp Phật giáo cổ xưa Nelakondapalli ở huyện Khammam đang ở giai đoạn cuối của việc tu sửa. Với kinh phí khoảng 6 triệu Rupee, Cục Khảo cổ học và Bảo tàng đã thực hiện công việc để Đại Bảo tháp khôi phục lại vinh quang ban đầu và để bảo tồn kiến trúc cổ xưa này cho hậu thế. Di tích Phật giáo này, tọa lạc cách thị trấn Khammam khoảng 22 km, là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của bang Andhra Pradesh. Đại Bảo tháp đồ sộ, vốn đã tồn tại qua nhiều thế kỷ của sự hao mòn, đang được tu sửa sau khi cư dân và các sử gia địa phương nhiều lần cầu xin để bảo tồn di tích lịch sử có tầm quan trọng lớn lao về khảo cổ học này. Cục khảo cổ học cho biết loại gạch đặc biệt được đặt làm cũng như các vật chất kết nối tự nhiên đã được sử dụng để tăng cường cho cấu trúc của Đại Bảo tháp. (bignewsnetwork – April 18, 2015)
15/11/2017(Xem: 9535)
Phật Giáo Hoa Tông theo dòng lịch sử - HT Thích Thiện Nhơn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]