Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời giới thiệu (HT Như Điển)

27/11/201309:50(Xem: 20672)
Lời giới thiệu (HT Như Điển)
Lời Giới Thiệu
của Hòa Thượng Thích Như Điển

Diễn đọc: Pt Quảng An




Hôm nay ngày 13 tháng 4 năm 2013 Phái Đoàn Hoằng Pháp tại Âu Châu của chúng tôi đang ở tại Chùa Phật Quang; nơi Đại Đức Thích Tịnh Phước Trụ Trì, Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng từ Úc đã gửi bản điện tử dịch phẩm mới nhất cho Thầy Hạnh Tuệ và nhờ tôi đọc và viết lời giới thiệu. Tôi rất hoan hỷ để làm việc nầy.

Đọc bản Việt dịch với nhan đề là: "Đức Đạt Lai Lạt Ma – Con trai của tôi" (Dalai Lama, my son), câu chuyện của một người Mẹ, đó là cụ bà Diki Tsering, thân mẫu của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14. Câu chuyện do hai người cháu nội của bà, Khedroob Thondup và Yangzom Doma,ghi lại từ lời kể của bà.

Lâu nay chúng ta thường nghe, đọc những sách viết về Đức Đạt Lai Lạt Ma; nhưng ít ai biết được nơi làng quê Amdo, Ngài đã sinh ra và lớn lên cho đến 4 tuổi như thế nào. Qua quyển sách nầy, người đọc sẽ biết rõ được tất cả những phong tục, tập quán cổ xưa của người Tây Tạng.

Bà Diki Tsering là một người đàn bà ở nông thôn không biết chữ, lớn lên 16 tuổi lấy chồng và sinh hạ 16 người con cả trai lẫn gái. Nhưng ở Bà Diki Tsering có những đặc tính đặc biệt như sau:

Về tinh thần: Bà là người rất mộ đạo. Tuy không được học hỏi nhiều, nhưng lòng tin nơi Tam Bảo, việc làm phước, bố thí, cúng dường vốn là những chất liệu dưỡng sinh căn bản để Bà tự làm chủ được mình khi phải chăm lo cho chồng, cho con cũng như làm Mẹ của người dân Tây Tạng từ năm 1940 khi Bà về Lhasa. Đặc biệt là truyền thống của người Amdo bà không bao giờ quên khi có cơ hội giới thiệu truyền thống nầy cho con cháu cũng như những người chưa quen biết, dù cho Bà sống tại Trung Hoa, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Anh Quốc hay ngay cả tại Ấn Độ.

Về vật chất: Cách ăn mặc của Bà cũng rất đặc biệt, không bao giờ từ bỏ những y phục cổ truyền của xứ Amdo, cho dù Bà đã sinh sống tại Lhasa. Vẻ đẹp không phải từ quần áo lụa là, mà chính là ở cung cách của con người sử dụng nó. Đi đâu và ở đâu Bà cũng làm những loại bánh đặc biệt của vùng Amdo để cho chồng, cho con thưởng thức. Điều này khiến cho con cháu của bà khó quên được cội nguồn. Đây cũng là một cách nhắc nhở gián tiếp cho những người được sinh ra từ miền quê nghèo khó ấy và không nên “có mới nới cũ” như nhiều mệnh phụ phu nhân đương thời tại Lhasa.

Người viết lời giới thiệu nầy có cơ duyên đã gặp trực tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 tất cả 5 lần. Lần đầu tiên vào năm 1992 tại Hamburg, Đức Quốc. Lần thứ hai vào ngày 18 tháng 6 năm 1995 tại chùa Viên Giác, Hannover. Hôm ấy cũng là ngày lễ đặt viên đá đầu tiên xây chùa Khánh Anh; nhưng tôi không thể từ bỏ Hannover để đi Paris tham dự được. Năm 1999 tại Schneeverdingen, tôi đã có cơ duyên học với Đức Đạt Lai Lạt Ma về Ngài Tống Khách Ba và Ngài Long Thọ. Đến năm 2006, Đại Học Hamburg tổ chức hội thảo về việc thọ Tỳ Kheo Ni cho chư Ni thuộc truyền phái Tây Tạng. Hôm ấy có cả Hòa Thượng Thích Quảng Ba từ Úc sang cũng như Giáo Sư Tiến Sĩ Trí Siêu Lê Mạnh Thát thuyết trình bằng tiếng Anh và Hội Phật Giáo Hamburg đã dành cho tôi danh dự ngồi chung bàn dùng cơm trưa với Ngài cũng như Thủ Tướng Tây Tạng đương nhiệm lúc bấy giờ. Đến năm 2008 tại Frankfurt, đây là lần thứ 5 tôi đã có cơ duyên học với Đức Đạt Lai Lạt Ma về Trung Quán Luận và Tổ Sư Santideva cũng như Tổ Sư Asita trong vòng 5 ngày. Đây quả là những nhân duyên hy hữu của tôi có được trong đời này.

duc-dalailama-tham-chua-vien-giac-6

Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng, Phó Viện Chủ Tu Viện Quảng Đức tại Melbourne, Úc Châu, đã dày công phiên dịch tập truyện này cũng như sưu tập những hình ảnh giá trị của Đức Đạt Lai Lạt Ma để cống hiến đến các độc giả xa gần. Quả là một việc làm đáng tán thán. Qua ngòi bút dịch thuật lưu loát của Thầy, đã chuyên chở được nội dung của sách mà tác giả đã gửi gắm vào. Những từ ngữ Phật học cũng đã được Thượng Tọa giản dị hóa để người đọc dễ hiểu. Quả là điều quý hóa vô cùng.

Với độc giả, chúng ta nên trân quý tác phẩm này, vì đây là quyển sách được chuyển dịch ra Việt ngữ đầu tiên về quê hương của Đức Đạt Lai Lạt Ma do chính mẫu thân của Ngài kể lại. Do vậy chúng ta nên dành thì giờ rảnh rỗi để đón đọc một cách tự nhiên. Vì trong sách ấy có những viên ngọc quý tinh thần thật là giá trị mà người đọc không nên gấp sách lại sớm hơn dự định.

Tôi đã đọc tập sách nầy trong vòng bảy tiếng đồng hồ qua ba trăm trang sách cũng như hình ảnh và sự kiện và thấy đây là một tác phẩm tuyệt vời; nên xin trân trọng giới thiệu đến với quý độc giả xa gần hãy trang trọng đặt sách vào tay để nghiền ngẫm những sự kiện đã xảy ra trong gần 80 năm qua.

Viết xong vào một sáng mùa xuân năm 2013 tại chùa Phật Quang Thụy Điển khi bên ngoài mùa hoa Tulip đã đơm bông hé nụ.


Trân trọng giới thiệu.

Sa Môn Thích Như Điển

Phương Trượng chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/08/2021(Xem: 3079)
Ngay cả khi các biện pháp của lãnh tụ Cộng sản vô thần Stalin, đã thành công trong việc loại bỏ các trung tâm tôn giáo, khỏi nhà thờ Chính thống giáo Nga, chúng cũng có tác động tối thiểu đến đức tin thực tế của người dân.
14/08/2021(Xem: 3090)
"Thiền sư Giác Hiền, vị cao tăng hùng vĩ trên thế gian, như một đóa hoa sen mãi tỏa ngát hương, người thong dong tự tại trong trần thế. Biết bao nhiêu mảnh đời bất hạnh trong vòng tay hào phóng của Ngài, hàng vạn người cao tuổi được an lạc hạnh phúc, biết bao trẻ em được vui chơi giải trí lành mạnh và những kẻ thiệt thòi được niềm an vui. Ngài tiên phong trong phúc lợi xã hội, tuyên truyền Chính pháp Phật đà và là người tạo nền tảng cho hạnh phúc. Mặc dù hình bóng của Ngài không còn trụ thế, nhưng nhịp tim, hơi thở của Ngài mãi với núi sông Hàn Quốc và những mảnh đời bất hạnh".
13/08/2021(Xem: 4391)
Viện Nghiên cứu Phật học (IBS), tọa lạc tại Berkeley, California, Hoa Kỳ, họ đã thông báo việc gia nhập Liên minh hậu Đại học Thần học (GTU), cũng ở Berkeley, California. Động thái này sẽ đưa IBS trở thành thành viên thứ 9 của tập đoàn GTU sau 36 năm, là chi nhánh của GTU.
13/08/2021(Xem: 4414)
Hệ thống Cách mạng Nga đã bắt đầu từ trước đó "Cuộc Cách mạng tháng Hai" năm 1917. Chế độ Quân chủ bị lật đổ và Chính phủ Tư sản Lâm thời Nga được thành lập sau khi Nikolas Đệ nhị, Sa hoàng và Đấng cai trị chuyên chính của toàn nước Nga đã thoái vị vào ngày vào ngày 2 tháng 3 (15 tháng 3, lịch mới) năm 1917.
12/08/2021(Xem: 2946)
Moscow, Nga - Các bạn có biết rằng có hai (2) cái gọi là chủ thể Liên bang của Nga, nơi có phần lớn dân số theo đạo Phật? Đó là những nước nào?
11/08/2021(Xem: 4582)
ANGKOK (AP) - Với số ca tử vong do đại dịch virus corona đang gia tăng ở quốc gia Phật giáo Myanmar, ngày càng thêm nhiều người dân và các nhà hoạt động nhân quyền cáo buộc rằng, Chính quyền quân sự Myanmar, đã nắm quyền kiểm soát vào tháng 2 vừa qua, đang sử dụng đại dịch Civid-19 để củng cố quyền lực, và đè bẹp phe đối lập.
11/08/2021(Xem: 2985)
Tiến sĩ Marc Lieberman (7.8.1949-2.8.2021), một bác sĩ nhãn khoa và tự xưng mình là "Phật tử Do Thái", người đi tiên phong trong đối thoại Do Thái giáo-Phật giáo, khi ông điều trị bệnh nhãn áp, đã tổ chức một cuộc đối thoại giữa các học giả Do Thái và Đức Đạt Lai Lạt Ma. và người sau này đã mang thị giác trở lại cho hàng nghìn người Tây Tạng bị đục thủy tinh thể.
10/08/2021(Xem: 2894)
Hiệp hội Tỳ kheo Ni Thiền phái Tào Khê (do Tỳ kheo Ni Bổn Giác '본각 스님' làm Trưởng đoàn, và Tổ chức Hợp tác Phát triển Quốc tế Lotus World Phật giáo Hàn Quốc, do Hòa thượng Tính Quán '성관 스님' làm Trưởng đoàn, đang tiến hành hỗ trợ khẩn cấp lần 2 cho các quốc gia Phật giáo Đông Nam Á, những nơi đang gặp nhiều khó khăn bởi đại dịch Covid-19.
09/08/2021(Xem: 2939)
Wales, Vương quốc Anh – Thiền định Phật giáo nhằm mục đích giúp giảm căng thẳng, và thanh tịnh hóa ý nghĩ, lời nói và hành động (tam nghiệp) sẵn sàng dành cho tất cả 200.000 Cảnh sát Vương quốc Anh và xứ Wales tu tập.
09/08/2021(Xem: 3091)
Lời Kêu gọi về Cải cách Giáo dục của Hoàng gia (Royal Kasho), vì một Vương quốc Phật giáo Bhutan trong tương lai, nhân Kỷ niệm 113 năm Quốc khánh Vương quốc Bhutan (17.12.1907/17.12.2020).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]