Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Diệm-Nhu đàn áp toàn dân

28/10/201307:43(Xem: 15284)
Diệm-Nhu đàn áp toàn dân
BỘ TRƯỞNG MCNAMARA VIẾT TỪ SÀI GÒN:
DIỆM-NHU ĐÀN ÁP TOÀN DÂN
Cư sĩ Nguyên Giác dịch

frus-logo_02
Foreign Relations of the United States, 1961–1963
Volume IV, Vietnam, August–December 1963, Document 150

(LỜI NGƯỜI DỊCH: Hồ sơ này là cuộc phỏng vấn ngày 26-9-1963 tại Sài Gòn, do Giáo sư Bromley Smith trả lời Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ McNamara lúc đó đang thăm VN. Hồ sơ Bộ Ngoại Giao Mỹ ghi rằng GS Smith là ‘Executive Secretary of the National Security Council’ -- Thư ký điều hành Hội Đồng An Ninh Quốc Gia -- thực ra, là một nhà văn Hoa Kỳ đã ủng hộ ông Diệm nhiều năm, cho tới khi thất vọng vì các chính sách anh em ông Diệm-Nhu truy bức Phật Giáo và các thành phần dân chúng.

Ghi nhận từ hồ sơ này:

● Không hể có chuyện xô xát giữa Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo.
● Cả giáo dân Thiên Chúa Giáo và Phật Tử đều bất mãn chế độ ông Diệm.
● Chế độ không duy trì bằng lý tưởng tự do, mà chỉ bằng ban phát ân huệ và bắt bớ -- nhà tù ở Nam VN đã chật.
● Đại học không dám mở cửa lại, vì tiên đoán sinh viên sẽ xuống đường -- cả Khoa Trưởng Đại Học Văn Khoa cũng sẽ biểu tình.
● Việt Cộng chưa lợi dụng được thời kỳ bất ổn chính trị này, vì lãnh đạo chính trị của họ yếu kém.

Bản dịch thực hiện bởi Cư sĩ Nguyên Giác.)

BẮT ĐẦU BẢN DỊCH

150. Phúc trình do Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara viết(1)

Sài Gòn, ngày 26 tháng 9 năm 1963

Bộ Trưởng McNamara phỏng vấn Giáo sư Smith (2)ngày 26-9-1963

Smith, một giáo sư tại một đại học Hoa Kỳ hàng đầu, nói tiếng Việt lưu loát, là một học giả về Đông Phương Học, có liên hệ rộng với nhiều lãnh đạo cả Bắc VN và Nam VN, và trong việc làm hàng ngày được đọc nhiều bản chép xuống các buổi phát thanh từ Bắc VN và thư cá nhân và các hồ sơ khác được bí mật đưa ra khỏi Bắc VN.

GS Smith vừa hoàn tất một chuyến thăm Nam VN, trước đó đã từng thăm nơi này trong năm 1960 và 1953. Trong chuyến đi 1963 này, GS Smith không đi nhiều ra ngoài Sài Gòn. Trong một buổi phỏng vấn dài với Bộ Trưởng McNamara, GS Smith nói:

1. Khi tới Nam VN, ông ta tin là Hoa Kỳ có thể làm việc chung với Diệm được và sẽ nguy hiểm nếu thay đổi gì. Sau nhiều tuần lễ ở đây, ông ta đã phải đổi ý.

2. Diệm đã già kinh khủng so với năm 1960. Diệm đầu óc chậm rồi.

3. Nhu là người có lưng bị dựa sát tường; Nhu đã gây nỗi sợ bị bắt trong cả những người ngoaì giới chính trị thuộc mọi thành phần ở Sài Gòn; Nhu đang tới mức hốt hoảng và đã tới giai đoạn tuyệt vọng.

4. Diệm sẽ không tồn tại quá 24 giờ nếu không có Nhu, người phụ trách các món hối lộ (LND: nguyên văn “Nhu who handles the bribes and...” có thể hiểu rằng Nhu ban phát ân huệ vật chất để chế độ tồn tại, chứ không còn nêu lên chính nghĩa thế giới tự do nữa.) và vận dụng những người ủng hộ cần thiết để tồn tại. Nhu sẽ không thọ nổi quá 24 giờ nếu không có chiếc áo choàng uy tín của Diệm. Hai anh em biết là họ cần nhau.

5. Không có cách nào để tự do hóa chế độ này. Diệm không có khả năng thay đổi. Do vậy chúng ta (Hoa Kỳ) phải chọn lựa, hoặc là chiến thắng cùng chế độ này, hoặc là hỗ trợ để thay đổi chế độ. 

6. Trong nhiều năm, công chúng đã chỉ trích chế độ nhưng chỉ làm như thế sau bàn tay của họ. Bây giờ thì chỉ trích công khai rồi, từ dân chúng trên đường phố, và từ cả các chiến binh và cảnh sát.

7. Cách chế độ đối xử với Phật Tử đã đặc biệt làm nghẽn họng mọi giai cấp người Việt. Họ kinh hoàng vì chuyện dùng quân đội tấn công nơi thờ phượng. Việc đó đánh sâu hơn bất cứ gì mà chế độ đã làm và hành động đó gây bất mãn từ cả giáo dân Thiên Chúa Giaó và Phật Tử. Không có chuyện xô xát giữa Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo. Trong quá khứ không hề có tổ chức chính thức Phật Giáo nào; đột nhiên dân chúng được tổ chức với các bản tin phát ra, vân vân. Trước giờ có sự chống đối ẩn tàng đối với chế độ và rồi hiển lộ ra trong giới Phật Tử sau sự kiện Huế. Đó hiển nhiên là một chuyển động chính trị, không phải tôn giáo.

8. Điểm đầu tiên để nghiên cứu cẩn trọng là: Chúng ta có thể chiến thắng với chế độ này không? GS Smith tin là không thể chiến thắng nổi. Rồi thì, chúng ta đối diện với câu hỏi là phải thay đổi chế độ. Bất kỳ chuyển động nào ra khỏi chế độ này đều cực kỳ rủi ro.Vì sinh viên, cũng như Phật Tử đều không lật đổ nổi chế độ này. Chỉ có đảo chánh quân sự hay một cú ám sát mới hiệu quả, và một trong hai chuyện này nhiều phần thấy sắp xảy ra. Trong trường hợp như thế, chúng ta (Hoa Kỳ) có 50% cơ hội sẽ thấy sáng sủa hơn.

9. Chính sách giữ im lặng của Đại sứ đã được chấp thuận từ mọi nơi, chỉ trừ từ Phủ Tổng Thống Nam VN.

10. Tướng Thompson nói tuần trước rằng chương trình ấp chiến lược cho thấy sẽ thành công. Đài phát thanh từ Bắc VN đã chỉ trích nặng nề nhất là chương trình ấp chiến lược.

11. Xuyên qua các nguồn tin độc lập, GS Smith xác nhận rằng Nhu đã nói với nhà báo Joseph Alsop những gì mà Alsop viết bài nói rằng Nhu đã nói(3)và rằng Bắc VN đã tìm tới Nhu xuyên qua người Pháp, như Nhu đã nói.

12. Một đại tá quân đội [Hoa Kỳ], một bạn chung của cả Nhu và GS Smith, mấy hôm trước báo cáo rằng Nhu hỏi thăm dò rằng Quân đội sẽ phản ứng thế nào đối với những cuộc thương thuyết với Bắc VN. Đại tá này nói với Nhu rằng ông ta sẽ không sống tới 24 giờ sau khi khởi sự thương thuyết như thế.

13. Nếu Cộng sản kiểm soát toàn bộ Nam VN, sẽ không còn lãnh tụ chính trị nào trên toàn vùng Châu Á đặt niềm tin vào thế giới Tây Phương nữa. Thực sự, mất niềm tin sẽ không chỉ ở trong các lãnh đaọ Châu Á.

14. Chính phủ Mỹ không thể làm bất cứ gì khác hơn là, hoặc công khai ủng hộ Diệm hoặc giữ im lặng. Nếu chúng ta giữ chính sách im lặng, một cuộc đảo chánh có lẽ sẽ xảy ra trong vòng 4 tuần lễ. Đây cũng là canh bạc xem ai sẽ nắm quyền sau chính phủ quân sự tạm thời.

15. Các giáo sư tại Viện Đại Học Sài Gòn nói rằng hoàn cảnh bây giờ y hệt như điạ ngục; nếu Đại học mở cửa lại, các sinh viên lại sẽ xuống đường và sẽ có tham dự của Khoa Trưởng Đại Học Văn Khoa ( “Dean of the Literary School”).

16. Nhu đang bắt giam thêm nhiều người, và căng thẳng ngày cảng tăng. Và khi căng thẳng tăng thêm, tinh thần binh sĩ bị ảnh hưởng. Việc gỡ bỏ giới nghiêm và thiết quân luật đã đi kèm với hiện tượng nửa đêm vào nhà bắt người. Các nhà tù chưa bao giờ chật như hiện nay.

17. Cuộc đảo chánh do Mỹ hỗ trợ sẽ làm hỏng mục tiêu của chính nó. Chúng ta sẽ có thể gặp một chính phủ mang tiếng là búp-bê của Mỹ.

18. Việt Cộng chưa lợi dụng được thời kỳ bất ổn chính trị này, vì lãnh đạo chính trị của họ yếu kém và vì Bắc VN trong khi đang gặp nạn đói trầm trọng lại ước muốn thương thuyết với Nam VN.

19. Sẽ là mơ màng nếu tin rằng “dân chủ” sẽ hiệu quả trong hoàn cảnh hiện nay ở Nam VN. Nhiều biện pháp đàn áp của chế độ Diệm sẽ tiếp tục bởi chế độ kế tiếp. Nhưng dân chúng sẽ chấp nhận như thế một thời gian, nếu chính phủ giaỉ thích tại sao áp dụng như thế và khi nào sẽ có thể gỡ bỏ biện pháp mạnh. Nhiều người ở Nam VN hiện nay nói về sự lựa chọn giữa việc đàn áp bất tận của Diệm hay là việc đàn áp bất tận của người Cộng sản.

20.Nhiều người tại Nam VN thấy khó hiểu về thái độ của Mỹ. Chính phủ [Mỹ] không nói chung một tiếng nói. Nếu chính phủ Mỹ, sau khi tôi [Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara] về nước, không nói gì về việc ủng hộ chế độ Diệm, một cuộc bùng nổ sẽ xảy ra trong vòng 2 hay 3, hay 4 tuần lễ nữa.

Ký tên: Robert S. McNamara(4)

Foreign_Relations_of_the_United_States__1961_1963_IVGHI CHÚ:

(1)Nguồn: Trung tâm Văn khố Quốc gia Washington National Record Center, RG 330, Hồ sơ về McNamara: FRC 71-A-3470, Hồ sơ và Ghi chú lưu trữ 9/25/63—Chuyến đi tới Nam VN. Bí mật.

(2)Theo lời William P. Bundy, người đi kèm Bộ Trưởng McNamara tới Nam VN, Giáo sư Smith là tên giả. Bundy kể rằng “Smith,” người lúc đó đang ở Sài Gòn, “là một sinh viên dài hạn và là nhà văn viết về Việt Nam người trước đó ủng hộ mạnh mẽ ông Diệm cho tới thời kỳ đó.” Bundy nghĩ rằng ý kiến của Smith có “sức nặng đặc biệt” vì trước đó Smith ủng hộ Diệm. Bundy nhớ rằng ông có ấn tượng lúc đó rằng lời khai của Smith có “sức nặng lớn đối với McNamara.” (Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Phòng Sử Gia, Các cuộc phỏng vấn về VN, William R Bundy, June 26, 1984)

(3Xem ghi chú footnote 2, Document 151.

(4)Được in từ một phó bản có chữ ký đánh máy.

HẾT BẢN DỊCH

Hình chụp 3 trang 293, 294 và 295

trong FRUS, 1961-1963, Volume IV, Vietnam, Tài liệu số 150.

FRUS_1961-1963_293FRUS_1961-1963_294FRUS_1961-1963_295








Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2021(Xem: 3126)
Hôm Chủ nhật, ngày 17 tháng 10 vừa qua, tượng Phật nhập Niết bàn 1300 tuổi tại ngôi già lam cổ tự Wat Dhammachakra Sema Ram, ở Công viên lịch sử Muang Sema, quận Sung Noen bị nhấn chìm trong nước lũ tràn từ trên núi xuống.
17/10/2021(Xem: 2731)
Chương trình tiêm chủng ngừa Covid-19 tại Vương quốc Phật giáo Campuchia, đã giành được sự tán dương, ca ngợi từ nhiều quốc gia trên thế giới, đã một lần nữa cho thấy khả năng tiêm chủng cho trẻ em từ 6 đến 12 tuổi.
17/10/2021(Xem: 2839)
Các cộng đồng Phật giáo còn sót lại tại Cộng hòa Hồi giáo Pakistan đang trên nguy cơ diệt vong do thiếu cơ sở tự viện, chư tôn tịnh đức tăng già và Phật tử, sự hỗ của Chính phủ, theo một phái đoàn Phật tử gồm 5 thành viên từ huyện Naushahro Feroze, tỉnh Sindh, họ đã đến viếng thăm triển lãm Gandhara "Nguồn gốc và tuyến trình: Khám phá lịch sử đạo Phật và Kỳ Na giáo của Pakistan" (Roots or Routes: Exploring Pakistan’s Buddhist and Jain Histories) tại Bảo tàng Taxila gần Islamabad vào tuần trước; Bảo tàng Taxila, nơi lưu giữ một bộ sưu tập nghệ thuật Gandharan có ý nghĩa và toàn diện từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 7.
15/10/2021(Xem: 2695)
Triều đại Joseon (1392-1910), một Vương quốc Nho giáo cực thịnh. Các quan chức, học giả Nho giáo đã đàn áp nghiêm trọng các tôn giáo khác như Phật giáo và Thiên Chúa giáo. Vào thời kỳ ấy, nữ Hộ pháp Phật tử Chiêu Hiến Vương Hậu Trầm Thị (소헌왕후 심씨, 昭憲王后 沈氏, 1395-1446), Hoàng hậu của vị minh quân Phật tử Triều Tiên Thế Tông Đại vương vĩ đại (조선세종대왕, trị vì: 1418-1450) đều hộ trì chính pháp Phật đà, phát huy ánh đạo vàng Từ bi, Trí tuệ, Hùng lực, Tự do, Bình đẳng trong việc quốc sách an dân.
15/10/2021(Xem: 3008)
Thiền viện Sương Nguyệt (상월선원, 霜月禪院) Vạn Hạnh Kết Xã (만행결사, 萬行結社), Thiền sư Từ Thừa (자승선사, 慈乘禪師), nguyên Tổng vụ Viện trưởng Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc, nguyên Chủ tịch Liên Tôn giáo châu Á vì Hòa bình (ACRP) đã chủ trì và tổ chức một cuộc họp báo cuộc "Hành hương Từ bi" (자비순례, 慈悲巡禮) tại tầng 5 của tòa hành chính, Đại học Dongguk vào ngày 14 tháng 7 vừa qua.
11/10/2021(Xem: 3192)
Hôm thứ Tư, ngày 6 tháng 10 vừa qua, một số ngôi già lam cổ tự ở thành phố lịch sử Ayutthaya, Thái Lan, Di sản Văn hóa Thế giới đã chìm trong biển nước, do mưa lớn làm ngập lụt diện rộng trên khắp Vương quốc Phật giáo này.
09/10/2021(Xem: 2833)
Theo sách hướng dẫn du lịch nổi tiếng 'Rough Guides', trong một cuộc thăm dò trực tuyến của quý độc giả đã bình chọn Vương quốc Phật giáo Campuchia là "đất nước thân thiện nhất thế giới".
09/10/2021(Xem: 3135)
Cư sĩ Shakti Sinha, một nhân vật cốt cán trong tổ chức Phật giáo lớn nhất của Ấn Độ đã thanh thản trút hơi thở về cõi Phật vào hôm thứ Hai, ngày 4/10/2021, hưởng thọ 64 tuổi. Cư sĩ Shakti Sinha là Tổng giám đốc Liên đoàn Phật giáo Quốc tế (International Buddhist Confederation, IBC).
08/10/2021(Xem: 2818)
Trong buổi lễ ký kết long trọng được tổ chức tại Trường Đại học Phật giáo Preah Sihanouk Raja (SBU), Preah Sisowath Quay, Phnom Penh, Campuchia; Giáo sư Preah Tepsattha Khy Sovanratana (MA), quyền Hiệu trưởng, Đại học Phật giáo Preah Sihanouk Raja, nữ Tiến sĩ Devyani Khobragade, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Vương quốc Campuchia, đã ký biên bản ghi nhớ để thành lập Trung tâm CNTT tại Trường Đại học Phật giáo Preah Sihanouk Raja (SBU), cũng như cho Chi nhánh Tỉnh Battambang.
01/10/2021(Xem: 2449)
Nữ Phật tử, cô giáo Lý Phụng Khuê (이봉규), một cố vấn chuyên nghiệp tại trường Trung học Cơ sở Gwang-dong, thành phố Namyangju, Gyeonggi, Hàn Quốc, đã sử dụng "Tin nhắn gửi Cảm ơn" (감사노트) do báo Korean Buddhist News (불교신문) sản xuất và phân phối để thực hiện "Liệu pháp Tri ân" (감사테라피) 'Tâm lý học Tích cực' với một số cố vấn địa phương, nói rằng, nữ Phật tử Lý Phụng Khuê cảm thấy "Lòng biết ơn khiến chúng tôi cảm thấy hạnh phúc" và quyết định thử nó với các học sinh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]