Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15. Ý Nghĩa Và Giá Trị Cuộc Sống

26/10/201309:19(Xem: 27630)
15. Ý Nghĩa Và Giá Trị Cuộc Sống



Mot_Cuoc_Doi_01
15. Ý Nghĩa

Và Giá Trị

Cuộc Sống





Thấy thái tử lúc nào cũng chìm ngập vào những suy tư không lối thoát, Yasodharā cùng với lệnh bà Gotamī đến xin phép đức vua hãy để cho thái tử dạo chơi ngoài thành cho khuây khỏa.

Đức Suddhodana nhíu mày:

- Ta chỉ sợ thái tử sinh ra động tâm...

Bà Gotamī mỉm cười:

- Nhiều năm nay tuy ngồi một chỗ mà dường như không chuyện gì ngoài thế gian mà thái tử không hiểu, không biết! Sự lo ngại của đại vương không có cơ sở nữa rồi!

Yasodharā còn thuyết minh thêm:

- Nhìn mái tóc của phụ vương, mỗi năm lấm tấm thêm nhiều sợi bạc; nhìn đuôi mắt của phụ vương, mỗi năm lại xuất hiện thêm vài nếp nhăn; rồi từng bước đi của phụ vương không còn nhanh nhẹn như hồi thanh xuân nữa, chẳng lẽ nào thái tử lại không hiểu là rồi mình cũng sẽ nhuốm màu thời gian như thế? Chẳng lẽ nào thái tử ngây thơ đến độ không thấy sứ giả già ở khắp mọi nơi?

- Con nói có lý! Đức vua gật đầu, mỉm cười rộng lượng.

- Còn bệnh? Ai mà không bệnh? Ngay chính con trong mười mấy năm nay đã từng có vài lần bị bệnh thống phong hành hạ; vài lần như vậy, con bị những cơn đau đớn không chịu đựng nổi, phải quằn quại, phải rên la trước mặt thái tử. Vậy thưa vương phụ, sứ giả bệnh cũng không còn là cái gì làm cho thái tử động tâm nữa rồi, vì thái tử cũng đã biết rồi!

Đức vua lại một lần nữa mỉm cười rồi chậm rãi nói:

- Hay lắm, con thuyết phục hay lắm đấy! Còn sứ giả chết thì sao? Có lẽ con sẽ nói với ta rằng, thái tử là người am tường các tư tưởng triết học Vệ-đà và tiền Vệ-đà, chắc thái tử không ngây thơ đến nỗi, tưởng mình sẽ sống hoài không chết? Nếu sống hoài không chết sao lại có thần Sáng Tạo Brāhmā, thần Bảo Tồn Viṣṇu và thần Hủy Diệt Śiva? Còn nữa, khi nghiên cứu một chính sách toàn diện để cải cách đất nước, lẽ nào thái tử không nắm tình hình dân số, lẽ nào không biết đến số sinh và số tử mỗi năm? Vậy, tất cả chúng ta rồi ai cũng phải chết, đó là điều bình thường; lẽ nào một bậc trí tuệ như thái tử lại không hiểu một điều bình thường giản dị như thế?

Lệnh bà Gotamī và công nương Yasodharā mới nghe tưởng mình đã thuyết phục được đức vua, nào ngờ, ngài thở dài nói tiếp:

- Có cái gì đó dường như vô hình, bí mật mà nó không chịu lộ diện. Biết bao nhiêu năm qua ta đã từng tư duy, trăn trở về sự có mặt của bốn vị sứ giả này. Ta đã ngăn chặn đủ mọi cách. Cái già, sẽ có đấy, cái già nào đó, với hình thái thế nào đó mà ai nhìn thấy cũng phải bàng hoàng, lo lắng, ấy mới thật là sứ giả! Cái bệnh, sẽ có đấy, cái bệnh thế nào đó, với hình thù gớm ghiếc thế nào đó mà ai nhìn thấy cũng phải rùng mình, sợ hãi - ấy mới thật là sứ giả! Cái chết cũng tương tợ vậy, phải là cái chết kinh khiếp, vật vã, quằn quại, thống khổ cùng cực... mới xứng đáng gọi tên là sứ giả! Còn về sứ giả sa-môn phạm hạnh thanh tịnh, biết đâu một lúc nào đó sẽ xuất hiện trước mắt thái tử? Ai bảo đảm điều ấy là không? Cho nên, hai người là người ta yêu mến; dẫu trái tim ta gật đầu, nhưng khối óc ta vẫn từ chối như thường. Thái tử chưa được phép ta thì chưa thể dạo chơi đâu hết, kể cả bên ngoài các cổng thành.

Cuộc thuyết phục thất bại, thái tử biết được, nói với Yasodharā rằng:

- Phụ hoàng chỉ muốn chúng ta có con để nối dõi dòng tộc, ấy là việc thứ nhất. Muốn ta đăng quang lên ngôi vua để cai trị quốc độ, chăm lo cho bá tánh, ấy là việc thứ hai. Bao giờ ta làm được hai yêu cầu đó, phụ hoàng mới an tâm, còn bây giờ, nói gì cũng vô ích. Người kiên định lắm!

- Vậy ý thái tử thế nào?

- Bây giờ chưa phải lúc. Hiện tại ta muốn gặp gỡ các ông hoàng để nghe ý kiến của họ.

Yasodharā ngạc nhiên:

-Việc gì thế, thái tử?

-Về cuộc đời thôi mà, Gopā!

Bây giờ họ đang ở cung điện mùa xuân, trời đang còn se lạnh. Thái tử đã có chủ ý, định lưu giữ các ông hoàng ở lại vui chơi nhiều ngày nên đã bàn với Yasodharā và lệnh bà Gotamī là phải tổ chức tiệc tùng chu đáo để cho họ được thanh thản vui chơi... Để tạo niềm vui mới, Yasodharā chịu khó cho người lặn lội đến tận nước Māgadha để mời cho bằng được một gánh hát nổi danh gồm những nhạc công, ca nhi, vũ nữ đang là ngôi sao tại kinh đô Rājagaha hoa lệ ấy.

Đến ngày, các ông hoàng tề tựu đủ cả, không sót một ai. Devadatta, Anudāma, Viruḷhāka từ Koliya nghe tin cũng xe ngựa tìm sang... Lâu quá, họ mới được gặp gỡ nhau đông đủ như thế nầy, kể từ độ thiếu niên với ước mơ cháy bỏng cải cách đất nước. Cũng vì đang băn khoăn trước ý nghĩa của cuộc sống nên chưa ai lập gia đình. Họ đã thất bại trước kế hoạch này sang kế hoạch khác. Một số bị cha mẹ ràng buộc, chỉ cho vui chơi trong điền trang của mình hoặc làm một tiểu chủ để kiểm tra, đôn đốc các công việc. Một số phụ tá với cha tập sự vai trò, chức năng của một quan đại thần hay quan tổng trấn...

Devadatta hăng say trình bày sự thất bại trước công cuộc cải cách do đụng phải một lực cản vô hình tương tợ Sākya vậy. Ai cũng hiểu lực cản vô hình ấy là những tham vọng, địa vị, danh lợi và quyền lực. Devadatta có tham dự một số phiên tòa như trại chủ đánh chết nông nô; các ông chủ ngân hàng xiết nợ, bắt luôn cả vợ con người ta mà đánh đập, hãm hiếp rồi cho sống đời nô lệ... Đấy là những tội lỗi đặc trưng của bất công xã hội cần phải trừng trị nghiêm khắc. Tuy nhiên, cán cân của công lý không phải lúc nào cũng trung chính, nghiêm minh vì đằng sau bao giờ cũng có nhiều bóng tối khuất lấp, che phủ! Tất cả các ông hoàng dường như ai cũng đã nếm trải ít nhiều kinh nghiệm đắng cay về điều ấy!

Các cuộc tiệc tùng, ca nhạc vũ... dù mới mẻ, hấp dẫn... nhưng ai cũng giữ niềm vui chừng mực, vì thật ra, các ông hoàng đâu có thiếu thốn món dục lạc nào. Giờ đây, tâm trí của họ đang hướng đến cái gì khác, cái gì khác đó làm cho mục đích cuộc sống này có ý nghĩa hơn, có giá trị hơn!

Thái tử Siddhattha rất vui mừng khi thấy các bạn đã chững chạc, đã trưởng thành trong nhận thức, bèn thân thiết nói:

- Đấy cũng là trăn trở của ta đấy, các bạn! Muốn tìm cho ra ý nghĩa cuộc sống, giá trị cuộc sống - thì đó có thể là chủ đề để cho chúng ta cùng thảo luận hôm nay, được chăng?

Mọi người vỗ tay tán đồng. Devadatta chợt đưa mắt nhìn mọi người rồi dừng lại nơi thái tử, chậm rãi nói:

- Khi thấy mình bất lực trong việc cải cách đất nước, bất lực khi tham dự việc xử án ở pháp đình... hoàng huynh có biết đệ đã làm việc gì sau đó không?

Thái tử mỉm cười lắc đầu, Devadatta nói tiếp:

- Đệ đã cùng với thân hữu tìm niềm vui trong việc xây dựng các trại tế bần, các trạm xá công cộng, làm đường sá, cầu cống, trồng cây xanh và khuyến khích mọi người chôn lấp xác súc vật, rác rưởi ô uế, nạo vét các mương cống tù đọng... Khi làm các công việc ấy, chúng đệ bị hoàng gia, quý tộc la rầy, trách mắng thậm tệ; họ bảo đấy là công việc của bọn thủ-đà-la và chiên-đà-la. Nhưng chúng đệ bất cần. Thấy nhân dân vui vẻ, sung sướng, chúng đệ cảm thấy việc làm của mình dù sao cũng có chút ý nghĩa, cũng có chút giá trị!

- Hay lắm! Lệnh bà Gotamī và Yasodharā khi làm các công việc tương tế, chẩn bần, lúc trở về cũng có chung một ý nghĩa như vương đệ vậy.

Ānanda chợt nói:

- Vậy ý nghĩa và giá trị cuộc sống là hãy làm cho mọi người được vui vẻ, được sung sướng?

- Chưa chắc đâu, hoàng đệ! Devadatta nói - những việc làm ấy giống như đi vá lại những tấm áo đã rách nát; rồi người ta lại sử dụng một cách cẩu thả, một vài ngày sau đã rách nát, hư mục... mà thôi!

- Đúng thế! Anudāma nói tiếp - Bên Koliya, thật ít người hưởng ứng việc làm có ý nghĩa ấy, họ dè bỉu, ỉ ôi; người trí thức thì họ nói một câu đáng cho ta suy gẫm hơn: Lại muốn dùng bàn tay không mà múc cạn nước sông Gaṅgā!

Viruḷhāka thở dài:

- Nói tóm lại, những việc làm ấy rất là tốt, các bạn, nhưng nó là cái tạm thời, rất tạm thời...

Mahānāma cất giọng dõng dạc:

- Cả hai nước chúng ta đều trì trệ, bảo thủ, tình trạng dân trí lại thấp; đa phần mọi người sống đời cầu an, tiêu cực; việc làm dẫu tốt, đúng, có ý nghĩa, có giá trị, nhưng nếu không có một cuộc chuyển hóa từ trong lòng của mọi người - một cuộc chuyển hóa lương thiện và tích cực - thì tất cả sẽ trở nên vô nghĩa, vô ích. Là dã tràng xe cát biển Đông mà thôi!

Kāḷudāyi bỗng thở dài rồi nói:

- Chúng ta lại trở lại với vấn đề giáo dục, vấn đề con người... đã thất bại hơn mười năm rồi, các bạn!

Bhaddiya xin được phát biểu:

- Tất cả những ý kiến của các bạn đều rất quý báu, nhưng chưa đi sít sao với chủ đề nên sinh ra tản mạn, càng lúc càng đi xa, sẽ rơi vào mông lung. Trọng tâm thảo luận của chúng ta hôm nay xoay quanh cụm từ: Ý nghĩa cuộc sống, giá trị cuộc sống! Thế nhưng, chúng ta chưa định danh thế nào là ý nghĩa? Thế nào là giá trị? Thế nào là cuộc sống? Mượn ngôn ngữ pháp đình, muốn xử tội, xử án, trước tiên phải nêu ra tội danh, tội chứng trước đã. Nếu chúng ta chưa đồng quan điểm, ý nghĩa là ý nghĩa gì? Giá trị là giá trị gì, vật chất hay tinh thần? Cuộc sống là gì, cuộc sống của ai, của tôi, của anh, của giai cấp nào hay của tất thảy mọi người? Phải đả thông, phải định danh tiền đề trước đã, các bạn!

Đúng là khẩu khí của một vị chánh án pháp đình tương lai nên phát biểu của Bhaddiya rất có trọng lượng, đã điểm đúng huyệt đạo của vấn đề. Và tầm vóc của vấn đề chợt trở nên rõ ràng nhưng cũng lớn lao hơn nhiều. Mọi người yên lặng khá lâu.

Devadatta chậm rãi nói:

- Đúng! Hoàn toàn đúng! Và nếu vậy, chúng ta đụng đến lãnh vực triết học rồi!

- Cả tôn giáo nữa! Kimbila xen lời - Rồi nào là ý nghĩa, giá trị của cuộc sống phù du này hay là ý nghĩa, giá trị linh thiêng, vĩnh cửu?

Thái tử thở dài, cất giọng buồn buồn:

- Đã hết đâu, Kimbila! Vấn đề của chúng ta bây giờ đã trở nên mênh mông như biển cả! Đã từ khởi thủy, khi có con người trên trái đất, người ta đã đi tìm rồi. Các bộ tộc thời còn săn bắt hái lượm, qua các thời đại lấy đá, lửa, sắt; họ đã tìm cách phục vụ cho nhu cầu đời sống. Và bây giờ, các bộ lạc có tộc trưởng, các nước cộng hòa có luật pháp, có hội đồng nguyên lão... tất thảy đều hướng đến phục vụ nhân sinh, đều đáp ứng ý nghĩa và giá trị cuộc sống. Song song với mục đích tại thế ấy, đã nhiều ngàn năm nay, tôn giáo, triết học đều đã đi tìm ý nghĩa, giá trị thiêng liêng hơn; họ đã để lại biết bao kinh văn cổ thư đã ám khói, mà ngôn ngữ ấy bây giờ không còn ai đọc được. Tuy nhiên, từ thời tiền Vệ-đà đến Vệ-đà, hiện giờ người ta vẫn còn đi tìm đấy thôi! Họ đi tìm qua các cuộc tế lễ, cầu nguyện, bùa chú, nước thánh, trầm tư, khất sĩ lang thang, tu khổ hạnh ép xác... Như vậy, vấn đề của chúng ta đặt ra cũng không mới mẻ gì!

Cuộc thảo luận chợt rơi vào hố thẳm.

Devadatta lâu lắm mới thốt lên:

- Rồi mỗi người mỗi ý nghĩa, mỗi giá trị! Rồi mỗi gia đình mỗi ý nghĩa, mỗi giá trị! Rồi mỗi tập cấp mỗi ý nghĩa, mỗi giá trị. Rồi mỗi bộ tộc mỗi ý nghĩa, mỗi giá trị! Rồi mỗi tôn giáo mỗi ý nghĩa, mỗi giá trị! Có ai đồng ý với ai? Rồi chuyện gì sẽ xẩy ra, hoàng huynh?

- Chuyện đã xẩy ra rồi, vương đệ! Đó là giật giành, tranh chấp, xung đột, chiến tranh; ở tất cả mọi nơi, ở bên trong lòng người, ở trên tất cả mọi sinh hoạt xã hội, ở trong lịch sử ngàn năm trước đến ngàn năm sau... cho đến vô tận!

Nhìn sự im lặng của mọi người, thái tử kết luận:

- Toàn bộ ý kiến, ý tưởng của các bạn, nó như ngọn gió lạnh đã đi qua, đã thổi buốt qua tâm não ta bao năm, bao tháng, bao ngày... mà ta không thể giải đáp. Ta như đang đối diện với bóng đêm trùng trùng. Có lẽ lời giải đáp tối hậu, rốt ráo, tận căn của vấn đề... nó chưa thật sự có mặt trên cuộc đời này. Vậy chúng ta có nên đi tìm không, các bạn?

Ai cũng đáp là “nên lắm”, nhưng nhìn trên sắc mặt của mọi người, dường như lại nổi bật lên câu hỏi khác: “Đi tìm ở đâu bây giờ, nếu nó không có mặt trên cuộc đời?” Bế tắc!


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/01/2022(Xem: 4115)
Ung Chính lên ngôi lấy hiệu "Thuận Trị Hoàng đế, 順治皇帝" từ nhỏ đã thích đọc kinh sách Phật giáo, quảng giao tăng chúng, tinh thông Phật lý. Vua học thiền với Quốc sư Chương Gia, được hướng dẫn Thiền tọa liên tục trong hai ngày, đương thời Quốc sư Chương Gia (章嘉國師) khen ngợi vua có Chủng Tính Tối Thượng Thừa, khuyến khích bế quan nhập Thất Thiền tu, 14 ngày đêm miên mật tham cứu công án thoại đầu...
08/01/2022(Xem: 6574)
Bengal cổ đại là một trung tâm chính của Phật học, nghệ thuật và chủ nghĩa đế quốc; quả thực, đạo Phật là nền tảng của di sản văn hóa và ngôn ngữ của Bengal - bài thơ đầu tiên ở Bengali là Charyapada, được sáng tác bởi Chư tôn thiền đức Tăng già Phật giáo thời bấy giờ. Các Charyapada là tập hợp các bài thơ Thần kỳ, những bài tán thán sự chứng ngộ trong Kim Cương thừa truyền thống của Phật giáo mật tông ở các nơi Assam, Bengal, Bihar và Orissa. Theo các học giả đương đại, thuật ngữ Dharma trong tiếng Bengal có nghĩa là "Bauddha Dharma" (Buddhadharma) hoặc Phật pháp (佛法) và thuật ngữ Dharmapuja có nghĩa là "Buddhapuja". Khi Phật giáo bắt đầu suy tàn ở nhiều nơi khác nhau của Ấn Độ, nơi trú ẩn cuối cùng của Phật giáo là ở Bengal.
08/01/2022(Xem: 7659)
Các trung tâm giáo dục Phật giáo ở Ấn Độ và Sri Lanka như Đại học Phật giáo Nālanda và Đại học Phật giáo Mahāvihāra đã đem lại một nguồn năng lượng trong sự nghiệp giáo dục tuyệt vời. Không chỉ duy trì mạng mạch Phật giáo, các trung tâm giáo dục Phật giáo còn tạo ra một xã hội hòa bình ở hầu hết các quốc gia châu Á trong hơn 25 thế kỷ qua.
06/01/2022(Xem: 5967)
Vương quốc Phật giáo Bhutan là quốc gia duy nhất đặt hạnh phúc vào cốt lõi cấu trúc chính sách công. “Tổng Hạnh phúc quốc gia” (GNH) không chỉ mang tính kế thừa ấm áp trong ánh dương trí tuệ và tươi mát, trong suối nguồn từ bi Phật giáo; mà còn là tiêu chí không thể thiếu đối với an ninh văn hóa, và chính trị của quốc gia.
06/01/2022(Xem: 7396)
Phong trào Thanh niên Hồi giáo Malaysia hay Angkatan Belia Islam Malaysia (ABIM) đã cung thỉnh nhà lãnh đạo tinh thần lưu vong của Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma tham gia diễn đàn về các vấn đề biến đổi khí hậu tại một cuộc đối thoại được tổ chức từ ngày 15 đến 16 tháng 1 năm 2022, theo đưa tin từ thestar.com.my ngày 3 tháng 1 vừa qua. Ngài sẽ cùng tham gia với các học giả đa ngành nổi tiếng trong các lĩnh vực nghiên cứu Hồi giáo, Phật giáo, đạo đức sinh học và khoa học môi trường.
06/01/2022(Xem: 3657)
Tổng công ty phát triển du lịch Telangana (Telangana Tourism Development Corporation), có trụ sở tại bang Telangana, miền trung Ấn Độ đã công bố kế hoạch cập nhật trong việc phát triển Sriparvatarama hay Buddhavanam – công viên chủ đề di sản Phật giáo, công viên chủ đề Phật giáo đầu tiên ở Ấn Độ với những tổ hợp miêu tả các sự kiện lớn trong cuộc đời Đức Phật cũng như các câu chuyện tiền thân Đức Phật. Buddhavanam tọa lạc tại Nagarjunasagar cách Hyderbad khoảng 159 km về phía đông nam, đã tiết lộ một kho tàng di tích Phật giáo cổ đại, dự kiến mở cửa sớm, mặc dù ngày khánh thành vẫn chưa được công bố.
04/01/2022(Xem: 9253)
Đại Bảo tháp tại Sanchi được kiến tạo vào thời trị vì của vị minh quân thánh triết Ashoka, nhân vật vĩ đại trong lịch sử của Ấn Độ, vị vua Phật tử hộ trì chính pháp Phật đà, người đã có công trải rộng và phát triển giáo pháp đức Phật trong suốt những năm ông ta trị vì; và luôn luôn mong mỏi được truyền bá khắp 5 Châu 4 bể. Một cấu trúc vòm bằng gạch, được xây dựng theo kiểu mẫu vũ trụ Phật giáo. Xuyên qua tam vòng tròn là một cột trụ vươn lên, qua đỉnh vòm, tượng trưng cho cột đỡ vũ trụ. Trên cùng của nó là 3 đĩa tròn, biểu thị Tam bảo (ba ngôi báu, Phật, Pháp, Tăng), được xem là một trong những khu kiến trúc bằng đá cổ nhất Ấn Độ, những di tích Phật giáo tại Sanchi là những miêu tả kinh điển cho nghệ thuật và kiến trúc của triều đại Maurya dưới hình thức Bảo tháp (Stupa), những ngôi tự viện linh thiêng của đạo Phật.
04/01/2022(Xem: 5399)
Ngôi già lam cổ tự Ta Som (tiếng Khmer: ប្រាសាទតាសោម), ngôi chùa nhỏ ở trong quần thể Thánh địa Phật giáo Angkor, Vương quốc Phật giáo Campuchia, được kiến tạo vào cuối thế kỷ 12 cho Quốc vương Jayavarman VII (tại vị: 1181-1215?). Ngôi già lam cổ tự tọa lạc tại dông bắc của Angkor Thom và ngay phía đông của Neak Pean ("con rắn quấn") tại Angkor, một hòn đảo nhân tạo với một chùa trên một đảo hình tròn ở Preah Khan Baray được xây trong thời kỳ trị vì của đức Quốc vương Jayavarman VII vị anh minh Phật tử hộ pháp Đại thừa Phật giáo, vị vua thần hộ trì chính pháp đầy nhân ái, người đã xả thân lưu lại trần gian vì lợi ích của muôn dân. Đức Quốc vương Jayavarman VII còn có công xây dựng vô số bệnh viện khắp đất nước Campuchia.
03/01/2022(Xem: 4469)
Lời Giới Thiệu: Bài viết “How a Vietnam War veteran became a Zen Buddhist monk” (Tiến trình một cựu chiến binh Hoa Kỳ thời Cuộc Chiến VN trở thành một Thiền sư Phật giáo) trên đài ABC Radio National là của hai tác giả Karen Tong và Meredith Lake viết cho mục Soul Search trên đài ABC Radio National. Bản dịch ra tiếng Việt do Nguyên Giác thực hiện như sau.
03/01/2022(Xem: 5548)
Lần đầu tiên tôi được cảm giác "Hòa bình"*, như một câu khẩu hiệu nhóm nhạc, trở lại vào sau giữa thế kỷ 20 thập niên 1950 từ các nhạc sĩ be-bop trong làng nhạc jazz khu vực Toronto, Canada, những người đã quen với việc giao tiếp bằng biệt ngữ Tiểu văn hóa (Hipster) và được mã hóa. "Hòa bình" biểu thị việc cố gắng không trở nên nổi khùng trong thế giới điên cuồng thát loạn, tàn nhẫn, bất cần. Chúng tôi đang tổn thương tâm lý và chúng tôi cần được an ủi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]