Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02. Tại Cung Trời Tusita

26/10/201308:57(Xem: 25978)
02. Tại Cung Trời Tusita

Mot_Cuoc_Doi_01003
TẠI CUNG TRỜI TUSITA



Đạo sĩ Kapila sau kiếp ấy, hóa sanh vào cõi trời sắc giới. Trước đấy, xuống lên chìm nổi không biết bao nhiêu kiếp rồi như cát của con sông Gaṅgā, sự tìm kiếm con đường vô thượng quả là xa hút không thấy mé bờ. Từ thời ngài phát nguyện rộng lớn làm bậc đại giác ngộ đến nay đã trải qua gần hai mươi a-tăng-kỳ và một trăm ngàn đại kiếp. Bảy a-tăng-kỳ phát nguyện ở trong tâm, chín a-tăng-kỳ phát nguyện thành lời, bốn a-tăng-kỳ và một trăm ngàn đại kiếp được sự thọ ký của hai mươi bốn vị Phật.

Thuở xa xưa ấy, khi đức Chánh Đẳng Giác Dīpaṅkara ra đời, ngài làm một vị đạo sĩ tên là Sumedha, nhờ nằm trải đường, lót thân cho đức Phật Dīpaṅkara mà được thọ ký, rằng là trải qua hai mươi bốn vị Phật, ngài sẽ là vị Phật tổ thứ hai mươi lăm, hiệu là Sākya Gotama.

Thế rồi, biết bao nhiêu ba-la-mật, bậc hạ, bậc trung và bậc thượng ngài đã hành trì rốt ráo, viên mãn công hạnh. Kiếp chót ở cõi người, ngài làm thái tử Vessantara, đã thực hiện hạnh bố thí ba-la-mật đến cho vô lượng kẻ đói nghèo, khốn khổ. Với bảy trăm đại thí, ngài làm cho đại địa phải chấn động. Ngài đã bố thí cả linh hồn của quốc độ là con bạch tượng oai hùng. Ngài bố thí luôn cả vợ và con với đại nguyện vô thượng. Sau kiếp ấy, ngài hóa sinh làm vị thiên tử ở cõi trời Tusita, hiệu là Setaketu; ở đây, ngài chờ đợi nhân duyên đầy đủ hạ sanh xuống cõi người để tu hành thành bậc Chánh Đẳng Giác...

...Đã bốn ngàn năm trôi qua, thiên tử Setaketu thọ hưởng hạnh phúc thiên đường, không một bợn nhơ phiền não. Thiên tử ngồi nhớ từ kiếp này sang kiếp kia, thấy mối nhân duyên chằng chịt không có kẻ hở. Ngay tuổi thọ của ngài sắp chấm dứt ở đây nó cũng nằm trong vòng nhân duyên ấy. Và có lẽ không bao lâu nữa, ngài sẽ bỏ đây mà ra đi! Điều này càng ngày càng nhận rõ vì thời gian gần đây có năm hiện tượng phát sanh ở nơi ngài. Thứ nhất là tràng hoa mà thiên nữ đã công phu trang điểm cho ngài chỉ mới buổi sáng là nó bắt đầu khô héo. Ngạc nhiên, thiên nữ kết tràng hoa khác, đến chiều thì nó cũng ủ rủ. Thứ hai là dù mặc bất kỳ chiếc thiên bào nào, dù tơ lụa hay gấm vóc của cõi trời, được một lát là nó biến mất màu sắc, nhợt nhạt trông đến dị kỳ. Thứ ba là mồ hôi bắt đầu tươm rỉ rất khó chịu, điều mà các vì thiên tử với sắc thân vi tế, tinh sạch và chí mỹ cảm nhận rất rõ ràng. Thứ tư là sự suy nhược của cơ thể; mỗi bước đi, mỗi cử động chân tay, ngài đều cảm thấy không còn tí hơi sức nào. Và sau rốt, điều thứ năm, điều này quan trọng quyết định nhất, là tâm ngài không còn an lạc nữa, đã bắt đầu thấy chán nản những thú vui khoái lạc của ngũ dục.

Nhưng mà hết thọ mạng ở đây thì ngài sẽ giáng sinh ở phương nào, xứ nào? Một vị đại bồ-tát như ngài đâu phải bất kỳ chỗ nào cũng gá thân vào được? Phải giáng sinh ở đâu, mà ở đó tuổi thọ của chúng sinh tối thiểu khoảng chừng một trăm tuổi. Nếu tuổi thọ hằng vạn tuổi thì chúng sanh đâu thấy rõ rệt lý vô thường và khổ não? Nếu tuổi thọ quá ít thì chúng sinh ở đấy nhiều ác căn, ít phước báu, nghiệp dày làm sao giáo hóa được? Thứ đến, địa xứ mà đại bồ-tát chọn chỗ giáng sinh phải là nơi hội tụ tất cả khí linh thiêng của trời đất. Dòng họ ngài chọn lựa giáng sinh thì phải là vua chúa (hoặc là bà-la-môn có địa vị quốc sư), nhưng phải là người có gieo duyên quyến thuộc từ quá khứ; lại phải có nhiều căn cơ trí tuệ, biết sống đời đạo đức và hiền thiện. Điều kiện thứ năm nữa, đại bồ-tát phải còn biết chọn mẹ. Mẹ mà đại bồ-tát mượn thai bào phải là người đã nhiều kiếp phát lời nguyện làm Phật mẫu, sống đời trong sáng, đức hạnh và giàu tình thương...

Thế đấy, như một đóa kỳ hoa muôn triệu năm mới nở một lần, khi đóa hoa nở, sắc màu kỳ diệu và tỏa hương thơm tối thượng thì nó đã kết tụ trong tự thân mọi tinh hoa của trời đất. Cũng vậy, sự xuất trần của một vị đại bồ-tát phải hội đủ năm điều kiện hy hữu nêu trên; thiếu một điều kiện là thiếu tất cả.

Sau khi dùng thần thông quan sát bốn châu thiên hạ, thiên tử Setaketu thấy rõ chỉ có cõi Nam thiện bộ châu, dưới dãy núi Himalaya, có một vương quốc Kapilavatthu nhỏ bé, thuộc dòng tộc Sākya, có một vị vua là Suddhodana và hoàng hậu Mahāmāyā là hội đủ năm điều kiện nêu trên:

- Châu: Nam thiện bộ châu.

- Tuổi thọ: Trăm tuổi.

- Quốc độ: Bắc Trung Ấn Độ - vương quốc Kapilavatthu

- Dòng dõi: Hoàng tộc Sākya

- Phật mẫu: Hoàng hậu Mahāmāyā

Quan sát và thấy rõ điều đó xong, thiên tử Setaketu chợt mỉm cười. Ngài biết rõ, chính một tiền kiếp xa xôi, ngài đã thành lập vương quốc ấy. Còn nữa, chính vào thời làm đạo sĩ Kapila, ngài đã giúp đỡ năm công chúa và bốn hoàng tử lập nên kinh đô Kapilavatthu này. Lại nghĩ đến câu nói “Tằng tằng tổ tổ” xưa của đạo sĩ Kapila... mà lắc đầu chán ngán, quả thật ta đã sinh tới sinh lui mãi trên cái quả đất chật chội dưới kia!

Trong khi đang suy nghĩ như vậy thì hằng hà sa số chư thiên vương, chư thiên trong rất nhiều thế giới đồng quy hội về, đứng dày đặc cả không gian, xung quanh bảo điện của ngài, đồng thanh cất lời thỉnh nguyện:

“- Thời đã đến! Thời đã đến! Trong tam thiên đại thiên thế giới, chỉ có đại bồ-tát, thiên tử Setaketu là chúng hữu tình duy nhất đã thực hành tròn đủ ba mươi pháp ba-la-mật(1). Nay vì sự lợi ích, sự an vui, vì hạnh phúc cho chư thiên và loài người, chúng tôi thỉnh nguyện thiên tử hãy xuất trần giáng thế để thành tựu đạo quả Vô thượng Bồ-đề...”

Thiên tử Setaketu cũng biết vậy, thời đã đến rồi, nên ngài nhẹ nhàng gật đầu.

- Thôi được rồi, các vị hãy lui về đi. Ta biết rõ là ta sẽ làm những gì!

Hằng ngàn, hằng ngàn đám mây lành ngũ sắc ở xung quanh rực sáng niềm hoan hỷ; vô số chư thiên vương, chư thiên bay lượn ba vòng về phía hữu, biểu hiện sự tôn kính mà cũng biểu hiện niềm vui và lời từ giã. Thiên tử Setaketu đăm đăm nhìn theo, ngài biết rằng chúng sinh đang chờ đợi ở nơi ngài phương thuốc diệt khổ mà ngài thì đã lặn lội kiếm tìm bằng thời gian của vô lượng hạt vi trần trên thế gian này.



(1)Ba mươi pháp ba-la-mật: Ba-la-mật, Tàu âm từ chữ Pāramī, nghĩa là “đến bờ kia”. Pāramī có bực thượng, bực trung và bực hạ, nên 10 Pāramī gồm: bố thí, trì giới, xuất gia, trí tuệ, tinh tấn, nhẫn nại, chân thật, quyết định, từ, xả trở thành 30 Pāramī.

- 10 Pāramī bực hạ: Tức là nếu hành 10 Pāramī nói trên ở cấp độ thấp nhất thì qua được bờ kia.

- 10 Pāramī bực trung: Tức là nếu hành 10 Pāramī nói trên ở cấp độ cao hơn thì qua được bờ trên (Upapāramī – Thượng Pāramī).

- 10 Pāramī bực thượng: Nếu hành trì 10 Pāramī ở cấp độ tối thắng, viên mãn thì qua được bờ cao thượng (Paramatthapāramī – Thắng Pāramī).




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/04/2022(Xem: 2644)
Nền móng đầu tiên sẽ được đặt tại Cơ sở Nghiên cứu Di sản Văn hóa Phật giáo Hàn Quốc, nơi sẽ đóng vai trò là trung tâm quản lý và bảo tồn có hệ thống các Di sản văn hóa Phật giáo và truyền thống truyền tải trọn vẹn hình thức nguyên thủy cho các thế hệ mai sau.
12/04/2022(Xem: 2734)
Thông Báo của BCV về buổi thuyết trình Bạo lực gia đình và trẻ em tại Chùa Quang Minh, thứ bảy 7/5/2022
11/04/2022(Xem: 2718)
Hôm thứ Tư, ngày 30 tháng 03 vừa qua, các Phật tử tại tỉnh Lampung đã tổ chức nghi lễ Shraddha, một nghi lễ từ biệt cuối cùng đối với người thân đã khuất, sự kiện diễn ra tại địa điểm khảo cổ Punden Berundak, Làng Pugung Raharjo, Kec. Làng Udik, Kab. East Lampung. Buổi lễ Shraddha có sự chứng minh tham dự của Tăng đoàn Tỳ kheo truyền thống và các Phật tử từ các tu viện khác nhau ở tỉnh Lampung, Indonnesia. Sự kiện bắt đầu nghi thức cung nghinh chư tôn tịnh đức Tăng già, các Phật tử mặc trang phục truyền thống tuyệt đẹp. Đến địa điểm, Justka được chào đón bằng sự tôn kính (sigeh pangunten). Sau đó, đoàn Phật tử và người dân địa phương cử hành lễ Shraddha.
11/04/2022(Xem: 2779)
Nếu thuyết vô thần là sự vắng mặt của niềm tin vào sự tồn tại của Thượng đế hoặc các vị Thần linh, thực sự vậy thì Phật tử là những người vô thần. Đạo Phật không phải là tin hay không tin vào Thượng đế hay Thần linh. Đức Phật lịch sử đã dạy rằng, tin vào Thượng đế hay Thần linh không hữu ích đối với những người đang trên hành trình thực nghiệm đạo quả giác ngộ. Nói cách khác, Thiên Chúa hay Thần linh không cần thiết trong đạo Phật, vì đây là một đạo Phật thực tế và triết học, nhấn mạnh kết quả thực nghiệm hơn là niềm tin vào tín ngưỡng bởi Thiên Chúa hay Thần linh. Vì lý do này, đạo Phật được gọi một cách chính xác hơn là "thuyết phi hữu thần" (Nontheism, 非有神論) hơn là "thuyết vô thần" (Atheistic, 無神論).
11/04/2022(Xem: 2809)
Cư sĩ Kim Hong-rae, cựu Đại tướng Tham mưu trưởng thứ 23 của Lực lượng Không quân Hàn Quốc, người đã ghi đậm dấu ấn trong sự phát triển Phật giáo trong lực lượng Không quân, với việc giáo dục các quân nhân Phật tử trong lực lượng Không quân, ngay cả trước khi giới thiệu hệ thống nghĩa vụ quân sự của Phật giáo, đã thanh thản hồn nhiên trút hơi thở, xả báo thân, thần thức về cõi Phật vào lúc 01 giờ sáng hôm thứ Hai, ngày 05 tháng 04 năm 2022 (05/03/Nhâm Dần). Hưởng thọ 83 xuân.
09/04/2022(Xem: 5905)
Mục đích của cuộc thi giải thưởng là khuyến khích việc sáng tác cá nhân, xuất phát từ nguồn cảm xúc đối với các việc xảy ra trong đời sống xã hội hàng ngày, được miêu tả, bằng nhận thức, lý giải và thái độ ứng dụng sống động qua những lời dạy của Đức Phật. Các thể tài có thể gợi ý như là chuyện công ăn việc làm, chuyện gia đình, học đường, chuyện về đại dịch hay chuyện trong nhà ngoài phố.v.v.. Bài tham dự có thể trình bày dưới nhiều hình thức như tác phẩm nghệ thuật, truyện ký, truyện ngắn, tạp bút, thơ… Người viết hoàn toàn tự do chọn đề tài, miễn có liên quan đến tư tưởng Đạo Phật và nội dung có thể chuyển tải được cách ứng dụng giáo lý vào đời sống hàng ngày.
09/04/2022(Xem: 2526)
Lễ Khai mạc Triển lãm Văn hóa Phật giáo Hàn Quốc 2022, với chủ đề "Nghìn năm, Dư âm Phật giáo Silla" chính thức vào lúc 14 giờ ngày 04 tháng 04 vừa qua, với sự hiện diện của các vị lãnh đạo Phật giáo và nhân dân địa phương. Hòa thượng Viên Hạnh (원행스님 - 圓行和尚), Tổng vụ Viện trưởng Thiền phái Tào Khê đời thứ 36 khuyến khích rằng: "Tôi hy vọng rằng nó sẽ phát triển thành một địa điểm lễ hội tổng hợp các di sản văn hóa truyền thống của khu vực và hơn nữa, là nơi liên tục khám phá những nội dung văn hóa truyền thống đặc sắc sẽ làm tỏa sáng ngời Hàn Quốc trên thế giới."
07/04/2022(Xem: 2293)
Người Wessalian chia sẻ với thế giới quan rằng: "Trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển dục vọng (욕망, 慾望) làm cho thế giới trở nên trù phú thịnh vượng và ai làm cho thế giới trở nên giàu có sẽ tạo dựng được công đức (공덕, 功德) lớn". Tác giả Giáo sư Tiến sĩ Hứa Nam Kiết phản hồi điều này bằng cách trích dẫn một đoạn từ "Dẫn Đạo Luận" (Nettippakaraṇa) rằng: "Họ làm cho rất nhiều người sinh bệnh tật, thêm nhiều người bị u nhọt, khiến nhiều người phải nổi da gà, sởn gai ốc". Sự tiêu thụ quá mức này khuyến khích sự kiềm chế lòng tham lam ích kỷ và trong khi thích thú với sự xáo trộn bởi vô minh, đã hủy hoại bản thân con người và các đối tượng của thiên nhiên.
06/04/2022(Xem: 2602)
Giết người, bạo lực tình dục, tra tấn, đàn áp và tước đoạt đất đai tiếp tục diễn ra ở vùng đồi Chittagong, hơn 20 năm sau khi thỏa thuận hòa bình lịch sử giữa Chính phủ và Thổ dân Jumma được ký kết. Chính quyền vùng đồi Chittagong vẫn tiếp tục để những tệ nạn này tiếp diễn. Các tổ chức nhân quyền, phúc lợi xã hội trong và ngoài nước đã yêu cầu "điều tra công bằng, nhanh chóng và bồi thường cho các nạn nhân" về tội ác đàn áp, bức hại tu sĩ Phật giáo. Khi tội ác đàn áp, cưỡng bức Thổ dân Jumma và Phật tử Jumma ở Bangladesh, nơi đạo Hồi tôn giáo chính thức, tiếp tục, các nhóm Thổ dân Jumma địa phương và hải ngoại đang phẫn nộ lên tiếng chỉ trích, tiếp tục yêu cầu một cuộc điều tra minh bạch, tìm hiểu sự thật và trừng phạt những người chịu trách nhiệm.
06/04/2022(Xem: 2482)
Trung tâm Phật giáo Uganda (Uganda Buddhist Centre) do Thượng tọa Bhante Bhikku Ugandawe Buddharakkitha sáng lập, Ngài đã tuyên bố chính thức khai giảng Trường Sơ cấp Phật học đầu tiên trên toàn quốc. Trong niềm hoan hỷ vô biên, Ngài chia sẻ rằng: "Đây là môi trường tuyệt vời để các thế hệ nhi đồng, thanh thiếu niên có được diễm phúc được tắm mát trong suối nguồn Từ bi và được sưởi ấm dưới ánh dương quang Trí tuệ Phật pháp, nơi mọi người học cách rèn luyện đôi tay, khối óc và học Phật pháp và tu tập thiền định. Với mục đích để tạo ra một hình thức giáo dục mới, là một mô hình cho nước Cộng hòa Uganda và các quốc gia châu Phi khác, dựa trên các nguyên tắc của Phật giáo bao gồm thực hành đạo đức và chánh niệm. Hệ thống được đề xuất là hiện thân của một cách tiếp cận mới đối với nền giáo dục Phật giáo, nhằm đáp ứng các điều kiện và nhu cầu của các xã hội châu Phi đương đại, cụ thể là ở Uganda, một đặc điểm Phật giáo rõ ràng".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]