Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiết 2: Phật giáo với vua Ca Nị Sắc Ca

05/01/201202:25(Xem: 5233)
Tiết 2: Phật giáo với vua Ca Nị Sắc Ca

LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ

Pháp sư Thánh Nghiêm- Thích Tâm Trídịch

---o0o---

CHƯƠNG VII
NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO - VƯƠNG TRIỀU VUA A DỤC VÀ SAU ĐÓ



TIẾT II. PHẬT GIÁO VỚI VUA CA NỊ SẮC
CA

- Phật Giáo trong thời gian ba trăm năm.

Lịch sử Ấn Độ tính từ thời vua A Dục đến thời vua Ca Nị Sắc Ca có hơn ba trăm năm, trong khoảng thời gian này, kết luận dù là tôn giáo hay chính trị, lịch sử Ấn Độ cơ hồ như tờ giấy trắng vì chẳng có sự ghi chép nào cả! Về mặt sử học, trong thời cận đại nhờ có sự khai quật mới phát hiện những di vật của thời cổ đại, nhờ vậy mới khảo sát, cùng lợi dụng các thứ tư liệu vừa gián tiếp và lờ mờ để qua đó đối chiếu, so sánh và thẩm tra rồi đi đến kết luận một cách đại lược. Phật Giáo trong thời kỳ này theo Lữ Trường, ông dựa vào bộ Phật Giáo Ấn Độ của Địch Nguyên Vân để biên soạn bộ Ấn Độ Phật Giáo Sử Lược, mà một thiên của chương một, tiết bảy, có hai đoạn nói tới thời gian này đại loại có năm khu vực:

- Phương nam thịnh nhất là Tích Lan.

- Tiếp đó là Ma Lạp Bà (Malava) thuộc Tây nam Ấn Độ.

- Thứ nữa là Tín Độ ở tây bắc Ấn Độ.

- Tương đối thịnh là Ca Thấp Di La và Kiền Đà La thuộc bắc Ấn Độ.

- Ở đông bắc Ấn Độ là phạm vi của Kỳ Na giáo rất mạnh.

Như ta biết, sự phục hưng của Bà La Môn giáo đầu tiên là tại trung Ấn Độ. Từ sau khi vương triều Án Đạt La tiêu diệt vương triều Ma Kiệt Đà, lúc ấy tư tưởng Phật Giáo Đại Chúng Bộ của phương nam mới đến được trung Ấn Độ, và rồi theo chân triều Án Đạt La mà tiến vào tây Ấn Độ, khiến Phật Giáo Hữu Bộ của tây Ấn cũng cảm nhiễm tư tưởng của Đại Chúng Bộ, cho nên sự xuất hiện của Sư Kinh Lượng Bộ ở tây Ấn không phải là ngẫu nhiên. Nhân vụ tại trung Ấn xảy ra pháp nạn nên có một bộ phận học giả của Thượng Tọa Bộ ở đông nam Ấn phải lánh nạn vào nam Ấn Độ, tại đây họ tiếp xúc tư tưởng của Đại Chúng Bộ mà hình thành Phân Biệt Bộ rất tiến bộ. Lệ như Hóa Địa Bộ và Pháp Tạng Bộ lấy thành Ba Tra Li Tử làm trung tâm, Pháp Tạng (tức Đàm Vô Đức Bộ) có mang sắc thái Mật giáo, ấy là do tiếp thụ ảnh hưởng của văn hóa Án Đạt La, do đó cho nên dưới thời vua A Dục có sự bất đồng giữa Pháp Tạng Bộ và Phân Biệt Bộ, cũng thế lúc Pháp Tạng Bộ truyền đến Tích Lan lại bất đồng với Phân Biệt Thượng Tọa Bộ.

Trong giai đoạn này, vùng đất căn cơ của Bà La Môn giáo sơ kỳ là tại tây Ấn và bắc Ấn; bởi tại trung Ấn thế lực Phật Giáo đang thịnh hành, vì là thời trị vì của vua A Dục. Nên Phật Giáo phản đối sự chiếm lĩnh của Bà La Môn giáo, do vậy, Bà La Môn giáo hướng về nam Ấn, và hình thành tín ngưỡng của dân tộc Án Đạt La. Rồi cũng do sự hỗn hợp giữa Bà La Môn giáo với văn hóa Án Đạt La mà sản sinh ra tân Bà La Môn giáo - đó là phái Thấp Bà. Lại nữa, cũng do vương triều Án Đạt La đến trung Ấn. Nhờ vậy. Phật Giáo tại trung Ấn lại hưng thịnh hẳn lên.

- Riêng tại Tích Lan, sách này sẽ dành một thiên để giới thiệu.

Phương diện hiểu biết về Án Đạt La rất giới hạn, duy chỉ có một hệ của Hữu Bộ ở phương bắc còn lưu lại điển tích, do đó sẽ giới thiệu vấn đề này.

- Vua Ca Nị Sắc Ca và những việc làm của ông.

Tên tuổi vua Ca Nị Sắc Ca được thấy trong các ghi chép của Phật Giáo, và được truyền đến Tây Tạng và Mông Cổ. Năm 1909, bác sĩ Tư Ban Nội (Dr. Spooner) khai quật được một hòm xá lợi Phật tại tây bắc Ấn Độ, trên nắp hòm có khắc tên vua Ca Nị Sắc Ca, điều đó chứng thực rằng ông là người có thực trong lịch sử Ấn Độ cổ đại; mặt ngoài hòm xá lợi có khắc tự dạng “Nạp Thọ Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ”, như vậy cho thấy ông là người hộ pháp của Phật Giáo Hữu Bộ.

Căn cứ nét hoa văn trên tiền đúc dưới thời trị vì của vua Ca Nị Sắc Ca mà khảo sát, thì vua lúc về già mới tín phụng Phật pháp. Tiền tệ được phát hành vào thời kỳ đầu dưới thời ông, về hình sắc mà nói thì rất đẹp. Chữ Hy Lạp được khắc chạm lên tiền đồng, và khắc cả tượng thần Nhật Nguyệt nữa. Lần phát hành tiếp theo ông lại dùng Ba Tư ngữ thuộc cổ văn Hy Lạp để khắc lên tiền đúc, đồng thời cũng khắc tượng thần được các dân tộc như Hy Lạp, Ba Tư và Ấn Độ tôn thờ lên tiền đúc, nhưng chưa thấy khắc tượng đức Thích Ca.

Phật Giáo tại Ca Thấp Di La và tại Kiền Đà La phải đợi đến cuối thời vua A Dục mới được xiển dương hoằng hóa, và do hoàn cảnh đặc thù mà Phật Giáo tại đây dần dà trở thành một hệ riêng, mang nặng tính tuyển thuật phong phú về luận điển, và coi trọng thiền dịnh, do đó cho nên sau này các luận sư, thiền sư cũng như mười chín học giả đều xuất từ hệ này. Khi đã có nhiều luận sư, thì điều không thể tránh là giữa họ xảy ra tranh luận với nhau; vì vậy, vua Ca Nị Sắc Ca đối với Phật Giáo là một vị vua có công đức cực lớn, đó là việc ông xúc tiến cuộc kết tập lần thứ tư thành công. Có ba truyền thuyết nói về lần kết tập thứ tư:

1. trong Đại Đường Tây Vực Ký quyển ba(4), Huyền Trang chép:

Nhân việc vua lấy đạo hỏi người, mỗi người giải đáp khác nhau, vua bèn đem việc ấy hỏi Hiếp Tôn giả. Tôn giả đáp: "Sau khi Như Lai diệt độ, qua nhiều năm tháng, chúng đệ tử Phật chấp theo Bộ phái mình, khiến lời dạy của Phật được giải thích theo sự “kiến văn” khác nhau của mỗi Bộ, kết quả dẫn đến mâu thuẫn nhau”. Nghe xong, nhà vua vô cùng xót xa, đau đớn, ông liền phát tâm và truyền lệnh triệu tập chư vị thánh triết đến dự cuộc kết tập. Đại chúng trong đại hội kết tập đồng lòng thỉnh Bồ Tát Thế Hữu làm thượng chủ. Cuộc kết tập lần lượt tiến hành các việc như: tạo luận, giải thích kinh, luật mỗi thứ có đến mười vạn bài tụng. Cộng cả thảy có ba mươi vạn bài tụng với chín trăm sáu mươi vạn lời (9.600.000) chú thích đầy đủ tam tạng.

2. Truyện Bà Tẩu Bàn Đậu(5)Pháp sư chép:

Sau Phật nhập diệt năm trăm năm, có ngài La hán Ca Chiên Diên Tử xuất gia với Bồ tát Bà Đa, ngài cùng năm trăm vị La Hán và năm trăm vị Bồ Tát cùng nhau tuyển tập bộ A Tỳ Đạt Ma cho Bộ phái Tát Bà Đa.

3. Vấn đề này được truyền tại Tây Tạng:

Tại nước Ca Thấp Di La có vua Ca Nị Sắc Ca cúng dường tịnh xá Nhĩ Lâm, dùng nơi này để triệu tập năm trăm vị La Hán, năm trăm vị Bồ Tát, và năm trăm học giả tại gia, thỉnh cầu họ kết tập lời Phật. Từ đó về sau những thuyết của mười tám Bộ được chứng nhận đúng là lời Phật dạy. Lại cho ghi chép luật thành văn tự, những kinh, luận nào trước đây chưa được viết thành văn, thì nay cũng được viết đầy đủ.

Trong ba thuyết vừa nêu, thì Đại Đường Tây Vực Ký chỉ lấy ngài Thế hữu xưng là Bồ Tát. Trong khi Thế Thân truyện lại ghi có năm trăm vị Bồ Tát và Tây Tạng thì gia thêm năm trăm vị học giả tại gia. Như vậy, có thể hình dung lần kết tập này thông hàm tất cả những điều Phật dạy. Thực ra, lần kết tập thứ tư này là của Nhất Thiết Hữu Bộ, vì trong ba thuyết trên chỉ có thuyết của Đại Đường Tây Vực Ký là đủ độ khả tín. Thành quả của lần kết tập này là sự xuất hiện của luận Đại Tỳ Bà Sa với hai trăm quyển, và bộ luận này hiện vẫn còn trong tạng luận, trong đó còn lưu giữ tự dạng thời vua Ca Nị Sắc Ca. Nếu xét về nội dung, bộ luận Đại Tỳ Bà Sa đã qua nhiều tăng bổ của hậu nhân.

- Ngài Mã Minh với vua Ca Nị Sắc Ca.

Theo những gì được truyền tại Trung Quốc cũng như tại Tây Tạng, thì giữa vua Ca Nị Sắc Ca và ngài Mã Minh (Asvaghosa) đều có liên quan với nhau. Truyền rằng, khi vua Ca Nị Sắc Ca tấn công nước Ma Kiệt Đa, dân nước này địch không nổi bèn lấy bình bát của đức Phật ra cung hiến và nhờ Bồ Tát ngài Mã Minh đứng ra cầu hòa. Lại nữa, theo Đại Trang Nghiêm Luận, thì ngài Mã Minh là người viết bài “Qui Kính Tự” trong đó có câu “Phú Na Hiếp Tỳ kheo, ngã đẳng giai kính thuận” (Ngài Hiếp Tôn Giả Tỳ kheo Phú Na, chúng con xin cung kính qui thuận). Qua đó cho thấy dưới thời trị vì của vua Ca Nị Sắc Ca, ngài Mã Minh là đệ tử của Hiếp Tôn Giả, truyền thuyết cũng nói đến vua và ngài Mã Minh đều thờ Hiếp Tôn Giả làm thầy. Theo “Thế Thân Truyện(6)thì “Mã Minh viết một mạch trong mười hai năm xong bộ luận Tỳ Bà Sa, với một trăm vạn bài kệ”. Theo truyền thuyết này thì Mã Minh là người trước tác luận Đại Tỳ Bà Sa. Sự thực thì Mã Minh là một đại văn hào của thời đại ông mà thôi, và ông là người nhuận sắc Luận Đại Tỳ Bà Sa, chứ ông không phải là sư của Bà Sa. Vì trong “Đại Trang Nghiêm Kinh Luận - Qui Kính Tự”, ông tỏ rõ một mực qui kính các ngài: Phú Na, Hiếp Tỳ kheo, Di Lặc (Hóa Địa Bộ), Tát Bà Thất Bà (Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ), Ngưu Vương Chánh Đạo Giã (tức Kê Dẫn Bộ) v.v...

Bất luận thế nào, trong quá trình kiến quốc vua Ca Nị Sắc Ca là người mở thông Bộ giữa hai nước Ấn Độ và Trung Quốc. Khi về già ông là vị vua tích cực hộ trì Phật Giáo. Cũng nhờ đó mà Phật Giáo có đủ thời gian truyền đến các dân tộc trong vùng. Buổi đầu Phật Giáo đến được Trung Quốc là do đường bộ từ Tây Vực mà đến. Vì vậy, khi nói đến công đức vua Ca Nị Sắc Ca, ta có thể sánh công đức của ông ngang với vua A Dục.

- Pháp nạn tại Ấn Độ.

“Vật cực tắc phản” tựa hồ như đấy chính là qui luật thép của thế gian pháp! Theo Sử thư Ràjatanginì của Ca Thấp Di La thì hai vị vua của vương triều Quí Sương trước thời vua Ca Nị Sắc Ca, đều là những vị vua hộ pháp và có kiến trúc tăng viện, Chi Đề (tháp thờ xá lợi) rất nhiều, khi vua Ca Nị Sắc Ca lên ngôi thì Phật Giáo tại Ca Thấp Di La lại càng hưng thịnh hơn, và có phần áp đảo tín ngưỡng Thấp Bà của Bà La Môn giáo, bấy giờ tại Ca Thấp Di La, Phật Giáo bị tộc người Thổ Bang Long (Nagà) phản đối bằng cách sát hại Phật Giáo đồ một cách bừa bãi. Vua Ca Nị Sắc Ca cũng từng gặp phải sự bất ổn này nên đành tránh né.

Bấy giờ có Bà La Môn là Cam Đà La Đề Bà (Condradeva) nổi lên trấn áp Phật Giáo. Đến vua Chiên Đà La (Gonada) đời thứ ba mới chận đứng được sự đàn áp Phật Giáo. Đại Đường Tây Vực Ký quyển ba(7)cũng chép:

Sau khi vua Ca Nị Sắc Ca qua đời, giống người Ngật Lợi Đa lại tự xưng vương, họ bài xích và xô đuổi tăng đồ, hủy hoại Phật pháp, về sau nhờ có Tứ Ma Đát La thuộc tộc Thích Ca của nước Đồ Hóa La giết chết vua Ngật Lợi Đa, Phật Giáo nhơn đó được phục hưng.

Nhờ cả hai sách vừa dẫn đều được ghi giống nhau, do đó có thể đủ để tin là sau khi vua Ca Nị Sắc Ca qua đời chắc chắn là có việc thổ vương theo Bà La Môn giáo, nổi lên hủy diệt Phật Giáo.

- Ảnh hưởng sau Pháp nạn.

Theo pháp sư Ấn Thuận, sau pháp nạn tại trung Ấn, Phật Giáo tại Trung Ấn đi đến ba kết quả.

1. Vội vàng chạy theo ngoại diên, đánh mất sự thuần chơn:

Cảm nhận từ giáo nạn đưa đến lãnh vực nhận biết về tôn giáo thế giới, mà trước tiên không còn tôn trọng chính tôn giáo mình, không chịu củng cố cái gốc của mình, và không chịu làm sạch nguồn mạch của tôn giáo mình. Ngược lại ngày càng vọng ngoại, cho đấy là tùy phương ứng hóa. Tuy những suy nghĩ như thế bị Đức Thích Tôn bác bỏ, cũng không nên tiếc rẽ việc tùy phương ứng hóa, cho đó là phương tiện, dù vẫn biết phải thích ứng với hoàn cảnh để vượt qua giáo nạn, và khỏi bị diệt vong, còn cho đó là sức mạnh mà đánh mất chơn thuần của Phật pháp thì không nên.

2. Tin về Phật pháp bị tiêu diệt được loan đi, tạo nên tâm lý chán nản:

Chánh pháp trụ thế cả nghìn năm, và được truyền bởi kinh, luật từ xưa trước, lấy đó mà hình dung sự trường tồn Thánh giáo tại thế gian, chứ chẳng nên nhìn thấy việc người bị sát hại mà cho rằng chánh pháp cũng nhân đó mà bị diệt theo. Chính vì thế mà đức Phật chế định giới luật có công năng nhiếp tăng (giữ cho tăng sĩ thanh tịnh). Nhưng cũng từ giáo nạn, cổ nhân hứng khỏi niềm bi cảm mà than “Thiên niên pháp diệt”. Pháp diệt do lòng bi cảm không đồng với pháp diệt do chính đức Phật dự đoán. Bởi khi khởi niệm bi cảm như thế, thì phong cách hùng biện của Phật Giáo liền bị tiêu tan, sự suy vong không có gì nguy hơn là "tâm tử” (chết từ trong lòng), quả đúng là điều không thể nói hết.

3, Nhờ Phật tử tự lực đứng vững và cầu sự hộ pháp của vua quan từ bên ngoài:

Trước giờ người Phật tử tự coi mình rất cao đó là không cần cậy sự trợ giúp từ sức mạnh chính trị, cũng không bị câu thúc bởi sức mạnh chính trị. Nhưng sau pháp nạn, người Phật tử cảm thấy tự lực không thôi không đủ để duy trì việc hộ pháp. Mà cho rằng Phật pháp cũng cần sự ngoại hộ của các vua, quan. Nhưng tăng đoàn thanh tịnh, và Phật pháp được lưu bố là do tự lực, nhưng cũng cần có ngoại lực trợ duyên. Thánh điển chép là có thiên long hộ trì, đó là muốn nhấn mạnh: hãy tự lực đi rồi sẽ cảm đến ngoại lực. Như vậy là cần sự trợ giúp chứ không bỏ qua sự trợ giúp. Sau giáo nạn, tư tưởng hướng vào ngoại lực trợ giúp ngày càng đậm thêm, làm lộ ra sự cầu cạnh không mấy thanh cao.

TIẾT III. LƯỢC KHÁI QUÁT LUẬN CU XÁ.

Phẩm Mục của Cu Xá.

Đại luận sư Thế Thân, người nước Kiền Đà La sau đến nước Ca Thấp Di La học luận Đại Tỳ Bà Sa, lúc hồi hương ông viết ra yếu nghĩa với sáu trăm bài tụng, và gởi sáu trăm bài tụng này trở lại nước Ca Thấp Di La. Bấy giờ có luận sư Ngộ Nhập của Hữu Bộ cho rằng sáu trăm bài tụng của Thế Thân trái nghịch với giáo nghĩa chính thống nên yêu cầu Thế Thân viết thích nghĩa cho sáu trăm bài tụng do ông viết ra. Nhân đó, Thế Thân liền viết thích luận mà thành bộ A Tỳ Đạt Ma Cu Xá Luận (Abhidharmakosa Sàstra) đọc giản lược là Cu Xá Luận. Bộ luận này hiện vẫn còn bản luận sớ Phạn văn, và một số thứ loại chú sở của Ấn Độ được dịch ra Tạng văn. Gần đây tại Trung Quốc có pháp sư Diễn Bồi viết cuốn Cu Xá Luận Tụng Giảng Ký. Đây là tư liệu có thể tham khảo.

Luận Cu Xá là bộ luận chỉnh lý, thống nhất phê phán và tổ chức lại tư tưởng cực kỳ vụn vặt của Hữu Bộ để thành bộ luận vô cùng xảo diệu. Xin liệt kê những phẩm mục của Luận Cu Xá như sau:

lichsuphatgiaoando-06-04

Phương pháp để dễ ghi nhớ cá phẩm mục trong Luận Cu Xá, xưa nay người ta có một bài kệ tóm gọn như sau:

“Giới nhị căn ngũ thế gian ngũ.

Nghiệp lục tùy tam Hiền thánh tứ.

Trí nhị định nhị phá ngã nhất.

Thị danh (Cu Xá) tam thập quyển”.

- Cu Xá với Bảy Mươi Lăm Pháp.

Luận cu Xá đem tất cả các pháp chia thành pháp hữu vi và pháp vô vi. Phàm cái gì được tạo tác bởi nhân duyên, chịu sự dịch chuyển, sự tác động bởi thời gian, có sự sai biệt về nhiễm tịnh, tức tất cả mọi hiện tượng của thế gian đều thuộc pháp hữu vi. Thoát ly tính chất pháp hữu vi, xa lìa tất cả trạng thái của tác dung, bao hàm cả cái nghĩa ba khoa là”Khôi thân diệt trí” của Niết bàn, đều thuộc pháp vô vi. A Tỳ Đạt Ma phần nhiều lấy ba khoa làm ngũ uẩn, mười hai nhân duyên và mười tám giới làm chuẩn rồi theo đó phân loại pháp. Luận Cu Xá dựa vào cách phân loại này, nhưng có thêm sự nghiên cứu về sắc pháp, Tâm pháp, tâm sở hữu pháp, tâm bất tương ưng hành pháp và vô vi pháp từ bộ luận Phẩm Loại Túc. Tuy nhiên việc xác định bảy mươi lăm pháp là do sau này ngài Phổ Quang nêu ra trong bộ Cu Xá Luận Ký do ông trước tác. Nhân vì trong Luận Cu Xá vẫn chưa lấy các pháp bất định như ố tác, thùy miên, tầm, tư trong tâm sở hữu pháp làm số lượng. Còn nguồn bảy mươi lăm pháp xuất thân từ luận Cu Xá thì không phải nghi ngờ gì.

Xin liệt kê danh xưng bảy mươi lăm pháp như sau:

lichsuphatgiaoando-06-05

- Quả nhân duyên.

Luận Cu Xá tóm thu tất cả các pháp qui thành bảy mươi lăm pháp. Nhưng bảy mươi lăm pháp này không tồn tại một cách cá biệt và độc lập, mà tồn tại trong mối quan hệ hỗ tương và liên quan với nhau một cách mật thiết, đấy là Nhân duyên luận (xin đọc Tiểu thừa Phật Giáo tư tưởng luận - của Mộc Thôn Thái Hiền, thiên II, chương sáu). Nhân và duyên ràng buộc với nhau thành ra quả. Thông xưng gồm có: sáu nhân, bốn duyên và năm quả, như biểu đồ sau:

lichsuphatgiaoando-06-06

- Pháp Thế Gian.

Pháp nhân quả, gom cả thế gian pháp và xuất thế gian pháp. Nhưng các pháp thế gian và xuất thế gian cũng cần có thêm sự phân loại. Phẩm Thế Gian, Phẩm Nghiệp và Phẩm Tùy Miên của Luận Cu Xá là dùng để phân tích Quả, Nhân, Duyên thuộc mê giới. Mê giới lại được chia thành hữu tình thế gian và khí thế gian. Địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, nhân, thiên thuộc hữu tình thế gian, đứng về mặt không gian mà an lập tầng thứ thì sự lưu chuyển sinh tử của hữu tình được chia làm bốn trạng thái là; sinh hữu, bản hữu, tử hữu và trung hữu. Còn y vào mười hai duyên khởi thì có ba đời với lưỡng trùng nhân quả, đấy là nói về mặt thời gian mà an lập thứ tự. Dục giới, sắc giới và vô sắc giới, ba giới này làm khí thế gian. Lại lấy bốn kiếp là: thành, trụ, hoại, không, chi phối sự tuần hoàn sinh diệt của khí thế gian (đồ chứa đựng gọi là khí), đây là nói thứ tự khí thế gian được an lập về mặt thời gian.

Song nếu không có pháp xuất thế gian thì sự an lập pháp thế gian bất luận đó là hữu tình thế gian, hay khí thế gian, kết cục vẫn cứ mãi quay vòng mà không có điểm dừng lại, thành ra vô thỉ vô chung, vì cứ nối tiếp nhau làm nhân rồi lại làm duyên tương tục không dứt.

Sở dĩ chúng sinh không thoát khỏi được sinh tử, đó là do tạo nghiệp, tạo nghiệp thị thọ quả báo. Do đó, Phẩm Nghiệp của luận này đặc biệt dành để phân tích thuyết nói về Nghiệp. Nghiệp được chia thành “tư nghiệp” và “tư dĩ nghiệp”. Nghiệp thuộc về ý gọi là tư nghiệp, nghiệp thuộc về thân và ngữ gọi là tư dĩ nghiệp. Lại lấy hai nghiệp thân và ngữ, mỗi nghiệp như thế lại chia thành “biểu nghiệp” và “vô lậu nghiệp”. Chúng sinh tạo nghiệp là do “hoặc” (mê mờ) sai sử, do đó Phẩm Tùy Miên của luận này là nhằm khai thông vấn đề “hoặc”. Tùy miên là do hoạt động của nghiệp mà dẫn dến khổ quả, ý vị của tùy miên trong đó có phiền não. Phiền não được phân ra thành căn bản (sáu thứ hoặc mười thứ) và chi mạt (có mười chín thứ). “Hoặc” có “kiến hoặc” - mê về lý, và “tư hoặc” - mê về sự; kiến hoặc là do mê muội không thấu rõ lý Tứ đế, kiến hoặc phối hợp cả trong tam giới mà thành tám mươi sử. “Tư hoặc” là bốn thứ: tham, sân, si, mạn trong căn bản phiền não, cọng cả thảy trong tam giới có mười thứ; trong đó dục giới có bốn, còn sắc giới và vô sắc giới ngoại trừ không có tham, còn thì mỗi giới đều có ba thứ, lại còn có một trăm lẻ tám phiền não, tức tám mươi tám sử thuộc kiến hoặc, mười thứ thuộc “tư hoặc” cộng với mười trên mà thành (108). (Các danh tướng vừa nêu xin đọc thêm Pháp số).

- Xuất thế gian.

Mục đích của việc phân chia pháp thế gian là nhằm tiến đến con đường xuất thế gian của thánh đạo. Phẩm Hiền Thánh, Phẩm Trí, Phẩm Định của Luận Cu Xá là để thuyết minh: quả, nhân, duyên thuộc thế giới chứng ngộ. Trí ở đây chỉ cho nghĩa quyết đoán, và được chia thành hữu lậu trí và vô lậu trí. Bốn thứ huệ là: sinh đắc huệ, văn huệ, tư huệ và tu hệ thì gọi là hữu lậu trí; hai thứ là pháp trí và loại trí, thì gọi là vô lậu trí. Công năng của trí là đoạn trừ kiến hoặc. Nói về định, cũng chia thành sinh đắc định và tu đắc định, hai định này mỗi định có bốn sắc giới định (tứ thiền) và bốn vô sắc giới định, mỗi định lại phân ra cận phần định và căn bản định. Do công năng của trí và định mà có thể thứ lớp chứng nhập quả vị hiền thánh. Quá trình đoạn hoặc chứng chơn là trải qua nhiều giai đoạn và quả vị vô cùng phồn phức. Xin lược qua như sau:

1. Hiền Vị thất gia (bảy bậc) và chia ra hai loại:

a) Tam hiền - Ngũ đình tâm, biệt tướng niệm trụ, tổng tướng biệt trụ.

b) Bốn thiện căn - Noãn thiện căn, đảnh thiện căn, nhẫn thiện căn (nhẫn thiện căn lại có thể tế phân ra làm: hạ, trung thượng ba phẩm), thế đệ nhất pháp.

2. Hai loại thánh vị, chia thành “tam đạo bát bối” (ba đường tám nhóm):

a) Hữu học vị chia làm Dự Lưu - hướng thuộc kiến đạo, Dự Lưu quả thuộc kiến đạo, Nhất Lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A la hán hướng.

b) Vô học vị thuộc vô học đạo, tức là quả A la hán. Những quả vị thanh văn này chỉ có khi thế gian có Phật. Khi đời không có Phật xuất hiện, tự mình có thể quán mười hai nhân duyên mà ngộ nhập Thánh quả, thì gọi là Độc giác, và tiếng Phạn là Bích Chi Ca Phật (Pratyekabuadha). Kiếp trước và hiện kiếp khi đức Thích Tôn chưa chứng đắc Phật quả, Ngài được xưng là Bồ tát. Trước tiên Bồ tát phải nỗ lực tu lục độ vạn hạnh, trải qua ba đại A tăng kỳ kiếp, lại còn phải trải qua trăm kiếp để gieo trồng “tướng hảo chi nghiệp” (nghiệp thiện để thành tướng hảo), sau rốt mới chứng Đẳng Chánh Giác (thành Phật). Sau cùng là Phẩm Phá Ngã. Đây là phẩm xiển minh lý vô ngã của Phật giáo, đồng thời dùng lý nghĩa này để phá bỏ ngoại giáo, và thuyết hữu ngã dị chấp.

(1) Đại Chánh tạng-49, cuối trang 15.

(2) Một tên gọi khác để chỉ chúng sinh.

(3) Một tên gọi khác để gọi chúng sinh.

(4) Vô học: Đạo học viên mãn, không phải tu học nữa thì gọi là vô học.

(5) Yết Lạt Lam Ka Lai,còn gọi là Ca La La v.v... dịch là ngưng hoạt, tạp uế v.v... tinh khí của cha mẹ khi mới hòa hợp ngưng kết, là thời kỳ thai nhi từ lúc thọ sinh cho đến 7 ngày sau. Từ Điển Phật Học - Hà Nội xuất bản 1994.

(6) Quyển 14 Đại Chánh tạng-22, cuối trang 340.

(7) Quyển 32 Đại Chánh tạng-22 cuối trang 501.

(8) Quyển 39, Đại Chánh tạng-22, trang 536.

(9) Đại Chánh tạng-24, giữa trang 676.

(10) Xin tham khảo luận thư của Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ, và sự nghiên cứu của các Luận sư của Bộ này - Pháp sư Ấn Thuận - trang 37.

(11) Đại Chánh tạng-25, trang 192.

(12) Đại Chánh tạng-25, giữa trang 192.

(13) Đại Chánh tạng-25, đầu trang 70.

(14) Vọng Nguyệt Phật Giáo Từ Điển - cuối trang 903.

(15) Nước Ca Thấp Di La naylà bang Kamira của Ấn Độ, thuộc vùng tây bắc - chú của người dịch.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2022(Xem: 2214)
Hôm thứ Tư, ngày 30 tháng 03 vừa qua, các Phật tử tại tỉnh Lampung đã tổ chức nghi lễ Shraddha, một nghi lễ từ biệt cuối cùng đối với người thân đã khuất, sự kiện diễn ra tại địa điểm khảo cổ Punden Berundak, Làng Pugung Raharjo, Kec. Làng Udik, Kab. East Lampung. Buổi lễ Shraddha có sự chứng minh tham dự của Tăng đoàn Tỳ kheo truyền thống và các Phật tử từ các tu viện khác nhau ở tỉnh Lampung, Indonnesia. Sự kiện bắt đầu nghi thức cung nghinh chư tôn tịnh đức Tăng già, các Phật tử mặc trang phục truyền thống tuyệt đẹp. Đến địa điểm, Justka được chào đón bằng sự tôn kính (sigeh pangunten). Sau đó, đoàn Phật tử và người dân địa phương cử hành lễ Shraddha.
11/04/2022(Xem: 2211)
Nếu thuyết vô thần là sự vắng mặt của niềm tin vào sự tồn tại của Thượng đế hoặc các vị Thần linh, thực sự vậy thì Phật tử là những người vô thần. Đạo Phật không phải là tin hay không tin vào Thượng đế hay Thần linh. Đức Phật lịch sử đã dạy rằng, tin vào Thượng đế hay Thần linh không hữu ích đối với những người đang trên hành trình thực nghiệm đạo quả giác ngộ. Nói cách khác, Thiên Chúa hay Thần linh không cần thiết trong đạo Phật, vì đây là một đạo Phật thực tế và triết học, nhấn mạnh kết quả thực nghiệm hơn là niềm tin vào tín ngưỡng bởi Thiên Chúa hay Thần linh. Vì lý do này, đạo Phật được gọi một cách chính xác hơn là "thuyết phi hữu thần" (Nontheism, 非有神論) hơn là "thuyết vô thần" (Atheistic, 無神論).
11/04/2022(Xem: 2303)
Cư sĩ Kim Hong-rae, cựu Đại tướng Tham mưu trưởng thứ 23 của Lực lượng Không quân Hàn Quốc, người đã ghi đậm dấu ấn trong sự phát triển Phật giáo trong lực lượng Không quân, với việc giáo dục các quân nhân Phật tử trong lực lượng Không quân, ngay cả trước khi giới thiệu hệ thống nghĩa vụ quân sự của Phật giáo, đã thanh thản hồn nhiên trút hơi thở, xả báo thân, thần thức về cõi Phật vào lúc 01 giờ sáng hôm thứ Hai, ngày 05 tháng 04 năm 2022 (05/03/Nhâm Dần). Hưởng thọ 83 xuân.
09/04/2022(Xem: 4760)
Mục đích của cuộc thi giải thưởng là khuyến khích việc sáng tác cá nhân, xuất phát từ nguồn cảm xúc đối với các việc xảy ra trong đời sống xã hội hàng ngày, được miêu tả, bằng nhận thức, lý giải và thái độ ứng dụng sống động qua những lời dạy của Đức Phật. Các thể tài có thể gợi ý như là chuyện công ăn việc làm, chuyện gia đình, học đường, chuyện về đại dịch hay chuyện trong nhà ngoài phố.v.v.. Bài tham dự có thể trình bày dưới nhiều hình thức như tác phẩm nghệ thuật, truyện ký, truyện ngắn, tạp bút, thơ… Người viết hoàn toàn tự do chọn đề tài, miễn có liên quan đến tư tưởng Đạo Phật và nội dung có thể chuyển tải được cách ứng dụng giáo lý vào đời sống hàng ngày.
09/04/2022(Xem: 2025)
Lễ Khai mạc Triển lãm Văn hóa Phật giáo Hàn Quốc 2022, với chủ đề "Nghìn năm, Dư âm Phật giáo Silla" chính thức vào lúc 14 giờ ngày 04 tháng 04 vừa qua, với sự hiện diện của các vị lãnh đạo Phật giáo và nhân dân địa phương. Hòa thượng Viên Hạnh (원행스님 - 圓行和尚), Tổng vụ Viện trưởng Thiền phái Tào Khê đời thứ 36 khuyến khích rằng: "Tôi hy vọng rằng nó sẽ phát triển thành một địa điểm lễ hội tổng hợp các di sản văn hóa truyền thống của khu vực và hơn nữa, là nơi liên tục khám phá những nội dung văn hóa truyền thống đặc sắc sẽ làm tỏa sáng ngời Hàn Quốc trên thế giới."
07/04/2022(Xem: 1826)
Người Wessalian chia sẻ với thế giới quan rằng: "Trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển dục vọng (욕망, 慾望) làm cho thế giới trở nên trù phú thịnh vượng và ai làm cho thế giới trở nên giàu có sẽ tạo dựng được công đức (공덕, 功德) lớn". Tác giả Giáo sư Tiến sĩ Hứa Nam Kiết phản hồi điều này bằng cách trích dẫn một đoạn từ "Dẫn Đạo Luận" (Nettippakaraṇa) rằng: "Họ làm cho rất nhiều người sinh bệnh tật, thêm nhiều người bị u nhọt, khiến nhiều người phải nổi da gà, sởn gai ốc". Sự tiêu thụ quá mức này khuyến khích sự kiềm chế lòng tham lam ích kỷ và trong khi thích thú với sự xáo trộn bởi vô minh, đã hủy hoại bản thân con người và các đối tượng của thiên nhiên.
06/04/2022(Xem: 2080)
Giết người, bạo lực tình dục, tra tấn, đàn áp và tước đoạt đất đai tiếp tục diễn ra ở vùng đồi Chittagong, hơn 20 năm sau khi thỏa thuận hòa bình lịch sử giữa Chính phủ và Thổ dân Jumma được ký kết. Chính quyền vùng đồi Chittagong vẫn tiếp tục để những tệ nạn này tiếp diễn. Các tổ chức nhân quyền, phúc lợi xã hội trong và ngoài nước đã yêu cầu "điều tra công bằng, nhanh chóng và bồi thường cho các nạn nhân" về tội ác đàn áp, bức hại tu sĩ Phật giáo. Khi tội ác đàn áp, cưỡng bức Thổ dân Jumma và Phật tử Jumma ở Bangladesh, nơi đạo Hồi tôn giáo chính thức, tiếp tục, các nhóm Thổ dân Jumma địa phương và hải ngoại đang phẫn nộ lên tiếng chỉ trích, tiếp tục yêu cầu một cuộc điều tra minh bạch, tìm hiểu sự thật và trừng phạt những người chịu trách nhiệm.
06/04/2022(Xem: 1980)
Trung tâm Phật giáo Uganda (Uganda Buddhist Centre) do Thượng tọa Bhante Bhikku Ugandawe Buddharakkitha sáng lập, Ngài đã tuyên bố chính thức khai giảng Trường Sơ cấp Phật học đầu tiên trên toàn quốc. Trong niềm hoan hỷ vô biên, Ngài chia sẻ rằng: "Đây là môi trường tuyệt vời để các thế hệ nhi đồng, thanh thiếu niên có được diễm phúc được tắm mát trong suối nguồn Từ bi và được sưởi ấm dưới ánh dương quang Trí tuệ Phật pháp, nơi mọi người học cách rèn luyện đôi tay, khối óc và học Phật pháp và tu tập thiền định. Với mục đích để tạo ra một hình thức giáo dục mới, là một mô hình cho nước Cộng hòa Uganda và các quốc gia châu Phi khác, dựa trên các nguyên tắc của Phật giáo bao gồm thực hành đạo đức và chánh niệm. Hệ thống được đề xuất là hiện thân của một cách tiếp cận mới đối với nền giáo dục Phật giáo, nhằm đáp ứng các điều kiện và nhu cầu của các xã hội châu Phi đương đại, cụ thể là ở Uganda, một đặc điểm Phật giáo rõ ràng".
04/04/2022(Xem: 2083)
Hôm thứ Bảy, ngày 02 tháng 04 vừa qua, gàng trăm Phật tử đã tổ chức Pháp hội Bố tát (Uposatta Puja, 布薩塔法會) tại Đại Bảo tháp Borobudur. Hoạt động văn hóa Phật giáo này được thực hiện đầu tiên, sai hki ký kết biên bàn ghi nhớ về việc sử dụng Thánh địa Phật giáo Borobudur, trở lại vị trí của các Phật giáo đồ trên thế giới hành hương chiêm bái. Eksan, vị quản lý Công viên Du lịch Candi (TWC) cho biết: "Đây là một thử nghiệm của tuyến đường hành hương du lịch. Những người Phật tử muốn hành hương chiêm bái Thánh tích thông qua các tuyến du lịch bình thường, nhưng chúng tôi lại bỏ lỡ tuyến hành hương đặc biệt này. Tất nhiên, sau vụ này sẽ có đáng giá khác".
04/04/2022(Xem: 1970)
Dự kiến Năm nay Vương quốc PG Campuchia có Bảy 700000 lượt Du khách Quốc tế Tham quan, gần đây sau khi Chính phủ Hoàng gia đã nới lỏng các quy định thị thực nhập cảnh. Theo Cư sĩ Thong Khon, Bộ trưởng Bộ Du lịch Vương quốc Phật giáo Campuchia, trong ba tháng đầu năm nay, đã có tới 151.680 du khách quốc tế hành hương xứ chùa tháp này, tăng 114% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó, Cư sĩ Thong Khon cho biết, 86.588 du khách đến Campuchia bằng phương tiện hàng không, tăng 158%; 63.048 du khách đi bằng đường bộ, tăng 69%; và 2.044 du khách đi đường thủy (không có du khách đến bằng đường thủy trong quý 1/2021.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567