Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiết 3: Lược thuật khái quát luận Cu Xá

05/01/201202:25(Xem: 5611)
Tiết 3: Lược thuật khái quát luận Cu Xá

LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ

Pháp sư Thánh Nghiêm- Thích Tâm Trídịch

---o0o---

CHƯƠNG VI
GIÁO NGHĨA CỦA ĐẠI CHÚNG BỘ VÀ HỮU BỘ

TIẾT III. LƯỢC KHÁI QUÁT LUẬN CU XÁ

Phẩm Mục của Cu Xá.

Đại luận sư Thế Thân, người nước Kiền Đà La sau đến nước Ca Thấp Di La học luận Đại Tỳ Bà Sa, lúc hồi hương ông viết ra yếu nghĩa với sáu trăm bài tụng, và gởi sáu trăm bài tụng này trở lại nước Ca Thấp Di La. Bấy giờ có luận sư Ngộ Nhập của Hữu Bộ cho rằng sáu trăm bài tụng của Thế Thân trái nghịch với giáo nghĩa chính thống nên yêu cầu Thế Thân viết thích nghĩa cho sáu trăm bài tụng do ông viết ra. Nhân đó, Thế Thân liền viết thích luận mà thành bộ A Tỳ Đạt Ma Cu Xá Luận (Abhidharmakosa Sàstra) đọc giản lược là Cu Xá Luận. Bộ luận này hiện vẫn còn bản luận sớ Phạn văn, và một số thứ loại chú sở của Ấn Độ được dịch ra Tạng văn. Gần đây tại Trung Quốc có pháp sư Diễn Bồi viết cuốn Cu Xá Luận Tụng Giảng Ký. Đây là tư liệu có thể tham khảo.

Luận Cu Xá là bộ luận chỉnh lý, thống nhất phê phán và tổ chức lại tư tưởng cực kỳ vụn vặt của Hữu Bộ để thành bộ luận vô cùng xảo diệu. Xin liệt kê những phẩm mục của Luận Cu Xá như sau:

lichsuphatgiaoando-06-04

Phương pháp để dễ ghi nhớ cá phẩm mục trong Luận Cu Xá, xưa nay người ta có một bài kệ tóm gọn như sau:

“Giới nhị căn ngũ thế gian ngũ.

Nghiệp lục tùy tam Hiền thánh tứ.

Trí nhị định nhị phá ngã nhất.

Thị danh (Cu Xá) tam thập quyển”.

- Cu Xá với Bảy Mươi Lăm Pháp.

Luận cu Xá đem tất cả các pháp chia thành pháp hữu vi và pháp vô vi. Phàm cái gì được tạo tác bởi nhân duyên, chịu sự dịch chuyển, sự tác động bởi thời gian, có sự sai biệt về nhiễm tịnh, tức tất cả mọi hiện tượng của thế gian đều thuộc pháp hữu vi. Thoát ly tính chất pháp hữu vi, xa lìa tất cả trạng thái của tác dung, bao hàm cả cái nghĩa ba khoa là "Khôi thân diệt trí” của Niết bàn, đều thuộc pháp vô vi. A Tỳ Đạt Ma phần nhiều lấy ba khoa làm ngũ uẩn, mười hai nhân duyên và mười tám giới làm chuẩn rồi theo đó phân loại pháp. Luận Cu Xá dựa vào cách phân loại này, nhưng có thêm sự nghiên cứu về sắc pháp, Tâm pháp, tâm sở hữu pháp, tâm bất tương ưng hành pháp và vô vi pháp từ bộ luận Phẩm Loại Túc. Tuy nhiên việc xác định bảy mươi lăm pháp là do sau này ngài Phổ Quang nêu ra trong bộ Cu Xá Luận Ký do ông trước tác. Nhân vì trong Luận Cu Xá vẫn chưa lấy các pháp bất định như ố tác, thùy miên, tầm, tư trong tâm sở hữu pháp làm số lượng. Còn nguồn bảy mươi lăm pháp xuất thân từ luận Cu Xá thì không phải nghi ngờ gì.

Xin liệt kê danh xưng bảy mươi lăm pháp như sau:

lichsuphatgiaoando-06-05

- Quả nhân duyên.

Luận Cu Xá tóm thu tất cả các pháp qui thành bảy mươi lăm pháp. Nhưng bảy mươi lăm pháp này không tồn tại một cách cá biệt và độc lập, mà tồn tại trong mối quan hệ hỗ tương và liên quan với nhau một cách mật thiết, đấy là Nhân duyên luận (xin đọc Tiểu thừa Phật Giáo tư tưởng luận - của Mộc Thôn Thái Hiền, thiên II, chương sáu). Nhân và duyên ràng buộc với nhau thành ra quả. Thông xưng gồm có: sáu nhân, bốn duyên và năm quả, như biểu đồ sau:

lichsuphatgiaoando-06-06

- Pháp Thế Gian.

Pháp nhân quả, gom cả thế gian pháp và xuất thế gian pháp. Nhưng các pháp thế gian và xuất thế gian cũng cần có thêm sự phân loại. Phẩm Thế Gian, Phẩm Nghiệp và Phẩm Tùy Miên của Luận Cu Xá là dùng để phân tích Quả, Nhân, Duyên thuộc mê giới. Mê giới lại được chia thành hữu tình thế gian và khí thế gian. Địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, nhân, thiên thuộc hữu tình thế gian, đứng về mặt không gian mà an lập tầng thứ thì sự lưu chuyển sinh tử của hữu tình được chia làm bốn trạng thái là; sinh hữu, bản hữu, tử hữu và trung hữu. Còn y vào mười hai duyên khởi thì có ba đời với lưỡng trùng nhân quả, đấy là nói về mặt thời gian mà an lập thứ tự. Dục giới, sắc giới và vô sắc giới, ba giới này làm khí thế gian. Lại lấy bốn kiếp là: thành, trụ, hoại, không, chi phối sự tuần hoàn sinh diệt của khí thế gian (đồ chứa đựng gọi là khí), đây là nói thứ tự khí thế gian được an lập về mặt thời gian.

Song nếu không có pháp xuất thế gian thì sự an lập pháp thế gian bất luận đó là hữu tình thế gian, hay khí thế gian, kết cục vẫn cứ mãi quay vòng mà không có điểm dừng lại, thành ra vô thỉ vô chung, vì cứ nối tiếp nhau làm nhân rồi lại làm duyên tương tục không dứt.

Sở dĩ chúng sinh không thoát khỏi được sinh tử, đó là do tạo nghiệp, tạo nghiệp thị thọ quả báo. Do đó, Phẩm Nghiệp của luận này đặc biệt dành để phân tích thuyết nói về Nghiệp. Nghiệp được chia thành “tư nghiệp” và “tư dĩ nghiệp”. Nghiệp thuộc về ý gọi là tư nghiệp, nghiệp thuộc về thân và ngữ gọi là tư dĩ nghiệp. Lại lấy hai nghiệp thân và ngữ, mỗi nghiệp như thế lại chia thành “biểu nghiệp” và “vô lậu nghiệp”. Chúng sinh tạo nghiệp là do “hoặc” (mê mờ) sai sử, do đó Phẩm Tùy Miên của luận này là nhằm khai thông vấn đề “hoặc”. Tùy miên là do hoạt động của nghiệp mà dẫn dến khổ quả, ý vị của tùy miên trong đó có phiền não. Phiền não được phân ra thành căn bản (sáu thứ hoặc mười thứ) và chi mạt (có mười chín thứ). “Hoặc” có “kiến hoặc” - mê về lý, và “tư hoặc” - mê về sự; kiến hoặc là do mê muội không thấu rõ lý Tứ đế, kiến hoặc phối hợp cả trong tam giới mà thành tám mươi sử. “Tư hoặc” là bốn thứ: tham, sân, si, mạn trong căn bản phiền não, cộng cả thảy trong tam giới có mười thứ; trong đó dục giới có bốn, còn sắc giới và vô sắc giới ngoại trừ không có tham, còn thì mỗi giới đều có ba thứ, lại còn có một trăm lẻ tám phiền não, tức tám mươi tám sử thuộc kiến hoặc, mười thứ thuộc “tư hoặc” cộng với mười trên mà thành (108). (Các danh tướng vừa nêu xin đọc thêm Pháp số).

- Xuất thế gian.

Mục đích của việc phân chia pháp thế gian là nhằm tiến đến con đường xuất thế gian của thánh đạo. Phẩm Hiền Thánh, Phẩm Trí, Phẩm Định của Luận Cu Xá là để thuyết minh: quả, nhân, duyên thuộc thế giới chứng ngộ. Trí ở đây chỉ cho nghĩa quyết đoán, và được chia thành hữu lậu trí và vô lậu trí. Bốn thứ huệ là: sinh đắc huệ, văn huệ, tư huệ và tu hệ thì gọi là hữu lậu trí; hai thứ là pháp trí và loại trí, thì gọi là vô lậu trí. Công năng của trí là đoạn trừ kiến hoặc. Nói về định, cũng chia thành sinh đắc định và tu đắc định, hai định này mỗi định có bốn sắc giới định (tứ thiền) và bốn vô sắc giới định, mỗi định lại phân ra cận phần định và căn bản định. Do công năng của trí và định mà có thể thứ lớp chứng nhập quả vị hiền thánh. Quá trình đoạn hoặc chứng chơn là trải qua nhiều giai đoạn và quả vị vô cùng phồn phức. Xin lược qua như sau:

1. Hiền Vị thất gia (bảy bậc) và chia ra hai loại:

a) Tam hiền - Ngũ đình tâm, biệt tướng niệm trụ, tổng tướng biệt trụ.

b) Bốn thiện căn - Noãn thiện căn, đảnh thiện căn, nhẫn thiện căn (nhẫn thiện căn lại có thể tế phân ra làm: hạ, trung thượng ba phẩm), thế đệ nhất pháp.

2. Hai loại thánh vị, chia thành “tam đạo bát bối” (ba đường tám nhóm):

a) Hữu học vị chia làm Dự Lưu - hướng thuộc kiến đạo, Dự Lưu quả thuộc kiến đạo, Nhất Lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A la hán hướng.

b) Vô học vị thuộc vô học đạo, tức là quả A la hán. Những quả vị thanh văn này chỉ có khi thế gian có Phật. Khi đời không có Phật xuất hiện, tự mình có thể quán mười hai nhân duyên mà ngộ nhập Thánh quả, thì gọi là Độc giác, và tiếng Phạn là Bích Chi Ca Phật (Pratyekabuadha). Kiếp trước và hiện kiếp khi đức Thích Tôn chưa chứng đắc Phật quả, Ngài được xưng là Bồ tát. Trước tiên Bồ tát phải nỗ lực tu lục độ vạn hạnh, trải qua ba đại A tăng kỳ kiếp, lại còn phải trải qua trăm kiếp để gieo trồng “tướng hảo chi nghiệp” (nghiệp thiện để thành tướng hảo), sau rốt mới chứng Đẳng Chánh Giác (thành Phật). Sau cùng là Phẩm Phá Ngã. Đây là phẩm xiển minh lý vô ngã của Phật giáo, đồng thời dùng lý nghĩa này để phá bỏ ngoại giáo, và thuyết hữu ngã dị chấp.

(1) Đại Chánh tạng-49, cuối trang 15.

(2) Một tên gọi khác để chỉ chúng sinh.

(3) Một tên gọi khác để gọi chúng sinh.

(4) Vô học: Đạo học viên mãn, không phải tu học nữa thì gọi là vô học.

(5) Yết Lạt Lam Ka Lai, còn gọi là Ca La La v.v... dịch là ngưng hoạt, tạp uế v.v... tinh khí của cha mẹ khi mới hòa hợp ngưng kết, là thời kỳ thai nhi từ lúc thọ sinh cho đến 7 ngày sau. Từ Điển Phật Học - Hà Nội xuất bản 1994.

(6) Quyển 14 Đại Chánh tạng-22, cuối trang 340.

(7) Quyển 32 Đại Chánh tạng-22 cuối trang 501.

(8) Quyển 39, Đại Chánh tạng-22, trang 536.

(9) Đại Chánh tạng-24, giữa trang 676.

(10) Xin tham khảo luận thư của Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ, và sự nghiên cứu của các Luận sư của Bộ này - Pháp sư Ấn Thuận - trang 37.

(11) Đại Chánh tạng-25, trang 192.

(12) Đại Chánh tạng-25, giữa trang 192.

(13) Đại Chánh tạng-25, đầu trang 70.

(14) Vọng Nguyệt Phật Giáo Từ Điển - cuối trang 903.

(5) Nước Ca Thấp Di La naylà bang Kamira của Ấn Độ, thuộc vùng tây bắc - chú của người dịch.

TIẾT III. LƯỢC KHÁI QUÁT LUẬN CU XÁ.

Phẩm Mục của Cu Xá.

Đại luận sư Thế Thân, người nước Kiền Đà La sau đến nước Ca Thấp Di La học luận Đại Tỳ Bà Sa, lúc hồi hương ông viết ra yếu nghĩa với sáu trăm bài tụng, và gởi sáu trăm bài tụng này trở lại nước Ca Thấp Di La. Bấy giờ có luận sư Ngộ Nhập của Hữu Bộ cho rằng sáu trăm bài tụng của Thế Thân trái nghịch với giáo nghĩa chính thống nên yêu cầu Thế Thân viết thích nghĩa cho sáu trăm bài tụng do ông viết ra. Nhân đó, Thế Thân liền viết thích luận mà thành bộ A Tỳ Đạt Ma Cu Xá Luận (Abhidharmakosa Sàstra) đọc giản lược là Cu Xá Luận. Bộ luận này hiện vẫn còn bản luận sớ Phạn văn, và một số thứ loại chú sở của Ấn Độ được dịch ra Tạng văn. Gần đây tại Trung Quốc có pháp sư Diễn Bồi viết cuốn Cu Xá Luận Tụng Giảng Ký. Đây là tư liệu có thể tham khảo.

Luận Cu Xá là bộ luận chỉnh lý, thống nhất phê phán và tổ chức lại tư tưởng cực kỳ vụn vặt của Hữu Bộ để thành bộ luận vô cùng xảo diệu. Xin liệt kê những phẩm mục của Luận Cu Xá như sau:

lichsuphatgiaoando-06-04

Phương pháp để dễ ghi nhớ cá phẩm mục trong Luận Cu Xá, xưa nay người ta có một bài kệ tóm gọn như sau:

“Giới nhị căn ngũ thế gian ngũ.

Nghiệp lục tùy tam Hiền thánh tứ.

Trí nhị định nhị phá ngã nhất.

Thị danh (Cu Xá) tam thập quyển”.

- Cu Xá với Bảy Mươi Lăm Pháp.

Luận cu Xá đem tất cả các pháp chia thành pháp hữu vi và pháp vô vi. Phàm cái gì được tạo tác bởi nhân duyên, chịu sự dịch chuyển, sự tác động bởi thời gian, có sự sai biệt về nhiễm tịnh, tức tất cả mọi hiện tượng của thế gian đều thuộc pháp hữu vi. Thoát ly tính chất pháp hữu vi, xa lìa tất cả trạng thái của tác dung, bao hàm cả cái nghĩa ba khoa là”Khôi thân diệt trí” của Niết bàn, đều thuộc pháp vô vi. A Tỳ Đạt Ma phần nhiều lấy ba khoa làm ngũ uẩn, mười hai nhân duyên và mười tám giới làm chuẩn rồi theo đó phân loại pháp. Luận Cu Xá dựa vào cách phân loại này, nhưng có thêm sự nghiên cứu về sắc pháp, Tâm pháp, tâm sở hữu pháp, tâm bất tương ưng hành pháp và vô vi pháp từ bộ luận Phẩm Loại Túc. Tuy nhiên việc xác định bảy mươi lăm pháp là do sau này ngài Phổ Quang nêu ra trong bộ Cu Xá Luận Ký do ông trước tác. Nhân vì trong Luận Cu Xá vẫn chưa lấy các pháp bất định như ố tác, thùy miên, tầm, tư trong tâm sở hữu pháp làm số lượng. Còn nguồn bảy mươi lăm pháp xuất thân từ luận Cu Xá thì không phải nghi ngờ gì.

Xin liệt kê danh xưng bảy mươi lăm pháp như sau:

lichsuphatgiaoando-06-05

- Quả nhân duyên.

Luận Cu Xá tóm thu tất cả các pháp qui thành bảy mươi lăm pháp. Nhưng bảy mươi lăm pháp này không tồn tại một cách cá biệt và độc lập, mà tồn tại trong mối quan hệ hỗ tương và liên quan với nhau một cách mật thiết, đấy là Nhân duyên luận (xin đọc Tiểu thừa Phật Giáo tư tưởng luận - của Mộc Thôn Thái Hiền, thiên II, chương sáu). Nhân và duyên ràng buộc với nhau thành ra quả. Thông xưng gồm có: sáu nhân, bốn duyên và năm quả, như biểu đồ sau:

lichsuphatgiaoando-06-06

- Pháp Thế Gian.

Pháp nhân quả, gom cả thế gian pháp và xuất thế gian pháp. Nhưng các pháp thế gian và xuất thế gian cũng cần có thêm sự phân loại. Phẩm Thế Gian, Phẩm Nghiệp và Phẩm Tùy Miên của Luận Cu Xá là dùng để phân tích Quả, Nhân, Duyên thuộc mê giới. Mê giới lại được chia thành hữu tình thế gian và khí thế gian. Địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, nhân, thiên thuộc hữu tình thế gian, đứng về mặt không gian mà an lập tầng thứ thì sự lưu chuyển sinh tử của hữu tình được chia làm bốn trạng thái là; sinh hữu, bản hữu, tử hữu và trung hữu. Còn y vào mười hai duyên khởi thì có ba đời với lưỡng trùng nhân quả, đấy là nói về mặt thời gian mà an lập thứ tự. Dục giới, sắc giới và vô sắc giới, ba giới này làm khí thế gian. Lại lấy bốn kiếp là: thành, trụ, hoại, không, chi phối sự tuần hoàn sinh diệt của khí thế gian (đồ chứa đựng gọi là khí), đây là nói thứ tự khí thế gian được an lập về mặt thời gian.

Song nếu không có pháp xuất thế gian thì sự an lập pháp thế gian bất luận đó là hữu tình thế gian, hay khí thế gian, kết cục vẫn cứ mãi quay vòng mà không có điểm dừng lại, thành ra vô thỉ vô chung, vì cứ nối tiếp nhau làm nhân rồi lại làm duyên tương tục không dứt.

Sở dĩ chúng sinh không thoát khỏi được sinh tử, đó là do tạo nghiệp, tạo nghiệp thị thọ quả báo. Do đó, Phẩm Nghiệp của luận này đặc biệt dành để phân tích thuyết nói về Nghiệp. Nghiệp được chia thành “tư nghiệp” và “tư dĩ nghiệp”. Nghiệp thuộc về ý gọi là tư nghiệp, nghiệp thuộc về thân và ngữ gọi là tư dĩ nghiệp. Lại lấy hai nghiệp thân và ngữ, mỗi nghiệp như thế lại chia thành “biểu nghiệp” và “vô lậu nghiệp”. Chúng sinh tạo nghiệp là do “hoặc” (mê mờ) sai sử, do đó Phẩm Tùy Miên của luận này là nhằm khai thông vấn đề “hoặc”. Tùy miên là do hoạt động của nghiệp mà dẫn dến khổ quả, ý vị của tùy miên trong đó có phiền não. Phiền não được phân ra thành căn bản (sáu thứ hoặc mười thứ) và chi mạt (có mười chín thứ). “Hoặc” có “kiến hoặc” - mê về lý, và “tư hoặc” - mê về sự; kiến hoặc là do mê muội không thấu rõ lý Tứ đế, kiến hoặc phối hợp cả trong tam giới mà thành tám mươi sử. “Tư hoặc” là bốn thứ: tham, sân, si, mạn trong căn bản phiền não, cọng cả thảy trong tam giới có mười thứ; trong đó dục giới có bốn, còn sắc giới và vô sắc giới ngoại trừ không có tham, còn thì mỗi giới đều có ba thứ, lại còn có một trăm lẻ tám phiền não, tức tám mươi tám sử thuộc kiến hoặc, mười thứ thuộc “tư hoặc” cộng với mười trên mà thành (108). (Các danh tướng vừa nêu xin đọc thêm Pháp số).

- Xuất thế gian.

Mục đích của việc phân chia pháp thế gian là nhằm tiến đến con đường xuất thế gian của thánh đạo. Phẩm Hiền Thánh, Phẩm Trí, Phẩm Định của Luận Cu Xá là để thuyết minh: quả, nhân, duyên thuộc thế giới chứng ngộ. Trí ở đây chỉ cho nghĩa quyết đoán, và được chia thành hữu lậu trí và vô lậu trí. Bốn thứ huệ là: sinh đắc huệ, văn huệ, tư huệ và tu hệ thì gọi là hữu lậu trí; hai thứ là pháp trí và loại trí, thì gọi là vô lậu trí. Công năng của trí là đoạn trừ kiến hoặc. Nói về định, cũng chia thành sinh đắc định và tu đắc định, hai định này mỗi định có bốn sắc giới định (tứ thiền) và bốn vô sắc giới định, mỗi định lại phân ra cận phần định và căn bản định. Do công năng của trí và định mà có thể thứ lớp chứng nhập quả vị hiền thánh. Quá trình đoạn hoặc chứng chơn là trải qua nhiều giai đoạn và quả vị vô cùng phồn phức. Xin lược qua như sau:

1. Hiền Vị thất gia (bảy bậc) và chia ra hai loại:

a) Tam hiền - Ngũ đình tâm, biệt tướng niệm trụ, tổng tướng biệt trụ.

b) Bốn thiện căn - Noãn thiện căn, đảnh thiện căn, nhẫn thiện căn (nhẫn thiện căn lại có thể tế phân ra làm: hạ, trung thượng ba phẩm), thế đệ nhất pháp.

2. Hai loại thánh vị, chia thành “tam đạo bát bối” (ba đường tám nhóm):

a) Hữu học vị chia làm Dự Lưu - hướng thuộc kiến đạo, Dự Lưu quả thuộc kiến đạo, Nhất Lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A la hán hướng.

b) Vô học vị thuộc vô học đạo, tức là quả A la hán. Những quả vị thanh văn này chỉ có khi thế gian có Phật. Khi đời không có Phật xuất hiện, tự mình có thể quán mười hai nhân duyên mà ngộ nhập Thánh quả, thì gọi là Độc giác, và tiếng Phạn là Bích Chi Ca Phật (Pratyekabuadha). Kiếp trước và hiện kiếp khi đức Thích Tôn chưa chứng đắc Phật quả, Ngài được xưng là Bồ tát. Trước tiên Bồ tát phải nỗ lực tu lục độ vạn hạnh, trải qua ba đại A tăng kỳ kiếp, lại còn phải trải qua trăm kiếp để gieo trồng “tướng hảo chi nghiệp” (nghiệp thiện để thành tướng hảo), sau rốt mới chứng Đẳng Chánh Giác (thành Phật). Sau cùng là Phẩm Phá Ngã. Đây là phẩm xiển minh lý vô ngã của Phật giáo, đồng thời dùng lý nghĩa này để phá bỏ ngoại giáo, và thuyết hữu ngã dị chấp.

(1) Đại Chánh tạng-49, cuối trang 15.

(2) Một tên gọi khác để chỉ chúng sinh.

(3) Một tên gọi khác để gọi chúng sinh.

(4) Vô học: Đạo học viên mãn, không phải tu học nữa thì gọi là vô học.

(5) Yết Lạt Lam Ka Lai,còn gọi là Ca La La v.v... dịch là ngưng hoạt, tạp uế v.v... tinh khí của cha mẹ khi mới hòa hợp ngưng kết, là thời kỳ thai nhi từ lúc thọ sinh cho đến 7 ngày sau. Từ Điển Phật Học - Hà Nội xuất bản 1994.

(6) Quyển 14 Đại Chánh tạng-22, cuối trang 340.

(7) Quyển 32 Đại Chánh tạng-22 cuối trang 501.

(8) Quyển 39, Đại Chánh tạng-22, trang 536.

(9) Đại Chánh tạng-24, giữa trang 676.

(10) Xin tham khảo luận thư của Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ, và sự nghiên cứu của các Luận sư của Bộ này - Pháp sư Ấn Thuận - trang 37.

(11) Đại Chánh tạng-25, trang 192.

(12) Đại Chánh tạng-25, giữa trang 192.

(13) Đại Chánh tạng-25, đầu trang 70.

(14) Vọng Nguyệt Phật Giáo Từ Điển - cuối trang 903.

(15) Nước Ca Thấp Di La naylà bang Kamira của Ấn Độ, thuộc vùng tây bắc - chú của người dịch.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 12465)
Hôm nay là ngày 20 tháng 6 năm 2001 nhằm ngày 29 tháng 4 nhuần năm Tân Tỵ, tôi chắp bút bắt đầu viết quyển sách thứ 32 nầy trong mùa An Cư Kiết Hạ của năm nay. Hôm nay cũng là ngày rất đẹp trời. Vì mấy tháng nay, mặc dầu đã vào hạ; nhưng bầu trời vẫn vần vũ bóng mây, như dọa nạt thế nhân là ánh sáng của thái dương sẽ không bao giờ chan hòa đến quả địa cầu nầy nữa.
10/04/2013(Xem: 9243)
Sau 30 năm sinh hoạt Phật sự tại Đức, tôi ngồi tính sổ lại thời gian, nhân duyên, cơ hội cũng như những phạm trù khác để gởi đến quý Phật Tử xa gần, với những người lâu nay hằng hộ trì cho Phật pháp tại Đức nói riêng và các nơi khác tại Âu Châu cũng như trên thế giới nói chung với tinh thần của người con Phật và với tư cách là một Trưởng Tử của Như Lai.
10/04/2013(Xem: 5210)
Khi Koryeo đang chịu cảnh cực khổ vì quân Mông Cổ xâm lược Koryeo, người Koryeo đã khắc lẽ phải trên gỗ. Cứ khắc một chữ trên gỗ là người Koryeo đã cúi lạy ba lần. Hơn 50 triệu chữ và kiểu khắc chữ của toàn bộ các chữ đều giống nhau y như từ một người viết. Cũng không có chữ nào bị lỗi và bị bỏ sót. Đây chính là ‘Cao Ly Đại Tàng Kinh’. Nó là Đại Tàng Kinh cổ nhất hiện đang tồn tại trên thế giới.
10/04/2013(Xem: 3875)
Chuyến hoằng pháp của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 tại Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan vào tháng 6 năm 2007 là một duyên lành, không chừng là lần cuối của Ngài, do tuổi hạc đã cao và một lịch trình sinh hoạt hằng năm ở khắp nơi trên thế giới đầy kín.
10/04/2013(Xem: 3978)
Thật là một đại hoan hỉ khi chúng tôi xin thưa với quý vị Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 sẽ trở lại Úc vào ngày 11 /06/2008 để thuyết pháp trong năm ngày tại Sydney
10/04/2013(Xem: 7659)
Cali Today News - Đức Đạt Lai Lạt Ma, Nhà lãnh đạo tôn giáo và cũng là nhà lãnh đạo lưu vong Tây Tạng nói: "Dân tộc Việt Nam rất anh hùng rất đáng kính trọng. Sau một thời gian khó khăn, khi mức sống của nhiều người được cải thiện thì sức mạnh tinh thần và tâm linh của người Việt sẽ giúp họ tìm ra con đường tốt đẹp hơn cho Việt Nam" . Ngài đã nói như vậy khi "phái đoàn" của Nhật báo Việt Báo đến viếng thăm Ngài vào ngày 14 Tháng 9, 2006 tại Pasadena, California.
10/04/2013(Xem: 5555)
Mạc Tư Khoa, Nga – “Thi thể của Giáo trưởng Lạt ma Itigelov đã được khai quật vào ngày 10 tháng 9, năm 2002, trong khu nghĩa trang gần thành phố Ulan Ude (Liên Bang Nga). Lạt ma thị tịch và được an táng vào năm 1927, và việc khai quật này đã được thực hiện với sự hiện diện của thân nhân, viên chức, và chuyên gia.”
10/04/2013(Xem: 4514)
Có một nhà sư rất khiêm tốn, chỉ tự nhận là một người tu hành, một nhà sư Phật giáo mà thôi. Ngài tên là Tenzin Gyatso, sinh năm 1935. Nhưng người ta lại gán cho Ngài cái tước hiệu là Đạt-Lai Lạt-Ma thứ XIV, và Ngài đã nhận giải Nobel Hoà Bình vào tháng 9 năm 1989. Ngài rất yêu thương con người, nhân loại và dân tộc của Ngài.
10/04/2013(Xem: 4808)
Đêm Hy Mã Lạp Sơn vang lên tiếng chó sủa. Ánh sáng lập lòe bên kia sườn đồi. Dưới vòm trời sao, trên lối mòn tăm tối giữa những hàng thông, một nhóm người hành hương trong y phục tả tơi đang bước đi, miệng lẩm bẩm cầu kinh. Ngay trước lúc rạng đông, khi những đỉnh núi tuyết ở phía sau nhuộm màu hồng đậm, đám đông ở bên ngoài ngôi chùa Namgyal ba tầng ở Dharamsala, miền Bắc Ấn Độ, trở nên yên lặng.
10/04/2013(Xem: 8809)
Đức Đạt Lai Lạt Ma 14, tên thật là Tenzin Gyatso, là một nhà lãnh đạo thế quyền và giáo quyền của nhân dân Tây Tạng. Ngài chào đời tại làng Taktser, vùng Đông Bắc Tây Tạng vào ngày 6 tháng 7 năm 1935 (Ất Hợi) trong một gia đình nông dân. Ngài được thừa nhận là Dalai Lama vào năm 2 tuổi theo truyền thống Tây Tạng như là hóa thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]