Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Khám Phá sự Thực Hành Chošd

27/04/201106:53(Xem: 3638)
3. Khám Phá sự Thực Hành Chošd

NHỮNG YOGA TÂY TẠNG VỀ GIẤC MỘNG VÀ GIẤC NGỦ
Nguyên tác: The Tibetan Yogas of Dream and Sleep
Nhà Xuất Bản Snow Lion Ithaca, New York, 1998
Việt dịch: Đương Đạo - Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức, 2000

PHẦN HAI:
NHỮNG LOẠI VÀ NHỮNG CÁCH SỬ DỤNG GIẤC MỘNG

3. Khám Phá sự Thực Hành Chošd

Nhiều đạo sư đã dùng giấc mộng như một cánh cửa trí huệ quan trọng qua đó họ đã khám phá những giáo lý, có những nối kết với những đạo sư ở cách xa trong thời gian và không gian, và phát triển khả năng giúp đỡ những người khác. Những việc này được minh họa trong những tiểu sử của Tongjung Thuchen, một đạo sư vĩ đại của đạo Bošn, mà người ta tin rằng ngài sống trong thế kỷ thứ tám. Trong một loạt giấc mộng, ngài đã khám phá ra sự thực hành chošd*, một thực hành trau dồi tính rộng lượng bố thí và cắt đứt bám chấp.

Vào lúc sáu tuổi Tongjung Thuchen đã biết về những giáo lý. Mười hai tuổi ngài có những cuộc nhập thất lâu dài và có những kinh nghiệm mộng đáng kể trong đó ngài khám phá ra những giáo lý, gặp và nhận giáo lý từ những đạo sư. Một lần khi ngài đang nhập thất và thực hành mãnh liệt về Walsai, một trong những hóa thần bổn tôn quan trọng nhất của đạo Bošn, đạo sư của ngài gọi ngài đến. Ngài bỏ nhập thất và đi đến nhà của một người thí chủ cho đạo sư của ngài, nơi đây ngài đi ngủ và có một giấc mộng kỳ lạ.

Trong giấc mộng, một người đàn bà đẹp đẽ dẫn ngài qua những phong cảnh xa lạ cho đến khi họ đến một nghĩa địa lớn. Nhiều xác chết để trên mặt đất, và ở giữa trung tâm có một cái lều trắng lớn với những trang hoàng rực rỡ và có hoa đẹp bao quanh. Ở giữa lều, một người đàn bà da nâu ngồi trên một cái ngai rộng. Bà mặc áo dài trắng và tóc trang điểm với ngọc màu lục và với vàng. Nhiều dakini đẹp đẽ tụ hội quanh bà, nói nhiều thứ tiếng của nhiều nước khác nhau, và Tongjung Thuchen hiểu rằng họ đã đến từ những vùng đất xa.

Rời khỏi ngai, vị dakini da nâu đưa cho Tongjung Thuchen một sọ người đầy máu và thịt và cho ngài ăn. Khi cho ăn, bà nói với ngài hãy nhận những đồ cúng dường như là thanh tịnh và bà và các dakini khác sắp ban cho ngài một lễ nhập môn quan trọng.

Rồi bà nói, “Mong ông thành tựu giác ngộ trong không gian của Đại Mẫu. Ta là Sippe Gyalmo, người nắm giữ giáo lý Bošn, bà Hoàng Nâu của Hiện Hữu. Nhập môn và giáo lý này là cốt tủy của Tantra Mẹ. Ta làm lễ nhập môn cho ông để ông có thể làm lễ nhập môn và dạy dỗ cho những người khác.” Tongjung Thuchen được đẫn đến một cái ngai cao. Sippe Gyalmo đưa cho ngài một mũ lễ, một áo nhập môn và những dụng cụ nghi lễ. Rồi bà làm ngài ngạc nhiên khi yêu cầu ngài ban lễ nhập môn cho những dakini đang tề tựu.

Tongjung Thuchen nói, “Ồ, không, tôi không thể ban lễ nhập môn. Tôi không biết làm lễ nhập môn này thế nào.”

Sippe Gyalmo làm ngài yên tâm, “Chớ lo âu. Ngài là một đạo sư vĩ đại. Ngài có tất cả những nhập môn truyền pháp từ ba mươi vị thầy của Tây Tạng và Zhang Zhung. Ngài có thể cho họ nhập môn.”

“Tôi không biết tán những lời cầu nguyện như thế nào trong lễ nhập môn”, Tongjung Thuchen phản đối.

Sippe Gyalmo nói, “Ta sẽ giúp ngài và mọi vị che chở khác sẽ cho ngài thần lực. Không có gì phải sợ cả. Xin hãy làm lễ nhập môn.”

Vào lúc đó, mọi thịt và máu trong lều biến thành bơ, đường, thức ăn, và thành thuốc thang và hoa. Những dakini rắc hoa lên người ngài. Thình lình ngài nhận ra rằng ngài đã biết làm thế nào để ban lễ nhập môn đối với Tantra Mẹ và ngài bắt đầu làm.

Sau đó mọi dakini cám ơn ngài. Sippe Gyalmo nói, “Năm năm tới những dakini từ tám nghĩa địa chánh cũng như nhiều đạo sư sẽ gặp nhau. Nếu ngài đến, chúng ta sẽ cho ngài nhiều giáo lý hơn nữa về Tantra Mẹ.” Rồi những dakini đều nói từ biệt với ngài, ngài cũng nói từ biệt với họ, và Sippe Gyalmo nói ngài có thể đi. Một dakini màu đỏ viết một chữ YAM lên một khăn quàng, tượng trưng cho nguyên tố gió, và để nó phất phới trong không khí, rồi bảo ngài đặt chân phải lên đó. Ngài vừa chạm đến, thì trở lại trong thân và nhận ra ngài đang mơ.

Ngài đã ngủ một thời gian dài đến nỗi người ta nghĩ ngài đã chết. Cuối cùng khi ngài thức dậy, thầy của ngài hỏi tại sao ngài đã ngủ quá lâu. Ngài kể lại giấc mộng cho thầy nghe, vị này nói điều ấy rất tuyệt diệu, nhưng cũng lưu ý ngài giữ bí mật, e rằng nó trở thành một chướng ngại. Vị thầy nói với Tongjung rằng một ngày nào ngài sẽ là một vị thầy và rồi cho ngài một ban phước để gia trì cho những lời dạy tương lai của ngài.

Năm sau, Tongjung Thuchen đang trong nhập thất thì một buổi chiều có ba dakini thăm viếng ngài. Họ có những khăn quàng màu lục và chạm chúng vào chân ngài. Khi họ làm thế, ngài mất ý thức trong chốc lát và tỉnh dậy trong một giấc mộng.

Ngài thấy ba cái hang hướng về phía Đông. Một cái hồ đẹp ở trước các hang. Ngài đi vào trong hang giữa. Bên trong, hang được trang hoàng rất kỳ diệu bằng hoa. Ngài gặp ba đạo sư, mỗi vị mặc đồ khác nhau trong những y phục bí truyền để làm lễ nhập môn. Những dakini bao quanh họ, chơi những nhạc cụ, nhảy múa, dâng cúng, cầu nguyện và thực hiện những hoạt động thiêng liêng khác.

Ba đạo sư ban cho ngài những nhập môn để đánh thức ngài với trạng thái bổn nhiên, để khiến ngài nhớ lại những đời quá khứ của ngài và để cho phép ngài có thể dạy thực hành Chošd một cách thành công. Đạo sư ở giữa đứng lên và nói, “Con có tất cả những giáo lý thiêng liêng. Con đã nhận những quán đảnh nhập môn và chúng ta ban phước cho con có khả năng chỉ dạy.”

Bấy giờ đạo sư ngồi bên phải đứng lên và nói, “Chúng ta đã nhập môn cho con vào mọi giáo lý tổng quát, những triết học luận lý dùng để cắt đứt bản ngã, sự sử dụng tâm thức ý niệm để giải thoát những vọng tưởng, và vào những thực hành Chošd. Chúng ta ban phước cho con để con có thể dạy những thực hành này và làm cho chúng tương tục.”

Đạo sư bên trái đứng lên và nói, “Ta sắp ban cho con giáo lý tantra thiêng liêng ở trong tâm của mọi đạo sư Tây Tạng và Zhang Zhung. Chúng ta nhập môn cho con và ban phước cho con với những giáo lý này để con có thể giúp đỡ những người khác.”

Cả ba đạo sư là những đạo sư Bošn rất quan trọng đã sống vào khoảng cuối thế kỷ thứ bảy, năm trăm năm trước khi Tongjung Thuchen ra đời.

Một thời gian sau, khi thầy của Tongjung Thuchen đã qua đời, Tongjung Thuchen trở lại ngôi làng nhỏ của thầy mình và làm những nghi lễ và thực hành ở đó. Trong nhiều dịp, cả trong những kỳ thiền định và nhập thất ngắn, đã có những đạo sư khác nhau viếng thăm ngài trong những linh kiến. Ngài đã kinh nghiệm có thể thấy được trong thân ngài, với những kinh mạch và năng lực như pha lê trong suốt. Nhiều lần khi ngài đi, chân ngài không chạm mặt đất, và ngài có thể đi cực kỳ nhanh khi dùng thần lực của khí.

Bốn năm nữa trôi qua, vị dakini màu nâu ngài đã gặp trong giấc mộng, sự biểu lộ của Sippe Gyalmo, đã nói với ngài họ sẽ gặp lại năm năm sau và thời gian đã tới. Một hôm ngài có một giấc ngủ ngắn và trong giấc ngủ ngài cầu nguyện đến tất cả các đạo sư. Khi thức dậy, ngài nhìn vào bầu trời trong sáng không thể tưởng. Một ngọn gió nhẹ nổi lên và hai dakini đến, cỡi trên gió, và nói với ngài rằng ngài đi cùng với họ.

Đồng hành với họ, ngài đến một cuộc hội họp những dakini, cũng những dakini từ nhiều xứ sở mà ngài đã từng gặp năm năm về trước. Ngài nhận những trao truyền và giải thích về những thực hành Chošd và Tantra Mẹ. Những dakini tiên đoán rằng trong tương lai, một thời gian sẽ đến, khi những bồ tát và mười hai đạo sư xuất hiện và đó là thời gian Tongjung Thuchen sẽ dạy. Mỗi dakini có một lời hứa giúp ngài trong việc giảng dạy. Một vị nói rằng bà sẽ hoạt động như một hộ pháp của những giáo lý, một vị khác nói bà sẽ ban phước cho những giáo lý, vị tiếp theo nói bà sẽ bảo vệ những giáo lý khỏi sự sai lầm v.v... Sippe Gyalmo cũng cam kết hoạt động như một người che chở cho những giáo lý. Lần lượt, mỗi vị của chúng hội dakini nói với ngài những trách nhiệm nào họ sẽ đảm nhận để giúp cho sự tỏa rộng của những giáo lý, và họ nói với ngài rằng những giáo lý sẽ tỏa rộng khắp mười phương như những tia sáng mặt trời, đến mọi vùng của thế giới. Lời tiên tri này là một điều quan trọng làm phấn khích cho những ai ngày nay học những thực hành ấy, bởi vì chúng ta biết rằng chúng sắp truyền rộng khắp trái đất.

Những giấc mộng của Tongjung Thuchen là những thí dụ tốt về những giấc mộng của sự sáng tỏ. Ngài đã nhận thông tin chính xác trong một giấc mộng về một giấc mộng quan trọng mà ngài sẽ có trong tương lai. Ngài đã nhận những giáo lý và những truyền pháp và được các dakini và các đạo sư khác giúp đỡ. Trong phần đời trẻ của ngài, dù ngài đã thành tựu, ngài không biết tiềm năng đầy đủ của ngài như một đạo sư cho đến khi điều đó được phát hiện cho ngài trong giấc mộng. Qua những ban phước ngài đã nhận trong giấc mộng, ngài đã thức tỉnh với những chiều kích khác nhau của tâm thức và đã nối kết lại với cái phần của chính ngài mà ngài đã học và phát triển trong những đời quá khứ. Ngài tiếp tục trưởng thành qua những giấc mộng của ngài, nhận những giáo lý và gặp gỡ với những đạo sư và dakini suốt cuộc đời ngài.

Thế thì điều ấy là cũng có thể đối với tất cả chúng ta. Là những hành giả, chúng ta sẽ tìm thấy một sự liên tục sẽ phát triển trong cái phần đời mà chúng ta tiêu cho giấc mộng. Điều này là giá trị trong hành trình tâm linh của chúng ta, vì giấc mộng trở thành một phần của một tiến trình đặc biệt tái nối kết chúng ta với con người sâu thẳm hơn của chúng ta, và làm trưởng thành sự phát triển tâm linh chúng ta.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/11/2021(Xem: 3511)
Buổi sáng ngày 17 tháng 11 vừa qua, Đức Đạt Lai Lạt Ma là khách mời online của Cục Quản lý thảm họa quốc gia (NDMA) Ấn Độ, được chào đón bởi Giám đốc Điều hành Thiếu tướng Manoj Kumar Bindal. Ông đã cung thỉnh Ngài đăng lâm Bảo tọa chia sẻ pháp thoại với chủ đề "sự Thấu cảm và Tình thương giữa Bối cảnh Quản lý Thiên tai" (Love and Compassion in the Context of Disaster Management).
22/11/2021(Xem: 3018)
Theo thống kê của Bộ du lịch Vương quốc Phật giáo Campuchia, lượng du khách thập phương hành hương trên toàn quốc đã được ghi nhận trong ngày thứ 2 của Lễ hội Té nước. Cư sĩ Thong Khon, Bộ Trưởng Bộ Du lịch Vương quốc Phật giáo Campuchia cho biết, trong ngày thứ 2 của Lễ hội Té nước, tại các địa điểm du lịch khác nhau trong của nước đã thu hút 330.000 người. Ngoài khách du lịch trong nước, cũng có một số khách du lịch nước ngoài được ghi nhận.
21/11/2021(Xem: 3039)
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã chế tác một "bản sao siêu tuyệt" bức tranh trong hang động thế kỷ thứ 7 và hai bức tượng Phật Bamiyan bị Taliban phá hủy, sử dụng kết hợp các kỹ thuật truyền thống và kỹ thuật số mà họ hy vọng sẽ cứu vãn "linh hồn" của tác phẩm cho các thế hệ tương lai.
21/11/2021(Xem: 2239)
Gần đây, nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc đã hạ lệnh đóng cửa Trường Phật học Gedeng, thuộc Tu viện Ganden Rao Denglangjie (壽靈寺), huyện Luhuo, châu tự trị dân tộc Tạng Garzê, tỉnh Tứ Xuyên, với lý do vi phạm luật sử dụng đất và thiếu cơ sở pháp lý liên quan, đồng thời hạ lệnh phá dỡ trường Phật học. Các lớp học và ký túc xá của trường, cưỡng bức toàn bộ học sinh phải trở về tư gia của họ.
18/11/2021(Xem: 2143)
Theo truyền thông quốc gia Phật giáo này đưa tin, vào ngày 14 tháng 11 vừa qua, Lễ hội Kathina cấp Quốc gia Dưới sự Bảo hộ và chủ trì của Tổng thống nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka Cư sĩ Gotabaya Rajapaksa, sự kiện được tổ chức tại các cơ sở tự viện Phật giáo Miyugunarama, Raja Maha Viharaya, Colabagama, Kurunegala.
18/11/2021(Xem: 3903)
Dù nhìn dưới góc độ nào hay y cứ theo ý nghĩa của bất kỳ truyền thống nào thì Triết gia Karl Marx (1818-1883) không phải là một Phật tử. Từ những nguồn có thể xác định được, trong những chuyến vân du đó đây vòng quanh châu Âu, cá nhân Triết gia Karl Marx chưa bao giờ tiếp cận với bất kỳ hình thức Phật giáo "dân tộc" nào.
16/11/2021(Xem: 2741)
Viên Hoán Tiên (1887-1966), chính trị gia, nhà quân sự, vị Trưởng lão Cư sĩ Thiền Tông ngộ đạo nổi danh một thời ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Hoa, ông đã kiến lập "Tịnh xá Duy Ma" (维摩精舍) ở Thành Đô, nơi ông tụ chúng giảng dạy Phật học và dạy thực hành thiền định, hóa độ một phương, tứ chúng đều ngưỡng mộ. Ông là vị Trưởng lão Thiền sư Cư sĩ nổi tiếng được coi là một nhân tố chính trong công cuộc phục hưng Phật giáo Trung Hoa. Những tác phẩm của ông được biên soạn, hiệu đính bởi đồ đệ thượng thủ xuất sắc Nam Hoài Cẩn như tác phẩm "Duy Ma Tinh Xá Tùng Thư" (維摩精舍叢書), "Viên Hoán Tiên Trước Thuật Tập" (袁煥仙著述集), "Linh Nham Ngữ Tiết" (靈巖語屑).
14/11/2021(Xem: 3614)
Vào ngày 11 tháng 11 vừa qua, Cư sĩ Mã Anh Cửu, cựu Tổng thống Đài Loan và đoàn tùy tùng của ông đã thân lâm viếng thăm Phật đà Kỷ niệm quán (佛陀紀念館), và thưởng ngoạn "Triển lãm đặc biệt Con đường Hải tuyến Phật giáo & Nghệ thuật Truyền thông Mới" (佛教海線絲綢之路&新媒體藝術特展) và kịch trường tương tác 360 độ để có tự thân trải nghiệm. Sau chuyến thăm thực tế này, Cư sĩ Mã Anh Cửu nói rằng, trước đây ông đã nghe nói về cuộc triển lãm này, quả thật là "Thật tuyệt vời!"
14/11/2021(Xem: 2999)
Gần đây Bảo tàng Quốc gia Bangkok vừa được tân trang, mời tất cả công chúng tìm hiểu về quá khứ, cùng chia sẻ từ thời tiền sử đến thời Đế quốc Tam Phật Tề (Srivijaya).
14/11/2021(Xem: 4433)
gười sáng lập studio SJK Architects, một công ty kiến ​​trúc ở thành phố Mumbai, nữ Kiến trúc sư người Ấn Độ Shimul Javeri Kadri đã minh chứng cho triết lý trong thiết kế khách sạn Marasa Sarovar Premiere ở Bodh Gaya, Ấn Độ trở thành một trải nghiệm tuyệt vời theo nhiều cách khác nhau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567